LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và ...

Nguyễn Thị Sen | Chat Online
05/09 11:44:26 (Tổng hợp - Lớp 12)
5 lượt xem

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay. Tỉ số giới khi sinh năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). Tỉ số này cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (115,5 bé trai/100 bé gái) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (106,9 bé trai/100 bé gái).

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính sách dân số mỗi gia đình chỉ nên có từ 1- 2 con cùng với sự phát triển của công nghệ siêu âm xác định giới tính khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có các hệ lụy xã hội về lâu dài. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Mất cân bằng giới tính còn gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới; gia tăng những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ; mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội.

(Nguồn: Tổng cục thống kê: “Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019” và http://daidoanket.vn/)

Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. cao nhất
0 %
0 phiếu
B. thấp nhất
0 %
0 phiếu
C. thứ 2
0 %
0 phiếu
D. thứ 3
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư