Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 3 (Lê Đình Danh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:07:08 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
80 lượt xem
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 11 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 4 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 6 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 2 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
Lúc bấy giờ ở ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn có một người nông dân tên là Hồ Nhạc tuổi vừa quá đôi mươi, mặt mày phúc hậu, tay dài quá gối, tướng mạo phi phàm.
Ngày kia Nhạc vào rừng săn bắn, bỗng gặp một người bị cọp đuổi. Nhạc bèn giương cung lắp tên bắn một phát nhằm giữa trán cọp, cọp giãy nảy, chết ngay.
Thấy người bị nạn kết tóc đuôi sam, vận y phục người Tàu, Nhạc hỏi:
- Tôi xem ông không phải người ở xứ này, sao một mình vào chốn rừng sâu để đến nỗi suýt bị cọp dữ hại tánh mạng như thế?
Người ấy lạy tạ ơn đáp:
- Chẳng dám dấu ân nhân, tôi tên Quách Đại vốn là thầy địa lý ở Quảng Đông sang đây để tìm long điềm huyệt, nên một mình vào chốn núi non hiểm trở. Chẳng ngờ gặp hổ dữ, nếu không có ân nhân ra tay cứu mạng ắt thân này đã vào trong miệng cọp.
Nhạc cả cười nói đùa rằng:
- Tôi thật xưa nay không tin việc ấy. Nhưng nếu ông muốn đi tìm long huyệt, tôi tình nguyện làm hướng đạo và bảo vệ cho ông. Nếu sau này ông có làm vua xin thưởng cho tôi thật nhiều vàng bạc để cứu giúp dân tôi thoát cảnh nghèo khổ là đủ rồi.
Quách Đại vui mừng chấp thuận. Từ ấy Nhạc đưa Quách Đại đi khắp chốn núi non phủ Quy Nhơn để tìm long huyệt.
Ngày ấy Nhạc đưa Quách Đại đến đèo Mang (đèo An Khê ngày nay), khi leo lên đến núi Hoành Sơn đứng nhìn ra bốn hướng, Quách Đại cả mừng hỏi Nhạc:
- Hòn núi này tên gọi là núi gì?
- Núi này gọi là núi Hoành Sơn, tục gọi là núi Ngang. Phía bên tả là núi Trưng Sơn thường gọi là núi Bút, phía bên hữu là núi Hợi Sơn thường gọi là núi Nghiên.
- Vì sao gọi là núi Bút và núi Nghiên?
- Vì hòn núi Trưng Sơn ở bên tả cao hơn và nhọn như một ngòi bút viết lên trời nên dân gian thường gọi là núi Bút. Còn hòn Hợi Sơn ở bên hữu gọi là núi Nghiên vì trên đỉnh có một hồ nước vừa rộng vừa sâu quanh năm trong vắt không bao giờ cạn như là một nghiên mực vậy.
Quách Đại lại chỉ xuống ba hòn núi nhỏ dưới chân Hoành Sơn hỏi:
- Có ba hòn núi kia tên gọi là gì?
- Ba hòn núi nhỏ ấy, một hòn giống hình quả chuông nên gọi là Chung Sơn, một hòn giống hình quả ấn nên gọi là Ấn Sơn, một hòn thấp và dài kia giống hình thanh gươm nên gọi là núi Kiếm Sơn.
Quách Đại mừng quá vỗ tay nói lớn:
- Long huyệt chính là nằm trong núi Hoành Sơn này đó!
Hồ Nhạc nghi ngờ hỏi:
- Sao thầy dám quả quyết long huyệt nằm trong núi Hoành Sơn?
- Ân nhân không thấy sao? Núi Hoành Sơn này bên tả thì có Bút mà bên hữu thì có Nghiên để cho vua viết chiếu chỉ. Trước mặt thì có chuông để đánh gọi bá quan đến chầu. Lại có ấn kiếm định vị ngôi vua. Vậy núi Hoành Sơn này không phải là Bệ Rồng thì là gì nữa?
Nói xong quày quả ra về. Đến nhà Hồ Nhạc, Quách Đại cáo từ nói:
- Nay tôi phải về bên Quảng Đông, ít lâu nữa lại sang. Từ xưa ở xứ này hẳn có người biết đây là long địa nên mới đặt các hòn núi này tên là Nghiên, Bút, Chuông, Ấn, Kiếm. Biết long địa là việc dễ, biết long huyệt mới là việc khó. Chỉ mình tôi là biết long huyệt mà thôi.
Nói rồi bái biệt ra đi.
Ít lâu sau Quách Đại quay lại nhà Hồ Nhạc, mang theo một chiếc tráp ngoài bọc lụa điều lúc nào cũng kè kè bên mình. Nhạc biết ấy là hài cốt của song thân Quách Đại, hỏi rằng:
- Thầy đến đây đã ba ngày sao không đem hài cốt ấy mà táng vào long huyệt?
Đại cười đáp:
- Vũ trụ biến hoá đều nằm trong vòng của Âm, Dương, Ngũ hành cả. Khi can và chi giáp lại là sáu mươi năm long huyệt mới mở một lần. Mỗi lần mở chỉ trong một canh giờ là đóng. Biết long huyệt đã khó mà biết ngày giờ của long huyệt mở lại càng khó hơn gấp bội. Đợi ít hôm nữa long huyệt mở tôi sẽ táng hài cốt phụ thân tôi vào nơi ấy.
Đêm ấy Hồ Nhạc trằn trọc không ngủ được, ngồi dậy nghĩ thầm rằng: Trên đời lại có việc lạ thế sao? Cái lộc của sông núi nước Nam ta, tội gì để người Tàu sang hưởng. Nếu là Đại long huyệt để người Tàu đoạt đi, khi ấy họ cường thịnh lại sang xâm lấn nước ta, hiếp đáp dân ta, ấy là ta có tội với dân với nước vậy.
Nghĩ rồi liền cầm gươm vác cuốc đứng dậy đi ngay ra khỏi nhà. Ít hôm sau Quách Đại một mình ôm tráp lẻn lên núi Hoành Sơn. Vừa đến chân núi bỗng một con hổ vằn to lớn từ trong bụi rậm xông ra. Đại kinh hồn bạt vía quăng tráp vắt chân lên cổ mà chạy không dám ngoái đầu lại. Hồ Nhạc từ trong lốt hổ chui ra lấy tráp mở ra đánh tráo bộ hài cốt trong tráp, xong việc liền mang lốt hổ vào trong rừng mà nấp. Quách Đại chạy một hồi không thấy hổ đuổi theo liền mon men quay lại chỗ hổ vồ. Đến nơi thấy hổ đã bỏ đi, tráp vẫn còn nguyên vẹn. Đại mừng lắm bèn đem cái tráp ấy lên núi Hoành Sơn.
Nhạc nấp trong bụi rậm thấy thế cười thầm nghĩ:
- Ta phải theo Quách Đại rình xem long huyệt nằm ở đâu trên núi Hoành Sơn. Để sau này còn biết được mà xây mộ cho phụ thân.
Nghĩ rồi liền theo rình Quách Đại lên núi. Đến một hòn đá to, một nửa nằm dưới đất, một nửa lộ thiên. Quách Đại cả mừng một mình nói lớn:
- Núi Hoàng Sơn là một con rồng, đây chính là hàm rồng vậy.
Nhạc nghe Đại nói thế chăm chú nhìn, thấy hòn đá ấy hình dạng trông giống như cái đầu rồng thật, hồi hộp chờ xem. Chờ đến đúng giờ Ngọ bỗng thấy hòn đá miệng rồng nơi giáp đất nứt ra, phía trong có lỗ trống, Quách Đại liền đặt tráp vào trong lỗ ấy. Một giờ sau hàm rồng bằng đá ngậm miệng lại vẫn liền nguyên như cũ.
Quách Đại mừng quá vừa chạy xuống núi vừa hét lên rằng:
- Ta về nước đợi ngày lên ngôi Thiên tử. Giờ có gặp cọp, cọp cũng phải phục xuống lạy ta.
Nói xong liền bỏ về Quảng Đông. Hồ Nhạc thấy cảnh tượng như vậy rùng mình sởn ốc nói thầm:
- Trên đời này lại có việc lạ thế thật sao?
Từ ấy Hồ Nhạc đêm ngày ôm ấp mộng làm vua!
Nhạc thường ngày đi đây đi đó, thấy cảnh dân nghèo khắp chốn không tiền nộp thuế bị quan binh dùng roi vọt mà đánh đập, bắt tù đầy, nơi phố phường người ăn xin đầy rẫy, chỗ nông thôn cũng lắm người chết đói, Nhạc thương xót lấy làm đau lòng lắm. Lúc bấy giờ ở trên đỉnh đèo Mang gọi là Tây Sơn Thượng là một vùng rừng hoang rộng hàng vạn dặm, quyền hạn binh triều không lên đến nơi này. Nhạc bèn lập kế giả dạng người đi buôn trầu, lên Tây Sơn Thượng (An Khê ngày nay) mua trầu của người Thượng rồi đánh xe ngựa về thành Quy Nhơn bán (thị trấn Đập Đá ngày nay). Được bạc Nhạc lại xuống chợ Giả (thành phố Quy Nhơn ngày nay) mua muối, đánh xe ngược lên Tây Sơn Thượng đổi cho người Thượng lấy trầu nguồn. Gặp những người dân cùng đường đói rách, Nhạc lén đem họ lên Tây Sơn Thượng chu cấp gạo muối cho khai khẩn đất hoang. Chẳng bao lâu số người Nhạc đem lên Tây Sơn Thượng lên đến mấy trăm thủ hạ. Mỗi khi chờ Nhạc đem gạo, muối tới, lâu không thấy, bọn thủ hạ thường đến đỉnh đèo Mang ngồi ngóng, đặt câu hát rằng:
Ơn ông Hồ Nhạc chí tình
Tây Sơn quạnh quẽ nhưng mình vẫn vui
Tiếng ca vang dội núi rừng Tây Sơn Thượng.
oOo
Lúc bấy giờ xa giá của chúa Võ vương đến nghỉ đêm tại phủ Quy Nhơn. Ngô Mãnh chia quân cấm vệ canh phòng cẩn mật, tự mình lúc nào cũng đeo gươm canh ngay cửa dinh của chúa.
Canh ba đêm ấy bỗng nghe lính gác la rân:
- Thích khách! Có Thích khách.
Ngô Mãnh lập tức tuốt gươm khỏi vỏ, quát quân lính vây bắt. Tên thích khách vung song đao loang loáng giết chết vài chục quân lính. Song quân canh đông quá vây lớp trong lớp ngoài dồn thích khách vào cạnh chuồng ngựa. Bỗng ngựa cất tiếng hí vang. Thích khách nghĩ thầm: Tiếng hí thật vô cùng hùng dũng, ắt phải là tuấn mã hiếm có trên đời, ta cướp lấy chạy mau mới mong thoát chết.
Chúa đang ngon giấc nghe tin thích khách, giật mình run cầm cập, không cho Ngô Mãnh rời khỏi phòng mình. Bỗng nghe tiếng ngựa hí, chúa liền hỏi Ngô Mãnh:
- Ngô tướng quân, ngựa Xích kỳ của ta làm sao thế?
Đang đứng ngoài trướng thị chiến, Mãnh quay vào đáp:
- Kính Chúa, tên thích khách đã cưỡi ngựa Xích kỳ hòng chạy thoát thân nhưng quân ta đang vây chặt, đao kiếm loạn xạ thế kia e quăng chuột bể đồ.
Chúa hổn hển bảo:
- Lập tức truyền lệnh của ta đánh bắt tên thích khách thế nào thì tùy nhưng không được hại đến ngựa quý. Nếu kẻ nào sai lệnh chém đầu.
Lệnh được truyền ra. Tên thích khách nghe thấy, liền múa song đao vùn vụt giết thêm vài chục tên lính nữa mà giáo gươm của binh cấm vệ chẳng phạm được vào người. Quân lính không dám chém chân ngựa, nhờ vậy mà thích khách vượt khỏi trùng vây chạy thoát.
Chúa lập tức cho mời quan trấn thủ phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên đến bảo:
- Ngươi lập tức phát lệnh cho toàn quân trong phủ huyện thấy kẻ nào cưỡi ngựa cao lớn toàn thân đỏ như lửa hãy giết chết, mang ngựa về đây cho ta. Hạn cho mười ngày nếu không có ngựa thì mang đầu ngươi về kinh thay thế.
Rồi chúa quay sang Ngô Mãnh:
- Ngươi hãy sửa soạn xe ngựa ngày mai xa giá hồi kinh.
Nói đến đây chúa vừa sợ vừa uất ngã ra bất tỉnh.
oOo
Nói về tên thích khách chạy đến đâu cũng bị quan quân truy đuổi. Bèn nhằm hướng núi rừng An Khê Tây Sơn Thượng mà chạy. Ngựa Xích kỳ dù tuấn mã nhưng chạy suốt đêm ngày không ăn uống nên đã đuối sức mà phía sau quan quân đuổi theo rất gấp. Trong cơn nguy khốn bỗng thấy một người từ đèo Mang đi xuống. Người này tuổi trạc hai lăm, mặt mày cương nghị dáng dấp oai phong, đi trước một cỗ xe chở toàn lá trầu có mười người theo sau áp tải. Người ấy thấy quan quân vài mươi người đuổi bắt một tên mặt vuông râu rậm. Biết tên này đã đuối sức, người ấy cùng đồng bọn đón bắt trói lại quăng lên xe trầu chờ quan quân đến nói:
- Chúng tôi là kẻ lái buôn xin bắt cướp giúp quan.
Quan quân đến gần liền bị người ấy cùng đồ đảng rút gươm giết sạch. Thích khách hỏi:
- Bắt ta cho bọn chúng, rồi lại giết chúng là cớ làm sao?
Người ấy cười lớn đáp:
- Anh chưa biết đấy thôi, ta đây là Hồ Nhạc quê ở ấp Kiên Thành, chuyên đi buôn trầu, người quanh vùng gọi là anh Hai trầu. Ta vốn rất ghét lũ quan quân triều đình tham lam tàn ác. Ta bắt anh dụ chúng đến gần cho dễ ra tay mà thôi. Còn anh vì sao bị chúng rượt đuổi đến đây?
Thích khách đáp.
- Tôi tên Nguyễn Văn Tuyết là kẻ không nhà ở huyện Tuy Viễn. Nghe chúa Nguyễn xa giá đến Quy Nhơn thì định làm như Kinh Kha thuở ấy, nhưng việc bại lộ mới chạy đến đây may gặp được ân nhân. Xin nhận lạy này tạ ơn cứu mạng.
Hồ Nhạc đỡ Tuyết dậy nói:
- Kiến nghĩa bất vi vô dòng giả, kể ơn nghĩa làm gì. Vừa rồi anh nói tên Nguyễn Văn Tuyết, có phải song đao Nguyễn Văn Tuyết lừng danh Tuy Viễn đó chăng?
Tuyết đáp:
- Người quanh vùng thường gọi tôi tên ấy!
- Giờ Văn Tuyết định đi về đâu?
- Tuyết tôi bị truy đuổi là do quân triều nhận dạng con ngựa Xích kỳ, nguyên là tuấn mã của chúa, tôi cướp được đêm rồi. Nếu bỏ ngựa thì có ai biết Tuyết là ai, nhưng bỏ ngựa hay thì uổng quá thành ra cũng chưa biết tính sao.
Hồ Nhạc cầm tay Nguyễn Văn Tuyết nói:
- Tôi vốn đang chiêu tập quân mã vài trăm người lập doanh trại ở Tây Sơn Thượng. Ấy là chốn núi rừng hiểm trở, quyền hành binh triều không với tới. Nay không chỗ nương thân, anh có thể cùng tôi lên ấy điều binh giúp người khốn khổ bị bức bách cùng đường được chăng?
Tuyết vái lạy thưa:
- Thú thật từ lâu tôi đã nghe danh chủ tướng là người tài đức vẹn toàn. Hôm nay gặp mặt đã thoả lòng mong ước. Nếu chủ tướng thương dùng, tôi nguyện đem chút tài mọn đáp đền ơn tri ngộ.
Nhạc cả mừng bảo quân áp tải xe trầu đi trước, rồi cùng Nguyễn Văn Tuyết hai ngựa song song ngược đường đèo Mang lên Tây Sơn Thượng.
Ngày kia Nhạc vào rừng săn bắn, bỗng gặp một người bị cọp đuổi. Nhạc bèn giương cung lắp tên bắn một phát nhằm giữa trán cọp, cọp giãy nảy, chết ngay.
Thấy người bị nạn kết tóc đuôi sam, vận y phục người Tàu, Nhạc hỏi:
- Tôi xem ông không phải người ở xứ này, sao một mình vào chốn rừng sâu để đến nỗi suýt bị cọp dữ hại tánh mạng như thế?
Người ấy lạy tạ ơn đáp:
- Chẳng dám dấu ân nhân, tôi tên Quách Đại vốn là thầy địa lý ở Quảng Đông sang đây để tìm long điềm huyệt, nên một mình vào chốn núi non hiểm trở. Chẳng ngờ gặp hổ dữ, nếu không có ân nhân ra tay cứu mạng ắt thân này đã vào trong miệng cọp.
Nhạc cả cười nói đùa rằng:
- Tôi thật xưa nay không tin việc ấy. Nhưng nếu ông muốn đi tìm long huyệt, tôi tình nguyện làm hướng đạo và bảo vệ cho ông. Nếu sau này ông có làm vua xin thưởng cho tôi thật nhiều vàng bạc để cứu giúp dân tôi thoát cảnh nghèo khổ là đủ rồi.
Quách Đại vui mừng chấp thuận. Từ ấy Nhạc đưa Quách Đại đi khắp chốn núi non phủ Quy Nhơn để tìm long huyệt.
Ngày ấy Nhạc đưa Quách Đại đến đèo Mang (đèo An Khê ngày nay), khi leo lên đến núi Hoành Sơn đứng nhìn ra bốn hướng, Quách Đại cả mừng hỏi Nhạc:
- Hòn núi này tên gọi là núi gì?
- Núi này gọi là núi Hoành Sơn, tục gọi là núi Ngang. Phía bên tả là núi Trưng Sơn thường gọi là núi Bút, phía bên hữu là núi Hợi Sơn thường gọi là núi Nghiên.
- Vì sao gọi là núi Bút và núi Nghiên?
- Vì hòn núi Trưng Sơn ở bên tả cao hơn và nhọn như một ngòi bút viết lên trời nên dân gian thường gọi là núi Bút. Còn hòn Hợi Sơn ở bên hữu gọi là núi Nghiên vì trên đỉnh có một hồ nước vừa rộng vừa sâu quanh năm trong vắt không bao giờ cạn như là một nghiên mực vậy.
Quách Đại lại chỉ xuống ba hòn núi nhỏ dưới chân Hoành Sơn hỏi:
- Có ba hòn núi kia tên gọi là gì?
- Ba hòn núi nhỏ ấy, một hòn giống hình quả chuông nên gọi là Chung Sơn, một hòn giống hình quả ấn nên gọi là Ấn Sơn, một hòn thấp và dài kia giống hình thanh gươm nên gọi là núi Kiếm Sơn.
Quách Đại mừng quá vỗ tay nói lớn:
- Long huyệt chính là nằm trong núi Hoành Sơn này đó!
Hồ Nhạc nghi ngờ hỏi:
- Sao thầy dám quả quyết long huyệt nằm trong núi Hoành Sơn?
- Ân nhân không thấy sao? Núi Hoành Sơn này bên tả thì có Bút mà bên hữu thì có Nghiên để cho vua viết chiếu chỉ. Trước mặt thì có chuông để đánh gọi bá quan đến chầu. Lại có ấn kiếm định vị ngôi vua. Vậy núi Hoành Sơn này không phải là Bệ Rồng thì là gì nữa?
Nói xong quày quả ra về. Đến nhà Hồ Nhạc, Quách Đại cáo từ nói:
- Nay tôi phải về bên Quảng Đông, ít lâu nữa lại sang. Từ xưa ở xứ này hẳn có người biết đây là long địa nên mới đặt các hòn núi này tên là Nghiên, Bút, Chuông, Ấn, Kiếm. Biết long địa là việc dễ, biết long huyệt mới là việc khó. Chỉ mình tôi là biết long huyệt mà thôi.
Nói rồi bái biệt ra đi.
Ít lâu sau Quách Đại quay lại nhà Hồ Nhạc, mang theo một chiếc tráp ngoài bọc lụa điều lúc nào cũng kè kè bên mình. Nhạc biết ấy là hài cốt của song thân Quách Đại, hỏi rằng:
- Thầy đến đây đã ba ngày sao không đem hài cốt ấy mà táng vào long huyệt?
Đại cười đáp:
- Vũ trụ biến hoá đều nằm trong vòng của Âm, Dương, Ngũ hành cả. Khi can và chi giáp lại là sáu mươi năm long huyệt mới mở một lần. Mỗi lần mở chỉ trong một canh giờ là đóng. Biết long huyệt đã khó mà biết ngày giờ của long huyệt mở lại càng khó hơn gấp bội. Đợi ít hôm nữa long huyệt mở tôi sẽ táng hài cốt phụ thân tôi vào nơi ấy.
Đêm ấy Hồ Nhạc trằn trọc không ngủ được, ngồi dậy nghĩ thầm rằng: Trên đời lại có việc lạ thế sao? Cái lộc của sông núi nước Nam ta, tội gì để người Tàu sang hưởng. Nếu là Đại long huyệt để người Tàu đoạt đi, khi ấy họ cường thịnh lại sang xâm lấn nước ta, hiếp đáp dân ta, ấy là ta có tội với dân với nước vậy.
Nghĩ rồi liền cầm gươm vác cuốc đứng dậy đi ngay ra khỏi nhà. Ít hôm sau Quách Đại một mình ôm tráp lẻn lên núi Hoành Sơn. Vừa đến chân núi bỗng một con hổ vằn to lớn từ trong bụi rậm xông ra. Đại kinh hồn bạt vía quăng tráp vắt chân lên cổ mà chạy không dám ngoái đầu lại. Hồ Nhạc từ trong lốt hổ chui ra lấy tráp mở ra đánh tráo bộ hài cốt trong tráp, xong việc liền mang lốt hổ vào trong rừng mà nấp. Quách Đại chạy một hồi không thấy hổ đuổi theo liền mon men quay lại chỗ hổ vồ. Đến nơi thấy hổ đã bỏ đi, tráp vẫn còn nguyên vẹn. Đại mừng lắm bèn đem cái tráp ấy lên núi Hoành Sơn.
Nhạc nấp trong bụi rậm thấy thế cười thầm nghĩ:
- Ta phải theo Quách Đại rình xem long huyệt nằm ở đâu trên núi Hoành Sơn. Để sau này còn biết được mà xây mộ cho phụ thân.
Nghĩ rồi liền theo rình Quách Đại lên núi. Đến một hòn đá to, một nửa nằm dưới đất, một nửa lộ thiên. Quách Đại cả mừng một mình nói lớn:
- Núi Hoàng Sơn là một con rồng, đây chính là hàm rồng vậy.
Nhạc nghe Đại nói thế chăm chú nhìn, thấy hòn đá ấy hình dạng trông giống như cái đầu rồng thật, hồi hộp chờ xem. Chờ đến đúng giờ Ngọ bỗng thấy hòn đá miệng rồng nơi giáp đất nứt ra, phía trong có lỗ trống, Quách Đại liền đặt tráp vào trong lỗ ấy. Một giờ sau hàm rồng bằng đá ngậm miệng lại vẫn liền nguyên như cũ.
Quách Đại mừng quá vừa chạy xuống núi vừa hét lên rằng:
- Ta về nước đợi ngày lên ngôi Thiên tử. Giờ có gặp cọp, cọp cũng phải phục xuống lạy ta.
Nói xong liền bỏ về Quảng Đông. Hồ Nhạc thấy cảnh tượng như vậy rùng mình sởn ốc nói thầm:
- Trên đời này lại có việc lạ thế thật sao?
Từ ấy Hồ Nhạc đêm ngày ôm ấp mộng làm vua!
Nhạc thường ngày đi đây đi đó, thấy cảnh dân nghèo khắp chốn không tiền nộp thuế bị quan binh dùng roi vọt mà đánh đập, bắt tù đầy, nơi phố phường người ăn xin đầy rẫy, chỗ nông thôn cũng lắm người chết đói, Nhạc thương xót lấy làm đau lòng lắm. Lúc bấy giờ ở trên đỉnh đèo Mang gọi là Tây Sơn Thượng là một vùng rừng hoang rộng hàng vạn dặm, quyền hạn binh triều không lên đến nơi này. Nhạc bèn lập kế giả dạng người đi buôn trầu, lên Tây Sơn Thượng (An Khê ngày nay) mua trầu của người Thượng rồi đánh xe ngựa về thành Quy Nhơn bán (thị trấn Đập Đá ngày nay). Được bạc Nhạc lại xuống chợ Giả (thành phố Quy Nhơn ngày nay) mua muối, đánh xe ngược lên Tây Sơn Thượng đổi cho người Thượng lấy trầu nguồn. Gặp những người dân cùng đường đói rách, Nhạc lén đem họ lên Tây Sơn Thượng chu cấp gạo muối cho khai khẩn đất hoang. Chẳng bao lâu số người Nhạc đem lên Tây Sơn Thượng lên đến mấy trăm thủ hạ. Mỗi khi chờ Nhạc đem gạo, muối tới, lâu không thấy, bọn thủ hạ thường đến đỉnh đèo Mang ngồi ngóng, đặt câu hát rằng:
Ơn ông Hồ Nhạc chí tình
Tây Sơn quạnh quẽ nhưng mình vẫn vui
Tiếng ca vang dội núi rừng Tây Sơn Thượng.
oOo
Lúc bấy giờ xa giá của chúa Võ vương đến nghỉ đêm tại phủ Quy Nhơn. Ngô Mãnh chia quân cấm vệ canh phòng cẩn mật, tự mình lúc nào cũng đeo gươm canh ngay cửa dinh của chúa.
Canh ba đêm ấy bỗng nghe lính gác la rân:
- Thích khách! Có Thích khách.
Ngô Mãnh lập tức tuốt gươm khỏi vỏ, quát quân lính vây bắt. Tên thích khách vung song đao loang loáng giết chết vài chục quân lính. Song quân canh đông quá vây lớp trong lớp ngoài dồn thích khách vào cạnh chuồng ngựa. Bỗng ngựa cất tiếng hí vang. Thích khách nghĩ thầm: Tiếng hí thật vô cùng hùng dũng, ắt phải là tuấn mã hiếm có trên đời, ta cướp lấy chạy mau mới mong thoát chết.
Chúa đang ngon giấc nghe tin thích khách, giật mình run cầm cập, không cho Ngô Mãnh rời khỏi phòng mình. Bỗng nghe tiếng ngựa hí, chúa liền hỏi Ngô Mãnh:
- Ngô tướng quân, ngựa Xích kỳ của ta làm sao thế?
Đang đứng ngoài trướng thị chiến, Mãnh quay vào đáp:
- Kính Chúa, tên thích khách đã cưỡi ngựa Xích kỳ hòng chạy thoát thân nhưng quân ta đang vây chặt, đao kiếm loạn xạ thế kia e quăng chuột bể đồ.
Chúa hổn hển bảo:
- Lập tức truyền lệnh của ta đánh bắt tên thích khách thế nào thì tùy nhưng không được hại đến ngựa quý. Nếu kẻ nào sai lệnh chém đầu.
Lệnh được truyền ra. Tên thích khách nghe thấy, liền múa song đao vùn vụt giết thêm vài chục tên lính nữa mà giáo gươm của binh cấm vệ chẳng phạm được vào người. Quân lính không dám chém chân ngựa, nhờ vậy mà thích khách vượt khỏi trùng vây chạy thoát.
Chúa lập tức cho mời quan trấn thủ phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên đến bảo:
- Ngươi lập tức phát lệnh cho toàn quân trong phủ huyện thấy kẻ nào cưỡi ngựa cao lớn toàn thân đỏ như lửa hãy giết chết, mang ngựa về đây cho ta. Hạn cho mười ngày nếu không có ngựa thì mang đầu ngươi về kinh thay thế.
Rồi chúa quay sang Ngô Mãnh:
- Ngươi hãy sửa soạn xe ngựa ngày mai xa giá hồi kinh.
Nói đến đây chúa vừa sợ vừa uất ngã ra bất tỉnh.
oOo
Nói về tên thích khách chạy đến đâu cũng bị quan quân truy đuổi. Bèn nhằm hướng núi rừng An Khê Tây Sơn Thượng mà chạy. Ngựa Xích kỳ dù tuấn mã nhưng chạy suốt đêm ngày không ăn uống nên đã đuối sức mà phía sau quan quân đuổi theo rất gấp. Trong cơn nguy khốn bỗng thấy một người từ đèo Mang đi xuống. Người này tuổi trạc hai lăm, mặt mày cương nghị dáng dấp oai phong, đi trước một cỗ xe chở toàn lá trầu có mười người theo sau áp tải. Người ấy thấy quan quân vài mươi người đuổi bắt một tên mặt vuông râu rậm. Biết tên này đã đuối sức, người ấy cùng đồng bọn đón bắt trói lại quăng lên xe trầu chờ quan quân đến nói:
- Chúng tôi là kẻ lái buôn xin bắt cướp giúp quan.
Quan quân đến gần liền bị người ấy cùng đồ đảng rút gươm giết sạch. Thích khách hỏi:
- Bắt ta cho bọn chúng, rồi lại giết chúng là cớ làm sao?
Người ấy cười lớn đáp:
- Anh chưa biết đấy thôi, ta đây là Hồ Nhạc quê ở ấp Kiên Thành, chuyên đi buôn trầu, người quanh vùng gọi là anh Hai trầu. Ta vốn rất ghét lũ quan quân triều đình tham lam tàn ác. Ta bắt anh dụ chúng đến gần cho dễ ra tay mà thôi. Còn anh vì sao bị chúng rượt đuổi đến đây?
Thích khách đáp.
- Tôi tên Nguyễn Văn Tuyết là kẻ không nhà ở huyện Tuy Viễn. Nghe chúa Nguyễn xa giá đến Quy Nhơn thì định làm như Kinh Kha thuở ấy, nhưng việc bại lộ mới chạy đến đây may gặp được ân nhân. Xin nhận lạy này tạ ơn cứu mạng.
Hồ Nhạc đỡ Tuyết dậy nói:
- Kiến nghĩa bất vi vô dòng giả, kể ơn nghĩa làm gì. Vừa rồi anh nói tên Nguyễn Văn Tuyết, có phải song đao Nguyễn Văn Tuyết lừng danh Tuy Viễn đó chăng?
Tuyết đáp:
- Người quanh vùng thường gọi tôi tên ấy!
- Giờ Văn Tuyết định đi về đâu?
- Tuyết tôi bị truy đuổi là do quân triều nhận dạng con ngựa Xích kỳ, nguyên là tuấn mã của chúa, tôi cướp được đêm rồi. Nếu bỏ ngựa thì có ai biết Tuyết là ai, nhưng bỏ ngựa hay thì uổng quá thành ra cũng chưa biết tính sao.
Hồ Nhạc cầm tay Nguyễn Văn Tuyết nói:
- Tôi vốn đang chiêu tập quân mã vài trăm người lập doanh trại ở Tây Sơn Thượng. Ấy là chốn núi rừng hiểm trở, quyền hành binh triều không với tới. Nay không chỗ nương thân, anh có thể cùng tôi lên ấy điều binh giúp người khốn khổ bị bức bách cùng đường được chăng?
Tuyết vái lạy thưa:
- Thú thật từ lâu tôi đã nghe danh chủ tướng là người tài đức vẹn toàn. Hôm nay gặp mặt đã thoả lòng mong ước. Nếu chủ tướng thương dùng, tôi nguyện đem chút tài mọn đáp đền ơn tri ngộ.
Nhạc cả mừng bảo quân áp tải xe trầu đi trước, rồi cùng Nguyễn Văn Tuyết hai ngựa song song ngược đường đèo Mang lên Tây Sơn Thượng.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 3 (Lê Đình Danh),Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 3,Lê Đình Danh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!