Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: TẾ BÀO GỐC: CHÌA KHÓA CỦA SỰ SỐNG [0] Ghép tế bào gốc đang dần trở thành phương pháp tiềm năng trong việc điều trị bệnh lý thoái hoá, tổn thương hệ miễn dịch hay các tổn thương mất mô, cơ quan. [1] Trên thế giới, một số bệnh nhân đầu tiên ghép tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng để chữa thoái hóa mắt, hay tế bào gốc mang gene đột biến để chữa HIV đã có những tín hiệu khả quan. Tại Việt Nam, liệu pháp này cũng đang được quan tâm và ứng dụng ngày ...

Nguyễn Thị Thương | Chat Online
05/09 13:42:07 (Tổng hợp - Lớp 12)
14 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:

TẾ BÀO GỐC: CHÌA KHÓA CỦA SỰ SỐNG

[0] Ghép tế bào gốc đang dần trở thành phương pháp tiềm năng trong việc điều trị bệnh lý thoái hoá, tổn thương hệ miễn dịch hay các tổn thương mất mô, cơ quan.

[1] Trên thế giới, một số bệnh nhân đầu tiên ghép tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng để chữa thoái hóa mắt, hay tế bào gốc mang gene đột biến để chữa HIV đã có những tín hiệu khả quan. Tại Việt Nam, liệu pháp này cũng đang được quan tâm và ứng dụng ngày càng nhiều, các nhà khoa học đã đưa ra một số lý giải cơ chế hoạt động và hiệu quả thực sự của quá trình các tế bào gốc được ghép và “sửa chữa” các tổn thương.

[2] Cơ thể được tạo ra khi trứng của mẹ và tinh trùng của cha gặp nhau, tạo thành một tế bào gốc đầu tiên có tên gọi là hợp tử. Hợp tử là tế bào gốc lớn nhất, tiếp tục nhân lên về số lượng để tạo thành phôi rồi hình thành thai. Trong suốt quá trình phát triển của thai, bên cạnh việc tăng sinh về số lượng, cũng sẽ có một phần tế bào gốc biệt hóa để tạo các tế bào chuyên hóa về chức năng, trở thành các bộ phận khác nhau của cơ thể như tai, mắt, mũi, máu, thần kinh… Trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển, cơ quan và cả cơ thể được tiếp tục hoàn thiện chức năng và kích thước thông qua nhiều cơ chế hoạt động của tế bào gốc.

[3] Tế bào gốc hoạt động theo các cơ chế khác nhau: (1) có thể một tế bào gốc nhân lên để thành hai tế bào gốc con giống hệt nhau và giống hệt tế bào gốc ban đầu. Hoạt động này nhằm duy trì số lượng và tạo nguồn dự trữ tế bào gốc trong cơ thể; (2) một tế bào gốc ban đầu nhân lên thành hai tế bào, trong đó có một tế bào gốc giống hệt tế bào mẹ ban đầu, một tế bào còn lại sẽ biệt hóa để trở thành tế bào chức năng; (3) tế bào gốc ban đầu sẽ biệt hóa để trở thành tế bào chức năng. Sự biệt hóa hay giữ nguyên tính gốc ban đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tương tác giữa tế bào với tế bào hay tế bào với môi trường bao quanh nó (bao gồm cả môi trường nội tại và môi trường bên ngoài cơ thể) có tác động đáng kể tới việc đóng mở các gene quy định số phận của tế bào. Chính nhờ đặc tính này mà tế bào gốc sẽ được huy động đến đúng vị trí tổn thương hay vị trí có tế bào lão hóa, tế bào chết để thay thế và bù đắp số lượng tế bào thiếu hụt.

[4] Ví dụ khi chúng ta bị trầy da, các tế bào bị tổn thương sẽ tạo ra tín hiệu để các yếu tố cận tiết và yếu tố tự tiết theo dòng máu đi tới hệ thần kinh trung ương, từ đây hệ thần kinh phát ra các tín hiệu báo hiệu cho cơ thể biết chính xác vị trí của vết thương. Khi đó, tế bào gốc tại vùng tổn thương hoặc tế bào gốc từ vùng lân cận và từ tủy xương sẽ được huy động và kích hoạt để làm nhiệm vụ theo một hoặc nhiều trong số các cơ chế đã nêu nhằm sửa chữa các tổn thương quanh vùng da bị đứt.

[5] Để tế bào gốc biệt hóa thành chính tế bào thiếu hụt, cần có sự hỗ trợ của các tín hiệu (chất tiết, yếu tố được giải phóng từ quá trình tổn thương) quanh vùng mô tổn thương. Khi máu chảy, cùng với nhiều tác động khác, các tiểu cầu lập tức tập hợp lại quanh vùng mạch tổn thương để tham gia quá trình cầm máu. Chính sự tập kết tiểu cầu tạo thành các nút tiểu cầu và khi các nút tiểu cầu vỡ ra sẽ đồng thời giải phóng các yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sinh tế bào gốc và biệt hoá chúng thành tế bào chức năng thay thế tế bào thiếu hụt. Cơ chế sửa chữa tổn thương này cũng tương tự cho hầu hết các vùng mô khác trong cơ thể. Tốc độ lành của vết thương phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như diện tích vùng tổn thương, đặc tính sinh học của từng cơ thể (cơ địa), mức độ hoạt động, giới tính hay tuổi tác… Trong đó, tuổi tác là một trong các yếu tố chính tác động đến tốc độ lành vết thương do lượng tế bào gốc trong cơ thể trẻ nhiều hơn so với người lớn.

[6] Đặc tính của tế bào gốc là chúng tự biết khi nào sẽ phải làm gì và làm thế nào cho đúng. Khác với tế bào ung thư, tế bào gốc tăng sinh với số lượng đủ để bù đắp cho số lượng tế bào đã lão hóa, tế bào tổn thương hay tế bào chết. Chúng chỉ hoạt động (tăng sinh và/hoặc biệt hóa) khi nhận được tín hiệu phù hợp, ở đúng vị trí thiếu hụt tế bào; ngược lại, tế bào ung thư có thể tăng sinh ở mọi cơ quan, mọi vị trí và tăng sinh vượt mức số lượng tế bào vốn có của cơ quan. Trong suốt cuộc đời, dù có hay không có các chấn thương cơ học thì tế bào gốc vẫn luôn hoạt động (để thay thế các tế bào lão hóa). Hoạt động của tế bào gốc đã tạo ra sự cân bằng về số lượng và chất lượng của các loại tế bào trong cơ thể. Nhờ đó mà hoạt động sống của cơ thể có thể diễn ra bình thường. Vì vậy, có thể nói tế bào gốc là chìa khóa quan trọng của sự sống. Dựa trên những hiểu biết về tác dụng của tế bào gốc trong cơ thể, các nhà khoa học đã tìm cách phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và dần trở thành một sản phẩm quan trọng trong các ứng dụng của y học tái tạo.

(Theo Phạm Vũ, Tế bào gốc: Chìa khóa của sự sống, đăng trên https://sci.edu.vn/, ngày 18/03/2020)

Phần tư duy đọc hiểu

Theo bài viết, tế bào gốc đang được nghiên cứu để ứng dụng vào điều trị vấn đề gì về sức khỏe của con người?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Các vấn đề về tim mạch bẩm sinh để nâng cao chất lượng sống trong xã hội hiện đại.
0 %
0 phiếu
B. Bệnh lí về mắt xảy ra trong quá trình lão hóa hoặc các tổn thương đến từ bên ngoài.
0 %
0 phiếu
C. Một số nhóm bệnh do virut gây ra có khả năng lây nhiễm diện rộng trong không khí.
0 %
0 phiếu
D. Hỗ trợ điều trị tiểu đường, thông qua cơ chế dinh dưỡng để khôi phục tế bào lão hóa.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×