Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA [0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình tích lũy thặng dư trong lịch sử. [1] Ý niệm hiện đại hóa xuất hiện trong xã hội Việt Nam mới hơn một thế kỷ, và khi các đô thị lớn của nước ta được thiết lập, chúng cũng đồng thời trở thành địa bàn đi đầu trong việc phô bày quá trình hiện đại hóa ...
Nguyễn Thu Hiền | Chat Online | |
05/09 13:41:00 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:
PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA
[0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình tích lũy thặng dư trong lịch sử.
[1] Ý niệm hiện đại hóa xuất hiện trong xã hội Việt Nam mới hơn một thế kỷ, và khi các đô thị lớn của nước ta được thiết lập, chúng cũng đồng thời trở thành địa bàn đi đầu trong việc phô bày quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ nhất. Xét cho cùng, ngày nay không có thành phố nào xây dựng trên bình địa. Chúng luôn là kết quả đi sau của một quá trình kiến tạo vào không gian đã có hay nói cách khác, là quá trình can thiệp vào cái cũ để tạo dựng cái mới. Dưới quan điểm của ngành bảo tồn mới xuất hiện trong vòng một thế kỷ qua, những sự can thiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ di sản. Nhưng bản thân khái niệm di sản cũng là một yếu tố mang tính hiện đại, mới chỉ được tư duy như một phần trong hệ thống các thực hành văn hóa của Việt Nam, khởi sự từ những chương trình triển lãm thuộc địa tại Pháp từ cuối thế kỷ 19 hay các chương trình khảo cứu của Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Mà cũng chỉ những thành phố được xây dựng từ đô thị trung đại như Hà Nội, Huế – chứ không phải những thành phố được xây mới hoàn toàn, phục vụ cho những cuộc khai thác thuộc địa của thực dân như Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Vinh-Bến Thủy… – mới đặt ra các vấn đề về bảo tồn di sản như một phản lực đối với quá trình hiện đại hóa.
[2] Trên thực tế, bảo tồn di sản là một ý niệm vốn mờ nhạt trong tư duy người Việt. Các thế hệ trước không để lại nhiều thông tin về quy chế tồn giữ các di chỉ vật chất. Tuy nhiên, ý niệm bảo tồn trong tư duy cũng được chứng minh qua những cuộc tranh cãi về nghi thức cung đình, mũ áo, nhạc lễ, là trung tâm của nhiều cuộc bàn luận triều chính. Việc phân định các chi tiết, mô típ điêu khắc, kiến trúc gần như chỉ bắt đầu khi có sự xúc tiến của những nhà dân tộc học phương Tây. Vì thế, bảo tồn di sản vật thể thực tế là một ý niệm hiện đại nhập cảng vào Việt Nam. Về phía người Việt, những người sớm có ý thức về bảo tồn di sản chính là những trí thức tân học thời đầu, trong đó có thể kể đến Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim. Ngay cả những người đề xướng canh tân mạnh mẽ cũng ý thức mình đứng trước công việc đầu tiên là ứng xử với di sản tinh thần của người Việt như nền giáo dục cựu học, các văn bản tài liệu kinh điển, v.v… Trong khi đó, bảo tồn di sản thiên nhiên tại các đô thị như các hệ thống sông hồ, cây xanh, cho đến những quy hoạch đầu thập niên 1940 chưa thực sự được chú trọng.
[3] Trong trường hợp Sài Gòn và Hà Nội, hai đô thị này thường được đặt ra như hai phép thử cho việc kiến thiết cũng như xử lý mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống. Có thể thấy ngay từ khi thiết lập chế độ thuộc địa và trong nhiều thập niên sau đó, sự phát triển của đô thị Sài Gòn gần như không phải đối diện với thách thức của việc bảo tồn. Những thứ được truyền thông ngày nay tranh luận về việc bảo tồn, chính là những dấu mốc của quá trình hiện đại hóa Sài Gòn, như nhà văn Sơn Nam đã viết: “[Khoảng 1860-1862], chúng mở vài con đường nhằm lợi ích quân sự và giao thông vận tải. Trước tiên là chỉnh đốn, mở rộng những con đường mòn có sẵn từ trước. Rồi thêm đường nay là Lê Thánh Tôn, từ Sài Gòn tới mé sông. Đường trải đá ong, không sạch sẽ cho lắm… Từ xưa, Bến Nghé có sẵn nhiều kinh thoát nước ở vị trí đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Pasteur và nhiều rạch nhỏ đổ ra sông Sài Gòn. Bấy giờ, có ý kiến nên để y như cũ rồi đào thêm nhiều kinh khác cho ghe thuyền tới lui dễ dàng, đường thủy thay thế cho lộ xe. Ban đầu thì nạo vét cho sâu, cho ăn thông vào nhau với con kinh mới đào nằm ngang (lấp lại trở thành đường Lê Lợi). Nhưng sau rốt lại đảo lộn kế hoạch cho lấp tất cả kênh rạch với đất từ vùng cao đem xuống. Thời ấy bên Pháp còn dùng loại xe có ngựa kéo làm phương tiện tư hoặc công cộng, chưa hoàn chỉnh việc sáng chế xe hơi. Với lộ xe dùng cho xe có ngựa kéo, thực dân tưởng là đường sá rộng rãi, nào ngờ sau này với xe hơi thì trở thành chật hẹp”.
[4] Những công trình lớn của Sài Gòn nhiều thập niên, là những vật chứng của quá trình hiện đại hóa như dinh Norodom mang phong cách kiến trúc cổ điển đế chế đặc trưng những năm 1860-1870, và một thế kỷ sau thay bằng dinh Độc Lập cũng mang tinh thần hiện đại giai đoạn đương thời. Ở hướng ngược lại, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội và tiến hành quy hoạch thành phố theo mô hình phương Tây vào cuối thế kỷ 19, họ đã tranh cãi về việc giữ lại những di sản kiến trúc hay cảnh quan. Và cuộc tranh cãi này báo hiệu cho hơn một thế kỷ các quy hoạch được đặt dưới áp lực bảo tồn.
(Theo bài viết “Bảo tồn và chế tạo di sản đô thị”, Nguyễn Trương Quý, đăng trên http://tiasang.com.vn/ ngày 05/08/2017)
Theo bài viết, mối quan hệ giữa đô thị hóa và những công trình lịch sử chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa là sự tác động qua lại, mang đến những giá trị mới cho hình ảnh đô thị là đúng hay sai?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Đúng 0 % | 0 phiếu |
B. Sai 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA [0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA [0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA [0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: PHẢN LỰC CỦA HIỆN ĐẠI HÓA [0] Ở một góc độ, quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều dấu vết của các công trình lịch sử xa xưa, nhưng ở một góc độ khác, đô thị hóa cũng là một sản phẩm của quá trình ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH [1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Dãy núi U-ran của Liên bang Nga là nơi tập trung nhiều (Địa lý - Lớp 11)
- Các tiêu cực của đô thị hoá ở Hoa Kì được hạn chế một phần nhờ vào việc người dân tập trung sinh sống ở các (Địa lý - Lớp 11)
- Mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của (Địa lý - Lớp 11)
- Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga nằm ở trung tâm lãnh thổ? (Địa lý - Lớp 11)
- Phía bắc của vùng Trung tâm phát triển mạnh chăn nuôi bò, chủ yếu do có (Địa lý - Lớp 11)
- Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga thường được phân bố ở những nơi nào sau đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu ở (Địa lý - Lớp 11)
- Đọc văn bản sau: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào sau đây? (Địa lý - Lớp 11)
- Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? (Địa lý - Lớp 11)