Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 66 (Lê Đình Danh)

105 lượt xem
Nguyễn vương vào cửa Thị Nại không được bèn thu quân về đóng ở đảo Thanh Châu Dự.

Họp các tướng, Nguyễn vương nói:

- Nếu trận thuỷ chiến ở biển Quy Nhơn ta trừ được Vũ Văn Dũng tất phá vây cứu Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở thành Bình Định. Nay Văn Dũng cố thủ cửa Thị Nại thuỷ binh ta không sao vào được, vậy ở có kế gì phá giặc hay chăng?

Đặng Đức Siêu bước ra thưa:

- Thần có một kế có thể sớm tiêu diệt được nhà Tây Sơn.

Nguyễn vương hỏi:

- Kế ấy thế nào.

Đức Siêu đáp:

- Nay Trần Quang Diệu về Vũ Văn Dũng đã đem phần lớn lực lượng quân Tây Sơn vào vây thành Bình Định. Ở Phú Xuân chỉ còn một mình Bùi Thị Xuân trấn giữ, vậy ta nhân lúc này kéo đại thuỷ binh đánh lấy Phú Xuân. Phú Xuân là kinh đô của giặc Tây Sơn, nếu kinh đô mất quân Tây Sơn khắp nơi sẽ hoảng loạn thì lo gì không diệt được chúng.

Nguyễn vương suy nghĩ giây lâu rồi bảo:

- Kế này hay. Nhưng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bị vây đã lâu, e rằng không còn cầm cự được đến khi ta cho quân vào cữu.

Siêu nói:

- Kế này gọi là "thí xe bắt tướng". Nếu quả vậy thì đành hy sinh Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Nguyễn vương lắc đầu bảo:

- Võ, Ngô theo phò ta từ lúc con long đong, nay đứng nhìn hai tướng bị nguy lòng ta sao nỡ:

Siêu lại thưa:

- Nhưng phá quân Diệu, Dũng giải vây thành Bình Định thì không phá nổi. Nay chỉ còn một cách ấy mà thôi. Xin Thượng vương minh xét, chờ bỏ qua cơ hôi này.

Nguyễn vương gạt nước mắt bảo:

- Truyền lệnh ta, toàn quân lập tức nhổ neo thừa gió Nồm xuôi thuyền tiến đánh Phú Xuân.

***

Thành Phú Xuân vào lúc nữa đêm, bỗng nghe súng nổ ầm ầm ở cửa Đông. Cửa thành vỡ toang, quân Nguyễn Gia Miêu reo hò xông vào. May thay lúc ấy nữ tướng Bùi Thị Xuân cưỡi voi một ngà dẫn toán nữ binh tuần phông gần nơi ấy. Xuân bên tuốt song kiếm thúc voi đến chặn ngang giữa cổng. Quân Nguyễn Gia Miêu xông lên, người nào gần thì bị voi quật, xa thì bị Xuân bắn tên chết cả nên không sao vào được trong thành.

Nguyễn vương đứng ngoài thành trông thấy hỏi Lê Chất rằng:

- Con nữ tặc ấy có phải là Bùi Thị Xuân chăng?

Lê Chất đáp:

- Ấy chính là Bùi Thị Xuân.

Nguyễn vương nghiến rằng bảo:

- Con nữ tặc này quả nhiên liều lĩnh lại võ nghệ hơn người. Nay nó đã dẫn quân chặn cửa thành quân ta không vào được. Truyền quân bắc thang leo lên mặt thành mà đánh, bắt được nó ta phải đem lóc thịt chặt xương thì mới hả giận.

Quân Gia Miêu tuân lệnh công thành. Bùi Thị Xuân vừa đánh vừa trông lên mặt thành thấy quân mình nao núng, bèn quay sang bảo người tuỳ tướng là Bùi Thị Cúc rằng:

- Em hãy đến Hoàng cung vời cho được Hoàng thượng lên mặt thành khích lệ ba quân. Nếu không kinh thành e khó giữ.

Bùi Thị Cúc vâng lệnh đi ngay. Vua Cảnh Thịnh theo Thị Cúc ra trước trận. Quân Tây Sơn trông thấy hô vang:

- Hoàng thượng ngự giá thân chinh, anh em quyết lòng giết giặc.

Quân Tây Sơn lại đánh lui quân Gia Miêu. Nguyễn vương thấy vậy tức giận quát:

- Đại bác bắn trước, bộ binh tiến sau, trận này không chiếm lại kinh đô thì con đợi bao giờ nữa.

Quân Gia Miêu lại hò hét xông lên, đạn bay tới tấp. Vua Cảnh Thịnh thấy địch quân thế mạnh, trong lòng nao núng muốn lui. Bùi Thị Xuân lúc ấy đã bảo quân đóng được cổng thành, Xuân bên nhảy lên mặt thành níu lấy vạt áo bảo vua Cảnh Thịnh nói:

- Xin Bệ hạ can đảm lên, đánh đến sáng ta sẽ có quân cầu viện. Nếu Bệ hạ chạy, quân sẽ nao lòng kinh thành sẽ mất.

Vua Cảnh Thịnh nghe lời Xuân vừa quay lại, bỗng viên đạn đại bác rơi bên cạnh vỡ mất mấy viên gạch. Cảnh Thịnh dậm chân toan chạy, Bùi Thị Xuân lại kéo vạt áo bảo vua van xin:

- Bệ hạ hay bình tâm đứng sau lưng thần. Nếu thần chết đi, Bệ hạ có chạy cũng chẳng muộn nào!

Xuân vừa dứt lời, vài viên đạn đại bác nữa bay lên. Vua Cảnh Thịnh bây giờ không còn hồn vía nào, quay lưng bỏ chạy. Thị Xuân nắm vạt áo kéo lại. Cảnh Thịnh rút gươm cắt vạt áo bào thoát khỏi tay Thị Xuân, cắm cổ mà chạy.

Quân Tây Sơn đang hăng hái chiến đấu thấy vua mình bỏ chạy, rùng rùng chạy theo. Bùi Thị Xuân không can được ngửa mặt lên trời khóc rằng:

- Tiên đế ơi là Tiên đế. Than rồi dẫn nữ binh chạy theo hộ vệ vua ra cửa Bắc thành. Quân Gia Miêu toàn thắng! Dẫn quân vào thành rồi Nguyễn vương hỏi:

- Quân ta không được nghỉ ngơi, phải thừa thắng tiến lên. Vậy ai lãnh trọng trách lãnh binh theo đường bộ vào đánh Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng cứu nguy cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu?

Tống Việt Phước, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương bước ra thưa:

- Năm xưa chính vợ chống Trần Quang Diệu ở bắn chết cha thần là Tống Phước Hiệp ở Phú Yên. Nay anh em thần xin đi lấy đầu Trần Quang Diệu trước là giải vây cho thành Bình Định sau là báo thù cha. Xin Thượng vương thuận cho.

Nguyễn vương mừng rỡ cấp binh phù cho đi, xong Nguyễn vương lại hỏi:

- Ai có thể đuổi theo truy bắt thằng con nít Cảnh Thịnh về cho ta trị tội.

Lê Chất bước ra thưa:

- Chính tên hôn quân này đã giết chết cha thần. Xin Thượng vương cho thần theo bắt nó về cho Thượng vương trị tội.

Nguyễn vương ngẫm nghĩ rồi bảo:

- Được, ta cấp cho Lê Văn Duyệt và Lê Chất một đạo quân truy kích Cảnh Thịnh.

Lê Văn Duyệt và Lê Chất lãnh lệnh lập tức đi ngay. Hai tướng thúc quân theo mười dặm thì đuổi kịp vua tôi Cảnh Thịnh. Bùi Thị Xuân hỏi vua Cảnh Thịnh rằng:

- Bệ hạ hãy mau chạy về Động Hải có Đặng Xuân Phong trấn thủ tất sẽ an toàn.

Cảnh Thịnh hỏi:

- Còn nữ đô đốc thì sao.

Xuân đáp:

- Thần ở lại chặn giặc. Bệ hạ hãy kíp lẹ.

Nói xong Bùi Thị Xuân lại lên voi, vùng song kiếm lao vào phía quân Nguyễn Gia Miêu. Lê Văn Duyệt thấy Bùi Thị Xuân ít quân liền bảo Lê Chất:

- Tôi lãnh một cánh quân vây đánh Bùi Thị Xuân. Ông lãnh một cánh quân đuổi theo vua Tây Sơn. Nếu chậm trễ hắn sẽ chạy thoát.

Lê Chất mừng rỡ nói:

- Cám ơn tướng quân phen này chắc rằng tôi báo được thù cha.

Nói rồi dẫn quân đuổi theo vua Tây Sơn, còn Lê Văn Duyệt thúc quân vây Bùi Thị Xuân vào giữa. Bùi Thị Cúc hỏi Xuân rằng:

- Đô đốc chị ơi! Nay trên đường lý ra Bắc nơi nào cũng có quân Nguyễn Gia Miêu, vậy ta nên phá vây chạy về hướng nào?

Xuân chống kiếm lau mồ hôi đáp:

- Phá vây chạy về hướng Tây theo đường thượng đạo vào Quy Nhơn với chồng ta là Trần Quang Diệu rồi sẽ liệu sau.

Cúc hỏi:

- Con Lê Chất đang đuổi theo vua ta rất ngặt. Vậy phải làm sao.

Xuân đáp:

- Lê Trung, Lê Chất là người trung nghĩa. Lê Chất bất đắc dĩ mới hàng Phúc Ánh, chứ chưa hẳn đã quên ơn Tiên đế. Lúc này ta chỉ thấy một mình Lê Chất đuổi theo ắt là Chúa ta thoát được về Động Hải với Đặng Xuân Phong.

Dứt lời Bùi Thị Xuân dẫn quân nhằm hướng Tây mà phá trận. Đánh một hồi quân Tây Sơn lần lượt chết cả. Hai chị em Thị Xuân, Thị Cúc tả xung hữu đột, đi đến đâu quân Gia Miêu dạt ra đến đấy. Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Cúc thoát ra khói trận nhằm hướng Tây thúc voi mà chạy. Lê Văn Duyệt trông theo buột miệng khen:

- Tuy là cừu địch nhưng phải nhận rằng Bùi Thị Xuân thật đáng mặt anh hùng, đấng mày râu không dễ gì sánh kịp.

Đoạn Lê Văn Duyệt dẫn quân tiến theo Lê Chất.

***

Bấy giờ Lê Chất đang truy kích vua Tây Sơn. Quân đi đến đâu Chất sai quân thúc trống liền hỏi, tiếng dập dồn vang xa hàng mấy dặm. Vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh nghe trống thúc quân của địch thì thất kinh hồn vía, quất ngựa chạy dài. Chạy đến trưa người, ngựa đều mệt, Cảnh Thịnh bảo quân đứng lại nghỉ ngơi ở ven đường, vừa mới xuống ngựa lại nghe tiếng trống của quân Nguyễn Gia Miêu, Cảnh Thịnh hoảng sợ chạy tiếp về Bắc. Trong một ngày bị trống đuổi mấy mươi lân như thế. Cảnh Thịnh lấy làm lạ hỏi:

- Tướng giặc đang đuổi theo ta là ai vậy.

Quân đáp:

- Thưa, đó là Lê Chất.

Cảnh Thịnh ứa nước mắt than:

- Thương thay Lê Chất! Thương thay Lê Chất!

Quân ngạc nhiên hỏi:

- Lê Chất dẫn quân giặc đuổi Bệ hạ, sao Bệ hạ là tiếc thương Lê Chất.

Cảnh Thịnh ngậm ngùi đáp:

- Lê Chất còn nhớ ơn nhà Tây Sơn, nên nay cứ đánh trống ầm ầm cho ta nghe mà chạy trước. Nếu Lê Chất muốn bắt ta thì việc gì phải khua chiến trong làm chi.

Quân cận vệ nghe xong nói:

- Thương thay cho Lê tướng quân.

Cảnh Thịnh bây giờ mới ôm mặt khóc rằng:

- Bởi trước kia ta ngu muội gần bọn gian nịnh, xa cách trung thần, giết oan Lê Trung nên Lê Chất cùng đường phải về hàng Phúc Ánh, khiến cơ đồ nay phải sụp đổ thế này.

Than vừa dứt lại lại nghe tiếng trống quân Gia Miêu nổi lớn. Cảnh Thịnh lên ngựa bảo:

- Mau về Động Hải cùng Đặng Xuân Phong.

Lê Chất dưới đến núi Hoành Sơn thì Lê Văn Duyệt vừa theo kịp, Lê Chất bảo Duyệt:

- Núi Hoành Sơn này tức gọi là đeo Ngang, thế núi hiểm trở chỉ có một đường độc đạo mà đi. Đăng Xuân Phong đóng quân trên đèo ta khó bề tiến được chi bằng hãy lập trại dưới đèo rồi báo cho Thượng vương đem đại binh ra đánh là hơn.

Lê Văn Duyệt khen phải bên đóng quân dưới núi Hoành Sơn.
 
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×