Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và miền Trung sau này. Trong số đó, ngôi cổ tự nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ, được mệnh danh là đệ nhất danh lam xứ Huế. [2] Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách Kinh thành Huế chừng 5km về hướng ...
Tôi yêu Việt Nam | Chat Online | |
05/09/2024 13:36:19 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20:
DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ
[1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và miền Trung sau này. Trong số đó, ngôi cổ tự nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ, được mệnh danh là đệ nhất danh lam xứ Huế.
[2] Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách Kinh thành Huế chừng 5km về hướng Tây, xưa thuộc địa phận huyện Hương Trà (nay là phường Hương Long, thành phố Huế). Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm 1601, được coi là dấu ấn gắn liền với bước chân mở cõi của Tiên chúa Nguyễn Hoàng, đặt nền móng cho Phật giáo của người Việt ở xứ Đàng Trong.
[3] Chùa Thiên Mụ gắn liền với một truyền thuyết lâu đời. Chuyện kể rằng, từ xa xưa, dân chúng nơi này đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi mà chùa tọa lạc ngày nay, nói rằng: Rồi sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ long khí, làm bền long mạch cho nước Nam hùng mạnh. Nói xong, bà biến mất. Từ đó, ngọn đồi đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời). Sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) một lần đi qua đây đã nghe được câu chuyện ấy. Chúa Nguyễn Hoàng cho rằng đó là điềm ứng với mình. Năm 1601, chúa cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, nhìn thẳng ra sông Hương và đặt tên là “Thiên Mụ”.
[4] Trước đó, trên đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa của người Chăm, tên là Thiên Mỗ (hoặc Thiên Mẫu). Nhưng có lẽ thời đó chùa còn đơn sơ nhỏ hẹp nên vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng lại với quy mô lớn hơn. Năm 1665, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chùa được trùng tu. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc Đại hồng chung và khắc một bài minh lên chuông. Năm 1714 lại cho trùng tu và mở rộng chùa, xây thêm nhiều công trình trong quần thể. Khi hoàn thành, chúa lại viết một bài ký và cho khắc vào bia đá để kỷ niệm. Dưới thời Tây Sơn, chùa bị binh hỏa tàn phá nặng nề. Chùa được trùng tu vào năm 1815 và 1831 dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Năm 1844, vua Thiệu Trị lại cho trùng tu, xây thêm tháp Phước Duyên và đình Hương Nguyện, dựng hai tấm bia đá ghi khắc thơ văn của nhà vua.
[5] Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế và xứ Đàng Trong. Kiến trúc của ngôi chùa được lồng ghép vào cảnh thiên nhiên nên thơ, tĩnh mịch. Cảnh quan của ngôi chùa rất đặc biệt, không nơi nào có được. Ngọn đồi đột khởi giữa khoảng đất bằng được nhấn mạnh bởi ngọn tháp Phước Duyên làm cho khung cảnh thêm uy nghi. Dòng sông Hương trong xanh uốn khúc trước chùa khiến phong cảnh nơi đây thêm hữu tình.
[6] Thời cực thịnh, trong chùa có tới vài chục công trình. Trải qua nhiều biến động, hiện chùa Thiên Mụ có khuôn viên rộng 100m x 280m với các hạng mục: Tứ trụ, tháp Phước Duyên, 2 nhà bia thời Thiệu Trị, đại hồng chung; các bia đá thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Thành Thái, Khải Định; tam quan, lầu chuông, lầu trống, điện Quan Âm, nhà tăng... Cuối quần thể là mộ phần hòa thượng Thích Đôn Hậu - người từng trụ trì chùa Thiên Mụ trong thời gian dài và có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam.
[7] Trong số các hạng mục kiến trúc, tiêu biểu nhất là tháp Phước Duyên. Tháp có mặt bằng hình bát giác, cao 7 tầng (21m), dáng thuôn dần từ đế lên đỉnh. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn lên tầng 6, từ tầng 6 lên tầng 7 dùng thang gỗ. Mỗi tầng tháp đều có tượng Phật. Ở tầng trên cùng xưa có tượng Phật bằng vàng, nay không còn nữa.
[8] Tháp Phước Duyên là một kiến trúc đậm dấu ấn mỹ thuật Phật giáo, là một trong những biểu tượng của cố đô. Công trình tiêu biểu tiếp theo là điện Đại Hùng - điện thờ chính và là nơi hành lễ. Đây là một ngôi điện lớn với kiểu kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”. Trong lần trùng tu năm 1957, nhiều cấu kiện gỗ đã được thay bằng bê tông. Tuy nhiên, cấu trúc ngôi điện vẫn được giữ nguyên. Tại gian giữa tiền điện có treo bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
[9] Trong số các di vật, pháp khí được lưu giữ ở chùa thì tiêu biểu nhất là đại hồng chuông do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710. Chuông có kích thước cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg, được coi là tác phẩm điêu khắc đồng nghệ thuật xuất sắc của Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Mặt trên của chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm nổi những hình long, vân, nhật, tinh; phần dưới khắc hình bát quái và thủy ba. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
[10] Chùa Thiên Mụ là một di sản Phật giáo quý của Việt Nam. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, cảnh trí nên thơ, chùa Thiên Mụ xứng danh là "đệ nhất danh lam xứ Huế".
(Hà Thành, Báo Hà Nội Mới, 04/09/2023, hanoimoi.vn)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Thiên Mụ - Ngôi cổ tự nổi tiếng của Huế 0 % | 0 phiếu |
B. Phật giáo ở Đàng Trong và dấu ấn của chùa Thiên Mụ 0 % | 0 phiếu |
C. Lịch sử và kiến trúc của chùa Thiên Mụ 0 % | 0 phiếu |
D. Các công trình nổi bật và di vật quý của chùa Thiên Mụ 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20: DI SẢN PHẬT GIÁO CHÙA THIÊN MỤ [1] Huế là miền đất Phật giáo. Nơi đây có nhiều chùa chiền, thiền viện gắn với lịch sử phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn đi mở cõi và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10: LIÊN KẾT ĐA MÔ THỨC: MÙI HƯƠNG VÀ MÀU SẮC [1] Năm giác quan của chúng ta thu thập thông tin ở mọi thời khắc. Con đường để não bộ của chúng ta cảm nhận được vô số thông tin là qua sự kết ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10: LIÊN KẾT ĐA MÔ THỨC: MÙI HƯƠNG VÀ MÀU SẮC [1] Năm giác quan của chúng ta thu thập thông tin ở mọi thời khắc. Con đường để não bộ của chúng ta cảm nhận được vô số thông tin là qua sự kết ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10: LIÊN KẾT ĐA MÔ THỨC: MÙI HƯƠNG VÀ MÀU SẮC [1] Năm giác quan của chúng ta thu thập thông tin ở mọi thời khắc. Con đường để não bộ của chúng ta cảm nhận được vô số thông tin là qua sự kết ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10: LIÊN KẾT ĐA MÔ THỨC: MÙI HƯƠNG VÀ MÀU SẮC [1] Năm giác quan của chúng ta thu thập thông tin ở mọi thời khắc. Con đường để não bộ của chúng ta cảm nhận được vô số thông tin là qua sự kết ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10: LIÊN KẾT ĐA MÔ THỨC: MÙI HƯƠNG VÀ MÀU SẮC [1] Năm giác quan của chúng ta thu thập thông tin ở mọi thời khắc. Con đường để não bộ của chúng ta cảm nhận được vô số thông tin là qua sự kết ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí oxygen là (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Ở nhiệt độ thường, kim loại Al hòa tan trong lượng dư dung dịch nào sau đây? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính … (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt, bạc, đồng vào dung dịch HCl, thấy có bọt khí thoát ra. Phản ứng xảy ra xong, khối lượng kim loại không bị giảm là (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)
- Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai? (Khoa học tự nhiên - Lớp 9)