Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 61 (Lê Đình Danh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:18:51 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
153 lượt xem
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 62 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 63 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 59 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 60 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
Nhắc lại Nguyễn Vương ở Gia Định nghe tin vua Quang Trung mất, đợi đến mùa gió Nồm bèn đem thuỷ binh tiến đánh Quy Nhơn.
Chiến thuyền quân Nguyễn tiến đến vùng biển phủ Quy Nhơn, bỗng thấy trên một hôn đào ngoài khơi khói lên nghi ngút, Nguyễn vương hỏi:
- Đảo này là đảo gì? Sao khỏi lại bốc lên thế?
Ngô Tùng Châu đáp:
- Đảo này tên là Thành Châu Dự (này là Cù Lao Xanh) Lê Trung cho quân đặt vọng gác ở đảo, hễ thấy quân ta đến thì đốt lửa làm hiệu cho quân trong thành biết mà đề phòng.
Nguyễn vương bảo:
- Truyền quân tiến vào cửa Thị Nại xem quân Tây Sơn động tĩnh thế nào.
Quân Nguyễn vào đến gần cửa biển thấy chiến thuyền Tây Sơn đã rút hết vào đầm Thị Nại. Nguyễn vương hỏi:
- Lê Trung chưa đánh đã lui là ý thế nào.
Võ Tánh đáp:
- Lê Trung giỏi dùng quân. Biết đóng thuỷ trại ngoài cửa biển sẽ bị ta thuận gió Nồm dùng hoả công mà đánh nên mới lui vào đầm Thị Nại.
Nguyễn vương lại hạ lệnh:
- Truyền quân tiến vào đầm Thị Nại.
Chiến thuyền quân Nguyễn lại ồ ạt tiến lên. Cửa biển hẹp, chiến thuyền kề nhau san sát. Bỗng nghe một phát pháo lệnh nổ vang, đại bác quân Tây Sơn tứ trên núi Phương Mai bắn xuống như mưa, thuyền quân Nguyễn đắm vỡ rất nhiều. Nguyễn vương đành lui ra ngoài biển lập thuỷ trại. Nguyễn vương hội các tướng nói:
- Đất Quy Nhơn hiểm trở, dọc theo bờ biển đều có núi non làm thành trì che chở. Cửa Thị Nại hẹp quân Tây Sơn từ cao bắn xuống không thể nào đánh được. Theo ta muốn đánh Quy Nhơn tất phải đánh Phú Yên trước.
Ngô Tùng Châu hỏi:
- Đánh Phú Yên thì sao đánh được Quy Nhơn?
Nguyễn vương đáp:
- Ta đem thuỷ binh quay trở vào đánh Phú Yên. Nguyễn Quang Huy ở Phú Yên ít quân tất gọi Lê Trung đem bộ binh vào cứu. Đợi Lê Trung tới nơi ta lại thuận gió Nồm xuôi thuyền ra đánh Quy Nhơn. Lê Trung dù đem quân trở lại cũng không còn kịp nữa.
Các tướng đồng thanh khen:
- Thượng vương liệu việc như thần, chúng thần xin bái phục.
Sáng hôm sau quân do thám Tây Sơn vào bảo với Lê Trung:
- Thưa tướng quân, quân Nguyễn đã rút binh hết cả rồi.
Lê Trung cười to nói:
- Nam xưa ta đã từng theo vua em Quang Trung vào Nam đánh Phúc Ánh. Hắn tài cán gì mà đánh nổi ta.
Ít hôm sau vua Thái Đức gọi Lê Trung vào báo:
- Nguyễn Phúc Ánh đem mười vạn quân vây thành Phú Yên rất ngặt. Nguyễn Quang Huy sa người về cầu cứu. Vậy khanh hay đem năm vạn qua đi cứu Phú Yên.
Lê Trung tức giận nói:
- Cha cha! Nguyễn Phúc Ánh thấy vừa em vua mất mới dám lộng hành. Thần sẽ đánh một trận cho nó biết tay.
Vua Thái Đức hỏi:
- Khanh đi nên đem theo tướng nào?
Trung đáp:
- Thần chỉ đi một mình mà thôi. Xin để con rể thần là Lê Chất ở lại cùng Thái tử Bảo thủ thành Quy Nhơn.
Vua Thái Đức nói:
- Phúc Ánh đánh Quy Nhơn không được nên mới vào đánh Phú Yên thì Quy Nhơn cần gì phòng thủ nữa. Vả lại một mình khanh vào thành đánh nhà với giặc binh đông tướng mạnh ta lấy làm lo lắm.
Lê Trung đáp:
- Kinh thành là trúng tâm của xã tức. Kinh thành còn thì xã tắc còn, kinh thành mất xã tắc mặt, không thể lơ là việc phòng thủ. Vả lại nếu ta đem hết binh tướng vào Phú Yên, ngộ nhỡ Phúc Ánh lại thuận gió Nồm đem thuỷ binh ra đánh Quy Nhơn thì sao? Khi ấy bọn thần quân bộ ngăn sông cách núi dù đem quân về cứu giá e không còn kịp nữa.
Nói rồi Trung lãnh lệnh đem binh vào cứu Phú Yên. Trước khi đi Trung gọi Lê Chất đến dặn:
- Khi cha đi rồi còn phải cùng Thái tử Bảo căn phòng cẩn mật các nơi hiểm yếu, đề phòng kế điệu hổ ly sơn của Nguyễn Phúc Ánh. Dù vua có bảo đi tiếp ứng cho cha cũng quyết không được đi.
Lê Chất thưa:
- Con xin vâng lời cha dạy.
Trung đi rồi, vua Thái Đức gọi Lê Chất đến bảo:
- Cha cháu vì quá lo xa, sợ Nguyễn Phúc Ánh quay lại đánh Quy Nhơn nên mới một mình đi cứu Phú Yên. Vậy cháu hãy lãnh một đạo quân đi tiếp ứng cho cha cháu mới được.
Lê Chất quỳ thưa:
- Trước khi đi cha thần có dặn không được bỏ Quy Nhơn mà đi tiếp ứng cho người. Nếu thần vâng lệnh Bệ hạ mà đi vào gặp cha thế nào cũng bị cha thần bắt tội. Xin Bệ hạ minh xét.
Thái tử Bảo bước ra thưa
- Lời Lê Chất hữu lý. Vậy con xin đi tiếp ứng cho Lê Trung tướng quân.
Lê Chất vội can:
- Mặt biển Quy Nhơn có ba cửa: cửa Thị Nại, cửa Cách Thử và cửa Đạm Thuỷ. Trước cha con thần và Thái tử Bảo ba người giữ ba nơi nên Nguyễn Phúc Ánh đánh không được phải quay vào đánh Phú Yên. Nay còn lại một mình thần làm sao có thể giữ được cửa không cho thuỷ quân giặc đổ bộ vào Quy Nhơn.
Vua Thái Đức bực mình gắt:
- Phúc Ánh đã đi rồi lý đâu còn quay lại mà ngươi phòng ngai. Nếu cha ngươi có điều sa sẩy ngươi là không mang tiếng là người bất hiếu hay sao. Ngươi sợ tội thì ta đã cho Nguyễn Bảo đi thay sao còn ngăn trở không cho tiếp ứng cha mình.
Lê Chất chẳng biết trả lời thế nào nên không dám mở miệng can ngăn. Nguyễn Bảo liền đem một đạo quân lập tức vào Phú Yên trợ chiến.
Ở thành Phú Yên tướng Tây Sơn là Nguyễn Quang Huy canh phòng cẩn mật.
Nguyễn vương sai quận công thành. Quang Huy bảo quân lăn gỗ đổ nước sôi xuống. Quân Nguyễn phải lui. Nguyễn vương chưa biết cách gì hạ thành Phú Yên thì quân do thám vào báo:
- Thưa Thượng vương, Lê Trung ở Quy Nhơn đem năm vạn quân vào cứu Phú Yên.
Nguyễn vương cả mừng bảo:
- Lê Trung quả nhiên trúng kế điệu hổ ly sơn của ta. Tống Việt Phước, Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương đâu.
Ba anh em họ Tống bước ra thưa:
- Có thần!
- Các ngươi hãy lãnh hai vạn quân ở lại cầm chân Lê Trung. Lệnh toàn quân xuống thuyền xuôi gió Nồm bất ngờ tiến đánh Quy Nhơn.
Quân Nguyễn đổ bộ vào cửa Cách Thư rồi đánh tập hậu quân Lê Chất ở cửa Thị Nại. Lê Chất thế cô thua binh phải chạy về cố thủ thành Quy Nhơn, Nguyễn vương tiến lên vây thành Quy Nhơn. Vua Thái Đức than:
- Bởi ta không nghe lời Lê Trung nên lầm kế của Nguyễn Phúc Ánh. Nay đành phải chờ Lê Trung và Nguyễn Bảo đem quân về cứu giá chứ biết làm sao.
Lê Chất nói:
- Thần e Nguyễn Phúc Ánh cho tướng giỏi trấn ở Cù Mông thì dù cha thần và Thái tử có thiên binh vạn mã cũng không về cứu được.
Vua Thái Đức hỏi:
- Vậy thì phải làm sao.
- Thần xin một mình đột phá vòng vây chạy ra Phú Xuân xin binh cầu viện.
- Nhưng cháu đi rồi lấy ai thủ thành.
- Chỉ còn một mình Bệ hạ mà thôi.
Vua than:
- Ta này tuổi giá sức yếu sao có thể chống lại quân Nguyễn hùng mạnh được.
Chất đáp:
- Thành Quy Nhơn vô cùng kiên cố, lương thực dồi dào quân sĩ thiện chiến. Chỉ cần Bệ hạ quyết chí kiên cường sẽ khiến quân ta hết lòng đánh giặc thì vẫn giữ được thành. Chờ thần đi xin binh cứu viện về sẽ giải vậy cho Bệ hạ.
Nói xong Lê Chất cầm thương lên ngựa xông ra cửa Bắc thành, gặp tướng đánh tướng, gặp quân giết quân giữa vòng gươm giao như chỗ không người. Nguyễn vương đứng trên đời cao trông thấy hỏi:
- Viên tướng kia là ai quả nhiên vũ dũng phi thường.
Võ Tánh đứng gần đáp:
- Ấy là Lê Chất con rể của Lê Trung. Chắc hắn định phá vây về Phú Xuân cầu cứu.
Nguyễn vương hỏi:
- Ai dám bắt Lê Chất.
Võ Tánh đáp:
- Thần xin đi.
Đoạn Tánh cầm thương lên ngựa xông ra chặn Lê Chất mà đánh. Hai tướng quần nhau như rồng bay phượng múa. Đánh một hồi Võ Tánh núng thế, Nguyễn vương liền sai Nguyễn Huỳnh Đức ra trợ chiến. Lê Chất trông thấy quất ngựa chạy dài. Nguyễn Huỳnh Đức đuổi theo hét lớn rằng:
- Lê Chất chạy đâu cho thoát!
Lê Chất giương cung lắp tên bất ngờ quay lại bắn một phát. Đức giật mình cúi đầu mà tránh, mũi tên cắm phập vào chóp nón của Đức. Đức kinh hãi không dám đuối theo. Lê Chất một mình ra khói vòng vây chạy thoát.
***
Lê Chất thúc ngựa đi đem ngày không nghĩ đến Phú Xuân ra mắt vua Cảnh Thịnh, Chất thưa:
- Nguyễn Phúc Ánh vây thành Quy Nhơn rất ngặt. Xin Bệ hạ đem quân vào cứu kẻo vua anh nguy mất.
Vua Cảnh Thịnh liền sai quân mời bá quan thiết triều nghị sự. Trần Quang Diệu tâu:
- Xin Bệ hạ hay lệnh cho Ngô Văn Sở đem một vạn quân theo đường đại lộ tiến vào qua Quảng Nam, Quảng Ngãi đánh vào mặt Bắc quân Nguyễn Phúc Ánh. Thần xin đem năm vạn quân theo đường thượng đạo vào Tây Sơn Thượng đánh vào mặt Tây quân địch. Nguyễn Phúc Ánh chắc chắn phải rút quân.
Cảnh Thịnh hỏi Bùi Đắc Tuyên:
- Ý Thái sư thế nào.
Tuyên làm ra về hiểu biết đáp liền:
- Ấy là kế sách vẹn toàn. Bệ hạ hãy làm theo lời Trần Quang Diệu.
Vua Cảnh Thịnh liền sai Ngô Văn Sở và Trần Quang Diệu đem mười lăm vạn quân chia làm hai đạo vào cứu vua Thái Đức. Lê Chất làm tiên phong trong đạo quân của Ngô Văn Sở.
Nói về Nguyễn vương đang vây thành Quy Nhơn. Vương dò biết trong thành chỉ còn một mình vua Thái Đức, bèn hạ lệnh cổng thành.
Nguyễn Vương sai quân kéo đại bác đến gần thành thì bị đại bác Tây Sơn trên mặt thành bắn xuống phải lui ra. Vương tức giận hạ lệnh công thành, quân Nguyễn ào ạt xông lên, vua Thái Đức lại sai đạo quân cung nỏ của người Thường bắn tên xuống. Quân Nguyễn Gia Miêu chết rất nhiều lại phải lui ra. Nguyễn Vương giận lắm nói:
- Lần này mà không bắt được thằng buôn trâu Nguyễn Nhạc còn đợi đến bảo giờ.
Võ Tánh hiến kế:
- Thành Quy Nhơn trước là thành Đồ Bàn của vua Chiếm Thành, sau Nguyễn Nhạc sửa sang xây dựng lại rất kiên cố. Vả lại quân Tây Sơn rất thiện chiến giữa ban ngày đối mặt đánh nhau e khó thắng. Theo thần ta chờ đến đêm sai quân dùng khiên chê tên leo vào sắt chân thành rồi nhất loạt dùng thang leo lên thánh giáp chiến, như vậy tất chiếm được thành Quy Nhơn mà bắt Nguyễn Nhạc.
Nguyễn vương khen phải bèn bảo quân đánh trống thu binh chờ đến đem xuất kích.
Phần vua Thái Đức một mình giữ thành chờ quân cầu viện. Vua không dám chểnh mảng, tuần phòng trên mặt thành suốt ngày đêm. Bá quan thấy vậy hăng hái tinh thần, dũng mãnh chiến đấu, quân Gia Miêu đánh mãi không được.
Đêm ấy vua Thái Đức lâm bệnh mệt mỏi trong người. Vua bèn dựa lưng lên mặt thành rồi bảo ta lệu:
- Các ngươi hãy thấy nhau quan sát xem quân Gia Miêu có động tĩnh gì phải bảo ta hay.
Dặn dò rồi vua Thái Đức mệt quá thiếp đi, giây sau tả hữu lay vua dậy, thưa:
- Quân giặc thừa đêm tối cho quân bộ tiến sát chân thành. Xin Bệ hạ định liệu.
Vua Thái Đức choàng dậy đứng lên thị sát thấy trong đêm đen quân Nguyễn rùng rùng mà tiến.
Vua hạ lệnh đội xạ thủ bắn cung.
Quân Tây Sơn bắn cung tên xuống như mưa. Quân Gia Miêu vẫn nối nhau lặng lẽ tiến lên. Tả hữu thưa:
- Giặc dùng khiên chê tên định tiến lên leo vào thành giáp chiến, ta bắn tên không cần được và phải làm sao?
Vua bảo:
- Cử để giặc tiến vào không phải bắn nữa. Truyền quân chuẩn bị hoả hổ.
Tả hữu thấy địch quân đã tiến sát mà vua Thái Đức vẫn không phản ứng gì, bèn thưa:
- Giặc đang bắc cậu vượt hào...
Vua ngắt lời:
- Ta biết rồi!
Tả hữu lại thưa:
- Giặc đã vượt quá hào.
Vua bảo:
- Không có gì phải vội.
Giây sau tả hữu run run nói:
- Giặc bắc thang leo lên thành.
Bây giờ vua Thái Đức thét quân:
- Đốt!
Lệnh vua ban ra, quân Tây Sơn trên mặt thành liền nhất tề đốt đuốc rối tung hoả hổ. Trong đêm đen thành Quy Nhơn rực lửa. Quản Gia Miêu đang leo để nửa thang bị nhựa hoả hổ từ cao bắn xuống cháy áo phỏng mình, kêu khóc vang trời xô nhau mà chạy. Quản Gia Miêu lại bại trận. Nguyễn vương không biết làm sao đánh đánh trống thu binh. Còn đang buồn bực bóng quân do thám về báo:
- Tâu Thượng vương, tướng Tây Sơn là Ngô Và Sở đem mười vạn quân từ Phú Xuân vào cứu Quy Nhơn. Hiện giặc đã đến núi Thạch Tân.
Nguyễn vương còn đang băn khoăn thì quân do thám mặt Tây về báo:
- Quân Tây Sơn năm vạn từ Phú Xuân theo đường Thượng đạo vào cứu Quy Nhơn. Hiện giặc đã đến Tây Sơn Thượng.
Nguyễn vương giật mình hỏi:
- Ngươi thống lĩnh đạo quân ấy là ai?
Quân đáp:
- Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu.
Nguyễn vương hạ lệnh:
- Truyền quân các đạo trong đem nay nhổ trại xuống thuyền về Gia Định.
Mờ sang hôm sau, vua Thái Đức vẫn cùng quân sĩ tuần phòng trên mặt thành không dám nghỉ. Trời vừa sáng tỏ đã thấy Lê Chất dẫn đầu một đạo quân đứng dưới thành. Lê Chất gọi lên rằng:
- Hoàng thượng chớ sợ! Thân dẫn Đại tư mã Ngô Văn Sở và Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu đem binh vào cầu viện. Hiện Nguyễn Phúc Ánh đã lui quân.
Vua Thái Đức liền thét tả hữu:
- Mau mau mở cổng thành!
Dứt lời, vua ngã ra ngất đi.
Khi tỉnh lại, vua Thái Đức thấy mình ngự ở long sàng, bốn bên có Thái tử Nguyễn Bảo, Đại tướng Lê Trung, Đô đốc Lê Chất và hai tướng từ Phú Xuân vào cầu viện là Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở đứng hầu. Vua Thái Đức nắm tay Lê Trung, Lê Chất bảo:
- Bời ta không nghe lời tướng quân nên mới cho Thái tử Bảo vào Phú Yên tiếp viện cho khanh. Hoá ra là mắc kế điệu hổ ly sơn của giặc Ánh. Mấy nhờ có Lê Chất phá vây về Phú Xuân xin viện binh, nếu không thành Hoàng Đế đã mất về tay giặc và mang ta ở chẳng toàn. Thật cám ơn Lê Chất và xin lỗi Lê Trung.
Đoạn vừa gọi Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở đến gần bảo:
- Cảm ơn hai tướng đã tới giải vây cho ta.
Bốn tướng Diệu, Sở, Trung, Chất cũng vái lạy thưa:
- Ấy là bổn phận chúng thần. Xin Hoàng thượng hãy an tâm tĩnh dưỡng.
Vua Thái Đức thều thào nói:
- Ta nay sinh lực chẳng còn thì lấy gì mà tĩnh dưỡng. Mọi người đã biết bổn phận của mình, ta lại không biết bổn phận của ta sao.
Thái tử Bảo hỏi:
- Phụ hoàng nói vậy là ý gì.
Vua chảy nước mắt đáp:
- Ngày trước ta đã thoả thuận với Nguyễn Huệ em ta là sẽ giao hết binh quyền, để đến mùa gió Bấc, em ta sẽ vào Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh. Ngờ đâu sự chưa thành em ta đã làm bạo bệnh qua đời.
Nói đến đây vừa lại khóc to kêu lên:
- Nguyễn Huệ em ơi! Cho anh theo với!
Thái tử Bảo thấy vua xúc động quá bèn cùng các tướng xúm vào khuyên giải. Hồi lâu vua gạt nước mắt bảo:
- Lê Chất hay đem sổ bộ dân binh của bốn phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Phú Yên đến cho ta.
Chất đem sổ bộ dân binh đến, vua gượng ngồi dậy đón lấy và trao cho Trần Quang Diệu, nói:
- Nay ta thoái vị nhường quyền cho cháu ta là Cảnh Thịnh. Hai tướng hãy đem sổ bộ này về Phú Xuân trao cho Cảnh Thịnh.
Trần Quang Diệu còn đang lưỡng lự, ngần ngại chưa dám nhận thì Ngô Văn Sở đã quỳ xuống đón lấy sổ bộ trên tay vua Thái Đức. Vua cười bảo Ngô Văn Sở:
- Ngươi là kẻ thức thời làm việc không bị tinh cảm chi phối. Vậy sau khi ta chết đi người nên để Lê Trung và Lê Chất trấn thủ Quy Nhơn. Đây là hả người tận trúng chí hiếu, ngươi không phải lo gì.
Ngô Văn Sở cúi đều nhận lệnh. Vua lại bảo Lê Chất, Lê Trung:
- Trước kia ta do tại vị kỷ, làm vật cản trên đường thống nhất giang sơn của Nguyễn Huệ em ta. Nay hai tướng hãy hết lòng phò tá cháu ta, thì ta dưới suối vàng mới an lòng được.
Trung và Chất cùng khóc lậy. Vua lúc ấy đã đuối sức, gắng nấm tay Thái tử Bảo trăng trối:
- Khuyên cha giao quyền cho Hoàng thúc là ý của con - Đoạn vừa dồn hết hơi tàn thét - Một nước không được có hai vua!
Hét xong vua liền tắt thở. Thái tử Bảo và Lê Trung, Lê Chất cùng than khóc một hồi. Trần Quang Diệu kéo Ngô Văn Sở ra ngoài bảo:
- Số bộ dân binh trước sau gì vua Thái Đức cũng giao cho ta. Sao Ngô đệ vội mà nhận liền làm ra vẻ đoạn tình lắm vậy.
Ngô Văn Sở đáp:
- Việc nên làm thì chớ vì tình riêng mà bỏ mất thời cơ.
Nghe Sở nói xong Trần Quang Diệu chỉ thở dài mà không nói gì.
Nam Quý Sửu (1793) vua Thái Đức nhà Tây Sơn mất, ở ngôi được mười sáu năm.
Tang lễ vua Thái Đức xong, Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở vào từ biệt Thái tử Bảo. Diệu nói:
- Nay giặc Ánh đã rút quân, vậy hai thần xin lui về Phú Xuân. Việc Thái tử thoái vị nhường quyền cho vua Cảnh Thịnh thần xin về tâu lại và xin vua xua quân vào Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Nói đoạn Diệu và Sở để cha con Lê Trung, Lê Chất ở lại trấn thủ Quy Nhơn, còn mình thì rút binh về Phú Xuân.
Chiến thuyền quân Nguyễn tiến đến vùng biển phủ Quy Nhơn, bỗng thấy trên một hôn đào ngoài khơi khói lên nghi ngút, Nguyễn vương hỏi:
- Đảo này là đảo gì? Sao khỏi lại bốc lên thế?
Ngô Tùng Châu đáp:
- Đảo này tên là Thành Châu Dự (này là Cù Lao Xanh) Lê Trung cho quân đặt vọng gác ở đảo, hễ thấy quân ta đến thì đốt lửa làm hiệu cho quân trong thành biết mà đề phòng.
Nguyễn vương bảo:
- Truyền quân tiến vào cửa Thị Nại xem quân Tây Sơn động tĩnh thế nào.
Quân Nguyễn vào đến gần cửa biển thấy chiến thuyền Tây Sơn đã rút hết vào đầm Thị Nại. Nguyễn vương hỏi:
- Lê Trung chưa đánh đã lui là ý thế nào.
Võ Tánh đáp:
- Lê Trung giỏi dùng quân. Biết đóng thuỷ trại ngoài cửa biển sẽ bị ta thuận gió Nồm dùng hoả công mà đánh nên mới lui vào đầm Thị Nại.
Nguyễn vương lại hạ lệnh:
- Truyền quân tiến vào đầm Thị Nại.
Chiến thuyền quân Nguyễn lại ồ ạt tiến lên. Cửa biển hẹp, chiến thuyền kề nhau san sát. Bỗng nghe một phát pháo lệnh nổ vang, đại bác quân Tây Sơn tứ trên núi Phương Mai bắn xuống như mưa, thuyền quân Nguyễn đắm vỡ rất nhiều. Nguyễn vương đành lui ra ngoài biển lập thuỷ trại. Nguyễn vương hội các tướng nói:
- Đất Quy Nhơn hiểm trở, dọc theo bờ biển đều có núi non làm thành trì che chở. Cửa Thị Nại hẹp quân Tây Sơn từ cao bắn xuống không thể nào đánh được. Theo ta muốn đánh Quy Nhơn tất phải đánh Phú Yên trước.
Ngô Tùng Châu hỏi:
- Đánh Phú Yên thì sao đánh được Quy Nhơn?
Nguyễn vương đáp:
- Ta đem thuỷ binh quay trở vào đánh Phú Yên. Nguyễn Quang Huy ở Phú Yên ít quân tất gọi Lê Trung đem bộ binh vào cứu. Đợi Lê Trung tới nơi ta lại thuận gió Nồm xuôi thuyền ra đánh Quy Nhơn. Lê Trung dù đem quân trở lại cũng không còn kịp nữa.
Các tướng đồng thanh khen:
- Thượng vương liệu việc như thần, chúng thần xin bái phục.
Sáng hôm sau quân do thám Tây Sơn vào bảo với Lê Trung:
- Thưa tướng quân, quân Nguyễn đã rút binh hết cả rồi.
Lê Trung cười to nói:
- Nam xưa ta đã từng theo vua em Quang Trung vào Nam đánh Phúc Ánh. Hắn tài cán gì mà đánh nổi ta.
Ít hôm sau vua Thái Đức gọi Lê Trung vào báo:
- Nguyễn Phúc Ánh đem mười vạn quân vây thành Phú Yên rất ngặt. Nguyễn Quang Huy sa người về cầu cứu. Vậy khanh hay đem năm vạn qua đi cứu Phú Yên.
Lê Trung tức giận nói:
- Cha cha! Nguyễn Phúc Ánh thấy vừa em vua mất mới dám lộng hành. Thần sẽ đánh một trận cho nó biết tay.
Vua Thái Đức hỏi:
- Khanh đi nên đem theo tướng nào?
Trung đáp:
- Thần chỉ đi một mình mà thôi. Xin để con rể thần là Lê Chất ở lại cùng Thái tử Bảo thủ thành Quy Nhơn.
Vua Thái Đức nói:
- Phúc Ánh đánh Quy Nhơn không được nên mới vào đánh Phú Yên thì Quy Nhơn cần gì phòng thủ nữa. Vả lại một mình khanh vào thành đánh nhà với giặc binh đông tướng mạnh ta lấy làm lo lắm.
Lê Trung đáp:
- Kinh thành là trúng tâm của xã tức. Kinh thành còn thì xã tắc còn, kinh thành mất xã tắc mặt, không thể lơ là việc phòng thủ. Vả lại nếu ta đem hết binh tướng vào Phú Yên, ngộ nhỡ Phúc Ánh lại thuận gió Nồm đem thuỷ binh ra đánh Quy Nhơn thì sao? Khi ấy bọn thần quân bộ ngăn sông cách núi dù đem quân về cứu giá e không còn kịp nữa.
Nói rồi Trung lãnh lệnh đem binh vào cứu Phú Yên. Trước khi đi Trung gọi Lê Chất đến dặn:
- Khi cha đi rồi còn phải cùng Thái tử Bảo căn phòng cẩn mật các nơi hiểm yếu, đề phòng kế điệu hổ ly sơn của Nguyễn Phúc Ánh. Dù vua có bảo đi tiếp ứng cho cha cũng quyết không được đi.
Lê Chất thưa:
- Con xin vâng lời cha dạy.
Trung đi rồi, vua Thái Đức gọi Lê Chất đến bảo:
- Cha cháu vì quá lo xa, sợ Nguyễn Phúc Ánh quay lại đánh Quy Nhơn nên mới một mình đi cứu Phú Yên. Vậy cháu hãy lãnh một đạo quân đi tiếp ứng cho cha cháu mới được.
Lê Chất quỳ thưa:
- Trước khi đi cha thần có dặn không được bỏ Quy Nhơn mà đi tiếp ứng cho người. Nếu thần vâng lệnh Bệ hạ mà đi vào gặp cha thế nào cũng bị cha thần bắt tội. Xin Bệ hạ minh xét.
Thái tử Bảo bước ra thưa
- Lời Lê Chất hữu lý. Vậy con xin đi tiếp ứng cho Lê Trung tướng quân.
Lê Chất vội can:
- Mặt biển Quy Nhơn có ba cửa: cửa Thị Nại, cửa Cách Thử và cửa Đạm Thuỷ. Trước cha con thần và Thái tử Bảo ba người giữ ba nơi nên Nguyễn Phúc Ánh đánh không được phải quay vào đánh Phú Yên. Nay còn lại một mình thần làm sao có thể giữ được cửa không cho thuỷ quân giặc đổ bộ vào Quy Nhơn.
Vua Thái Đức bực mình gắt:
- Phúc Ánh đã đi rồi lý đâu còn quay lại mà ngươi phòng ngai. Nếu cha ngươi có điều sa sẩy ngươi là không mang tiếng là người bất hiếu hay sao. Ngươi sợ tội thì ta đã cho Nguyễn Bảo đi thay sao còn ngăn trở không cho tiếp ứng cha mình.
Lê Chất chẳng biết trả lời thế nào nên không dám mở miệng can ngăn. Nguyễn Bảo liền đem một đạo quân lập tức vào Phú Yên trợ chiến.
Ở thành Phú Yên tướng Tây Sơn là Nguyễn Quang Huy canh phòng cẩn mật.
Nguyễn vương sai quận công thành. Quang Huy bảo quân lăn gỗ đổ nước sôi xuống. Quân Nguyễn phải lui. Nguyễn vương chưa biết cách gì hạ thành Phú Yên thì quân do thám vào báo:
- Thưa Thượng vương, Lê Trung ở Quy Nhơn đem năm vạn quân vào cứu Phú Yên.
Nguyễn vương cả mừng bảo:
- Lê Trung quả nhiên trúng kế điệu hổ ly sơn của ta. Tống Việt Phước, Tống Phước Khuông và Tống Phước Lương đâu.
Ba anh em họ Tống bước ra thưa:
- Có thần!
- Các ngươi hãy lãnh hai vạn quân ở lại cầm chân Lê Trung. Lệnh toàn quân xuống thuyền xuôi gió Nồm bất ngờ tiến đánh Quy Nhơn.
Quân Nguyễn đổ bộ vào cửa Cách Thư rồi đánh tập hậu quân Lê Chất ở cửa Thị Nại. Lê Chất thế cô thua binh phải chạy về cố thủ thành Quy Nhơn, Nguyễn vương tiến lên vây thành Quy Nhơn. Vua Thái Đức than:
- Bởi ta không nghe lời Lê Trung nên lầm kế của Nguyễn Phúc Ánh. Nay đành phải chờ Lê Trung và Nguyễn Bảo đem quân về cứu giá chứ biết làm sao.
Lê Chất nói:
- Thần e Nguyễn Phúc Ánh cho tướng giỏi trấn ở Cù Mông thì dù cha thần và Thái tử có thiên binh vạn mã cũng không về cứu được.
Vua Thái Đức hỏi:
- Vậy thì phải làm sao.
- Thần xin một mình đột phá vòng vây chạy ra Phú Xuân xin binh cầu viện.
- Nhưng cháu đi rồi lấy ai thủ thành.
- Chỉ còn một mình Bệ hạ mà thôi.
Vua than:
- Ta này tuổi giá sức yếu sao có thể chống lại quân Nguyễn hùng mạnh được.
Chất đáp:
- Thành Quy Nhơn vô cùng kiên cố, lương thực dồi dào quân sĩ thiện chiến. Chỉ cần Bệ hạ quyết chí kiên cường sẽ khiến quân ta hết lòng đánh giặc thì vẫn giữ được thành. Chờ thần đi xin binh cứu viện về sẽ giải vậy cho Bệ hạ.
Nói xong Lê Chất cầm thương lên ngựa xông ra cửa Bắc thành, gặp tướng đánh tướng, gặp quân giết quân giữa vòng gươm giao như chỗ không người. Nguyễn vương đứng trên đời cao trông thấy hỏi:
- Viên tướng kia là ai quả nhiên vũ dũng phi thường.
Võ Tánh đứng gần đáp:
- Ấy là Lê Chất con rể của Lê Trung. Chắc hắn định phá vây về Phú Xuân cầu cứu.
Nguyễn vương hỏi:
- Ai dám bắt Lê Chất.
Võ Tánh đáp:
- Thần xin đi.
Đoạn Tánh cầm thương lên ngựa xông ra chặn Lê Chất mà đánh. Hai tướng quần nhau như rồng bay phượng múa. Đánh một hồi Võ Tánh núng thế, Nguyễn vương liền sai Nguyễn Huỳnh Đức ra trợ chiến. Lê Chất trông thấy quất ngựa chạy dài. Nguyễn Huỳnh Đức đuổi theo hét lớn rằng:
- Lê Chất chạy đâu cho thoát!
Lê Chất giương cung lắp tên bất ngờ quay lại bắn một phát. Đức giật mình cúi đầu mà tránh, mũi tên cắm phập vào chóp nón của Đức. Đức kinh hãi không dám đuối theo. Lê Chất một mình ra khói vòng vây chạy thoát.
***
Lê Chất thúc ngựa đi đem ngày không nghĩ đến Phú Xuân ra mắt vua Cảnh Thịnh, Chất thưa:
- Nguyễn Phúc Ánh vây thành Quy Nhơn rất ngặt. Xin Bệ hạ đem quân vào cứu kẻo vua anh nguy mất.
Vua Cảnh Thịnh liền sai quân mời bá quan thiết triều nghị sự. Trần Quang Diệu tâu:
- Xin Bệ hạ hay lệnh cho Ngô Văn Sở đem một vạn quân theo đường đại lộ tiến vào qua Quảng Nam, Quảng Ngãi đánh vào mặt Bắc quân Nguyễn Phúc Ánh. Thần xin đem năm vạn quân theo đường thượng đạo vào Tây Sơn Thượng đánh vào mặt Tây quân địch. Nguyễn Phúc Ánh chắc chắn phải rút quân.
Cảnh Thịnh hỏi Bùi Đắc Tuyên:
- Ý Thái sư thế nào.
Tuyên làm ra về hiểu biết đáp liền:
- Ấy là kế sách vẹn toàn. Bệ hạ hãy làm theo lời Trần Quang Diệu.
Vua Cảnh Thịnh liền sai Ngô Văn Sở và Trần Quang Diệu đem mười lăm vạn quân chia làm hai đạo vào cứu vua Thái Đức. Lê Chất làm tiên phong trong đạo quân của Ngô Văn Sở.
Nói về Nguyễn vương đang vây thành Quy Nhơn. Vương dò biết trong thành chỉ còn một mình vua Thái Đức, bèn hạ lệnh cổng thành.
Nguyễn Vương sai quân kéo đại bác đến gần thành thì bị đại bác Tây Sơn trên mặt thành bắn xuống phải lui ra. Vương tức giận hạ lệnh công thành, quân Nguyễn ào ạt xông lên, vua Thái Đức lại sai đạo quân cung nỏ của người Thường bắn tên xuống. Quân Nguyễn Gia Miêu chết rất nhiều lại phải lui ra. Nguyễn Vương giận lắm nói:
- Lần này mà không bắt được thằng buôn trâu Nguyễn Nhạc còn đợi đến bảo giờ.
Võ Tánh hiến kế:
- Thành Quy Nhơn trước là thành Đồ Bàn của vua Chiếm Thành, sau Nguyễn Nhạc sửa sang xây dựng lại rất kiên cố. Vả lại quân Tây Sơn rất thiện chiến giữa ban ngày đối mặt đánh nhau e khó thắng. Theo thần ta chờ đến đêm sai quân dùng khiên chê tên leo vào sắt chân thành rồi nhất loạt dùng thang leo lên thánh giáp chiến, như vậy tất chiếm được thành Quy Nhơn mà bắt Nguyễn Nhạc.
Nguyễn vương khen phải bèn bảo quân đánh trống thu binh chờ đến đem xuất kích.
Phần vua Thái Đức một mình giữ thành chờ quân cầu viện. Vua không dám chểnh mảng, tuần phòng trên mặt thành suốt ngày đêm. Bá quan thấy vậy hăng hái tinh thần, dũng mãnh chiến đấu, quân Gia Miêu đánh mãi không được.
Đêm ấy vua Thái Đức lâm bệnh mệt mỏi trong người. Vua bèn dựa lưng lên mặt thành rồi bảo ta lệu:
- Các ngươi hãy thấy nhau quan sát xem quân Gia Miêu có động tĩnh gì phải bảo ta hay.
Dặn dò rồi vua Thái Đức mệt quá thiếp đi, giây sau tả hữu lay vua dậy, thưa:
- Quân giặc thừa đêm tối cho quân bộ tiến sát chân thành. Xin Bệ hạ định liệu.
Vua Thái Đức choàng dậy đứng lên thị sát thấy trong đêm đen quân Nguyễn rùng rùng mà tiến.
Vua hạ lệnh đội xạ thủ bắn cung.
Quân Tây Sơn bắn cung tên xuống như mưa. Quân Gia Miêu vẫn nối nhau lặng lẽ tiến lên. Tả hữu thưa:
- Giặc dùng khiên chê tên định tiến lên leo vào thành giáp chiến, ta bắn tên không cần được và phải làm sao?
Vua bảo:
- Cử để giặc tiến vào không phải bắn nữa. Truyền quân chuẩn bị hoả hổ.
Tả hữu thấy địch quân đã tiến sát mà vua Thái Đức vẫn không phản ứng gì, bèn thưa:
- Giặc đang bắc cậu vượt hào...
Vua ngắt lời:
- Ta biết rồi!
Tả hữu lại thưa:
- Giặc đã vượt quá hào.
Vua bảo:
- Không có gì phải vội.
Giây sau tả hữu run run nói:
- Giặc bắc thang leo lên thành.
Bây giờ vua Thái Đức thét quân:
- Đốt!
Lệnh vua ban ra, quân Tây Sơn trên mặt thành liền nhất tề đốt đuốc rối tung hoả hổ. Trong đêm đen thành Quy Nhơn rực lửa. Quản Gia Miêu đang leo để nửa thang bị nhựa hoả hổ từ cao bắn xuống cháy áo phỏng mình, kêu khóc vang trời xô nhau mà chạy. Quản Gia Miêu lại bại trận. Nguyễn vương không biết làm sao đánh đánh trống thu binh. Còn đang buồn bực bóng quân do thám về báo:
- Tâu Thượng vương, tướng Tây Sơn là Ngô Và Sở đem mười vạn quân từ Phú Xuân vào cứu Quy Nhơn. Hiện giặc đã đến núi Thạch Tân.
Nguyễn vương còn đang băn khoăn thì quân do thám mặt Tây về báo:
- Quân Tây Sơn năm vạn từ Phú Xuân theo đường Thượng đạo vào cứu Quy Nhơn. Hiện giặc đã đến Tây Sơn Thượng.
Nguyễn vương giật mình hỏi:
- Ngươi thống lĩnh đạo quân ấy là ai?
Quân đáp:
- Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu.
Nguyễn vương hạ lệnh:
- Truyền quân các đạo trong đem nay nhổ trại xuống thuyền về Gia Định.
Mờ sang hôm sau, vua Thái Đức vẫn cùng quân sĩ tuần phòng trên mặt thành không dám nghỉ. Trời vừa sáng tỏ đã thấy Lê Chất dẫn đầu một đạo quân đứng dưới thành. Lê Chất gọi lên rằng:
- Hoàng thượng chớ sợ! Thân dẫn Đại tư mã Ngô Văn Sở và Thượng đạo tướng quân Trần Quang Diệu đem binh vào cầu viện. Hiện Nguyễn Phúc Ánh đã lui quân.
Vua Thái Đức liền thét tả hữu:
- Mau mau mở cổng thành!
Dứt lời, vua ngã ra ngất đi.
Khi tỉnh lại, vua Thái Đức thấy mình ngự ở long sàng, bốn bên có Thái tử Nguyễn Bảo, Đại tướng Lê Trung, Đô đốc Lê Chất và hai tướng từ Phú Xuân vào cầu viện là Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở đứng hầu. Vua Thái Đức nắm tay Lê Trung, Lê Chất bảo:
- Bời ta không nghe lời tướng quân nên mới cho Thái tử Bảo vào Phú Yên tiếp viện cho khanh. Hoá ra là mắc kế điệu hổ ly sơn của giặc Ánh. Mấy nhờ có Lê Chất phá vây về Phú Xuân xin viện binh, nếu không thành Hoàng Đế đã mất về tay giặc và mang ta ở chẳng toàn. Thật cám ơn Lê Chất và xin lỗi Lê Trung.
Đoạn vừa gọi Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở đến gần bảo:
- Cảm ơn hai tướng đã tới giải vây cho ta.
Bốn tướng Diệu, Sở, Trung, Chất cũng vái lạy thưa:
- Ấy là bổn phận chúng thần. Xin Hoàng thượng hãy an tâm tĩnh dưỡng.
Vua Thái Đức thều thào nói:
- Ta nay sinh lực chẳng còn thì lấy gì mà tĩnh dưỡng. Mọi người đã biết bổn phận của mình, ta lại không biết bổn phận của ta sao.
Thái tử Bảo hỏi:
- Phụ hoàng nói vậy là ý gì.
Vua chảy nước mắt đáp:
- Ngày trước ta đã thoả thuận với Nguyễn Huệ em ta là sẽ giao hết binh quyền, để đến mùa gió Bấc, em ta sẽ vào Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh. Ngờ đâu sự chưa thành em ta đã làm bạo bệnh qua đời.
Nói đến đây vừa lại khóc to kêu lên:
- Nguyễn Huệ em ơi! Cho anh theo với!
Thái tử Bảo thấy vua xúc động quá bèn cùng các tướng xúm vào khuyên giải. Hồi lâu vua gạt nước mắt bảo:
- Lê Chất hay đem sổ bộ dân binh của bốn phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Phú Yên đến cho ta.
Chất đem sổ bộ dân binh đến, vua gượng ngồi dậy đón lấy và trao cho Trần Quang Diệu, nói:
- Nay ta thoái vị nhường quyền cho cháu ta là Cảnh Thịnh. Hai tướng hãy đem sổ bộ này về Phú Xuân trao cho Cảnh Thịnh.
Trần Quang Diệu còn đang lưỡng lự, ngần ngại chưa dám nhận thì Ngô Văn Sở đã quỳ xuống đón lấy sổ bộ trên tay vua Thái Đức. Vua cười bảo Ngô Văn Sở:
- Ngươi là kẻ thức thời làm việc không bị tinh cảm chi phối. Vậy sau khi ta chết đi người nên để Lê Trung và Lê Chất trấn thủ Quy Nhơn. Đây là hả người tận trúng chí hiếu, ngươi không phải lo gì.
Ngô Văn Sở cúi đều nhận lệnh. Vua lại bảo Lê Chất, Lê Trung:
- Trước kia ta do tại vị kỷ, làm vật cản trên đường thống nhất giang sơn của Nguyễn Huệ em ta. Nay hai tướng hãy hết lòng phò tá cháu ta, thì ta dưới suối vàng mới an lòng được.
Trung và Chất cùng khóc lậy. Vua lúc ấy đã đuối sức, gắng nấm tay Thái tử Bảo trăng trối:
- Khuyên cha giao quyền cho Hoàng thúc là ý của con - Đoạn vừa dồn hết hơi tàn thét - Một nước không được có hai vua!
Hét xong vua liền tắt thở. Thái tử Bảo và Lê Trung, Lê Chất cùng than khóc một hồi. Trần Quang Diệu kéo Ngô Văn Sở ra ngoài bảo:
- Số bộ dân binh trước sau gì vua Thái Đức cũng giao cho ta. Sao Ngô đệ vội mà nhận liền làm ra vẻ đoạn tình lắm vậy.
Ngô Văn Sở đáp:
- Việc nên làm thì chớ vì tình riêng mà bỏ mất thời cơ.
Nghe Sở nói xong Trần Quang Diệu chỉ thở dài mà không nói gì.
Nam Quý Sửu (1793) vua Thái Đức nhà Tây Sơn mất, ở ngôi được mười sáu năm.
Tang lễ vua Thái Đức xong, Trần Quang Diệu và Ngô Văn Sở vào từ biệt Thái tử Bảo. Diệu nói:
- Nay giặc Ánh đã rút quân, vậy hai thần xin lui về Phú Xuân. Việc Thái tử thoái vị nhường quyền cho vua Cảnh Thịnh thần xin về tâu lại và xin vua xua quân vào Nam đánh Nguyễn Phúc Ánh.
Nói đoạn Diệu và Sở để cha con Lê Trung, Lê Chất ở lại trấn thủ Quy Nhơn, còn mình thì rút binh về Phú Xuân.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 61 (Lê Đình Danh),Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 61,Lê Đình Danh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!