LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Tác giả tác phẩm: Lời của cây - Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Ngọc Anh | Chat Online
30/10 14:23:41
25 lượt xem

Tác giả tác phẩm: Lời của cây - Ngữ văn 7

I. Tác giả

-  Trần Hữu Thung (1923- 1999)

-  Quê quán: Nghệ An

-  Phong cách nghệ thuật: Thơ ông mộc mạc, dân dã, chân chất hồn quê

-  Tác phẩm chính: Dặn con(1955), Gió Nam(1962), Đất quê mình(1971)….

II. Tác Phẩm Lời của cây
1. Thể loại

Thơ 4 chữ

2. Tác phẩm Lời của cây

-  In trong tập Những bài thơ em yêu

3. Phương thức biểu đạt

miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Lời của cây

Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều khó khăn để trở thành một cây xanh và khát vọng của cây muốn cống hiến cho đời

5. Bố cục tác phẩm Lời của cây

-   Phần 1 khổ 1: cây đang giai đoạn là hạt

-  Phần 2 khổ 2, 3, 4 : cây đã nảy mầm

-  Phần 3 còn lại: giai đoạn thành cây

6. Giá trị nội dung tác phẩm Lời của cây

-  Quá trình hình thành và lớn lên của cây, và khát vọng làm đẹp cho đời

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời của cây

-  Từ ngữ miêu tả chi tiết,sắp xếp theo trình tự hợp lý

-  Thể thơ 5 chữ

-  Sử dụng biện pháp nhân hóa

-  Mang đến giá trị nhân văn sâu sắc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây
1. Quá trình phát triển của cây

-  Cây trải qua 3 giai đoạn

+ Khi chưa gieo xuống đất thì hạt nằm lặng thinh trong bàn tay người

+ Sau đó, hạt được gieo xuống một thời gian trở thành mầm

+ Nhú lên giọt sữa

+  Hạt nhú lên chồi non

+ Tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa “thì thầm”

+ Về cấu trúc thì hạt được bao bọc bởi vỏ bên ngoài

+ Ở giai đoạn này mầm phải tránh gió bắc, mưa giông

+  Sau một thời gian mầm được mở mắt

+ Mầm thành cây non đón ánh mặt trời

+ Dần dần cây lớn lên ra những lá non đầu tiên

+ Lá cây có màu xanh, lá bắt đầu lớn dần

→ Quy trình lớn lên của cây phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khó khăn

2. Chân lý cuộc đời

- Một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua nhiều giai đoạn, thử thách, chịu được gió sương

+ Cái cây ấy dần lớn lên có khát vọng làm đẹp , góp bóng mát, màu xanh cho đất trời

-  Con người cũng thế sinh ra là một đứa bé dần dần được lớn lên,ai rồi cũng trải qua sương gió cuộc đời để trưởng thành

+ Mỗi người là tế bào trong xã hội hãy trở thành người có ích, làm đẹp cho đời

IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Lời của cây
Bài tham khảo 1

Trong những bài thơ em đã từng được đọc, bài thơ Lời của cây của tác giả Trần Hữu Thung khiến em ấn tượng và vô cùng yêu thích. Sự trưởng thành của hạt mầm được hiểu là sự trưởng thành của con người, tác giả đã có một sự so sánh vô cùng hợp lý và cái nhìn độc đáo.

Gần như xuyên suốt trong bài thơ chỉ nói về sự trưởng thành của hạt mềm nhỏ, nhưng trong đó lại có sự tham gia của con người. Tác giả bắt đầu câu chuyện từ lúc “cầm trong tay mình”, thể hiện rõ sự yêu thương và cả hy vọng đặt trọn vào trong hạt nhỏ xíu. Sau đó, toàn bộ quá trình nảy mầm và phát triển của hạt được tác giả miêu tả bằng một giọng văn độc đáo và bình dị.

Trong khổ thơ đầu tiên, hạt mầm vẫn còn bé, vừa rời lòng bàn tay con người xuống đất. No dường như có nỗi lo sợ với thế giới bên ngoài, nằm lặng thinh không nói chuyện. Cũng có thể, nó đang chờ cơ hội để vụt lên cao lớn. Được nắng, mưa và cả mẹ đất chăm lo, ưu ái, hạt mầm nhanh chóng trổ những lá xanh đầu tiên trong đời. Chiếc vỏ từng là chiếc nôi, chiếc áo giờ nằm lại mặt đất, chứng kiến quá trình bay xa hơn của những chồi non. Khi giọng nói của hạt nhỏ bập bẹ, cây đã bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành mạnh mẽ. 

Cây nhỏ dần ý thức được nhiệm vụ cao cả của mình, trở nên dũng cảm và trưởng thành hơn. Sự nhân hóa và tua nhanh thời gian đã khiến cho người đọc không cảm thấy nhàm chán, nhưng vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được sự phát triển kỳ diệu và quen thuộc của hạt mầm nhỏ. Bạn có thấy thế không, có phải bạn cũng từng trải qua cuộc sống giống như vậy? 

Bài tham khảo 2

Tác giả Trần Hữu Thung đã cho người đọc thấy được quá trình phát triển của loài thực vật quen thuộc - đó là cái cây trong bài thơ Lời của cây. Lời kể giản dị và dễ thương ấy thực sự đã làm rất nhiều người đọc thấy cảm động sâu sắc. 

Bài thơ thuộc thể loại thơ 4 chữ, với cách ngắt nhịp 2/2 nên tiết tấu chậm rãi. Cách dẫn chuyện và ngôn ngữ của tác giả cũng đều dễ thương và giản dị, tóm tắt lại cho người đọc thấy được một quá trình phát triển hoàn thiện của hạt mầm nhỏ trở thành cây lớn. Hạt nhỏ cũng như con người, đầu tiên nằm dưới đất trong sự ôm ấp của đất mẹ, như những đứa bé nằm trong vòng tay của mẹ yêu thương. Sau đó, hạt mầm nảy mầm trổ mã, như giai đoạn tập đi, tập nói của một đứa trẻ bình thường. 

Có lẽ, hạt nhỏ ấy cũng như những đứa bé loài người, cũng được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ và nhận được nhiều sự quan tâm của những người xung quanh. Như hạt nhỏ đó, nó được yêu thương và giúp đỡ bởi tia nắng nhẹ, hạt mưa dịu dàng. Chúng đều là những thứ giúp cho hạt mầm nhỏ khôn lớn và trưởng thành. Thời gian qua đi, hạt nhỏ ngày ấy bỗng hóa thành một cái cây tỏa bóng mát êm dịu. Cây sẽ tỏa bóng mát, che chở người mẹ già từng nuôi dưỡng mình mà chẳng cần đền đáp. Rồi cũng vào lúc đó, bóng nhiên nó hiểu ra được lợi ích của mình, và đó cũng là suy nghĩ trưởng thành đầu tiên.

Thông qua lời thơ như lời kể chuyện nhẹ nhàng, tác giả Trần Hữu Thung đã cho người đọc thấy được một sự kỳ diệu của thiên nhiên thông qua sự trưởng thành của hạt mầm nhỏ. Có lẽ trong tương lai, sẽ có rất nhiều hạt mầm nhỏ như nó trổ mã, trở thành những tán cây cao lớn giúp ích cho đời. 

Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư