Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 70 (Lê Đình Danh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:20:56 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
139 lượt xem
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 71(hết) (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
- * MONG MANH (Ngạo Thiên) (Văn học trong nước)
- * TỰ HỎI (Ngạo Thiên) (Văn học trong nước)
- * Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 69 (Lê Đình Danh) (Văn học trong nước)
Nói về vua Gia Long ở thành Phú Xuân nghe quân báo đã giải Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân cùng Đặng Xuân Bảo về đến. Vua truyền giải vào. Vợ chồng Diệu, Xuân vừa đến liền quỳ mọp khấu đầu dưới trướng. Đặng Xuân Bảo thấy vậy mắng Diệu , Xuân:
- Ta nghe thiên hạ xưa nay bảo vợ chồng ngươi là đấng anh hùng. Nay đến đường cùng mới hay loài hèn hạ.
Diệu , Xuân bị sỉ nhục hổ thẹn cúi đầu. Vua Gia Long vỗ ngai quát:
- Đặng Xuân Bảo to gan. Trước mặt ta sao dám không quỳ!
Bảo trợn mắt mắng lại:
- Đặng Xuân Bảo ta chỉ quỳ dưới trướng của Quang Trung đại đế. Ngoài ra xưa nay chưa biết quỳ trước kẻ khác bao giờ!
Vua Gia Long cười gằn nói:
- Được! Ta tạm giam tụi bây vào ngục chờ giải Cảnh Thịnh về đây rồi sẽ đào mả lấy xương anh em thằng buôn trâu Nhạc, Huệ, Lữ, rồi sẽ xử tội kẻ sống lẫn người chết vua tôi nhà Tây Sơn bay một thể.
Võ sĩ xông vào lôi Diệu, Xuân và Bảo đi. Bảo vừa đi vừa mắng Diệu, Xuân rằng:
- Ngày trước nó quỳ khóc van xin nên vợ chồng ngươi tha chết cho nó. Nhưng ngày nay cầu xin thế nào cũng không khỏi chết được đâu. Đừng quỳ trước kẻ tiểu nhân mà mang nhục.
Diệu, Xuân chỉ cúi đầu lê bước mà không dám nói gì.
Vua Gia Long nổi giận quát lên rằng:
- Quân bay, đưa Đặng Xuân Bảo lên đây!
Võ sĩ lôi Bảo quay lại. Vua Gia Long quắc mắt hỏi:
- Chờ ta đem hài cốt của Nhạc, Huệ, Lữ về đây rồi đưa các ngươi đến trước tôn miếu của tiên vương ta trị tội thử xem làm cách nào mà ngươi không chịu nhục?
Bảo cười to đáp:
- Ta sẽ tự vẫn mà chết, nhất định không chờ đến ngày thọ nhục.
Nói xong Bảo há miệng toan cắn lưỡi. Nguyễn Văn Thành đứng gần nhanh tay bóp miệng Bảo, không cho Bảo cắn lưỡi tự vẫn. Vua Gia Long quát:
- Quân bây bẻ răng nó rồi trói chặt không cho nó có chỗ đập đầu, xem thử nó chết bằng cách nào.
Võ sĩ vâng lời đè Bảo ra cạy miệng bẻ răng. Bảo máu me đầy miệng vẫn cười to mắng Gia Long rằng:
- Thằng tiểu nhân đê tiện kia, ta sẽ nín thở mà chết, xem thử ngươi có cản được ta chăng?
Nói xong Đặng Xuân Bảo trợn mắt nín hơi không thở nữa. Mặt Bảo vốn đã đỏ, giờ đỏ lên như máu. Giây sau Bảo ngã vật ra mà chết. Vua Gia Long thất kinh than:
- Thật là một sự chết lạ xưa nay chưa từng thấy. Tướng Tây Sơn trung dũng hơn người. Nếu Cảnh Thịnh là một đấng minh quân e rằng ta khó mà phục quốc.
Đoạn vua Gia Long bảo:
- Mau truyền lệnh ta sai người đào mộ lấy cốt Nhạc Huệ, Lữ về cho ta trị tội.
Đặng Đức Siêu bước ra can:
- Tâu Bệ hạ. Việc ấy không nên.
Vua Gia Long hỏi:
- Vì sao lại không nên?
Siêu quỳ thưa:
- Tâu Bệ hạ, đành rằng Nhạc, Huệ có tội lớn với tiên vương, nhưng Nhạc, Huệ chết đã mười năm, vả lại lúc sinh thời cũng là vua một nước. Nếu Bệ hạ làm thế e rằng thiên hạ dị nghị ta quá cố chấp chăng?
Đang cơn giận vua Gia Long gắt:
- Anh em thằng buôn trầu giết hết cả nhà ta. Ta bao phen nếm mật nằm gai, lên rừng xuống bể, lênh đênh hải đảo, lưu vong nước người, trăm cay ngàn đắng. Nếu không đào mả lấy xương anh em nó làm tội sao thoả lòng oán hận của ta. Ý ta đã quyết, còn ai can ngăn, chém!
Đặng Đức Siêu sợ hãi lui ra. Vua Gia Long gọi giật:
- Đặng Đức Siêu!
Siêu giật mình đứng lại, Gia Long bảo:
- Khanh văn chương như nước chảy, hãy viết bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, chờ đến ngày làm tội vua tôi giặc Tây Sơn ta sẽ đem ra đọc cho mọi người cùng nghe.
Đặng Đức Siêu vâng lời bái tạ rồi lui ra.
Ít hôm sau, Nguyễn Văn Trương giải Cảnh Thịnh và Hoàng tộc Tây Sơn về đến, quân sĩ đem hài cốt ba anh em Tây Sơn là Nhạc, Huệ, Lữ về phục mệnh. Vua tôi Cảnh Thịnh quỳ trước linh vị các Chúa Nguyễn và bài vị Võ Tánh, Ngô Tùng Châu chịu tội. Vua Gia Long bảo Đặng Đức Siêu đọc bài văn tế. Siêu quỳ trước bài vị Ngô, Võ đọc rằng:
Than ôi!
Đạo thần tử hết lòng thờ Chúa, gian nan từng trải dạ trung thành.
Đấng anh hùng vì nước quyên sinh, điên bái chẳng sai lòng tiết nghĩa.
Ngọc dầu tan vẻ trắng nào phai.
Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để.
Nhớ hai người xưa:
Thao lược ấy tài,
Kinh luân là chí.
Phò vạc Hán thuở ngôi trời chếch lệch, chém gai đuổi lũ hung tàn.
Vớt xe Đường khi thế nước chông chênh, cầm bút ra tay kinh tế.
Mối nghĩa sánh duyên gác tía, bước gian truân từng cậy dạ khuông phò.
Màn kinh giúp sức cung xanh, công mông dưỡng đã đành lòng uỷ ký.
Hậu quân thuở trao quyền tứ trụ, chữ ân uy lớn nhỏ đều phu.
Lễ bộ phen làm việc chánh khanh, bề trung ái sớm khuya chẳng trễ.
Ngoài cõi vuốt nanh ra sức, chí tiêm cừu đà rải xuống ba quân.
Trong thành then khoá chia lo, lòng ưu quốc đã thấu lên chín bệ.
Miền biên khổn hai năm chia sức giặc, vững lòng tôi bao quản thế là nguy.
Cõi Phú Xuân một trận khét oai trời, nặng việc nước phải lấy mình làm nhẹ.
Sửa áo mũ lạy về Bắc khuyết, ngọn quang minh hun mát tấm trung can.
Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chánh khí.
Há rằng ngại một phen thỉ thạch, giải trùng vây mà tìm đến quân vương.
Bởi rằng thương muôn mạng tỳ hưu, thà nhất tử để cho toàn tướng sĩ.
Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ấn tín xưa người bộ khúc thương tâm.
Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ.
Cơ đãng định kíp chầy đành hẹn buổi, xót trướng doanh sao vắng mặt thân huân.
Phận truy tuỳ gang tất cũng đền công, tiếc nhung mạc bỗng thiệt tay trung trí.
Nay gặp tiết thu,
Bày đàn uý tế.
Hai chữ cương thường gánh nặng, rõ cổn hoa cũng thoả chốn u minh.
Ngàn thu hoà nhạc khí thiêng, giúp mao việt để mớ nền bình trị.
Siêu đọc xong, các quan đều rưng rưng ngấn lệ. Vua Gia Long ứa nước mắt nói:
- Ngô, Võ hai khanh!. Hãy xem ta trả thù cho hai khanh đây!
Đoạn vua chỉ vào ba cái sọ người rồi hỏi vua tôi Tây Sơn:
- Các ngươi có biết ba cái đầu lâu này là của ai chăng?
Cảnh Thịnh cũng ứa nước mắt đáp:
- Ấy là hài cốt các Tiên đế của ta.
Vua Gia Long bảo quân:
- Quân bay, đem ba cái đầu lâu của Nhạc, Huệ, Lữ lấy dây xích lại giam vào ngục, còn xương cốt đem nghiền nát bỏ vào lọ để trước cửa ngục làm đồ đựng nước tiểu cho quân sĩ.
Quân vâng lệnh mang ba bộ hài cốt đem đi. Cảnh Thịnh khóc theo:
- Hoàng bá, Phụ hoàng, Hoàng thúc ơi! Con thật là có tội với các Tiên đế!
Bùi Thị Xuân thấy cảnh ấy không dằn lòng được toan mở miệng mắng Gia Long. Trần Quang Diệu ngăn lại nói nhỏ:
- Vợ chồng ta ra hàng chịu nhục là để cứu mẹ. Nếu phu nhân mắng nó, nó giận giết mẹ ta thì sao?
Bùi Thị Xuân đành cắn răng ngậm miệng. Vua Gia Long thấy vợ chồng Diệu, Xuân nói nhỏ với nhau bèn hỏi:
- Trần Quang Diệu, giờ là lúc ta xử tội ngươi đây. Ngươi có điều gì cần nói chăng?
Diệu khấu đầu lạy rồi đáp:
- Tội của thần chết là đáng lắm. Mẹ thần nay đã ngoài tám mươi tuổi không thể làm hại cho xã tắc được. Xin Bệ hạ tha chết cho mẹ thần, thần dù tan xương nát thịt cũng muôn đội hoàng ân.
Vua Gia Long nhìn sang thấy Trần mẫu đã già nua lụ khụ bèn cười nói:
- Được! Ta mở lượng hiếu sinh tha cho mẹ ngươi được sống. Quân bay lôi Trần Quang Diệu xử lăng trì.
Nguyễn Văn Thành bước ra can:
- Lúc Trần Quang Diệu hạ thành Bình Định do hậu quân Võ Tánh trấn thủ, Diệu chẳng những không giết hại quân ta mà còn cấp cho ghe thuyền, lương thực cho quân ta về. Xin Bệ hạ giảm cho Diệu tội lăng trì.
Vua Gia Long suy nghĩ giây lâu rồi khoát tay bảo:
- Mang đi chém ngang lưng!
Trần mẫu nghe vậy vùng đứng lên giơ gậy chỉ mặt vua Gia Long mắng rằng:
- Thằng tiểu nhân kia! Chém đầu cũng chết việc gì phải chém ngang lưng cho phơi gan lòi ruột. Ta quyết không vì thân già này mà để cho các con ta chịu nhục.
Nói xong Trần mẫu đập đầu vào bậc cấp mà chết. Ngoài sân đao phủ khai đao, Trần Quang Diệu đứt làm hai đoạn! Bùi Thị Xuân đau đớn hét lên một tiếng rồi khóc rằng:
- Mẹ ơi! Vợ chồng con ra nộp mạng là để cứu mẹ. Sao mẹ lại huỷ hoại thân mình như thế!
Bỗng Thị Xuân vùng đứng dậy chỉ mặt vua Gia Long mắng rằng:
- Nay mẹ ta đã chết thì ta và ngươi vai vế ngang hàng. Ta nói cho ngươi biết, ngươi làm điều tàn bạo đào mộ các Tiên đế ta, dù ngươi là kẻ chiến thắng nhưng đời sau ai dám bảo ngươi là đấng anh hùng.
Vua Gia Long mỉm cười hỏi:
- Ngươi bảo ta không phải anh hùng, vậy ta hỏi ngươi, ta và Nguyễn Huệ ai hơn ai?
Xuân ung dung đáp:
- Tiên đế ta bốn lượt vào Nam, ba lần ra Bắc. Trong năm ngày đại phá ba mươi vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống cúi đầu cõng sang. Nội một đêm tiêu diệt năm vạn quân Tiêm La do chính ngươi muối mặt rước về. Xét về tài, Tiên đế ta như hùm còn ngươi như cẩu việc gì mà phải hỏi.
Vua Gia long giận tái mặt nhưng vẫn ôn tồn hỏi:
- Còn xét về đức ta và Nguyễn Huệ thế nào?
Bùi Thị Xuân hăng hái lưu loát đáp:
- Tiên đế ta bắt Nguyễn Đăng Trường rồi thả cho đi, bắt Nguyễn Huỳnh Đức dù không hàng được cũng không nỡ giết. Đập đổ hai nhà Trịnh, Nguyễn, đi đến đâu trăm họ đều cơm no áo ấm, nhân nghĩa sáng ngời. Còn ngươi rước ngoại bang về tàn hại lương dân, bắt tướng đối phương thì tru di tam tộc. Người chết đã mười năm ngươi còn đào mả lấy xương làm tội. Xét về đức Tiên đế ta như đêm trăng rằm còn ngươi như đêm ba mươi cần gì phải hỏi.
Bầm gan tím ruột, vua Gia Long gằn giọng:
- Ngươi dám nhục mạ ta, không sợ ta lột da xẻ thịt ư?
Xuân ung dung đáp:
- Lột da xẻ thịt cũng chết là cùng có gì phải sợ! Ta chỉ sợ rằng chết xuống âm phủ gặp Tiên đế ta hỏi ta hai tội. Tội thứ nhất không vâng lệnh mà giết chú ta là Bùi Đắc Tuyên. Tội thứ hai là ở cửa Hàm Luông tha cho thằng tiểu nhân Phúc Ánh.
Bùi Thị Xuân nói xong, các tướng Gia Miêu đều rút gươm khỏi vỏ. Vua Gia Long ngăn lại bảo:
- Giết nó sao thấy được gan nó. Ta có cách này xem nó to gan đến đâu.
Đoạn vua Gia Long bảo võ sĩ:
- Truyền đem con gái Bùi Thị Xuân ra cho voi giày trước mặt nó.
Bỗng một người từ ngoài chạy vào nói lớn:
- Xin Hoàng huynh hãy tha chết cho con gái Bùi Thị Xuân.
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra là Quận Chúa Ngọc Du. Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi Ngọc Du:
- Chồng nó là Trần Quang Diệu đánh thành Bình Định hại chết chồng em là Võ Tánh, sao em còn xin tha cho con gái của nó?
Quận Chúa Ngọc Du toan mở miệng, nhưng chợt nhớ ra điều gì bèn đến gần vua nói nhỏ:
- Ngày trước Bùi Thị Xuân tha cho ba mẹ con ta ở cửa Hàm Luông nên ta mới được như ngày nay. Xin Hoàng huynh nghĩ tình ấy mà tha cho con gái của Xuân.
Vua Gia Long lắc đầu đáp nhỏ với Ngọc Du:
- Ngày trước nó tha cho ta nên mất nước. Ngày nay ta lại bắt chước sự sai lầm của nó hay sao?
Đoạn quay sang bọn võ sĩ, vua vỗ án quát lớn:
- Nhổ cỏ tận gốc, giết rắn dập đầu. Quân bay mau đem con gái Bùi Thị Xuân ra hành hình!
Võ sĩ vâng lệnh, lập tức thi hành. Một con voi to lớn bước chậm rãi đến gần con gái Thị Xuân. Nàng ấy vừa mười bốn tuổi sợ hãi hét lên:
- Mẹ ơi cứu con!
Xuân nghiêm mặt quát:
- Con nhà tướng không được sợ chết! Con thà chết đi cùng cha mẹ còn hơn là sống với lũ tiểu nhân kia!
Xuân vừa dứt lời, voi đã dùng vòi quấn lấy con gái Xuân tung lên không. Khi nàng rơi xuống voi đưa cặp ngà ra hứng, ngà voi nhọn hoắt xuyên qua người, nàng quằn quại trên miệng voi mà chết. Voi lại cúi đầu vứt xác nàng xuống đất rồi dùng chân dày đạp lên. Thương thay con gái Bùi Thị Xuân chết nát tan thi thể. Mọi người mục kích đều lè lưỡi lắc đầu mà rơi nước mắt!
Thế nhưng, có một người đáng ra phải khóc, mà không khóc. Đó là Bùi Thị Xuân! Xuân kéo lê xích chân đi đến gần con voi vừa hành hình con gái mình. Tên nài voi giục voi quấn Xuân. Voi vừa vươn vòi, Xuân vùng hét lên một tiếng, voi thất kinh co vòi quay đầu mà chạy. Tên nài dùng búa đánh vào đầu voi bảo quay lại, voi vùng hất tên nài xuống đất rồi cắm cổ chạy ra khỏi pháp trường. Đội quân hành hình lại đưa voi khác vào thay, nhưng con nào cũng thế, khi đến gần nghe Xuân hét lên đều co vòi quay đầu chạy hết cả.
Tướng sĩ Gia Miêu tuy không hiểu vì lý do gì nhưng thấy vậy thảy đều khiếp đám. Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi quần thần:
- Bùi Thị Xuân có tài gì mà có thể khuất phục được voi như thế?
Tả hữu có người biết chuyện thưa rằng: - Bùi Thị Xuân chuyên huấn luyện voi để lập đội tượng binh cho giặc Tây Sơn. Số voi này là của dịch do quân ta bắt được. Có lẽ nó nhận ra chủ cũ nên không dám làm hại chăng?
Vua Gia Long bảo:
- Nếu voi dày không được thì đem cho ngũ mã phanh thây. Nhất định phải cho nó chết không toàn thây!
Võ sĩ cột đầu và tứ chi của Bùi Thị Xuân vào năm con ngựa rồi bảo kỵ mã ra roi. Thương thay Bùi Thị Xuân! Đầu, mình, tay, chân mỗi phần một ngả!
Vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh thấy gia đình Diệu, Xuân bị hành hình xong biết đến lượt mình thì thất kinh hồn vía. Cảnh Thịnh vọt miệng nói:
- Trước khi chết xin cho mâm cơm lót dạ kẻo phải làm ma đói.
Vua Gia Long ôm bụng cười một hồi rồi bảo quân dọn mâm cho Cảnh Thịnh. Hoàng đệ Quang Bàn hỏi Cảnh Thịnh:
- Cớ sao Hoàng huynh lại xin cơm của giặc?
Cảnh Thịnh cúi đầu đáp:
- Không phải anh muốn ăn, nhưng để kéo dài thời gian sống được giờ nào hay giờ ấy.
Cơm dọn lên, võ sĩ cởi trói cho Cảnh Thịnh cùng hoàng tộc. Cảnh Thịnh ngồi vào bàn cầm đũa, Quang Bàn liệng chén quát:
- Chết thì chết, việc gì phải đi ăn cơm thừa của giặc!
Cảnh Thịnh vừa ăn vừa rơi nước mắt. Quang Bàn ngửa mặt lên trời kêu rằng:
- Phụ hoàng ơi! Nhà Tây Sơn ta đổ là phải lắm rồi. Chỉ tiếc cho công lao dựng nghiệp của Phụ hoàng mà thôi!
Nói xong Quang Bàn dùng chiếc đũa đâm mạnh vào lỗ tai mà chết. Vua Gia Long thất kinh nghĩ thầm: Con của Nguyễn Huệ đến thằng nhỏ này cũng khí khái anh hùng như vậy mà Quang Toản là người nối ngôi lại hèn hạ u mê. Ấy thật là trời giúp ta!
Cảnh Thịnh ăn xong, vua Gia Long truyền đem ra cho ngũ mã phanh thây.
***
Làm tội vua tôi Tây Sơn xong, vua Gia Long lại hạ lệnh cho quân trấn thủ Bình Định lùng bắt bà con tông tộc của các tướng Tây Sơn đem làm tội. Vì việc ấy mà ở phủ Quy Nhơn người bị chém đầu lên đến hàng ngàn. Vua Gia Long lại hạ lệnh truy lùng tất cả sách vở dưới triều Quang Trung Nguyễn Huệ gom về đốt cả đi, và kẻ nào ghi chép bất cứ điều gì về nhà Tây Sơn phải bị tru di tam tộc. Vua Gia Long bảo:
- Ta muốn từ nay về sau dân ta không được nói về giặc Tây Sơn và anh em thằng buôn trầu Nhạc, Huệ nữa.
Vua vừa dứt lời, xảy quân vào báo:
- Tâu Hoàng thượng, quân ta vừa bắt được Lê Thái hậu vợ Quang Trung Nguyễn Huệ, xin giải về cho Bệ hạ xét xử.
Vua Gia Long hỏi:
- Ngọc Hân chết đã ba năm nay, có văn tế hẳn hoi thì làm gì còn Ngọc Hân nào đây nữa?
Quân đáp:
- Tâu Bệ hạ, các cung nữ hầu hạ trong Bắc cung dưới thời Nguyễn Huệ đều xác nhận người ấy là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.
Vua Gia Long lấy làm lạ bèn truyền cho vào. Quân đưa một thiếu phụ đến thi lễ dưới thềm. Vua Gia Long liếc nhìn, thiếu phụ cực kỳ diễm lệ. Lòng bồi hồi xúc động, vua Gia Long hỏi:
- Nàng kia! Nàng có phải là Ngọc Hân vợ Nguyễn Huệ không?
Nàng ấy đáp:
- Thưa tôi chính là Ngọc Hân công chúa nhà Lê, vợ Quang Trung Hoàng đế!
Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi:
- Ngọc Hân đã chết năm Kỷ Mùi (1799) có văn tế của Cảnh Thịnh rành rành. Sao ngươi dám mạo nhận Ngọc Hân công chúa.
- Nguyên chồng tôi là Quang Trung Hoàng đế định đến cuối thu năm Nhâm Tý (1792) sẽ đem quân vào Gia Định tiêu diệt Bệ hạ, rồi sẽ cất quân đánh Tàu đòi đất Lưỡng Quảng xưa kia là của nước ta. Chồng tôi có hỏi ý của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp. Phu tử bảo không có điều bình Nam, Bắc tiến. Đến khi chồng tôi băng hà tôi mới tin điều Phu tử nói là đúng, nên mới giả chết trốn đi. Chẳng ngờ nay lộ ra tông tích, tuỳ Bệ hạ muốn xử thế nào thì xử.
Vua Gia Long nhìn Ngọc Hân hồi lâu rồi bảo:
- Tuy nàng là vợ giặc Huệ tội đáng phải chết, nhưng nàng lại là công chúa nhà Lê, mà các tiên vương của ta trước cũng là tôi của vua Lê. Nghĩ tình ấy ta tha không giết.
Đoạn quay sang võ sĩ vua bảo:
- Truyền giam Ngọc Hân vào ngục, đối xử tử tế chờ xét sau.
Quân đưa Ngọc Hân đi rồi, Nguyễn Văn Thành hỏi:
- Bệ hạ định xử Ngọc Hân thế nào?
Vua Gia Long vui vẻ đáp:
- Ta sẽ tuyển nàng vào hậu cung.
Thành can:
- Bệ hạ là vua một nước thiếu gì cung phi mỹ nữ, cần gì phải lấy vợ thừa của giặc!
Vua Gia Long gạt đi bảo:
- Nước của nó ta còn lấy được, vợ của nó ta lại không lấy được hay sao?
Nói xong vua Gia Long lui về hậu cung rồi truyền đưa Ngọc Hân đến hầu. Đến nơi, biết ý vua Gia Long, Ngọc Hân mắng rằng:
- Ta là công chúa nhà Lê, lại là vợ Quang Trung đại đế. Nay ngươi muốn giết cứ giết, đời nào ta lại để thằng tiểu nhân như ngươi làm nhục hay sao!
Mắng rồi Ngọc Hân lao đầu vào tường mà chết.
Vua Gia Long sửng sốt một hồi, rồi gọi người tín cẩn nhất đến bảo:
- Ngươi mau đem xác Ngọc Hân bí mật chôn ở sau vườn thượng uyển, rồi ra ngoài thành phao câu ca như thế này… Nếu việc lộ ra lập tức mất đầu.
Người tín cẩn y lệnh thi hành.
Hôm sau khắp kinh thành ai nấy đều nghe lắm kẻ hát câu ca rằng:
Gái đâu có gái lạ lùng.
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.
Bá tánh già trẻ bàn tán với nhau:
- Ngọc Hân công chúa nhà Lê đã là Bắc cung Hoàng hậu dưới triều Quang Trung Hoàng đế. Nay dù bị bắt thì nên chết đi mới phải sao lại chịu nhục mà làm thiếp cho vua Gia Long thế. Thật xấu hố thay!
Thương thay Thái hậu Ngọc Hân đã chết thảm còn mang tiếng nhơ oan ức!
Xong việc ấy, Nguyễn Văn Trương lại đến tâu:
- Tướng quân Lê Văn Duyệt sai thần giải Cảnh Thịnh về kinh cho Bệ hạ trị tội và xin lệnh Bệ hạ xét xử các văn thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích sau theo giặc Tây Sơn phải tội như thế nào?
Vua Gia Long nhanh trí cười vui vẻ đáp liền: - Bọn họ trước là tôi thần của nhà Lê, mà ta đây rất quý nhà Lê. Vậy truyền tha tội chỉ đánh mỗi ngươi hai mươi trượng rồi đuổi về dân dã.
Nguyễn Văn Trương vâng lệnh lên đường ra Bắc. Ra ngoài thành, Trương nghe thiên hạ bàn tán rằng:
- Các tôi thần của Tây Sơn đều bị tru di tam tộc. Sao Gia Long lại tha tội chết cho bọn cựu thần nhà Lê là Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích?
Kẻ khác lại bảo:
- Ấy là vì công chúa nhà Lê là Ngọc Hân đã về làm thiếp cho Gia Long, vì lấy lòng Lê Ngọc Hân nên vua mới tha chết cho bọn cựu thần nhà Lê đó.
Nói xong họ lại ca rằng:
Gái đâu có gái lạ lùng.
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.
Nguyễn Văn Trương vừa đi vừa nghĩ:
- Lê Ngọc Hân thật chẳng ra gì.
- Ta nghe thiên hạ xưa nay bảo vợ chồng ngươi là đấng anh hùng. Nay đến đường cùng mới hay loài hèn hạ.
Diệu , Xuân bị sỉ nhục hổ thẹn cúi đầu. Vua Gia Long vỗ ngai quát:
- Đặng Xuân Bảo to gan. Trước mặt ta sao dám không quỳ!
Bảo trợn mắt mắng lại:
- Đặng Xuân Bảo ta chỉ quỳ dưới trướng của Quang Trung đại đế. Ngoài ra xưa nay chưa biết quỳ trước kẻ khác bao giờ!
Vua Gia Long cười gằn nói:
- Được! Ta tạm giam tụi bây vào ngục chờ giải Cảnh Thịnh về đây rồi sẽ đào mả lấy xương anh em thằng buôn trâu Nhạc, Huệ, Lữ, rồi sẽ xử tội kẻ sống lẫn người chết vua tôi nhà Tây Sơn bay một thể.
Võ sĩ xông vào lôi Diệu, Xuân và Bảo đi. Bảo vừa đi vừa mắng Diệu, Xuân rằng:
- Ngày trước nó quỳ khóc van xin nên vợ chồng ngươi tha chết cho nó. Nhưng ngày nay cầu xin thế nào cũng không khỏi chết được đâu. Đừng quỳ trước kẻ tiểu nhân mà mang nhục.
Diệu, Xuân chỉ cúi đầu lê bước mà không dám nói gì.
Vua Gia Long nổi giận quát lên rằng:
- Quân bay, đưa Đặng Xuân Bảo lên đây!
Võ sĩ lôi Bảo quay lại. Vua Gia Long quắc mắt hỏi:
- Chờ ta đem hài cốt của Nhạc, Huệ, Lữ về đây rồi đưa các ngươi đến trước tôn miếu của tiên vương ta trị tội thử xem làm cách nào mà ngươi không chịu nhục?
Bảo cười to đáp:
- Ta sẽ tự vẫn mà chết, nhất định không chờ đến ngày thọ nhục.
Nói xong Bảo há miệng toan cắn lưỡi. Nguyễn Văn Thành đứng gần nhanh tay bóp miệng Bảo, không cho Bảo cắn lưỡi tự vẫn. Vua Gia Long quát:
- Quân bây bẻ răng nó rồi trói chặt không cho nó có chỗ đập đầu, xem thử nó chết bằng cách nào.
Võ sĩ vâng lời đè Bảo ra cạy miệng bẻ răng. Bảo máu me đầy miệng vẫn cười to mắng Gia Long rằng:
- Thằng tiểu nhân đê tiện kia, ta sẽ nín thở mà chết, xem thử ngươi có cản được ta chăng?
Nói xong Đặng Xuân Bảo trợn mắt nín hơi không thở nữa. Mặt Bảo vốn đã đỏ, giờ đỏ lên như máu. Giây sau Bảo ngã vật ra mà chết. Vua Gia Long thất kinh than:
- Thật là một sự chết lạ xưa nay chưa từng thấy. Tướng Tây Sơn trung dũng hơn người. Nếu Cảnh Thịnh là một đấng minh quân e rằng ta khó mà phục quốc.
Đoạn vua Gia Long bảo:
- Mau truyền lệnh ta sai người đào mộ lấy cốt Nhạc Huệ, Lữ về cho ta trị tội.
Đặng Đức Siêu bước ra can:
- Tâu Bệ hạ. Việc ấy không nên.
Vua Gia Long hỏi:
- Vì sao lại không nên?
Siêu quỳ thưa:
- Tâu Bệ hạ, đành rằng Nhạc, Huệ có tội lớn với tiên vương, nhưng Nhạc, Huệ chết đã mười năm, vả lại lúc sinh thời cũng là vua một nước. Nếu Bệ hạ làm thế e rằng thiên hạ dị nghị ta quá cố chấp chăng?
Đang cơn giận vua Gia Long gắt:
- Anh em thằng buôn trầu giết hết cả nhà ta. Ta bao phen nếm mật nằm gai, lên rừng xuống bể, lênh đênh hải đảo, lưu vong nước người, trăm cay ngàn đắng. Nếu không đào mả lấy xương anh em nó làm tội sao thoả lòng oán hận của ta. Ý ta đã quyết, còn ai can ngăn, chém!
Đặng Đức Siêu sợ hãi lui ra. Vua Gia Long gọi giật:
- Đặng Đức Siêu!
Siêu giật mình đứng lại, Gia Long bảo:
- Khanh văn chương như nước chảy, hãy viết bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, chờ đến ngày làm tội vua tôi giặc Tây Sơn ta sẽ đem ra đọc cho mọi người cùng nghe.
Đặng Đức Siêu vâng lời bái tạ rồi lui ra.
Ít hôm sau, Nguyễn Văn Trương giải Cảnh Thịnh và Hoàng tộc Tây Sơn về đến, quân sĩ đem hài cốt ba anh em Tây Sơn là Nhạc, Huệ, Lữ về phục mệnh. Vua tôi Cảnh Thịnh quỳ trước linh vị các Chúa Nguyễn và bài vị Võ Tánh, Ngô Tùng Châu chịu tội. Vua Gia Long bảo Đặng Đức Siêu đọc bài văn tế. Siêu quỳ trước bài vị Ngô, Võ đọc rằng:
Than ôi!
Đạo thần tử hết lòng thờ Chúa, gian nan từng trải dạ trung thành.
Đấng anh hùng vì nước quyên sinh, điên bái chẳng sai lòng tiết nghĩa.
Ngọc dầu tan vẻ trắng nào phai.
Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để.
Nhớ hai người xưa:
Thao lược ấy tài,
Kinh luân là chí.
Phò vạc Hán thuở ngôi trời chếch lệch, chém gai đuổi lũ hung tàn.
Vớt xe Đường khi thế nước chông chênh, cầm bút ra tay kinh tế.
Mối nghĩa sánh duyên gác tía, bước gian truân từng cậy dạ khuông phò.
Màn kinh giúp sức cung xanh, công mông dưỡng đã đành lòng uỷ ký.
Hậu quân thuở trao quyền tứ trụ, chữ ân uy lớn nhỏ đều phu.
Lễ bộ phen làm việc chánh khanh, bề trung ái sớm khuya chẳng trễ.
Ngoài cõi vuốt nanh ra sức, chí tiêm cừu đà rải xuống ba quân.
Trong thành then khoá chia lo, lòng ưu quốc đã thấu lên chín bệ.
Miền biên khổn hai năm chia sức giặc, vững lòng tôi bao quản thế là nguy.
Cõi Phú Xuân một trận khét oai trời, nặng việc nước phải lấy mình làm nhẹ.
Sửa áo mũ lạy về Bắc khuyết, ngọn quang minh hun mát tấm trung can.
Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chánh khí.
Há rằng ngại một phen thỉ thạch, giải trùng vây mà tìm đến quân vương.
Bởi rằng thương muôn mạng tỳ hưu, thà nhất tử để cho toàn tướng sĩ.
Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ấn tín xưa người bộ khúc thương tâm.
Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ.
Cơ đãng định kíp chầy đành hẹn buổi, xót trướng doanh sao vắng mặt thân huân.
Phận truy tuỳ gang tất cũng đền công, tiếc nhung mạc bỗng thiệt tay trung trí.
Nay gặp tiết thu,
Bày đàn uý tế.
Hai chữ cương thường gánh nặng, rõ cổn hoa cũng thoả chốn u minh.
Ngàn thu hoà nhạc khí thiêng, giúp mao việt để mớ nền bình trị.
Siêu đọc xong, các quan đều rưng rưng ngấn lệ. Vua Gia Long ứa nước mắt nói:
- Ngô, Võ hai khanh!. Hãy xem ta trả thù cho hai khanh đây!
Đoạn vua chỉ vào ba cái sọ người rồi hỏi vua tôi Tây Sơn:
- Các ngươi có biết ba cái đầu lâu này là của ai chăng?
Cảnh Thịnh cũng ứa nước mắt đáp:
- Ấy là hài cốt các Tiên đế của ta.
Vua Gia Long bảo quân:
- Quân bay, đem ba cái đầu lâu của Nhạc, Huệ, Lữ lấy dây xích lại giam vào ngục, còn xương cốt đem nghiền nát bỏ vào lọ để trước cửa ngục làm đồ đựng nước tiểu cho quân sĩ.
Quân vâng lệnh mang ba bộ hài cốt đem đi. Cảnh Thịnh khóc theo:
- Hoàng bá, Phụ hoàng, Hoàng thúc ơi! Con thật là có tội với các Tiên đế!
Bùi Thị Xuân thấy cảnh ấy không dằn lòng được toan mở miệng mắng Gia Long. Trần Quang Diệu ngăn lại nói nhỏ:
- Vợ chồng ta ra hàng chịu nhục là để cứu mẹ. Nếu phu nhân mắng nó, nó giận giết mẹ ta thì sao?
Bùi Thị Xuân đành cắn răng ngậm miệng. Vua Gia Long thấy vợ chồng Diệu, Xuân nói nhỏ với nhau bèn hỏi:
- Trần Quang Diệu, giờ là lúc ta xử tội ngươi đây. Ngươi có điều gì cần nói chăng?
Diệu khấu đầu lạy rồi đáp:
- Tội của thần chết là đáng lắm. Mẹ thần nay đã ngoài tám mươi tuổi không thể làm hại cho xã tắc được. Xin Bệ hạ tha chết cho mẹ thần, thần dù tan xương nát thịt cũng muôn đội hoàng ân.
Vua Gia Long nhìn sang thấy Trần mẫu đã già nua lụ khụ bèn cười nói:
- Được! Ta mở lượng hiếu sinh tha cho mẹ ngươi được sống. Quân bay lôi Trần Quang Diệu xử lăng trì.
Nguyễn Văn Thành bước ra can:
- Lúc Trần Quang Diệu hạ thành Bình Định do hậu quân Võ Tánh trấn thủ, Diệu chẳng những không giết hại quân ta mà còn cấp cho ghe thuyền, lương thực cho quân ta về. Xin Bệ hạ giảm cho Diệu tội lăng trì.
Vua Gia Long suy nghĩ giây lâu rồi khoát tay bảo:
- Mang đi chém ngang lưng!
Trần mẫu nghe vậy vùng đứng lên giơ gậy chỉ mặt vua Gia Long mắng rằng:
- Thằng tiểu nhân kia! Chém đầu cũng chết việc gì phải chém ngang lưng cho phơi gan lòi ruột. Ta quyết không vì thân già này mà để cho các con ta chịu nhục.
Nói xong Trần mẫu đập đầu vào bậc cấp mà chết. Ngoài sân đao phủ khai đao, Trần Quang Diệu đứt làm hai đoạn! Bùi Thị Xuân đau đớn hét lên một tiếng rồi khóc rằng:
- Mẹ ơi! Vợ chồng con ra nộp mạng là để cứu mẹ. Sao mẹ lại huỷ hoại thân mình như thế!
Bỗng Thị Xuân vùng đứng dậy chỉ mặt vua Gia Long mắng rằng:
- Nay mẹ ta đã chết thì ta và ngươi vai vế ngang hàng. Ta nói cho ngươi biết, ngươi làm điều tàn bạo đào mộ các Tiên đế ta, dù ngươi là kẻ chiến thắng nhưng đời sau ai dám bảo ngươi là đấng anh hùng.
Vua Gia Long mỉm cười hỏi:
- Ngươi bảo ta không phải anh hùng, vậy ta hỏi ngươi, ta và Nguyễn Huệ ai hơn ai?
Xuân ung dung đáp:
- Tiên đế ta bốn lượt vào Nam, ba lần ra Bắc. Trong năm ngày đại phá ba mươi vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống cúi đầu cõng sang. Nội một đêm tiêu diệt năm vạn quân Tiêm La do chính ngươi muối mặt rước về. Xét về tài, Tiên đế ta như hùm còn ngươi như cẩu việc gì mà phải hỏi.
Vua Gia long giận tái mặt nhưng vẫn ôn tồn hỏi:
- Còn xét về đức ta và Nguyễn Huệ thế nào?
Bùi Thị Xuân hăng hái lưu loát đáp:
- Tiên đế ta bắt Nguyễn Đăng Trường rồi thả cho đi, bắt Nguyễn Huỳnh Đức dù không hàng được cũng không nỡ giết. Đập đổ hai nhà Trịnh, Nguyễn, đi đến đâu trăm họ đều cơm no áo ấm, nhân nghĩa sáng ngời. Còn ngươi rước ngoại bang về tàn hại lương dân, bắt tướng đối phương thì tru di tam tộc. Người chết đã mười năm ngươi còn đào mả lấy xương làm tội. Xét về đức Tiên đế ta như đêm trăng rằm còn ngươi như đêm ba mươi cần gì phải hỏi.
Bầm gan tím ruột, vua Gia Long gằn giọng:
- Ngươi dám nhục mạ ta, không sợ ta lột da xẻ thịt ư?
Xuân ung dung đáp:
- Lột da xẻ thịt cũng chết là cùng có gì phải sợ! Ta chỉ sợ rằng chết xuống âm phủ gặp Tiên đế ta hỏi ta hai tội. Tội thứ nhất không vâng lệnh mà giết chú ta là Bùi Đắc Tuyên. Tội thứ hai là ở cửa Hàm Luông tha cho thằng tiểu nhân Phúc Ánh.
Bùi Thị Xuân nói xong, các tướng Gia Miêu đều rút gươm khỏi vỏ. Vua Gia Long ngăn lại bảo:
- Giết nó sao thấy được gan nó. Ta có cách này xem nó to gan đến đâu.
Đoạn vua Gia Long bảo võ sĩ:
- Truyền đem con gái Bùi Thị Xuân ra cho voi giày trước mặt nó.
Bỗng một người từ ngoài chạy vào nói lớn:
- Xin Hoàng huynh hãy tha chết cho con gái Bùi Thị Xuân.
Mọi người giật mình nhìn lại, thì ra là Quận Chúa Ngọc Du. Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi Ngọc Du:
- Chồng nó là Trần Quang Diệu đánh thành Bình Định hại chết chồng em là Võ Tánh, sao em còn xin tha cho con gái của nó?
Quận Chúa Ngọc Du toan mở miệng, nhưng chợt nhớ ra điều gì bèn đến gần vua nói nhỏ:
- Ngày trước Bùi Thị Xuân tha cho ba mẹ con ta ở cửa Hàm Luông nên ta mới được như ngày nay. Xin Hoàng huynh nghĩ tình ấy mà tha cho con gái của Xuân.
Vua Gia Long lắc đầu đáp nhỏ với Ngọc Du:
- Ngày trước nó tha cho ta nên mất nước. Ngày nay ta lại bắt chước sự sai lầm của nó hay sao?
Đoạn quay sang bọn võ sĩ, vua vỗ án quát lớn:
- Nhổ cỏ tận gốc, giết rắn dập đầu. Quân bay mau đem con gái Bùi Thị Xuân ra hành hình!
Võ sĩ vâng lệnh, lập tức thi hành. Một con voi to lớn bước chậm rãi đến gần con gái Thị Xuân. Nàng ấy vừa mười bốn tuổi sợ hãi hét lên:
- Mẹ ơi cứu con!
Xuân nghiêm mặt quát:
- Con nhà tướng không được sợ chết! Con thà chết đi cùng cha mẹ còn hơn là sống với lũ tiểu nhân kia!
Xuân vừa dứt lời, voi đã dùng vòi quấn lấy con gái Xuân tung lên không. Khi nàng rơi xuống voi đưa cặp ngà ra hứng, ngà voi nhọn hoắt xuyên qua người, nàng quằn quại trên miệng voi mà chết. Voi lại cúi đầu vứt xác nàng xuống đất rồi dùng chân dày đạp lên. Thương thay con gái Bùi Thị Xuân chết nát tan thi thể. Mọi người mục kích đều lè lưỡi lắc đầu mà rơi nước mắt!
Thế nhưng, có một người đáng ra phải khóc, mà không khóc. Đó là Bùi Thị Xuân! Xuân kéo lê xích chân đi đến gần con voi vừa hành hình con gái mình. Tên nài voi giục voi quấn Xuân. Voi vừa vươn vòi, Xuân vùng hét lên một tiếng, voi thất kinh co vòi quay đầu mà chạy. Tên nài dùng búa đánh vào đầu voi bảo quay lại, voi vùng hất tên nài xuống đất rồi cắm cổ chạy ra khỏi pháp trường. Đội quân hành hình lại đưa voi khác vào thay, nhưng con nào cũng thế, khi đến gần nghe Xuân hét lên đều co vòi quay đầu chạy hết cả.
Tướng sĩ Gia Miêu tuy không hiểu vì lý do gì nhưng thấy vậy thảy đều khiếp đám. Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi quần thần:
- Bùi Thị Xuân có tài gì mà có thể khuất phục được voi như thế?
Tả hữu có người biết chuyện thưa rằng: - Bùi Thị Xuân chuyên huấn luyện voi để lập đội tượng binh cho giặc Tây Sơn. Số voi này là của dịch do quân ta bắt được. Có lẽ nó nhận ra chủ cũ nên không dám làm hại chăng?
Vua Gia Long bảo:
- Nếu voi dày không được thì đem cho ngũ mã phanh thây. Nhất định phải cho nó chết không toàn thây!
Võ sĩ cột đầu và tứ chi của Bùi Thị Xuân vào năm con ngựa rồi bảo kỵ mã ra roi. Thương thay Bùi Thị Xuân! Đầu, mình, tay, chân mỗi phần một ngả!
Vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh thấy gia đình Diệu, Xuân bị hành hình xong biết đến lượt mình thì thất kinh hồn vía. Cảnh Thịnh vọt miệng nói:
- Trước khi chết xin cho mâm cơm lót dạ kẻo phải làm ma đói.
Vua Gia Long ôm bụng cười một hồi rồi bảo quân dọn mâm cho Cảnh Thịnh. Hoàng đệ Quang Bàn hỏi Cảnh Thịnh:
- Cớ sao Hoàng huynh lại xin cơm của giặc?
Cảnh Thịnh cúi đầu đáp:
- Không phải anh muốn ăn, nhưng để kéo dài thời gian sống được giờ nào hay giờ ấy.
Cơm dọn lên, võ sĩ cởi trói cho Cảnh Thịnh cùng hoàng tộc. Cảnh Thịnh ngồi vào bàn cầm đũa, Quang Bàn liệng chén quát:
- Chết thì chết, việc gì phải đi ăn cơm thừa của giặc!
Cảnh Thịnh vừa ăn vừa rơi nước mắt. Quang Bàn ngửa mặt lên trời kêu rằng:
- Phụ hoàng ơi! Nhà Tây Sơn ta đổ là phải lắm rồi. Chỉ tiếc cho công lao dựng nghiệp của Phụ hoàng mà thôi!
Nói xong Quang Bàn dùng chiếc đũa đâm mạnh vào lỗ tai mà chết. Vua Gia Long thất kinh nghĩ thầm: Con của Nguyễn Huệ đến thằng nhỏ này cũng khí khái anh hùng như vậy mà Quang Toản là người nối ngôi lại hèn hạ u mê. Ấy thật là trời giúp ta!
Cảnh Thịnh ăn xong, vua Gia Long truyền đem ra cho ngũ mã phanh thây.
***
Làm tội vua tôi Tây Sơn xong, vua Gia Long lại hạ lệnh cho quân trấn thủ Bình Định lùng bắt bà con tông tộc của các tướng Tây Sơn đem làm tội. Vì việc ấy mà ở phủ Quy Nhơn người bị chém đầu lên đến hàng ngàn. Vua Gia Long lại hạ lệnh truy lùng tất cả sách vở dưới triều Quang Trung Nguyễn Huệ gom về đốt cả đi, và kẻ nào ghi chép bất cứ điều gì về nhà Tây Sơn phải bị tru di tam tộc. Vua Gia Long bảo:
- Ta muốn từ nay về sau dân ta không được nói về giặc Tây Sơn và anh em thằng buôn trầu Nhạc, Huệ nữa.
Vua vừa dứt lời, xảy quân vào báo:
- Tâu Hoàng thượng, quân ta vừa bắt được Lê Thái hậu vợ Quang Trung Nguyễn Huệ, xin giải về cho Bệ hạ xét xử.
Vua Gia Long hỏi:
- Ngọc Hân chết đã ba năm nay, có văn tế hẳn hoi thì làm gì còn Ngọc Hân nào đây nữa?
Quân đáp:
- Tâu Bệ hạ, các cung nữ hầu hạ trong Bắc cung dưới thời Nguyễn Huệ đều xác nhận người ấy là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.
Vua Gia Long lấy làm lạ bèn truyền cho vào. Quân đưa một thiếu phụ đến thi lễ dưới thềm. Vua Gia Long liếc nhìn, thiếu phụ cực kỳ diễm lệ. Lòng bồi hồi xúc động, vua Gia Long hỏi:
- Nàng kia! Nàng có phải là Ngọc Hân vợ Nguyễn Huệ không?
Nàng ấy đáp:
- Thưa tôi chính là Ngọc Hân công chúa nhà Lê, vợ Quang Trung Hoàng đế!
Vua Gia Long ngạc nhiên hỏi:
- Ngọc Hân đã chết năm Kỷ Mùi (1799) có văn tế của Cảnh Thịnh rành rành. Sao ngươi dám mạo nhận Ngọc Hân công chúa.
- Nguyên chồng tôi là Quang Trung Hoàng đế định đến cuối thu năm Nhâm Tý (1792) sẽ đem quân vào Gia Định tiêu diệt Bệ hạ, rồi sẽ cất quân đánh Tàu đòi đất Lưỡng Quảng xưa kia là của nước ta. Chồng tôi có hỏi ý của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp. Phu tử bảo không có điều bình Nam, Bắc tiến. Đến khi chồng tôi băng hà tôi mới tin điều Phu tử nói là đúng, nên mới giả chết trốn đi. Chẳng ngờ nay lộ ra tông tích, tuỳ Bệ hạ muốn xử thế nào thì xử.
Vua Gia Long nhìn Ngọc Hân hồi lâu rồi bảo:
- Tuy nàng là vợ giặc Huệ tội đáng phải chết, nhưng nàng lại là công chúa nhà Lê, mà các tiên vương của ta trước cũng là tôi của vua Lê. Nghĩ tình ấy ta tha không giết.
Đoạn quay sang võ sĩ vua bảo:
- Truyền giam Ngọc Hân vào ngục, đối xử tử tế chờ xét sau.
Quân đưa Ngọc Hân đi rồi, Nguyễn Văn Thành hỏi:
- Bệ hạ định xử Ngọc Hân thế nào?
Vua Gia Long vui vẻ đáp:
- Ta sẽ tuyển nàng vào hậu cung.
Thành can:
- Bệ hạ là vua một nước thiếu gì cung phi mỹ nữ, cần gì phải lấy vợ thừa của giặc!
Vua Gia Long gạt đi bảo:
- Nước của nó ta còn lấy được, vợ của nó ta lại không lấy được hay sao?
Nói xong vua Gia Long lui về hậu cung rồi truyền đưa Ngọc Hân đến hầu. Đến nơi, biết ý vua Gia Long, Ngọc Hân mắng rằng:
- Ta là công chúa nhà Lê, lại là vợ Quang Trung đại đế. Nay ngươi muốn giết cứ giết, đời nào ta lại để thằng tiểu nhân như ngươi làm nhục hay sao!
Mắng rồi Ngọc Hân lao đầu vào tường mà chết.
Vua Gia Long sửng sốt một hồi, rồi gọi người tín cẩn nhất đến bảo:
- Ngươi mau đem xác Ngọc Hân bí mật chôn ở sau vườn thượng uyển, rồi ra ngoài thành phao câu ca như thế này… Nếu việc lộ ra lập tức mất đầu.
Người tín cẩn y lệnh thi hành.
Hôm sau khắp kinh thành ai nấy đều nghe lắm kẻ hát câu ca rằng:
Gái đâu có gái lạ lùng.
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.
Bá tánh già trẻ bàn tán với nhau:
- Ngọc Hân công chúa nhà Lê đã là Bắc cung Hoàng hậu dưới triều Quang Trung Hoàng đế. Nay dù bị bắt thì nên chết đi mới phải sao lại chịu nhục mà làm thiếp cho vua Gia Long thế. Thật xấu hố thay!
Thương thay Thái hậu Ngọc Hân đã chết thảm còn mang tiếng nhơ oan ức!
Xong việc ấy, Nguyễn Văn Trương lại đến tâu:
- Tướng quân Lê Văn Duyệt sai thần giải Cảnh Thịnh về kinh cho Bệ hạ trị tội và xin lệnh Bệ hạ xét xử các văn thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích sau theo giặc Tây Sơn phải tội như thế nào?
Vua Gia Long nhanh trí cười vui vẻ đáp liền: - Bọn họ trước là tôi thần của nhà Lê, mà ta đây rất quý nhà Lê. Vậy truyền tha tội chỉ đánh mỗi ngươi hai mươi trượng rồi đuổi về dân dã.
Nguyễn Văn Trương vâng lệnh lên đường ra Bắc. Ra ngoài thành, Trương nghe thiên hạ bàn tán rằng:
- Các tôi thần của Tây Sơn đều bị tru di tam tộc. Sao Gia Long lại tha tội chết cho bọn cựu thần nhà Lê là Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích?
Kẻ khác lại bảo:
- Ấy là vì công chúa nhà Lê là Ngọc Hân đã về làm thiếp cho Gia Long, vì lấy lòng Lê Ngọc Hân nên vua mới tha chết cho bọn cựu thần nhà Lê đó.
Nói xong họ lại ca rằng:
Gái đâu có gái lạ lùng.
Con vua mà lấy hai chồng làm vua.
Nguyễn Văn Trương vừa đi vừa nghĩ:
- Lê Ngọc Hân thật chẳng ra gì.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 70 (Lê Đình Danh),Tây Sơn bi hùng truyện - Chương 70,Lê Đình Danh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!