Tác giả tác phẩm: Gấu con chân vòng kiềng - Ngữ văn 6 Cánh diều

Ngọc Anh | Chat Online
13/11 11:03:30
12 lượt xem

Tác giả tác phẩm: Gấu con chân vòng kiềng - Ngữ văn 6

I. Tác giả

- An-đrây A-lếch-xê-ê-vich U-xa-chốp là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.

- Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
 

II. Đọc tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

Gấu con chân vòng kiềng
Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ,
Nhặt những quả thông già,
Hát líu lo, líu lo.

Đột nhiên một quả thông
Rụng vào đầu đánh bốp…
Gấu luống cuống, vướng chân
Và ngã nghe cái bộp!

Có con sáo trên cành
Hét thật to trêu chọc:
- Ê gấu, chân vòng kiềng
Giẫm phải đuôi à nhóc!

Cả đàn năm con thỏ
Hét thật to trêu chọc:
- Gấu con chân vòng kiềng!
Hét thật to – đến xấu.

Thế là ai cũng biết
Tất cả đều chê bai:
- Gấu con chân vòng kiềng
Đi dạo trong rừng nhỏ…

Gấu con chân vòng kiềng
Vội chạy về mách mẹ:
- Vòng kiềng thật xấu hổ
Con thà chết còn hơn.
Nó nấp sau cánh tủ,

Tủi thân khóc thật to:
- Cả khu rừng này chê
Chân vòng kiềng xấu, xấu!

Ngạc nhiên lắm, mẹ gấu
Nói với con thế này:
- Chân của con rất đẹp,
Mẹ luôn thấy tự hào!

Chân mẹ vòng kiềng nhé,
Cả chân bố cũng cong,
Vòng kiềng giỏi nhất vùng
Chính là ông nội đấy!

Gấu con nghe mẹ nói
Bình tâm trở lại ngay.
Ra rửa sạch chân tay,
Rồi ngồi ăn bánh mật.

Và bước ra kiêu hãnh,
Vui vẻ hét thật to:
- Chân vòng kiềng là ta
Ta vào rừng đi dạo!
 

III. Tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng
1. Thể loại

Thể thơ 5 chữ

2. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3. Tóm tắt tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng. Một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc về đôi chân khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ.

4. Bố cục tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

2 phần.

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con tự ti vì bị các bạn trêu trọc đôi chân vòng kiềng

- Phần 2 (Còn lại): Sau khi nghe mẹ giải thích gấu con rất tự hào về đôi chân của mình.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người.

- Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

- Hãy luôn tự tin và yêu thương bản thân mình

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng

- Thể thơ năm chữ gần gũi, xúc tích

- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...được sử dụng linh hoạt
 

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng
1. Các loài vật chế giễu đôi chân vòng kiếng của gấu

- Hoàn cảnh gặp gỡ:

+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.

+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.

- Thái độ của các loài vật:

+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. 'Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!'.

+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to 'Đến xấu!'.

+ Tất cả: đều chê bai 'Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ...'

→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng.

→ Điệp ngữ: 'Gấu con chân vòng kiềng' nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng. Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.

→ Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.

2. Thái độ của gấu con khi bị chê cười

- Khi vừa đi dạo: Rất vui vẻ, yêu đời 'Hát líu lo, líu lo' → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.

- Khi gặp tai nạn: 'Luống cuống, vướng chân', 'ngã nghe cái bộp' → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

- Khi bị trêu chọc về ngoại hình:

+ Chạy về mách mẹ 'Vòng kiềng thật xấu hổ/Con thà chết còn hơn' → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.

+ Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to 'Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!'

→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.

- Sau khi nghe mẹ gấu giải thích:

+ Mẹ gấu giải thích:

Khen chân đẹp 'Chân của con rất đẹp/Mẹ luôn thấy tự hào!'

Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền 'Chân mẹ vòng kiềng nhé/Cả chân bố cũng cong' và cả ông nội.

Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ 'Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy!'

+ Tâm trạng gấu con:

Bình tâm trở lại ngay.

Ăn bánh mật.

Kiêu hãnh bước ra hét to 'Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!'

→ Thái độ: Tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.

→ Diễn biến tâm trạng hợp lý: Tủi thân → tự hào. Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.
 

V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Suy nghĩ về vấn đề miệt thị ngoại hình
Bài tham khảo 1

Xã hội ngày càng phát triển, con người đòi hỏi những thứ tốt đẹp để đáp ứng nhu cầu của bản thân, quan niệm về vẻ đẹp của con người cũng vì thế mà gây nên nhiều ý kiến. Người cho rằng đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên, có người lại cho rằng vẻ đẹp tự nhiên là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đẹp hay xấu không phải là vấn đề quá to tát mà việc đem ngoại hình của người khác ra bình phẩm rồi miệt thị mới thực sự là vấn đề nhức nhối hiện nay.

Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc hoặc không ít lần bắt gặp thuật ngữ “body shaming” - một thuật ngữ ám chỉ lời nói, hành động miệt thị ngoại hình của người khác. Miệt thị ngoại hình là gì? Là bình phẩm, chê bai các đường nét trên khuôn mặt, các bộ phận trên cơ thể hay chiều cao cân nặng của một ai đó. Đôi khi người ta miệt thị chính người quen của mình hoặc thậm chí là những người họ chỉ vừa lướt qua trên phố. Chỉ cần ngoại hình không thuận theo số đông là nghiễm nhiên trở thành tâm điểm của “body shaming”. Có những người sinh ra với chiếc mũi tẹt, đôi mắt một mí, xương hàm hô hay chân vòng kiềng…; có những người có thân hình quá béo hay quá gầy, quá cao hay quá thấp...cũng vô tình trở thành tâm điểm bàn tán của người khác. Chúng ta phải hiểu rằng thân thể của mỗi người đâu có được tự quyết định, họ sinh ra với hình hài mà ba mẹ họ cho, dù đẹp hay xấu cũng không ai có quyền mang điều đó ra để miệt thị, coi thường. Bởi gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, song điều đó không cho phép ta chê bai người khác, có thể ta thấy không đẹp, nhưng với họ lại là một điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho. Có cô người mẫu nọ mang vẻ đẹp với đôi mắt một mí, mảnh khảnh cùng với khả năng trình diễn xuất sắc trở thành người mẫu Việt Nam đầu tiên được một hãng thời trang nổi tiếng thế giới mời tham gia chiến dịch quảng bá toàn cầu, sau khi bức ảnh được đăng tải đã có nhiều ý kiến trái chiều xảy ra. Người ta khen cô này có vẻ đẹp mang đậm nét Á Châu, một vài người lại bình luận chê bai cô này “xấu”, dè bỉu hãng thời trang này “gu mặn” khi chọn cô này. Đối mặt với những bình luận trái chiều ấy, cô người mẫu này vẫn tự tin, cô ấy đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công với ngoại hình và khả năng của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng mạnh mẽ và tự tin như cô người mẫu ấy, có không ít người vì bị miệt thị ngoại hình mà trở nên bi quan, tự ti dẫn đến lựa chọn cách giải quyết tiêu cực nhất đó là tự hủy hoại bản thân. Việc đem ngoại hình của người khác ra bình luận và chê bai đem lại hậu quả rất khôn lường, nó không chỉ làm tổn thương tinh thần của người khác mà còn biến những con người dè bỉu kia trở thành những kẻ xấu tính. Đó là một phong cách sống không mấy tốt đẹp. Chúng ta không nên và không có quyền đem ngoại hình của bất cứ ai ra chê bai bởi nếu chúng ta chê bai một ai đó thì cũng sẽ có người khác đem ngoại hình của ta ra mà dè bỉu. Bên cạnh những người miệt thị ngoại hình người khác thì vẫn có phần đông những người tôn trọng và đề cao vẻ đẹp của mỗi cá nhân khác nhau, họ không hề bình phẩm, không hạ thấp ngoại hình của người khác bởi mỗi người đều mang một hình hài khác nhau.

Thật vậy, hình hài ba mẹ ban cho không có lý nào mà ta tự ti với ngoại hình đó và những người khác càng không có quyền đem nó ra để chê bai, miệt thị. Vì một xã hội dân chủ văn minh hãy nói không với “body shaming”, nói không với miệt thị ngoại hình.
 

Bài tham khảo 2

“Body shaming” là những câu nói tiêu cực về ngoại hình của người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí giữa các thành viên trong gia đình. Bạn cần hiểu và đối diện với sự tự ti về ngoại hình của mình để những lời nhận xét không mấy thiện cảm không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Body shaming được dịch sát nghĩa là “chê bai ngoại hình”, một hình thức lạm dụng. ngôn ngữ để gièm pha, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, những người có khiếm khuyết về ngoại hình cũng tự “body shaming”.

Có nhiều kiểu chê bai cơ thể như chê bai thân hình, chê bai làn da, chê bai màu da,… Trường hợp phổ biến có thể kể đến là chê bai vì cân nặng như bị chê béo, béo phì. Điều này dễ gây trầm cảm, chán nản, rối loạn ăn uống và thậm chí là tăng cân cho người bị chê.

Ngoài ra, những người quá gầy và ốm yếu cũng dễ bị chế nhạo vì ngoại hình của họ. Hình thể là một nội dung tiêu biểu trong vấn đề phê phán ngoại hình. Hiện nay, tình trạng chê bai ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, trên mạng người ta thường nói người khác gầy quá, béo quá, cao quá, lùn quá. đùa, người nhận những lời đó sẽ dễ mặc cảm, buồn phiền, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để tăng cân, trông hoàn hảo hơn.

Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể thoát khỏi sự tự ti sau khi bị chê bai về ngoại hình. Họ có thể đi từ một người vui vẻ, hoạt bát trở thành một người nhút nhát, trốn tránh.

Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi dậy thì rất dễ quan tâm quá nhiều đến vấn đề body shaming. Thậm chí, có người đã bỏ mạng vì không chịu nổi áp lực bị chê bai về ngoại hình. Những người tự ti về ngoại hình rất dễ áp ​​dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ chỗ cảm thấy hơi tự ti, dần dần họ có thể chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá mức hoặc sử dụng các loại thuốc có hại. Ban đầu, nạn nhân của “body shaming” chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích về ngoại hình của họ tăng lên, họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết”. Trên thực tế, những gì người khác nói về ngoại hình của bạn là những gì bạn có thể dễ dàng nhận thấy là “quá béo” hoặc “quá gầy”. Nếu bạn biết rằng mọi người có ý kiến. Về nhan sắc, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn. Tiêu chuẩn cái đẹp thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, trước đây da trắng, môi trái tim mới được coi là đẹp thì nay da nâu, môi dày được coi là mốt. Có lẽ bạn rất khó bỏ ngoài tai những lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu bản thân mình, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu mọi thứ hơn. Không quan trọng bạn là người dễ tăng cân hay khó mập, miễn là bạn đã nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

Đôi khi mọi người nhận xét không tốt về ngoại hình của bạn chỉ để cho vui. Đối với người thân hoặc bạn bè, bạn nên nói rõ cảm xúc của mình. Có thể họ không biết rằng những trò đùa khiến bạn mặc cảm về ngoại hình của mình.

Sự chê bai về ngoại hình ngày càng phổ biến và có thể vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tâm lý của những người có tính cách nhạy cảm, tự ti. Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi nhận xét về ngoại hình của người khác. Ngoài ra, bản thân bạn hãy mạnh mẽ đối mặt với những mặc cảm, đừng để “body shaming” làm tổn thương mình.

Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×