LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20 Người ở bến sông Châu [1] Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ. […] Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông, Mai phải phụ với ông chèo đò chở mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa xin được việc. Chú mặc áo sơ vin, thắt ca ra vát đứng ngay ở mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen; các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi, rạng ...

Nguyễn Thị Sen | Chat Online
05/09 12:46:02 (Tổng hợp - Lớp 12)
5 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20

Người ở bến sông Châu

[1] Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ. […]

Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông, Mai phải phụ với ông chèo đò chở mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa xin được việc. Chú mặc áo sơ vin, thắt ca ra vát đứng ngay ở mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen; các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi, rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá. […]

Đám rước dâu qua sông một lúc thì dì Mây về. Dì đeo chiếc ba lô bạc màu toòng teng ở một bên vai. Dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông. Giọng dì nghèn nghẹn lẫn trong ráng chiều lúc hiện lên rất rõ, lúc nhoè đi. Ông đứng ở cửa lều cỏ dỏng tai nghe. Trong tiếng gió và sóng, Mai cảm nhận tiếng vọng của một thời xa lắc. Và loáng thoáng cả tiếng bọn trẻ chăn trâu: “Cô ... ô... ơi. Lỡ đò rồi”.

Mai cứ ngỡ mình trong mơ. Khi bừng tỉnh, Mai đã thấy ông chèo đò ra giữa dòng sông. Dì Mây bước tập tễnh, tập tễnh xuống bến. Ông quẫy chèo gấp gáp. Mắt ông nhoè đi. Đò kịch bến. Dì Mây nhào xuống đò. Đò ngang tròng trành, tròng trành. Ông ôm lấy dì. Đôi vai rung lên. Ông nói từng hơi đứt quãng: “Mây ơi! Sao đến hôm nay mới về... chậm mất rồi! Con ơi!...Cha cứ tưởng...”[…]

Chập tối.

Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. Chuối sau túp lều cỏ tàu lá rung lật bật. Nước sông Châu chảy xa xá, vài con két đi ăn về muộn thỉnh thoảng kêu lạc loài giữa không trung. Mai rốn lại neo chặt đò. Ông đi trước, dì Mây thập thễnh theo sau về xóm Trại. Đóng xong cửa túp lều ở bến sông, Mai vội tắt qua đám mạ về nhà. Ba đứa em gái lạ dì, trố mắt đứng nhìn. Ông gỡ tấm ảnh dì Mây viền đen trong khung kính và bằng Tổ quốc ghi công cất vào tủ. Dì Mây đứng trước bàn thờ chịu tang bà. Dì gục đầu cạnh bát hương, nức nở: “Ối u ơi! Là u ơi! Ngày con đi u bảo cầu mong cho bom đạn tránh người. Lúc đi chín, lúc về mười, lấy chồng cho u bế cháu...”.

[2] Bên nhà ông, hàng xóm vẫn chưa biết dì Mây về. Cả nhà nói chuyện thủng thẳng. Ông hỏi bâng quơ những chuyện xưa xa lắc. Bố an ủi dì Mây cao số. Chuyện trò chẳng biết vui hay buồn. Mẹ đụng phải cái gì cũng rơi, cũng vỡ. Tim Mai đập thon thót. Thỉnh thoảng bố hỏi, dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để ở bên nhà chú San. Dì linh cảm điều bất hạnh đã xảy ra. Trớ trêu quá! Sự thật phũ phàng đã dập tắt niềm vui và khát vọng của dì. Dì Mây bẽ bàng, cô đơn. Dì hận. Dì tủi. Lặn lội khắp nẻo đường Trường Sơn, dì mong mỏi ngày gặp lại. Thế mà người ta có biết dì về đâu. Người ta đang sung sướng, hạnh phúc kìa. Lại còn cười nữa trời ơi. Dì Mây nhắm mắt lại trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn châm, chích vào trái tim dì đang rỉ máu... Dì mở mắt. Xót xa nhìn cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt... […]

[3] Một lát sau, chú San rẽ hàng dâm bụt, bổ sang. Người chú quấn đầy dây tơ hồng. Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu rít liên tục. Chú San nhận lỗi, xin phép được nói chuyện với dì. Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!”. Dì chống nạng gỗ lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ. Chú San đứng phắt dậy đi theo: “Cho anh nói một câu”. “Không!” “Anh chỉ xin nói một câu thôi”. Dì Mây thở hổn hển, tay vin cành dựa hẳn vào cây bưởi. “Anh có lỗi. Anh tệ quá. Mây cứ chửi mắng anh đi”. Chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút lên không trung. Dì Mây tức tưởi: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không. Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”. […]

Mai ra múc nước, gầu va vào thành giếng. Hai người bừng tỉnh. Giọng chú San bồi hồi: “Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu”. Tiếng dì Mây da diết: “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật ký nào cũng có tên anh”. Hồi ức trở về những ngày xa nhau. Một thời đã qua ở hai khung trời xa cách lại hiện lên. Người con gái ở Trường Sơn đạn nổ bom rơi, người con trai ở xứ bạn đầy hoa tuyết trắng rơi rơi, êm ả, thanh bình... Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ tình yêu, tình thương lại bùng lên bất chợt, cồn cào, da diết. Chú San đột nhiên vung tay đấm rung cành bưởi: “Mây! Chúng ta sẽ làm lại”. “San! Anh nói gì thế???”. “Anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau”. Dì Mây lặng đi, người rũ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống. Chú San sẽ sàng đỡ dì ngồi xuống đống củi xếp cạnh gốc cây bưởi. […]

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”. Cô Thanh đứng bên kia hàng dâm bụt mếu máo nói với sang: “Chị ơi! Chúng em ơn chị”. Không đáp lại, dì Mây quay ngoắt lưng, chẳng biết mặt cô Thanh lúc ấy tròn hay méo. Dì ném xoạch đôi nạng gỗ xuống sân, ôm mặt khóc hu hu. Dì khóc như chưa bao giờ được khóC. Bao oan khúc tức tưởi dồn nén chặt vỡ oà ra. Mẹ thút thít dìu dì Mây vào trong nhà. Dì nằm úp mặt vào tường thổn thức.

Đêm dài quá.

[4] Tin dì mây về loang đi khắp xóm Trại. Dì Mây ngượng ngùng tiếp khách. Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa. Nửa buổi, vãn khách, dì Mây lại khoác ba lô ra lều cỏ. Dì ngồi trên bờ đê cao ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ rắc đầy bến sông Châu. Mai se sẽ ngồi bên: “Dì ơi! Dì về được nhà là mừng lắm. Người còn là quí nhất, dì ơi”. Dì Mây mơ màng như không nghe Mai nói. Dì khe khẽ, thì thầm: “Ngày xưa, dì và chú San thường ngồi ở bến sông này...” Lặng đi một lát, lại nói tiếp trong hơi thở: “Dì chèo đò đưa chú đi học cũng vào mùa hoa gạo...”. Dì thở dài, nuối tiếc. Đôi mắt nhìn xa xăm.

[5] Dì Mây thỉnh thoảng cũng phụ với ông chèo đò. Dì bỏ chân giả, chống nạng gỗ khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi, hai tay cầm chèo quẫy nước. Lũ bạn Mai đi học cấp ba trường huyện chẳng bao giờ dì lấy tiền đò. Đi nhờ mãi cũng ngại, bọn nó bảo: “Chúng cháu sức dài vai rộng, dì giúp mãi, ngại quá!”. Dì Mây cười: “Đáng là bao, cho chúng mày nợ đến nữa có lương rồi trả”. Bọn nó nhao nhao: “Ứ trả đâu. Chúng cháu dồn lại, dì lấy chồng đi mừng luôn thể”. Dì Mây chợt thoáng buồn. Chúng nó kín đáo nhìn nhau nói lảng sang chuyện khác. Thương dì, mỗi lần qua chúng nó bỏ vào lều có khi thì hoa quả, lúc lại bánh trái. Có đứa còn ngắt cành hoa loa kèn to cắm ở đầu chõng tre dì nằm nữa. Lũ bạn Mai như một đàn chim sẻ chợt ùa đến, thoắt bay đi, làm cho bến sông Châu lúc ồn ào náo động, lúc lại im ắng, buồn tẻ.[…]

[6] Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng. Thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba loay hoay đỡ mãi, cô Thanh không đẻ được. Cô cứ luôn mồm kêu: “Chị Ba ơi... Em chết mất... Em đau quá! ...”. Cô đuối dần không còn sức rặn, một hai phần sống tám chín phần chết. Đường lên huyện xa lắc. Đò ngang cách trở. Mưa gió dầm dề. Người ướt lướt thướt, chú San mặt cắt không còn một hạt máu. Dì Mây khoác áo mưa đến. Chú San đang dở khóc dở mếu. Thím Ba lại vướng thằng Cún. Nó khóc ngằn ngặt không dời thím nửa bước. Thím bực mình đét vào đít nó một cái: “Con với cái. Rõ khổ”. Thím Ba kéo dì Mây ra ngoài hiên, rỉ tai: “Đưa lên huyện không kịp mà động dao kéo vào cũng không cứu nổi. Nhà nó, chồng lêu bêu chưa xin được việc. Ba cái đồng bạc đi nước ngoài về ăn hết rồi tiền đâu thuốc men. Vạ lây. Mày khốn”. Như thể không nghe thím Ba nói, dì Mây tiêm thuốc tê, thuốc trợ sức, rạch rộng rồi bảo cô Thanh cố rặn. Cô Thanh nhìn dì Mây bằng con mắt sợ hãi, cầu cứu. Dì nhỏ nhẹ: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào... Cố lên em... Cố lên...”. Cô Thanh mím môi, oằn mình dồn sức. Khiếp quá! Mai chạy ra ngoài đứng. Lúc sau, nghe loáng thoáng tiếng dì Mây bảo thím Ba băng lại rốn cho đứa bé. Dì Mây khâu xong vừa lúc trời rạng, mưa ngớt từ lúc nào. Mồ hôi dì vã ra như tắm. Dì Mây thở phào. Thím Ba bảo: “Mặt nó tím ngắt mà không khóc”. Dì Mây ghé miệng vào mũi nó mút mút rồi phát nhẹ vào đít nó một cái. Tiếng oe oe bật ra. Chú San ở ngoài nhẩy cẫng lên: “Sống rồi! Con ơi...”. Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!”. Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn.

Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóC. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ”. Chú San lóng ngóng vịn vào xe đẩy. Khi chú San quay lại. Dì Mây không còn ở đó nữa. Dưới nền trời bàng bạc là muôn triệu hạt mưa bụi li ti, giăng giăng bay trắng dòng sông Châu. Bóng dì Mây thấp thoáng trong bụi mưa, bước thấp, bước cao, ở phía cuối con đường về bến.

Mấy ngày sau, chú San đặt tên con bé cũng là Mây. Thím Ba lắc đầu lè lưỡi: “Khiếp quá! Gần hai mươi năm tao làm bà đỡ, chưa thấy ca nào khó thế”. Thím bảo dì Mây: “Mày tài thật! Đưa lên huyện là họ mổ toác cái bụng ra ấy chứ”. Dì Mây thơm thơm cái miệng nhỏ xinh xinh của con bé đang chóp chép. Cô Thanh sướt mướt: “Nhà em ơn chị đời đời”. Dì Mây cho con bé ít tiền. Cô Thanh chối đây đẩy. “Tôi cho nó chứ có cho cô đâu”. Dì Mây bảo thế. Chú San đứng im, chả biết chú nghĩ gì.

(Sương Nguyệt Minh, Người ở bến sông Châu)

Xác định nhân vật trung tâm trong truyện.

Nhân vật trung tâm trong đoạn trích trên là _______.

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Đúng
0 %
0 phiếu
B. Sai
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư