Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè. Đắk Lắk chiếm gần 29% ...

Nguyễn Thu Hiền | Chat Online
05/09 11:44:48 (Tổng hợp - Lớp 12)
8 lượt xem

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè. Đắk Lắk chiếm gần 29% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của toàn vùng, tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông, tỉnh Kon Tum chỉ chiếm 9,1%.

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên với tổng diện tích lên đến 582.149 ha (năm 2017). Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất với trên 202.000 ha. Ngoài cây cà phê, các tỉnh Tây Nguyên còn có các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây hồ tiêu với tổng diện tích trên 71.000 ha, cây cao su có gần 252.000 ha, điều 74.276 ha, cây chè (Lâm Đồng)…

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã tạo ra nhiều việc làm và tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp Tây Nguyên nói chung và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của vùng. Năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản còn hạn chế. Tình trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch nhất là quy hoạch trồng cà phê, hồ tiêu.

(Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 168, https://www.mard.gov.vn vàhttps://baovemoitruong.org.vn)

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. đất badan màu mỡ và nguồn nước dồi dào
0 %
0 phiếu
B. đất badan màu mỡ và khí hậu cận xích đạo
0 %
0 phiếu
C. bề mặt các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng
0 %
0 phiếu
D. đất feralit và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư