LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20. TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC (Trích) [1] Suy thoái kinh tế (STKT) là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (Thiện, ...

Nguyễn Thanh Thảo | Chat Online
05/09 12:47:59 (Tổng hợp - Lớp 12)
4 lượt xem

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20.

TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

(Trích)

[1] Suy thoái kinh tế (STKT) là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (Thiện, 2009).

[2] Trong giai đoạn 2006 - 2009, tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) có những biến động rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7,36%. Tuy nhiên, con số này lại không đều qua các năm. Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với gần 11%, năm 2009 là thấp nhất với xấp xỉ 4%. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn. Trong khi đó, các nghiên cứu khác về tác động của STKT đều chỉ ra rằng tài sản của DN có xu hướng giảm hay chí ít là tốc độ tăng trưởng cũng giảm so với thời kỳ nền kinh tế không bị suy thoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số DN được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kỳ STKT. Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của DN tăng lên đáng kể so với thời kỳ không suy thoái. Trong thời kỳ suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn.

[3] Trong thời kỳ suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN. Bên cạnh đó, DN cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Theo kết quả điều tra, có tới 35/57, chiếm 61% DN điều tra chịu áp lực rất lớn về giá bán. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp chế biến (DNCB) chịu áp lực về giá là lớn nhất với khoảng 75%. Con số này của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) lần lượt là 70% và 48%. Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn.

[4] STKT có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Để duy trì và mở rộng thị trường, DN cần tiếp tục và mở rộng chính sách giá linh hoạt đối với các sản phẩm và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng; thực hiện niêm yết giá mới mỗi khi có sự thay đổi giá sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm cũng hết sức quan trọng đối với DN trong thời kỳ suy thoái; tìm kiếm và phát triển thị trường mới nhằm tăng thị phần và tạo sức mua mới cho DN đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ có sức mua bị giảm sút ở thị trường hiện tại; xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR tạo thương hiệu cho DN.

[5] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ STKT. Để tồn tại và phát triển, DN cần có các chính sách hợp lý nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kỳ STKT. DN nên gắn việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn kết hợp với việc xây dựng kế hoạch về nhân sự nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định. DN cần rà soát lại đội ngũ nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng hợp lý.

[6] Giảm chi phí sản xuất là cách ứng phó quan trọng và là ưu tiên số một của DN trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN. Vì vậy, DN phải rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lý các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả.

[7] Trong điều kiện STKT, DN cần giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín; chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách quản lý tồn kho hợp lý để giảm bớt chi phí tồn kho và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và tránh những rủi ro trong cung cấp đầu vào cho sản xuất. DN cần tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, thực hiện vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh.

(Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Hải Núi, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11)

Thông tin nào sau đây KHÔNG được đề cập đến trong văn bản?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay dành cho các doanh nghiệp trong giai đoạn STKT.
0 %
0 phiếu
B. Suy thoái và hưng thịnh là hai pha chính yếu trong chu kỳ kinh doanh.
0 %
0 phiếu
C. STKT ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các doanh nghiệp.
0 %
0 phiếu
D. Quảng cáo, tạo thương hiệu giúp tăng sức mua mới cho doanh nghiệp.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư