LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Tác giả tác phẩm: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng - Ngữ văn 6 Cánh diều

Ngọc Anh | Chat Online
13/11 11:22:22
3 lượt xem

Tác giả tác phẩm: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng - Ngữ văn 6

I. Tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
1. Thể loại

Văn bản thông tin

2. Xuất xứ

Theo kienthuc.net.vn.

3. Phương thức biểu đạt

Thuyết minh

4. Tóm tắt tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Bài viết kể về quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bản tin chiều ngày 28-4-1975 đưa tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho bài hát ra đời. Không ngờ 30-4 thắng lơi, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam muốn có một bài hát và Phạm Tuyên đã nộp bài hát của mình. Sau khi được đồng ý thu thanh, suốt đêm hôm ấy, bài hát vang dội.

5. Bố cục tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Chia văn bản thành 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến bất hủ ấy): Giới thiệu về bài hát, tác giả và dẫn dắt tới nội dung của văn bản về quá trình ra đời bài hát.

- Phần 2 (Tiếp đến người khác viết thay): Quá trình ra đời bài hát.

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và giá trị của bài hát.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là văn bản cung cấp thông tin về bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng: tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa,...

- Nhằm ca ngợi ý nghĩa và sức âm vang, lan tỏa của nhạc phẩm bất hủ này.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, có dẫn chứng, trích lời nói cụ thể của nhân vật làm tăng tính chân thực.

- Đảm bảo tính chân thực, sinh động
 

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
1. Giới thiệu về bài hát, tác giả và dẫn dắt tới nội dung của văn bản về quá trình ra đời bài hát

- Thời điểm đăng tin vào 28/4/2013 trên báo điện tử của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam (kienthuc.net.vn) có ý nghĩa để kỉ niệm, nhớ lại chiến thắng vang dội của quân ta tại chiến trường phía Nam, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4

- Sự kiện thuật lại trong văn bản chính là thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

→ Tác dụng: Giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút lôi cuốn người đọc

- Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát này đồng thời tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc vào ngày đặc biệt giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Thông tin về tác giả Phạm Tuyên:

+ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương và là người con thứ chín của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn.

+ Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

+ Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.

2. Quá trình ra đời bài hát

- Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

3. Ý nghĩa và giá trị của bài hát

- Bài hát vượt qua thử thách của thời gian, đến mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia.

- Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca 'giã bạn' để kết thúc các cuộc gặp gỡ, văn nghệ quần chúng,...
 

III. Các bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
Bài tham khảo 1

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng đã sống trong mỗi trái tim người dân đất Việt ngần ấy thời gian. Ca khúc được lãnh đạo Đài cho anh chị em dàn hợp xướng 40 người do nhạc sĩ Cao Việt Bách chỉ huy, nghệ sĩ Đặng Hùng và Tuyết Thanh lĩnh xướng. Có lẽ sự sung sướng, xúc động quá lớn trước giờ phút chiến thắng mà tất cả mọi người từ nhạc công đến nhạc sĩ vừa đàn, vừa hát, vừa khóc. Cuối giờ chiều ngày 30/4/1975, bài hát được truyền đi trên hệ thống phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi bài hát vút lên, cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước trước thế giới. Ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, lan tỏa đến nhiều nước như Nga, Đức, Cuba, Trung Quốc. Và mấy chục năm qua, điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh” vẫn vang lên bừng bừng khí thế, rộn ràng niềm vui trong từng góc phố, khán đài, trong những cuộc giao lưu quốc tế. Mỗi lần đến ngày 30/4, trong tim mỗi người dân Việt lại thổn thức, xúc động khi nghe lại ca khúc này. Nghe những ca từ “30 năm chiến công dành trọn vẹn non song, ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công’, như đang đi giữa cờ hoa chiến thắng của ngày 30/4 cách đây 45 năm về trước giữa thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Như có Bác trong ngày vui đại thắng trở thành ca khúc chấm dứt đạn bom, là niềm khát vọng hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong bom rơi đạn nổ. Và đó cũng như bản hùng ca để cả dân tộc bước qua chiến tranh, sang một trang mới của Tổ quốc kiến thiết nước nhà.
 

Bài tham khảo 2

30 tháng 4 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gợi nhớ những bài hát của một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đi cùng năm tháng gắn với ngày này là 'Như có Bác trong ngày đại thắng' của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đến nay, đã 43 năm trôi qua nhưng mỗi lần giai điệu của ca khúc ngân lên, thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc lại sống dậy như sự kiện trọng đại này đang diễn ra vậy. Tên gọi chính xác của bài hát được Nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt là “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Tuy vậy tác phẩm vẫn thường được mọi người quen gọi là “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” mặc dù đây chỉ là câu hát mở đầu của bài. Mỗi lần đến ngày 30/4, trong tim mỗi người dân Việt lại thổn thức, xúc động khi nghe lại ca khúc này. Nghe những ca từ “30 năm chiến công dành trọn vẹn non song, ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công’, như đang đi giữa cờ hoa chiến thắng của ngày 30/4 cách đây 45 năm về trước giữa thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Như có Bác trong ngày vui đại thắng trở thành ca khúc chấm dứt đạn bom, là niềm khát vọng hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong bom rơi đạn nổ. Và đó cũng như bản hùng ca để cả dân tộc bước qua chiến tranh, sang một trang mới của Tổ quốc kiến thiết nước nhà.

Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư