Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 34 - 40 VIRUS CÚM A Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người. Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trong thời gian gần đây. Các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy, theo lí thuyết ...

Trần Đan Phương | Chat Online
05/09 13:20:38 (Tổng hợp - Lớp 12)
2 lượt xem

Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 34 - 40

VIRUS CÚM A

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người.

Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trong thời gian gần đây.

Các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy, theo lí thuyết có thể tạo ra khoảng 198 loại virus cúm A.

Hình 1. Cấu trúc của virus cúm A.

Gai H còn được gọi là nhân tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng thể tương ứng với gai H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ. Gai N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc để virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Khi các kháng nguyên trên bề mặt virus thay đổi sẽ tạo ra những biến chủng virus mới, có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên.

- Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genome hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới.

- Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin.

Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp; virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 - 6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong vòng 18 - 72 giờ. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Kéo thả đáp án chính xác vào chỗ trống

tuần hoàn, thần kinh, hô hấp

Khi cơ thể bị nhiễm virus cúm có thể dẫn đến suy _______ và tử vong.

Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 34 - 40 VIRUS CÚM A Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người. Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trong thời gian gần đây. Các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy, theo lí thuyết có thể tạo ra khoảng 198 loại virus cúm A. Hình 1. Cấu trúc của virus cúm A. Gai H còn được gọi là nhân tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng thể tương ứng với gai H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ. Gai N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc để virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi các kháng nguyên trên bề mặt virus thay đổi sẽ tạo ra những biến chủng virus mới, có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên. - Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genome hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới. - Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin. Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp; virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân ...
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Tế bào biểu mô đường hô hấp.
0 %
0 phiếu
B. Tế bào cơ tim.
0 %
0 phiếu
C. Tế bào phế nang.
0 %
0 phiếu
D. Đại thực bào.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất