Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN [0] Theo báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết tháng 6/2022, nhiều đề tài khai thác, phát triển nguồn gen đã và đang được thực hiện nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, môi trường. [1] Trong 5 năm trở lại đây, công tác cấp phát nguồn gen đã có những bước phát triển mạnh ...

Nguyễn Thị Sen | Chat Online
05/09 12:59:20 (Tổng hợp - Lớp 12)
2 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN

[0] Theo báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết tháng 6/2022, nhiều đề tài khai thác, phát triển nguồn gen đã và đang được thực hiện nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp hài hòa với tri thức truyền thống, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

[1] Trong 5 năm trở lại đây, công tác cấp phát nguồn gen đã có những bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Trung bình mỗi năm, Trung tâm Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cấp khoảng 1.000 mẫu giống. Các mẫu giống được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu và khai thác nguồn gen.

[2] Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kĩ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Công tác khai thác nguồn gen đã được các đơn vị tập trung triển khai, đạt được kết quả như: chọn tạo/phục tráng, phát triển được 30 giống lúa tại các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Cần Thơ; phục tráng/chọn tạo được các giống dứa Cayen không gai Chân Mộng; vải Hùng Long - VPH10; chuối Tiêu vừa Phú Thọ - VN1064; xoài Vân Du - XPH11; giống Lạc tiên - LPH04; giống cà phê chè - TN1 và TN2; quýt - PQ1... Các giống trên cho năng suất cao, chất lượng, khả năng chống chịu tốt. Nhiều nguồn gen cây cải tạo và bảo vệ đất đã được sử dụng để phục hồi, cải tạo, chống xói mòn đất tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh); chống xói lở đất đường Hồ Chí Minh ở Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Bình và một số nơi khác.

[3] Có thể kể đến như Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, đã thực hiện thành công đề tài khoa học “Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường vùng Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2017-2022)”. Qua đó, phát hiện được 210 cá thể lan Hài Vân Bắc, 1.175 cá thể lan Hài Lông, 1.265 cá thế lan Thủy Tiên Hường tại khu vực Bắc Trung Bộ.

[4] Thời gian tới, Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Khoa học Công nghệ tạo điều kiện để đơn vị tiếp tục đăng ký thực hiện Dự án “Hoàn thiện quy trình và sản xuất giống các loài lan Hài Vân Bắc, lan Hài Lông và lan Thủy Tiên Hường cho vùng Bắc Trung Bộ”, phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài này một cách bền vững và hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của tự nhiên.

[5] Hay như Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC - thuộc Công ty Sữa đậu nành Việt Nam) vừa thực hiện đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước.

[6] Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy cho biết: Vinasoy đã quyết tâm đầu tư đến cùng cho vùng nguyên liệu để chủ động được nguồn đậu nành thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Vinasoy đã đầu tư phát triển đội ngũ kĩ sư, nhà khoa học giỏi nhất và công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành. Qua đó, chọn tạo thành công giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02 - NS, có năng suất cao, phù hợp với các dòng sản phẩm và chuyển giao cho nông dân ở các vùng nguyên liệu cải thiện năng suất chỉ từ 1 - 1,5 tấn lên 2,5 - 3 tấn/ha.

[7] Cũng nhằm bảo tồn và nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, Hạt kiểm lâm huyện Thạch Thành (Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) đang triển khai đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021-2023)”. Được biết, trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương chứa các chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hòa các enzyme hoạt hoá cholesterol...

[8] Có thể nhận thấy, các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi đều cho kết quả tốt, được ứng dụng hiệu quả vào đời sống. Đáng chú ý, sau một thời gian thực hiện, các đề tài nghiên cứu không những đã chọn lọc được đàn hạt nhân mang các đặc trưng của giống dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở mà còn xây dựng được một số quy trình chăn nuôi phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.

[9] Hiện nay, cơ sở dữ liệu nguồn gen bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên chưa xây dựng được mạng lưới nguồn gen trong cả nước tham gia vào mạng lưới nguồn gen nói chung, nguồn gen nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới nên việc giới thiệu, quảng bá, khai thác sử dụng nguồn gen còn hạn chế.

[10] Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp trang thiết bị bảo tồn, đánh giá nguồn gen, hệ thống bảo quản, nhà lưới; gia tăng nguồn lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen, tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp cận các nguồn thông tin, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phương pháp, kỹ thuật trong bảo tồn, đánh giá tuyển chọn và khai thác nguồn gen tại Việt Nam cũng như trên thế giới.”

(Thuận An, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)

Phần tư duy đọc hiểu

Mục đích chính của bài viết là gì?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Nêu hiệu quả vượt trội của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát triển nguồn gen.
0 %
0 phiếu
B. Giới thiệu những ứng dụng khoa học nổi bật và đạt được nhiều thành tựu trong quá trình bảo tồn và phát triển các nguồn gen.
0 %
0 phiếu
C. Trình bày một số vấn đề trong việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và giải pháp về phát triển gen.
0 %
0 phiếu
D. Đề cập đến nguyên nhân và mục tiêu bảo vệ các nguồn gen quý hiếm bằng việc ứng dụng nghiên cứu khoa học.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm mới nhất