1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ ...
Nguyễn Thị Nhài | Chat Online | |
05/09 13:43:44 (Tổng hợp - Lớp 12) |
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
2. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khoá để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm.
3. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn?
4. Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản.
5. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?” Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được.
6. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel.
7. Vào thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta ở sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mại virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản để duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào..
(Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021)
Nội dung chính của bài đọc trên là?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Nêu bật vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học cơ bản. 0 % | 0 phiếu |
B. Miêu tả quá trình nghiên cứu điều chế vaccine Covid-19. 0 % | 0 phiếu |
C. Nhấn mạnh ưu điểm của mRNA so với công nghệ truyền thống. 0 % | 0 phiếu |
D. Ca ngợi ý nghĩa công trình nghiên cứu của TS. Katalin Kariko. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đâu là nhận xét đúng về các loại vắc xin được nghiên cứu trong văn bản trên? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Loại vắc xin được nhắc đến trong văn bản là thuốc điều trị dạng nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Ai là người đã trình bày kết quả nghiên cứu về LATTE-2? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo văn bản, liệu trình điều trị bằng thuốc tiêm có tác dụng gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Thuốc LATTE-2 có sự phối hợp những loại thuốc nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Những nghiên cứu nào được nhắc đến trong văn bản trên? (Tổng hợp - Lớp 12)
- HIV/AIDS là gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Những tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (1) Tháng 7/2017, Hội nghị khoa học toàn cầu về HIV/AIDS (IAS 2017) đã diễn ra tại Paris, Pháp với 1.700 bài báo khoa học được trình bày. ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đâu là nhận xét đúng nhất về thuốc kháng CDK4/6? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Phải đến thế hệ thứ mấy thuốc kháng CDK4/6 mới được chấp thuận trong điều trị ung thư vú? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Bác ơi! Tố Hữu Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa… Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- Năm 1967, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập? (Lịch sử - Lớp 12)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word or phrase that best completes each of the following questions from 45 to 46. Many young people love to eat from ______for the low price. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- “Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần”. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20). Thông tin trên phản ... (Lịch sử - Lớp 12)
- Hoang arrived at the door, asking me to lend him the Maths book. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined and bold part in each of the following questions from 43 to 44. All the flower pots in his workshop are made by hand. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- I am tired of doing a lot of homework, so I stop_______my favourite TV show. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Dặn con Trần Nhuận Minh Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- The problem seems not to be _______as we thought. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt? (Lịch sử - Lớp 12)