Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 41 đến 47: Một chủng vi khuẩn Pneumoccoci tồn tại được trong môi trường chứa penicillin nếu các tế bào của chúng có gen mã hóa beta lactamase có vai trò giúp vi khuẩn kháng penicillin. Ngoài ra, các tế bào cần có nguồn cung cấp carbon cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển. Tất cả các tế bào của chủng vi khuẩn này đều bị nhiễm Phage I và Phage II và cả hai đều chèn DNA của chúng vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Để xác định vai trò của Phage, người ta đã ...

Tô Hương Liên | Chat Online
05/09 12:53:34 (Tổng hợp - Lớp 12)
5 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 41 đến 47:

Một chủng vi khuẩn Pneumoccoci tồn tại được trong môi trường chứa penicillin nếu các tế bào của chúng có gen mã hóa beta lactamase có vai trò giúp vi khuẩn kháng penicillin. Ngoài ra, các tế bào cần có nguồn cung cấp carbon cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển. Tất cả các tế bào của chủng vi khuẩn này đều bị nhiễm Phage I và Phage II và cả hai đều chèn DNA của chúng vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Để xác định vai trò của Phage, người ta đã tiến hành gây nhiễm chủng dại với hai Phage này.

Cho 10 μl Phage I và 10 μl của Phage II vào hai ống nghiệm riêng biệt. Mỗi ống nghiệm đều chứa 5ml nước thịt có các tế bào chủng vi khuẩn Pneumoccoci kiểu dại đang sinh trưởng mạnh. Một ống nghiệm khác chứa 5 ml nước luộc thịt và chỉ có các tế bào chủng vi khuẩn Pneumoccoci mà không có phage được sử dụng làm ống đối chứng.

Thí nghiệm 1: Sau 20 phút nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, người ta lấy từ mỗi ống nghiệm 1 μl dung dịch nuôi cấy và bổ sung thêm 1990 ml nước cất để pha loãng. Dung dịch tế bào sau khi pha loãng được cấy trải trên các đĩa thạch có chứa lần lượt glucose, saccharose và lactose. Các đĩa này được nuôi cấy ở trong tủ ấm có nhiệt độ 37oC trong 24 giờ. Kết quả thu được ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả thí nghiệm 1

Đĩa

Tế bào bị gây nhiễm bởi phage I

Tế bào bị gây nhiễm bởi phage II

Tế bào chủng vi khuẩn dạng dại

Glucose

+

+

+

Saccharose

+

+

Lactose

+

Ghi chú: (+) Có sự phát triển của vi khuẩn; (−) Không có sự phát triển của vi khuẩn

Thí nghiệm 2: Từ mỗi ống nghiệm trong thí nghiệm, lấy 1 μl dung dịch nuôi cấy rồi pha loãng bằng 1990 ml nước cất. Các dung dịch tế bào sau khi pha loãng được cấy trên 3 đĩa thạch: đĩa thứ nhất chứa tetracyclin, đĩa thứ hai chứa penicillin và đĩa thạch còn lại không chứa kháng sinh nào. Các đĩa sau đó được nuôi cấy ở trong tủ ấm có nhiệt độ 37oC trong 24 giờ. Kết quả thu được ở bảng 2.

Bảng 2. Kết quả thí nghiệm 2

Đĩa

Tế bào bị gây nhiễm bởi phage I

Tế bào bị gây nhiễm bởi phage II

Tế bào chủng vi khuẩn dạng dại

Tetracyclin

Penicillin

+

+

Không chứa kháng sinh

+

+

+

Ghi chú: (+) Có sự phát triển của vi khuẩn; (−) Không có sự phát triển của vi khuẩn

Phân tử nào sau đây có vai trò giúp vi khuẩn kháng penicillin?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Enzyme beta lactamase.
0 %
0 phiếu
B. Gen thalassemia.
0 %
0 phiếu
C. Alpha-1 antitrypsin.
0 %
0 phiếu
D. Gen CFTR.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư