Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp chất hữu cơ đó. Phân tích định tính nhằm xác định xem hợp chất (hay hỗn hợp) đó có chứa những nguyên tố nào, bằng cách sử dụng các phản ứng hoá học để chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản và dễ nhận biết. Phân ...
Nguyễn Thu Hiền | Chat Online | |
05/09 12:53:47 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60:
Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp chất hữu cơ đó. Phân tích định tính nhằm xác định xem hợp chất (hay hỗn hợp) đó có chứa những nguyên tố nào, bằng cách sử dụng các phản ứng hoá học để chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản và dễ nhận biết. Phân tích định lượng nhằm xác định hàm lượng các nguyên tố có trong hợp chất (tỉ lệ % về khối lượng hoặc tỉ số nguyên tử). Cũng giống như phân tích định tính, người ta dùng các phản ứng hoá học để chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, N2,.... sau đó định lượng các sản phẩm đó.
Hiện nay, việc phân tích định lượng và định tính được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên biệt với các máy phân tích tự động. Máy tính sẽ tính hàm lượng và in ra kết quả. Từ đó, người ta tính được tỉ số mol nguyên tử của các nguyên tố cấu thành hợp chất dựa theo công thức: \[nA\;:nB\;:nC\; = \frac{{\% mA}}\;\;:\frac{{\% mB}}{{MB\;}}\;:\frac{{\% mC}}\;\;\]. Khi lập công thức kinh nghiệm, tỉ số nguyên tử đã được quy về tỉ số các số nguyên tối giản, vì thế công thức kinh nghiệm còn được gọi là công thức đơn giản nhất. Công thức kinh nghiệm cho biết thành phần định tính, định lượng các nguyên tố có mặt trong phân tử nhưng không đồng nhất với công thức phân tử bởi vì một công thức kinh nghiệm có thể biểu diễn thành phần của nhiều chất mà công thức phân tử của chúng là bội số của công thức kinh nghiệm. Để lựa chọn công thức kinh nghiệm đúng, ta cần phải biết thêm một đại lượng quan trọng, đó là phân tử khối. Để xác định phân tử khối, người ta có thể:
a) Dựa vào tỉ khối
Đối với hai chất khí A và B bất kì, ta có: \[MA:MB\; = {d_{A/B}}\]. Từ đó suy ra \[MA\; = MB.{d_{A/B}}\], trong đó dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B.
b) Dựa vào tính chất của dung dịch
Dung dịch của một chất rắn hoặc một chất lỏng khó bay hơi sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn và sôi ở nhiệt độ cao hơn so với dung môi nguyên chất. Trong phương pháp nghiệm lạnh, người ta đo độ giảm nhiệt độ đông đặc gọi là độ hạ băng điểm, trong phương pháp nghiệm sôi, người ta đo độ tăng nhiệt độ sôi và gọi là độ tăng phí điểm, chúng được kí hiệu là Δt. Phân tử khối M của chất tan không điện li, không bay hơi được tính theo biểu thức: \[M = K.\frac{{p.\Delta t}}\]
Trong đó, K là hằng số nghiệm lạnh nếu Δt là độ hạ băng điểm; K là hằng số nghiệm sôi nếu Δt là độ tăng phí điểm; m là số gam chất tan trong p gam dung môi. Hằng số K chỉ phụ thuộc bản chất của dung môi, được xác định từ thực nghiệm và được ghi trong các bảng tính chất của dung môi.
Dung dịch khi ngăn cách với dung môi bằng một màng bán thấm (cho dung môi đi qua nhưng không cho chất tan đi qua) thì gây ra một áp suất thẩm thấu π tỉ lệ với nồng độ mol của chất tan:
π=C.RT=mM.V.RT
Trong đó, C là nồng độ mol (mol/l); m là khối lượng chất tan trong V lít dung dịch (g); M là phân tử khối (g/mol); R là hằng số khí lí tưởng, bằng 0,08206 (lít.atm/K.mol); T là nhiệt độ Kenvin. Từ biểu thức trên sẽ tính được phân tử khối.
c) Dựa vào phổ khối lượng
Phương pháp xác định phân tử khối hiện đại và chính xác nhất là dùng máy phổ khối lượng. Phương pháp này nhanh chóng, chính xác mà chỉ cần một lượng mẫu rất nhỏ (cỡ microgam). Máy phổ khối lượng tự động ghi và in ra kết quả phổ khối lượng của chất. Từ phổ đó ta đọc được khối lượng phân tử của chất.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 45,80%; %H = 10,57%; %N = 13,24%, còn lại là O. Biết MC =12,01 g/mol, MH = 1,008 g/mol và MO = 16,00 g/mol. Công thức kinh nghiệm của X là C4H10NO2.
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Đúng 0 % | 0 phiếu |
B. Sai 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: Để xác định và biểu diễn thành phần nguyên tố của một hợp chất hữu cơ, người ta cần tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng nguyên tố, sau đó thiết lập công thức kinh nghiệm cho hợp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành H2O. Thí nghiệm 1: Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen (H2) và oxygen (O2) vào một ống bơm có thành dày được gắn ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Dãy núi U-ran của Liên bang Nga là nơi tập trung nhiều (Địa lý - Lớp 11)
- Các tiêu cực của đô thị hoá ở Hoa Kì được hạn chế một phần nhờ vào việc người dân tập trung sinh sống ở các (Địa lý - Lớp 11)
- Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của (Địa lý - Lớp 11)
- Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga nằm ở trung tâm lãnh thổ? (Địa lý - Lớp 11)
- Phía bắc của vùng Trung tâm phát triển mạnh chăn nuôi bò, chủ yếu do có (Địa lý - Lớp 11)
- Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga thường được phân bố ở những nơi nào sau đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở (Địa lý - Lớp 11)
- Đọc văn bản sau: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào sau đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? (Địa lý - Lớp 11)