Tiêm trộn lẫn vắc xin covid-19 có an toàn? (1) Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tình trạng nguồn cung vắc xin khan hiếm dẫn đến việc thiếu hụt ở nhiều quốc gia; tác dụng phụ hiếm gặp của một số loại vắc xin khiến cho không ít người lo lắng nếu tiếp tục tiêm liều thứ 2 cùng loại; sự xuất hiện các biến chủng mới... Tất cả những lý do này khiến cho ý tưởng tiêm trộn lẫn các loại vắc xin Covid-19 ngày càng được nhiều nước quan tâm. (2) ...

Phạm Minh Trí | Chat Online
05/09/2024 13:43:11 (Tổng hợp - Lớp 12)
12 lượt xem

Tiêm trộn lẫn vắc xin covid-19 có an toàn?

(1) Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tình trạng nguồn cung vắc xin khan hiếm dẫn đến việc thiếu hụt ở nhiều quốc gia; tác dụng phụ hiếm gặp của một số loại vắc xin khiến cho không ít người lo lắng nếu tiếp tục tiêm liều thứ 2 cùng loại; sự xuất hiện các biến chủng mới... Tất cả những lý do này khiến cho ý tưởng tiêm trộn lẫn các loại vắc xin Covid-19 ngày càng được nhiều nước quan tâm.

(2) Ngày càng nhiều quốc gia đang xem xét việc sử dụng các loại vắc xin Covid-19 khác nhau để tiêm liều thứ hai hoặc tiêm nhắc lại trong bối cảnh nguồn cung bị chậm trễ và lo ngại về an toàn đã làm chậm các chiến dịch tiêm chủng của họ.

Theo cập nhật của Hãng tin Reuter, nhiều quốc gia đang cân nhắc hoặc đã quyết định áp dụng giải pháp này, cụ thể như:

- Bahrain: ngày 4/6/2021 nước này thông báo các công dân đủ điều kiện có thể nhận được 1 mũi tiêm nhắc lại Pfizer của BioNTech, hoặc vắc xin của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), bất kể họ đã tiêm mũi nào ban đầu.

- Canada: ngày 17/6/2021, Ủy ban Tư vấn quốc gia về tiêm chủng đã khuyến nghị những người nhận liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca sử dụng một loại vắc xin khác cho liều thứ hai của họ.

- Ý: ngày 14/6/2021, Cơ quan y tế của Ý cho biết những người dưới 60 tuổi được tiêm liều đầu tiên của Astra Zeneca có thể nhận được mũi tiêm thứ hai từ loại vắc xin khác.

- Đức: ngày 22/6/2021 phát ngôn viên của Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà Merkel đã được tiêm vaccine Moderna sau khi tiêm mũi đầu tiên là AstraZeneca. Đức đã chính thức khuyến cáo người dân chọn sử dụng vắc xin Pfizer hoặc Moderna cho liều thứ hai sau khi tiêm AstraZeneca.

- Hàn Quốc: ngày 18/6/2021 nước này cho biết, khoảng 000 người đã được tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca sẽ được tiêm mũi thứ hai của Pfizer do chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX bị chậm trễ.

- Tây Ban Nha: Bộ trưởng Bộ Y tế Carolina Darias ngày 19/5/2021 khẳng định, nước này sẽ cho phép những người dưới 60 tuổi đã được tiêm mũi AstraZeneca sẽ được tiêm liều thứ hai của vắc xin AstraZeneca hoặc

- Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã cung cấp vắc-xin Pfizer như một mũi tiêm tăng cường cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc-xin do Sinopharm phát triển.

- Vương quốc Anh: ngày 21/5/2021, nhà sản xuất vắc xin Novavax (NVAX.O) tuyên bố họ sẽ tham gia vào một cuộc thử nghiệm kết hợp vắc xin bắt đầu từ tháng 6 để kiểm tra việc sử dụng một liều vắc xin bổ sung từ một nhà sản xuất khác làm liều tăng cường.

- Hoa Kỳ: ngày 1/6/2021, Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thông báo họ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của việc tiêm nhắc lại một loại vắc xin khác.

(3) Trên khắp thế giới, các nghiên cứu đang được tiến hành trên động vật và người để điều tra mức độ an toàn, các loại phản ứng miễn dịch được tạo ra và thời gian miễn dịch kéo dài khi một người nhận hai loại vắc xin Covid-19 khác nhau.

(4) Theo công bố hôm 18/5/2021 tại Tây Ban Nha, một kết quả thử nghiệm trên 600 người đã chỉ ra rằng, việc tiêm phòng vắc xin AstraZeneca ở liều thứ nhất và vắc xin Pfizer dựa trên mRNA ở liều thứ 2 sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại vi rút SARS-CoV-2. Tại Đức, một nghiên cứu cho thấy, việc tiêm vắc xin AstraZeneca trước, sau đó là vắc xin Pfizer giúp tạo ra nhiều kháng thể hơn, có khả năng chống lại các biến thể đáng lo ngại so với việc tiêm hai liều cùng của AstraZeneca. Tại Anh, Đại học Oxford đã thực hiện nghiên cứu mang tên Com-CoV2 nhằm xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca và Pfizer/BioNTech. Phát hiện ban đầu cho thấy người được tiêm cả 2 loại xuất hiện phản ứng phụ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình so với nhóm tiêm đủ liều của một loại vắc xin. Trong cuộc nghiên cứu mở rộng Com-CoV2, các chuyên gia đang thử nghiệm kết hợp các vắc xin khác ngoài 2 loại trên, chẳng hạn như Moderna và Novavax...

(5) Việc tiêm trộn lẫn các liều vắc xin khác nhau nghe có vẻ bất thường, nhưng đối với các nhà miễn dịch học thì không có gì mới mẻ. Các nhà nghiên cứu về HIV từ lâu đã khám phá ra điều này. Họ nhận thấy rằng việc bảo vệ cơ thể người chống lại vi rút HIV đòi hỏi một phản ứng miễn dịch phức tạp gần như không thể đạt được với một loại vắc xin vì chúng có xu hướng chỉ tạo ra một loại phản ứng miễn dịch hoặc kích thích một nhóm tế bào miễn dịch. Do đó, các nhà khoa học đã nghĩ đến việc trộn nhiều loại vắc xin với nhau. Rodolphe Thiébaut, GS y tế công cộng tại Đại học Bordeaux (Pháp), cho biết: về cơ bản, ý tưởng của việc trộn vắc xin là bạn đang trình bày kháng nguyên (phần có thể nhận biết của mầm bệnh) cho hệ thống miễn dịch theo một cách khác, giúp hệ thống miễn dịch có cái nhìn tổng quan hơn về kháng nguyên và điều chỉnh phản ứng của nó. Mặc dù chúng ta chưa có vắc xin phòng chống HIV/AIDS hiệu quả nhưng loại vắc xin hiệu quả nhất được phát triển cho đến nay là sử dụng kết hợp nhiều loại vắc xin với nhau - vào năm 2012, nó đã được chứng minh là làm giảm sự lây truyền khoảng 30% trong các thử nghiệm trên người ở giai đoạn 3. TS Pierre Meulien (Giám đốc điều hành Sáng kiến thuốc đổi mới - IMI) nhấn mạnh: "Các quốc gia đã đưa ra quyết định phối trộn vắc xin Covid-19 sau khi cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích. Đây không phải là điều hoàn toàn mới, chúng ta đã có kinh nghiệm đối với phương pháp này trong nhiều thập kỷ cả ở tiền lâm sàng và lâm sàng".

(6) Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần theo dõi, nghiên cứu thêm, song theo các nhà chuyên môn, việc trộn vắc xin có thể giúp tránh miễn dịch chống lại vắc xin. Bởi vì một số loại vắc xin được đưa vào cơ thể bằng cách sử dụng một loại vi rút đã biến đổi, hệ thống miễn dịch có thể tự tấn công vắc xin đó. Trộn các vắc xin có thể làm giảm nguy cơ này. Việc trộn vắc xin còn chứng tỏ là có thể tạo ra phản ứng mạnh hơn, lâu dài hơn so với việc dùng 1 vắc xin đơn lẻ. Vắc xin Ebola do Johnson & Johnson phát triển là một ví dụ về vắc xin hỗn hợp hiệu quả đang được sử dụng ngày nay. Nó được chọn để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài. Lần tiêm đầu tiên sử dụng vectơ adenovirus (tương tự như vắc xin của AstraZeneca) và mũi thứ hai sử dụng phiên bản sửa đổi của vi rút poxvirus có tên là Ankara (MVA). GS Thiébaut (cũng là điều phối viên của EBOVAC2 - một chương trình đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc xin này) khẳng định: “Vắc xin đã có phản ứng rất tốt. Ít nhất một nửa số tế bào đang tạo ra kháng thể sẽ tồn tại tối thiểu 5 năm”.

(7) Đặc biệt, việc kết hợp vắc xin này còn được hy vọng là sẽ giúp nhân loại chống lại được các biến thể của Covid-19. Theo TS Meulien, động cơ chính để trộn vắc xin là hy vọng tạo ra khả năng miễn dịch rộng hơn. TS Frédéric Martinon (nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Viện Y tế và Nghiên cứu y học quốc gia Pháp - INSERM) cho biết, vắc-xin được cải tiến cho các biến thể khác nhau đã xuất hiện ở Anh, Brazil, Nam Phi và gần đây nhất là ở Ấn Độ. Ông hy vọng, thế hệ tiếp theo của vắc xin có thể sẽ chống lại một số biến thể của Covid-19 và việc trộn các loại vắc xin này sẽ tạo ra khả năng miễn dịch tập thể rộng rãi, khiến các biến thể khó lưu hành hoặc khó xuất hiện biến thể mới. Trong khi đó, từ góc độ sức khỏe cộng đồng, GS Thiébaut tin tưởng việc trộn vắc xin có thể giúp thế giới vượt qua đại dịch bằng cách đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng vì các chính phủ có thể phân phối ngay các liều vắc xin mà họ nhận được mà không cần lo lắng về việc dành ra mũi thứ hai của các loại vắc xin cụ thể để tiêm cho người dân vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Đối với hàng triệu cá nhân đã tiêm liều ban đầu bằng vắc xin AstraZeneca đang băn khoăn không biết phải làm gì tiếp theo: tiêm liều thứ hai hay chuyển sang một loại vắc xin khác? Cũng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định để không làm mất đi cơ hội của chính mình.

(Nguồn: “Tiêm trộn lẫn vắc xin covid-19 có an toàn?” Hoàng Yến, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 7, năm 2021)

Ý nào nói đúng nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Những lưu ý với người dân khi đi tiêm vacxin
0 %
0 phiếu
B. Lí giải việc tiêm trộn lẫn vắc xin covid-19
0 %
0 phiếu
C. Cách tiêm vắc xin covid-19 đúng đắn
0 %
0 phiếu
D. Trình bày những loại vắc xin tốt nhất hiện nay
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×