Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20 Rơi [1] Nó lồm cồm ngồi dậy, len lén mở cửa sổ nhìn sang khu vườn phía sau. Bên đó vợ chồng chú Tâm đang cuốc đất. Chị Mi và thằng Bo tíu tít hái mè. Những luống mè già hạt lắm rồi. Nó ngây người nhìn, thật lâu, đến khi nắng lên cao, rọi vào gương mặt còn lem luốc của nó. Nó sực tỉnh, chợt nhớ mình chưa ăn gì, nó trèo xuống giường, giở lồng bàn. Một bát cơm với mấy con cá kho bố để phần. Nó ăn, lặng lẽ... [2] Nó ra vườn. Vẫn là những trò chơi quen ...

Bạch Tuyết | Chat Online
05/09/2024 12:43:50 (Tổng hợp - Lớp 12)
8 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20

Rơi

[1] Nó lồm cồm ngồi dậy, len lén mở cửa sổ nhìn sang khu vườn phía sau. Bên đó vợ chồng chú Tâm đang cuốc đất. Chị Mi và thằng Bo tíu tít hái mè. Những luống mè già hạt lắm rồi. Nó ngây người nhìn, thật lâu, đến khi nắng lên cao, rọi vào gương mặt còn lem luốc của nó. Nó sực tỉnh, chợt nhớ mình chưa ăn gì, nó trèo xuống giường, giở lồng bàn. Một bát cơm với mấy con cá kho bố để phần.

Nó ăn, lặng lẽ...

[2] Nó ra vườn. Vẫn là những trò chơi quen thuộc. Con voi gỗ bố đẽo gọt cho riêng nó, nó ôm khư khư trong lòng. Nó thích một con búp bê hơn. Bố hứa sẽ mua cho nó nhưng hai năm rồi nó chẳng thấy đâu. Cũng lâu rồi nó không còn chờ đợi nữa. Nó đã có con voi này làm bạn rồi đấy thôi! Ngày ngày nó bày trò chơi. Nó làm mẹ, voi làm con. Nó bế voi. Nó dỗ dành. Nó đút voi ăn. Nó ru voi ngủ. Nó làm mọi thứ, thuần thục như một người lớn. […]

[3] Thật ra, nó cũng thèm được đến trường mẫu giáo như chị Mi, thằng Bo nhà chú Tâm lắm. Chiều nào chị Mi và thằng Bo cũng được ba mẹ đón về. Về đến nhà, chị Mi hát líu lo, còn thằng Bo đọc thơ cho cô chú Tâm nghe. Nó toàn canh chừng giờ chị Mi và thằng Bo từ trường trở về. Nó len lén mở cửa sổ nhìn sang để xem chị Mi múa, để nghe thằng Bo kể chuyện. Nó há hốc miệng ra nghe. Những bài hát xa lạ với nó quá. Nó thèm! […]

[4] Ai gặp nó một lần cũng khen nó xinh. Nó sợ những lời khen đó. Vì sau những lời khen người ta lại tỏ ra thương hại. Nào là “Tội nghiệp, mới chừng này tuổi đầu...” “Con bé gầy quá, bệnh hen suyễn này khó chữa!”. Những lúc như vậy, nó lảng ra xa. Hình như nó không biết cười mà cũng không biết khóc, vì suốt ngày thui thủi trong nhà một mình thì khóc và cười với ai đây? Nó nhớ lại. Có chứ! Thỉnh thoảng nó cũng khóc mỗi khi nó ốm. Những lúc nó ốm, có một ông thầy thuốc già luôn đến tiêm thuốc cho nó, rất đau. Nó cũng biết cười, nhưng là cười với mẹ qua bức ảnh to bố đặt trên bàn thờ. Mỗi khi nó hát hay bắt chước những điệu múa học lén được của chị Mi, nó thấy rõ ràng trên bàn thờ mẹ nó nhoẻn miệng cười. […]

[5] Hoàng hôn buông xuống, sương trên núi bao phủ, mờ mờ xa, xung quanh đã lên đèn là lúc bố nó sắp về. Bao giờ ông cũng gọi từ cổng “Con ơi...” Chỉ chờ có vậy, nó chạy ra nhảy tót lên người bố, khúc khích cười. Bố vào nhà, nấu cơm rồi cùng ăn với nó. Bố nấu gì nó ăn cũng thấy ngon. Nó ăn lặng lẽ như một bà cụ già.

Đêm đêm bố thường bế nó ra vườn, ru nó ngủ. Bố hát hay lắm. Nó trôi theo lời bài hát, miên man “...Ôi tóc em dài đêm thần thoại, vùng tương lai, chợt xa xôi. Tuổi thơ ơi sao nặng dòng máu trong người...” rồi lại đến “Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng. Thôi thì thôi, mộ người Tà Dương...” […]

[6] Công việc ở Đài truyền hình làm bố nó luôn bận rộn. Bố nó còn viết văn, làm thơ. Dạo này bố thường đi xa, những chuyến đi thực tế dài đằng đẵng làm nó nhớ bố quắt quay. Bố gửi nó sang nhà bà Năm trong xóm, bà cho nó ăn nhờ. Có đêm nó thức dậy, thấy mình đang nằm dưới nền xi măng lạnh ngắt. Bên cạnh là con chó Mực ư ử vẫy đuôi. Những lúc như thế, nó thèm có một người mẹ biết bao. Nó sợ, những chuyến đi thực tế của bố cứ dài ra, nhưng khi bố trở về nó không than thở một lời. Nó sợ bố buồn. […]

[7] Nó yêu những buổi sáng Chủ Nhật, bố luôn ở nhà với nó. Hôm ấy cũng là sáng Chủ Nhật, thức dậy chẳng thấy bố đâu, nó chạy tìm quanh. Ngoài vườn, bố nó đang ngồi với một người đàn bà lạ mặt. Nó ngây người đứng nhìn. Linh tính, người đàn bà quay lại, bắt gặp ánh nhìn của nó. Bà lại gần, nâng gương mặt nó lên ngắm thật lâu, rồi bà hôn lên má nó, cũng thật lâu. Nó tự nhủ, trong lòng rộn ràng, sung sướng: Mẹ mới của mình đây chăng? Người mà cô Út nói với mình hôm nọ đây chăng?

Từ ngày đó, người đàn bà thường xuyên đến với bố con nó. Có hôm bà ở lại. Những đêm bố bận làm việc, bà đưa nó đi lang thang về hướng núi rồi kể chuyện cổ tích. Chuyện “Hoàng tử Ếch”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, chuyện “Chú mèo đi hia”. Đã bao giờ nó được nghe những câu chuyện đó đâu! Nó sung sướng, ngất ngây, một niềm hạnh phúc tạm bợ mà nó đâu hay...

[8] Người đàn bà về với bố con nó. Nó gọi bà là mẹ vì nó thèm có “Mẹ”.

Mẹ nó sinh em bé, gia đình vất vả hơn. Bố nó quyết định bán mảnh vườn rộng và ngôi nhà, dọn đi nơi khác. Đến một nơi xa lạ, nó ngơ ngác quá đỗi. Cái xóm lao động nghèo suốt ngày phát ra những âm thanh hỗn độn. Năm nay nó đã lên lớp ba nhưng trông như đứa mới vào lớp một vậy. Thân hình gầy nhẳng nhưng gương mặt nó trong trẻo, đáng yêu. Ngoài giờ học, nó quanh quẩn chơi với em. Em trai nó được bố mẹ cưng chiều lắm. Nó phải bế em suốt ngày trên tay, như con mèo tha dưa cải vậy. Nó cũng bắt đầu tập nấu cơm và làm việc nhà. Nó vụng về, tay chân còn lóng ngóng nên suốt ngày tai nó toàn nghe lời chì chiết của mẹ. Nó buồn, nhưng cố làm vui.

[9] Từ khi có mẹ, có em bố gần như chẳng còn nhìn đến nó. Còn nó, luôn nhìn bố bằng ánh mắt chờ đợi. Nó biết thân phận mình, nhưng trong lòng nó đắng cay vì bố đã quên nó rồi, dù nó đang sống cùng một nhà với ông. Ông quên rằng ông còn một đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp.

Đêm ngủ nó thường mơ. Bao giờ trong giấc mơ cũng có hình bóng mẹ, người đã sinh ra nó. Có hôm mẹ về mặc chiếc áo dài tím mà có lần nó thấy bố cất thật sâu trong ngăn tủ. Tóc mẹ buông lơi trên vai, hờ hững nhìn nó. Nó chạy lại, càng đến gần, mẹ nó càng xa. Nó bật khóc nức nở. Có tiếng réo gọi tên nó, nó choàng tỉnh. Sáng rồi! Dậy quét nhà, tưới cây rồi cho heo ăn nữa. Bao nhiêu là việc đang đợi nó. Chỉ là giấc mơ thôi...!

[10] Lên cấp hai, nó phổng phao hơn một chút, nhưng gương mặt đầy ưu tư, lặng lẽ. Ai nhìn nó cũng ái ngại. Vào kỳ nghỉ hè, bố gửi nó sang nhà cô Út học may vá. Nó thích lắm, dù cũng quần quật giúp cô làm việc nhà suốt ngày, nhưng đêm đến nó được ra thăm mộ mẹ. Nhà cô Út cách nghĩa trang không xa. Lạ kỳ! Một đứa con gái rụt rè, nhút nhát như nó ra nghĩa trang vào ban đêm lại dạn dĩ hẳn lên. Cứ bốn, năm hôm nó lại ra đấy một lần. Nghĩa trang tối đen, sâu hun hút. Từng đàn đom đóm lập lòe trong bụi cỏ.

(Vũ Ngọc Giao, Rơi)

Truyện được kể theo ngôi kể nào?

Truyện được kể theo _______

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Vì nó rất thích các trò chơi này.
1 phiếu (100%)
B. Vì bố quên mua đồ chơi mới cho nó.
0 %
0 phiếu
C. Vì nó không có ai chơi cùng.
0 %
0 phiếu
D. Vì các trò chơi này giúp nó nhớ về mẹ.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
1 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×