Lá nằm trong lá - Chương 5 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:28:29 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
78 lượt xem
- * Lá nằm trong lá - Chương 4 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 7 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 6 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 3 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
Xí Muội từ khi đóng vai Mã Phú, lập tức được ái mộ cuồng nhiệt. Mặc dù khi tụi bạn trong lớp hỏi Mã Phú có phải là nó không, bao giờ nó cũng cười cười nói không phải.
Nhưng sự phủ nhận kèm theo nụ cười lại rất giống với sự hân hoan thừa nhận. Cho nên cứ vài ba hôm không thấy văn sĩ Mã Phú viết tiếp câu chuyện về chàng chăn ngựa, các độc giả trung thành lại tìm đến Xí Muội để thúc giục, năn nỉ.
Xí Muội lại phải gặp thằng Lợi.
Câu chuyện của Lợi ngày càng hấp dẫn, đến mức ngay cả thằng Thọ cũng tấm tắc:
- Không ngờ thằng pê-đê này viết truyện được quá!
Từ “viên ngọc quý” đến “thằng pê-đê”, thái độ của Thọ đối với Lợi quay phắt 180 độ nhưng nó vẫn cần đến văn sĩ Mã Phú để đánh bóng tên tuổi bút nhóm Mặt Trời Khuya. Trong những ngày này, Thọ cũng đang nghĩ đến chuyện thuyết phục thầy hiệu trưởng cho đăng truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đặc san Mùa Hè sắp tới.
Bây giờ không chỉ tụi bạn lớp tôi mà tụi học trò các lớp khác trong trường cũng tích cực truy lùng và hỏi mượn cuốn sổ các-nê của bọn tôi để theo dõi câu chuyện thơ mộng giữa chàng chăn ngựa nghèo khổ và nàng công chúa kiêu sa.
Trong câu chuyện của Thọ, có vẻ như nàng công chúa càng này càng mến chàng trai bần hàn, và tụi con trai con gái mới lớn lại có dịp ca ngợi sự kỳ diệu của tình yêu bằng cách không ngừng ra rả câu hát sến chảy nước: “ Ta yêu nhau không kể giàu nghèo”, dù cho đến lúc này văn sĩ Mã Phú vẫn chưa động bút đến chuyện yêu đương trong các trang viết của mình.
Nhưng các độc giả của nhà văn quả quyết những chi tiết trong truyện chính là biểu hiện của tình yêu, những đứa quá khích thậm chí còn cá với nhau sớm muộn gì chàng chăn ngựa cũng sẽ trở thành phò mã, nếu không như vậy tụi nó sẵn sàng quét lớp cho những đứa thắng cuộc suốt một năm!
Tôi không biết thằng Lợi đang nghĩ gì trong đầu, rằng nó có sẽ để cho tình bạn đẹp đẽ giữa công chúa và chàng chăn ngưa nảy nở thành tình yêu vào một ngày đẹp trời nào đó hay không, nhưng tôi thầm công nhận những trang văn tuyệt vời của nó vẫn lấp lánh báo hiệu một điều gì đó rất đáng để chờ đợi.
“Bây giờ thì ngày nào công chúa cũng xin phép vua cha ra chơi ngoài đồng cỏ. Cô ôm tập theo để học bài, để làm toán, nhưng phần lớn là để vứt lăn lóc đâu đó khi mải chạy chảy nô đùa với người bạn mới.
Dần dà, cô học được ở chàng chăn ngựa những điều trước đây chưa từng có ai chỉ bảo cho cô. Cô lấy làm thích thú khi biết loài hoa có các màu trắng đỏ hồng tím mà cô thấy ở ngự hoa viên vẫn mọc đầy ở đồng cỏ, có tên là hoa móng tay, và quả nang của nó khi ai đụng mạnh vào thì hạt bất ngờ bắn ra – cô đã thử làm theo lời chàng chăn ngựa và cô thích thú nhận thấy quả đúng như thế thật. Còi hoa phớt tím mọc bên cạnh những quả tròn có gai như quả dâu lại có cái tên đầy đe dọa là cà độc dược, nhưng loài hoa này đem phơi khô xắt thành sợi làm thuốc lá có thể hút trị suyễn. Lá và quả của nó đập nát đắp lên da có thể chữa trị được nọc rắn – chàng chăn ngựa bảo với cô như vậy và dĩ nhiên cô tin ngay khi cô xúc động nhớ ra chàng đã sống lầm lũi một thời gian dài trong rừng sâu.
Nhưng công chúa thích nhất là hoa bông tai mọc trên những bụi cây chỉ cao tầm một mét. Ngày nào cô cũng vòi vĩnh bắt chàng chăn ngựa dắt cô đi hái dù cây bông tai nằm xa tít ở cuối cánh đồng, sau đó cô giắt chùm hoa có màu đỏ nâu và vàng cam rực rỡ kia lên tóc như một cô dâu nhí nhảnh khiến chàng chăn ngựa không thể nào rời mắt khỏi cô.
Có nhiều hôm cô ngồi hàng giờ bên giỏ cỏ của chàng chăn ngựa để nghe chàng chỉ cho cô cách phân biệt cỏ nhung, cỏ chăn vịt, cỏ gà, cỏ xuyến chi và các loại cỏ khác. Những lúc đó, thực ra không cần nhiều thời gian đến thế để nhận ra sự khác nhau giữa các loài cỏ nhưng cô vẫn ngồi lặng một chỗ chỉ để đưa mắt ngắm chàng trai mà không biết từ bao giờ cô đã thấy vô cùng thân thiết.
Dĩ nhiên là công chúa còn bé. Cô mới mười bốn tuổi. Nhưng đến ngày chàng chăn ngựa sau một đêm ngủ dậy ngạc nhiên phát hiện đang đắp ngang người mình, bên trên mớ cỏ khô và mảnh chăn dạ cũ kỹ, một tấm chăn bông đẹp đẽ và thơm tho, chàng lập tức nghĩ ngay đến công chúa và nếu đây đúng là hành vi của công chúa thì hình như cô không còn bé bỏng nữa.
Chính chàng chăn ngựa cũng nghĩ thế. Chàng ngồi thừ ra, mường tượng đến cảnh nửa đêm cô công chúa nhỏ lén ra khỏi lâu đài trong bầu không khí lạnh lẽo và đẫm sương đêm rồi lần mò đến chỗ tàu ngựa để đắp tấm chăn bông lên ngực chàng. Ý nghĩ đó khiến lòng chàng bất giác nảy mầm một cảm giác gì đó rất khó tả, thứ cảm giác mà chàng chưa từng biết đến, nhưng chắc chắn là nó rất dễ chịu.
Văn chương của Mã Phú càng ngày càng mượt mà và trữ tình khiến đám con gái mê tít.
Nhìn cảnh bọn con gái trong trường háo hức chuyền tay nhau cuốn sổ các-nê, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn hất hàm về phía tôi, Hòa và Sơn, giọng hả hê:
- Thắng lợi rồi, tụi mày ạ.
- Bút nhóm Mặt Trời Khuya sẽ được lên tivi à? – Thằng Hòa gãi gáy hỏi, thằng này suốt ngày chỉ mơ mộng được chường mặt lên màn ảnh truyền
- Tivi cái đầu mày! – Lãnh Nguyệt Hàn hừ mũi. – Tao đang nói chuyện khác.
Hòa ngơ ngác:
- Chuyện gì?
Thọ thò tay vào túi áo định móc thuốc lá (chắc nó nghĩ vừa phả khói mù mịt vừa nói thì lời nói sẽ nghiêm trang hơn, vì vậy dễ thuyết phục hơn) nhưng trong túi áo nó chẳng còn điếu thuốc nào, Thọ đành bỏ tay xuống.
- Tao sẽ cho đăng chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đặc san Mùa Hè tới đây. Và tụi mình sẽ mang đặc san qua các trường khác rao bán, không phát miễn phí nữa.
Sơn bĩu môi:
- Có ma mới mua!
Thọ trừng mắt nhìn Sơn, như muốn dùng tia nhìn đóng thằng này dính luôn vào tường:
- Tao cứ tưởng cái trò ăn cắp hình của nó Nguyệt nhét vào bóp là cái ngu cuối cùng của mày. Té ra cái ngu của mày có vẻ chưa chịu dừng lại!
Lời lẽ của Thọ làm Sơn nổi khùng. Nó hầm hầm vặc lại, chuyện chưa từng xảy ra trước đây:
- Mày mới ngu! Đặc san Mùa Xuân, hồi Tết mày cũng kêu tụi tao ôm qua các trường khác, đi rục cả giò, quảng cáo ê cả mồm, có bán được cuốn nào đâu. Cuối cùng phải phát phát không, mày quên rồi sao?
- Tao không quên. Nhưng đứa ngu thì quên đặc san Mùa Hè sắp tới có truyện của Mã Phú. Đó chính là chìa khóa của thắng lợi.
Thọ long mắt gầm gừ, giọng nói gần như rít qua khe răng, nhưng không phải vì vậy mà tôi lộ vẻ đồng tình với nó.
Tôi tin ở Mã Phú.
o O o
Mã Phú ngày càng giống “chìa khóa của thắng lợi” khi ngay cả cô Hiền và cô Mười cũng đâm ra khoái truyện của nó, ngày nào cũng hỏi thăm Mã Phú là ai và nó đã viết thêm đoạn nào mới chưa.
Tôi nói chưa và hỏi đề thi học kỳ hai môn sinh vật cô soạn chưa cô.
Cô Hiền bảo chưa, và cô mỉm cười nói thêm là đề thi sắp tới không liên quan gì đến lá và rễ cây vì bài nó nằm trong chương trình học kỳ một.
Cô Hiền trêu tôi nhưng sắp đến ngày thì cô giấm giúi đề thi cho tôi, không quên dặn tôi kín miệng.
Tôi mừng quýnh, vâng dạ rối rít, sau đó lập tức chạy đi khoe với tụi thằng Hòa.
Các nàng thơ trong ban báo chí hôm trước leo lẻo “tụi này không cần”, còn mắng bọn tôi “ma giáo”, bữa nay thấy tụi thằng Hòa thậm thà thậm thụt ngồi chép đề thi, xúm lại tíu tít:
- Gì thế? Đề sinh vật hả?
- Làm gì có!
- Mấy chàng thi sĩ chối bai bải, tay khum khum che kín tờ giấy nhưng các nàng quyết lôi ra cho bằng được:
- Cho coi với!
- Đồ tồi!
Bọn con gái là chúa siêng, tôi biết tụi nó chẳng cần xem trước đề thi, nhưng khi biết trên đời có cái đề thi đó, đứa nào cũng quyết coi cho bằng được. Biết đề trước, dẫu sao tụi nó tụng bài cũng đỡ mỏi miệng hơn, và quan trọng là có thể dồn tâm trí cho những môn học khác.
Nhà văn Mã Phú có vẻ không màng đến đề thi của cô Hiền. Thoạt đầu tôi tưởng nó khoái đóng vai người hùng, sau mới biết nó xấu hổ.
Khi tối giúi đề thi sinh vật vào tay nó, nó đẩy ra làm tôi tức anh ách.
Tôi giở giọng xiên xỏ:
- Mày là anh, mày không muốn làm gương xấu cho hai em mày hả?
- Không phải vậy! – Lợi cười khổ.
Tôi hừ mũi, vẫn chưa nguôi giận
- Hay là mày thuộc bài vanh vách rồi, không cần trò “ma giáo” này?
- Tao không có thì giờ học bài.
Lợi buồn buồn đáp và đứa mắt nhìn đi chỗ khác. Thú nhận của nó làm tôi chưng hửng:
- Vậy sao mày chê đề thi sinh vật?
- Tao thấy… kỳ kỳ! – Lợi bối rối đáp, mặt nó ửng lên như có ai vừa thắp nến dưới da nó.
- Mày khờ quá! – Tôi lại nhét tờ giấy chép đề thi vào tay nó, ngoác miệng bốc phét. – Nếu không có mày, cô Hiền đâu có ưu ái tụi mình như vậy. Cô mê chuyện chàng chăn ngựa của mày nên giúi cho cái đề này, ý bảo mày khỏi cần học bài, để thì giờ viết truyện cho cô đọc.
Tôi không biết Lợi có tin lời tôi không nhưng lần này nó không đẩy tay tôi ra nữa. Sợ nó suy nghĩ lung tung, tôi rón rén tránh xa đề tài thi cử:
- Này, trưa đi học về mày làm gì mà bảo là không có thì giờ học bài?
Không hiểu sao Lợi không đáp lời tôi, mặc dù tôi nghĩ là nó nghe rất rõ.
Tôi đá vào chân nó:
- Chắc hở tí thì giờ nào là mày ngồi viết truyện hả?
Lợi ngọ ngậy đầu và cúi nhìn tờ giấy trên tay, nhưng vẫn không hề nhếch môi. Trông nó như người thình lình bị á khẩu.
Tôi chán quá, thay đổi câu hỏi:
- Nhà cậu mày ở đâu vậy?
o O o
Câu họ Lợi ở Liễu Trì, cách đường quốc lộ khoảng ba cây số, so với nhà thằng Hòa thì gần trường hơn nhưng hằng ngày Lợi cuốc bộ nên nó phải tốn nhiều thì giờ hơn để đến lớp.Nó bảo tôi thế, tuy nhiên hôm nào Lợi viết được đoạn truyện mới, bọn tôi ôm cặp lò dò tới cổng đã thấy nó ngồi sẵn ngoài hiên đợi Xí Muội, cứ như nhà cậu nó ở ngay cạnh trường.
Hôm đầu tiên vào lớp, trông Lợi có vẻ ủ rũ, gương mặt trơn bóng của nó se lại như đau thương. Sau một thời gian đánh bạn với tụi tôi, lại bất ngờ trở thành văn sĩ được bạn bè ái mộ, Lợi tươi ra nhưng da dẻ lại sạm đi.
Tôi nhìn nó, thắc mắc:
- Chắc hôm nào mày cũng trốn ngủ trưa đi dang nắng phải không?
- …
- Mày đi bắn chim, bắn ổi, bắn xoài trộm trong vườn nhà hàng xóm chứ gì?
Mặc tôi hỏi hết câu này đến câu khác, Lợi vẫn im thít. Tôi thấy có lúc quai hàm nó nhúc nhích, nhưng rồi chờ hoài chẳng thấy nó ừ hử tiếng nào, làm như nó định trả lời tôi nhưng câu nói lại mắc kẹt đâu đó trong cổ.
Chỉ có tiếng trống vào lớp thay nó trả lời tôi và như chỉ đợi có vậy, nó bỏ tọt tờ giấy trên tay vào túi áo và đi thẳng một mạch.
Tôi nhìn theo Lợi, nhìn mái tóc hoe vàng như mớ rơm khô trên đầu nó, bâng khuâng nghĩ: thằng này là học trò sao bộ dạng nó ngó giống… chàng chăn ngựa vậy ta!
Chàng chăn ngựa của Lợi chắc đẹp trai hơn Lợi, vì ở những phần tiếp theo, tình cảm của công chúa dành cho chàng dường như mỗi lúc một sâu đậm.
“Công chúa hỏi chàng trai vào sáng hôm sau khi họ gặp lại nhau ở cuối cánh đồng cỏ, nơi chàng chăn ngựa vẫn hay dắt cô đi hái hoa bông tai cài lên tóc, sau đó thích thú ngắm lũ bướm thay nhau lượn quanh cô mãi cho đến lúc cô vẫy tay chào tạm biệt chàng trai để quay về lâu đài.
Cách cô công chúa hỏi như đêm hôm qua không có chuyện gì xảy ra khiến chàng trai thốt nhiên bối rối. Chàng vò một chiếc lá trên tay, trả lời mà không nhìn công chúa:
- Tôi ngủ rất ngon, thưa công chúa!
- Ngươi quay mặt lại đi! – Đột nhiên công chúa nói.
Cô nói với ngữ điệu bình thường, thậm chí dịu dàng nhưng vì cô là công chúa, chàng trai cảm thấy đó là một mệnh lệnh.
Chàng quay lại, ngượng ngập, nhưng rồi trái tim chàng đập rộn, lần này đan xen cả cảm giác hân hoan khi chàng thấy công chúa đang chìa ra trước mặt chàng một con hạc giấy.
- Ta tặng ngươi nè!
Chàng rụt rè đưa tay cầm lấy món quà bất ngờ và sung sướng mân mê nó bắng mắt, xúc động đến quên cả cảm ơn.
- Ngươi biết đấy là chim gì không?
- Chim hạc, thưa công chúa!
- Đấy là loài chim may mắn. – Công chúa mỉm cười. Khi nào ngươi có đủ một ngàn con chim này, ngươi có thể ước một điều ước.
Công chúa tất nhiên là một cô gái xinh đẹp (hình như mọi công chúa đều xinh đẹp). Khi cô cười mặt cô tỏa sáng như có một mặt trời vừa đậu xuống vai cô, vì vậy nếu như ánh mắt chàng chăn ngựa đọng mãi trên gương mặt yêu kiều của cô mặc dù chàng biết như thế là bất nhã thì cũng không nên trách chàng (công chúa chắc nghĩ khác: chàng sẽ thật là bất nhã nếu không chịu nhìn cô như vậy!).
- Một ngàn con? – Chàng lặp lại, thì thầm như mơ ngủ.
- Ngươi đừng lo! – Công chúa nhìn chàng trai đang ngây ra trước mắt, giọng ấm áp. Mỗi ngày ta sẽ tặng ngươi một con. Một ngàn ngày sau, ngươi có thể ước bất cứ điều gì và điều đó sẽ trở thành sự thật.
Chàng trai chớp mắt, bồi hồi hỏi:
- Công chúa tự tay xếp con hạc này?
- Tất nhiên là tự ta xếp. Nếu muốn, mỗi ngày ta có thể gấp được một trăm con.
Công chúa vừa đáp vừa nghiêng đầu một cách duyên dáng khiến chàng trai càng không thể rời mắt khỏi cô. Chàng thấy trái tim mình rơi xuống chỗ nào đó và chàng buột miệng hỏi, bần thần và ngây ngô:
- Thế sao công chúa không…
Đang mấp máy môi, thấy gương mặt công chúa thoắt xịu xuống, câu hỏi lập tức tuột khỏi miệng chàng.
- Ngươi nghe này. Nếu mỗi ngày ta tặng ngươi một trăm con hạc giấy, ta với người chỉ gặp nhau có mười ngày thôi.
Công chúa nói giọng hờn dỗi và khi cô nói tiếp thì đến lượt cô quay mặt đi.
- Ngươi không thích gặp ta suốt ngàn ngày sao?
Bây giờ thì chàng chăn ngựa đã biết mình vụng về như thế nào. Chàng đứng trơ ra, biết mình có lỗi với công chúa nhưng vì quen sống cô độc chàng loay hoay mãi vẫn không chọn được từ ngữ nào thích hợp với tâm trạng của mình trong lúc này. Suốt một lúc lâu chàng cứ im lìm chôn chân trên cỏ, ngẩn ngơ nhìn đàn bướm sặc sỡ vờn quanh mái tóc mượt mà của công chúa, đến mức có cảm tưởng chàng đã đánh rơi tiếng nói ở chỗ nào đó trên đồng cỏ bao la.”
o O o
Văn sĩ Mã Phú có cái lối kết thúc từng kỳ truyện ở những chỗ khiến người đọc tức điên.
Tôi hỏi nó thì nó bảo nó không cố tình chọc giận bạn bè, rằng nó viết đến khi nào buồn ngủ thì nó ngưng, chẳng để ý truyện đã kéo dài đến đâu.
Tôi khịt mũi:
- Sao mày không viết ban ngày? Viết ban ngày thì đâu có buồn ngủ?
Tôi nhìn mái tóc cháy nắng của nó, lặp lại câu hỏi hôm trước:
- Ban ngày mày mải đi bắn chim, bắn ổi, bắn xoài trộm trong vườn nhà hàng xóm chứ gì?
- Đâu có!
Lợi đáp và nhe răng cười. Lợi ít khi cười nên nó cười mặt nó trông lạ hoắc lạ huơ.
Xí Muội chạy tới đúng vào lúc tôi định hoạnh họe thằng Lợi thêm vài câu:
- Truyện mới đâu, ông?
Vừa nói vừa chìa tay trước mặt Lợi, trông bộ tịch thì có vẻ như nó sẽ không rút tay lại cho đến chừng nào Lợi đưa truyện mới ra.
- Hôm nay không có. – Lợi bối rối đáp, nụ cười trên mặt nó như bị ai thình lình đánh cắp.
- Tôi gia hạn cho ông thêm một ngày nữa. Sáng mai phải có cho tôi đó. – Xí Muội nói như ra lệnh.
- Tôi phải ôn bài nữa chi. Sắp thi rồi.
Giọng Lợi nghe như năn nỉ nhưng Xí Muội chẳng buồn động lòng:
- Tôi không biết. Ai bảo ông không dám nhận mình là Mã Phú. Tôi đóng vai Lê Lai cứu chúa, mấy hôm nay bị tụi bạn níu rách cả áo đây nè.
Xí Muội thõng tay xuống nhưng không vì vậy mà nó thôi ca cẩm:
- Tụi nó còn bảo không viết kịp thì kể tụi nó nghe khúc sau cũng được. Híc, tôi biết gì mà kể!
Tâm hồn nhà văn thường mỏng manh, dễ động lòng trắc ẩn. Nghe Xí Muội vì mình mà lâm vào hoàn cảnh khó xử, Lợi không viện lý do thi cử để từ chối nữa. Nó ngồi thừ ra, nhăn nhó, trong khi con nhỏ Xí Muội tươi như hoa, biết rằng khi thằng Lợi mặt mày trông giống như khỉ ăn gừng có nghĩa là văn sĩ Mã Phú thật đã nhận lời với văn sĩ Mã Phú dỏm.
Khi Xí Muội than vãn với tôi và Lợi về nỗi đau khổ của người nổi tiếng vào buổi sáng hôm sau đó, nó không bao giờ ngờ (cả tôi và Lợi cũng thế) sự thể còn đi xa hơn nhiều so với những gì nó đã trải qua.
Bọn học trò nhiều đứa mê truyện của Mã Phú đến mức mượn cuốn sổ các-nê của bút nhóm Mặt Trời Khuya về, rồi sắm một cuốn tập để chép truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đó.
Tụi nó chép lại chỉ để buồn buồn lôi ra đọc, vì cuốn các-nê thì tụi nó không giữ lâu được.
Tụi nó đọc thì anh chị tụi nó cũng đọc, nếu đứa nào có cả anh lẫn chị.
Thị trấn quê tôi chưa mở cấp b nên đứa nào học xong lớp chín đều phải khăn gói ra thành phố. Thành phố có bốn trường cấp ba – hai trường công lập và hai trường tư thục.
Tùy theo học lực và điều kiện kinh tế, bọn học trò thị trấn rải đều cả bốn trường và vì thành phố chỉ cách thị trấn có sáu mươi cây số nên đám “du học sinh” này cứ đến chiều thứ bảy lại đón xe đò về thăm nhà, những đứa nhà giàu thì chạy honda.
Những ông anh bà chị về nhà, tình cờ vớ phải cuốn tập chép truyện của thằng em (thường thường là của con em), thế là chúi mũi vào đọc, lúc đầu đọc vì tò mò, về sau đâm mê tít. Mê đến mức hỏi mượn cuốn tập đem ra thành phố (không cho mượn thì đánh cắp), bảo là cầm theo đọc cho đỡ nhớ nhà.
Dĩ nhiên câu chuyện về chàng chăn ngựa chẳng có tác dụng gì trong việc xoa dịu nỗi nhớ nhà, nhưng các ông anh bà chị láu cá cứ bịa ra thế để đánh vào lòng trắc ẩn của lũ em khờ dại.
Kết quả: Cũng y như ở trường tôi, những cuốn tập kia được chuyền tay khắp các trường cấp ba trong thành phố và chẳng mấy chốc văn sĩ Mã Phú nổi tiếng như cồn.
Đó là kết quả.
Còn sau đây là hậu quả: Ngôi nhà vắng vẻ, tĩnh mịch của con nhỏ Xí Muội ở tuốt trên miệt Vinh Huy xa xôi hẻo lánh bây giờ không một cuối tuần nào yên.
Tụi học trò cấp ba về thăm nhà sáng chủ nhật nào cũng lũ lượt kéo nhau lên Vinh Huy để xem mặt nhà văn Mã Phú (chủ yếu là bọn con trai). Tụi này ngưỡng mộ Mã Phú một phần, phần khác (quan trọng hơn) là nghe đồn văn sĩ tuổi trẻ tài cao này là một cô gái xinh đẹp nghiêng thành đổ nước.
Nhìn xe cộ ra vô nườm nượp, Xí Muội không biết mình nên cười hay nên khóc.
Em nó bàng hoàng:
- Chị tài ghê! Bây giờ em mới biết chị là tác giả truyện này!
Mẹ nó thất kinh:
- Con không lo học, viết vẽ thứ gì mà người ta kéo tới chật nhà thế con?
Tất nhiên, người bất bình với hiện tượng này nhất là thi sĩ Hận Thế Nhân.
Nó từng tuyên bố nó không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, nhưng tới nhà Xí Muội chứng kiến cảnh bọn con trai cấp ba xúm xít quanh con nhỏ này, và sau những lời lẽ lịch sự ban đầu là những trêu ghẹo hay tán tỉnh ỡm ờ (như cuộc đời xưa nay vẫn lộn xộn như thế), đầu nó nóng ran như vùi trong bếp trấu.
Dĩ nhiên tôi rất thông cảm với tâm trạng của Sơn, tôi biết rõ nó đang nghĩ gì và trải qua cảm giác như thế nào vì tôi đã từng trải qua cảnh huống y hệt nó lúc bắt gặp đám con trai cấp ba ở nhà Thỏ Con hôm nọ.
Hoàn cảnh tôi và nó giống nhau đến mức phản ứng và những gì xảy ra sau đó cũng y như đúc ra từ một khuôn.
Không thèm ngồi nghe bọn con trai vớ vẩn tán những câu vớ vẩn, thằng Sơn kéo tôi, Hòa và Thọ ra ao cá sau hè ngồi chơi cho đỗ xốn mắt.
Một lát, Xí Muội chạy ra, nó hỏi y hệt Thỏ Con từng hỏi tôi:
- Sao mấy bạn ngồi đây?
Sơn cáu, cũng y hệt tôi hôm trước:
- Muốn đuổi tụi này hả?
- Ơ…
- Ơ gì? – Sơn cay đắng – Hay bạn muốn tụi này ở lại nghe mấy tay lẻo mép kia?
- Người ta có miệng người ta nói gì kệ người ta chứ! – Xí Muội chu miệng như thể minh họa cho câu nói. – Mình không nghe là được rồi!
- Không nghe mà ngồi vểnh tai cả buổi!
- Lịch sự mà!
- Hừ, lịch sự! Thích nghe thì có!
Xí Muội có vẻ muốn tháo ngòi nổ trong đầu Sơn. Nó ngồi lì ở ngoài ao, bỏ mặc các độc giả trung thành và lẳng lơ đang nhốn nháo tìm nó ở trong
Thái độ căng thẳng và những mẩu đối thoại có gắn cốt mìn giữa thi sĩ Hận Thế Nhân và nàng thơ của nó về cơ bản giống như bản sao những gì đã xảy ra giữa tôi và Thỏ Con, cứ như thể bốn đứa tôi chỉ nghĩ bằng hai cái đầu và nói bằng hai cái miệng.
Chỉ khác tôi một chút là vừa nói tới đó, Sơn đã thô bạo cắt ngang cuộc đối thoại bằng cách kéo tay mấy đứa tôi, mặt đằng đằng sát khí:
- Về tụi bay!
Bút danh của nó là Hận Thế Nhân mà!
o O o
Hôm sau đến lớp, Xí Muội chẳng thèm nhìn mặt Sơn khiến thi sĩ Hận Thế Nhân càng “hận thế nhân” hơn nữa.
Giờ ra chơi, Thọ chưa kịp rủ, Sơn đã băng băng kéo cả bọn ra quán cà phê.
Nó nóng tiết đến mức không đợi cà phê bưng ra đã hầm hầm:
- Tụi mày thấy sao?
Cái cách Sơn bắt đầu buổi cà phê giống như bắt đầu một phiên tòa khiến bầu không khí lập tức căng như dây đàn.
Tất nhiên ba đứa tôi đều biết Sơn muốn nói về chuyện gì.
- Tao thấy có gì nghiêm trọng đâu! – Thọ mở đầu bằng giọng như thể nó chưa từng nhìn thấy gì trong buổi sáng chủ nhật vừa rồi.
Rõ ràng Thọ muốn tưới nước lạnh lên cái đầu đang phừng phừng của Sơn. Thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn không muốn thi sĩ Hận Thế Nhân đẩy cơn giận đi quá xa, rồi thình lình phát nổ trong quán. Nhưng phản ứng của Sơn cho thấy cái mà Thọ tưởng là nước lạnh hóa ra là dầu hỏa.
Sơn giãy đùng đùng trên ghế và khạc đạn ào ào như một khẩu đại liên đang phát khùng:
- Mày nghĩ sao vậy Thọ? Mày coi lại cái đầu mày đi! Chuyện to đùng vậy mà mày bảo không có gì nghiêm trọng?
Tôi đỡ lời Thọ:
- Tao cũng nghĩ như thằng Thọ…
Sơn quay phắt sang tôi:
- Tức là cái đầu của mày cũng có vấn đề?
Trong bọn, Sơn là đứa hiền lành nhất, lại ít mồm mép. Nhưng bữa nay có vẻ như cơn nóng giận đã chiếm lấy cái miệng nó và giành quyền phát ngôn. Nó nói câu nào câu nấy chua như giấm, đanh đá chẳng kém gì thằng Thọ.
Hòa từng ở bên cạnh tôi khi tôi đụng độ với đám học trò cấp ba tại nhà Thỏ Con, từng chứng kiến tôi vùng vằng bỏ về, nhưng nó cũng từng nhìn thấy tôi hối hận vì sự giận dỗi vô cớ của mình.
Thằng Sơn chẳng có gì giống như vậy. Bữa nay Sơn làm Hòa phát hoảng. Thi sĩ Hận Thế Nhân vì một phút ghen tuông (ủa, có yêu đâu mà ghen?) mà tự biến mình thành một quả bom đi lạc, tự mình bấm nút tự mình nổ, miểng văng tùm lum, sát thương bạn bè không thương tiếc.
Hòa nhích ghế ra xa (như tránh miểng), cố lấy giọng ôn tồn:
- Xí Muội cũng như Thỏ Con, đâu có tình ý gì với mấy đứa kia…
Thấy thi sĩ Hận Thế Nhân nhìn bạn bè bằng cặp mắt đen ngòm như hai họng súng, Hòa định làm thinh cho yên thân nhưng tôi và Thọ đã phát biểu, nó biết nó không thể ngậm miệng uống cà phê nên lên tiếng xoa dịu, vừa ngập ngừng nói vừa lấm lét nhìn Sơn.
Đúng như tôi lo lắng, những đứa hiền là những đứa cộc. Thằng Sơn hằng ngày hiền như Bụt, nhưng khi nó phát rồ nó chứng minh là bọn tôi hiểu sai bét về nó.
Nó quay sang thằng Hòa, nói như quát vào mặt thằng này:
- Sao mày biết nó không có tình ý?
Nó lia mắt một vòng quanh bàn, giọng ấm ức:
- Tụi mày toàn là bạn xấu! Không đứa nào đứng về phe tao, chỉ nhăm nhăm bênh vực kẻ phản bội…
- Tao thấy mày câm miệng được rồi đó! – Thọ dường như đã tiêu hết gam kiên nhẫn cuối cùng, gầm gừ cắt ngang lời kết án của Hận Thế Nhân. – Mày nói thối không chịu được!
Không để Sơn kịp phản đối, Thọ làm một tràng:
- Hôm trước mày khăng khăng mày không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, mày bảo mày chỉ coi nó là bạn bè bình thường. Mày còn trách tao gán ghép cho mày. Vậy mà bây giờ mày lên án Xí Muội phản bội! Phản bội cái mốc xì!
Y như bị đánh mạnh vào đầu, Sơn ngẩn ra. Nó lắp bắp:
- Nhưng dù sao…
Thọ hừ mũi:
- Không “trăng sao” gì hết á! Nếu nói phản bội thì mày mới là đứa phản bội! Mày quên vụ tấm hình nhỏ Nguyệt rồi sao?
Thằng Sơn như con cá bị bủa lưới ở hai đầu. Mắc kẹt giữa những lập luận và chứng cứ của Thọ, nó ngúc ngoắc mãi mà không chui ra được.
Cuối cùng, như kẻ bị dồn vào chân tường, nó đổ liều:
- Gì thì gì, Xí Muội cũng không thể đóng vai Mã Phú mãi được! Chính tại chuyện này mà tụi kia mới ầm ầm kéo lên Vinh Huy.
Sơn thu nắm đấm, cất cao giọng:
- Thằng Lợi phải đứng ra nói rõ nó là Mã Phú.
o O o
Thi sĩ Hận Thế Nhân chỉ hung hăng thế thôi. Sau khi nghe thằng Thọ, cả tôi và Hòa, xúm vào phân tích lợi hại, nó bắt đầu bùi tai, lặng lẽ rút lại yêu sách của mình.
Lợi không nhận mình là Mã Phú, hẳn nó rất khổ tâm. Chỉ vì không muốn cậu nó biết nó học đòi văn chương thi phú trong khi thân phận nó là kẻ ăn nhờ ở đậu, Lợi đành phải từ chối vinh quang của một nhà văn nổi tiếng. Nếu nó nhận mình là Mã Phú, biết đâu tụi con gái trong thị trấn (và cả thành phố nữa) lũ lượt kéo đến tìm nó để bày tỏ lòng ngưỡng mộ (và tỏ tình nữa, biết đâu!)
Nhưng bắt nó làm Mã Phú trong lúc này, chẳng khác nào giết nó, bét ra cũng khiến nó bị cậu nó đuổi ra đường. Hôm trước, lúc thuyết phục nhỏ Xí Muội đóng vai văn sĩ Mã Phú, Thọ đã họp mặt ban báo để trình bày hoàn cảnh éo le của Lợi bằng giọng bùi ngùi và ủy mị như thể đọc điếu văn, chính thằng Sơn cũng có mặt trong cuộc họp và nếu tôi nhớ không lầm hình như lúc đó mắt nó cũng hoe hoe đỏ trước màn trình diễn sụt sùi của Thọ.
Vì vậy, bữa nay ba đứa tôi chẳng cần tốn nhiều nước bọt lắm để lay động trái tim Sơn.
Thi sĩ Hận Thế Nhân sau khi nghe lời hay lẽ phải của ba chàng thi sĩ còn lại đã nguôi bớt hận thù, cảm thấy mình quá may mắn so với cuộc đời của văn sĩ Mã Phú, thậm chí nó xúc động đến mức bất ngờ đòi trả tiền cà phê cho cả bọn, một chuyện mà lúc bình thường dù bị gí súng vô lưng cũng đừng hòng nó làm.
o O o
Lợi không biết tai họa suýt giáng trúng đầu mình, vẫn cặm cụi sáng tác để Lê Lai Xí Muội không bị bạn bè làm khó.
Tôi chẳng biết truyện chàng chăn ngựa của nó sẽ kéo dài đến đâu, nhưng có vẻ như đã tới lúc nàng công chúa không còn muốn coi chàng chăn ngựa là bạn bè bình thường như các nàng thơ vẫn đối xử với bọn thi sĩ chúng tôi.
Một hôm, nàng công chúa và chàng chăn ngựa gặp nhau bên giếng đá. Đó là cái giếng đá cũ xanh mướt rêu nằm giữa tàu ngựa và đồng cỏ, nơi chàng trai vẫn lấy nước cho bầy ngựa của mình vào mỗi buổi chiều.
“Công chúa soi bóng xuống mặt nước và thích thú nhìn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình. Cô thấy cả bầu trời xanh thăm thẳm trong đáy giếng, cô còn nhìn thấy những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Có lúc cô mỉm cười với chùm hoa bông tai đính trên mái tóc đẹp của cô, rồi không kềm được sự tinh nghịch cô bứt một cọng cỏ thả xuống lòng giếng để thấy hình ảnh trước mắt nhè đi, vỡ thành nhiều mảnh và lan ra theo từng vòng sóng để chốc sau lại nhập vào và sáng rõ trở lại như một phép màu.
- Ngươi lại đây mà xem này!
Công chúa gọi chàng chăn ngựa lúc này đang loay hoay cỏ đằng tàu ngựa.
- Ngươi nhìn xuống giếng xem ta làm phép nhé!
Cô nói khi chàng trai bước lại gần, hai tay vẫn không ngừng phủi vào quần để làm sạch cỏ bám trên tay.
Công chúa mở những ngón tay cho cọng cỏ rơi xuống khi chàng trai cúi nhìn vào lòng giếng, vui vẻ nói:
- Ngươi chờ một chút!
Mặt nước dập dềnh, lay động, bầu trời và mây và mặt người rung rinh, tan ra, gờn gợn, nhập nhòe, chập choạng rồi chầm chậm lắng dần.
- Ngươi thấy chưa?
Công chúa reo lên khi mặt nước trở lại phẳng phiu và trong lòng giếng yên bình đó, tất cả – trời xanh, mây trắng, chùm hoa đỏ và vàng trên suối tóc mượt đen lại bỗng chốc vẹn nguyên như được một bàn tay vô hình cắt dán, sắp xếp một cách hoàn hảo.
Chàng chăn ngựa chưa kịp trả lời, công chúa bỗng “ơ” lên một tiếng ngân dài. Đấy là vì trong một thoáng cô chợt nhận ra kế bên gương mặt của cô là gương mặt tuấn tú của một chàng trai lạ. Dĩ nhiên cô biết đó là gương mặt của chàng chăn ngựa – bây giờ đã là bạn thân của cô, nhưng khi cô nhìn qua tấm gương lung linh dưới kia cô thấy chàng lạ hẳn như thể cô mới nhìn thấy chàng lần đầu. Cảm giác ngờ ngợ bỗng chốc lấp đầy cô, cũng bởi vì lần đầu cô thấy hai người ở gần nhau đến vậy, hình ảnh mà cô tưởng tượng cô chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ nửa đêm về sáng.
Như một phản xạ tự nhiên, nàng công chúa bé bỏng ngoảnh mặt sang bên cạnh như muốn kiểm tra xem hình ảnh dưới kia có thật không và vì chàng chăn ngựa đứng quá gần cô nên đôi môi cô vô tình chạm vào má chàng trai… ”.
Chàng chăn ngựa và nàng công chúa trong câu chuyện của văn sĩ Mã Phú càng xích lại gần nhau bao nhiêu thì bọn thi sĩ chúng tôi và các nàng thơ gặp lắm trục trặc bấy nhiêu.
Sau Thỏ Con, Xí Muội đến Cúc Tần.
Trước nay, các bậc phụ huynh đáng kính của tám đứa tôi vẫn nghe đồn (có khi nhìn thấy) bốn đứa con trai chở bốn đứa con gái đi diễu ngoài đường nhưng khi được bọn tôi giải thích bọn tôi đi công việc cho nhà trường vì tất cả đều là thành viên của ban báo chí, các bậc phụ huynh chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn có vẻ hãnh diện về trọng trách của bọn tôi.
Đôi lúc các ông bố phát hiện các ông quý tử lấy trộm chìa khóa honda chuồn đi chơi, bọn thi sĩ chúng tôi cũng nhờ lý do cao đẹp này mà thoát nạn.
Nhưng kể từ khi thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng Cúc Tần rủ nhau chơi trò Romeo và Juliet, đểnh đoảng để ba của Juliet phát hiện thì mọi chuyện không còn suôn sẻ với chàng Romeo nữa.
Một hôm, Cúc Tần gặp Thọ, méo xệch miệng:
- Ông gạch tên tôi khỏi ban báo chí đi!
Y như có một phát đạn sượt qua tai, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn nhảy bắn lên, ú ớ:
- Ê, ê… không có giỡn chơi à! Có giận gì thằng Hòa thì…
- Chuyện này chẳng liên quan gì đến ai hết! – Cúc Tần thở dài và cụp mắt xuống – Đây là mệnh lệnh của ba tôi.
Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết sức khả nghi.
Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn tôi.
Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:
- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa có bạn đi, Thọ!
- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!
Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:
- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!
Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng chửi rủa:
- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.
Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm lên mặt bàn như mọi lần:
- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu! Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa! Thân thiện!
Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!
Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và chẳng đứa nào hó hé một tiếng. Chẳng phải tụi tôi sợ gì Thọ. Đơn giản vì nó nói đúng quá! Quả thật, so với ba cặp còn lại, cặp Lãnh Nguyệt Hàn – Hạt Dưa chưa từng để xảy ra bất cứ một xích mích gì.
Đúng là mẫu mực!
Nhưng sự phủ nhận kèm theo nụ cười lại rất giống với sự hân hoan thừa nhận. Cho nên cứ vài ba hôm không thấy văn sĩ Mã Phú viết tiếp câu chuyện về chàng chăn ngựa, các độc giả trung thành lại tìm đến Xí Muội để thúc giục, năn nỉ.
Xí Muội lại phải gặp thằng Lợi.
Câu chuyện của Lợi ngày càng hấp dẫn, đến mức ngay cả thằng Thọ cũng tấm tắc:
- Không ngờ thằng pê-đê này viết truyện được quá!
Từ “viên ngọc quý” đến “thằng pê-đê”, thái độ của Thọ đối với Lợi quay phắt 180 độ nhưng nó vẫn cần đến văn sĩ Mã Phú để đánh bóng tên tuổi bút nhóm Mặt Trời Khuya. Trong những ngày này, Thọ cũng đang nghĩ đến chuyện thuyết phục thầy hiệu trưởng cho đăng truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đặc san Mùa Hè sắp tới.
Bây giờ không chỉ tụi bạn lớp tôi mà tụi học trò các lớp khác trong trường cũng tích cực truy lùng và hỏi mượn cuốn sổ các-nê của bọn tôi để theo dõi câu chuyện thơ mộng giữa chàng chăn ngựa nghèo khổ và nàng công chúa kiêu sa.
Trong câu chuyện của Thọ, có vẻ như nàng công chúa càng này càng mến chàng trai bần hàn, và tụi con trai con gái mới lớn lại có dịp ca ngợi sự kỳ diệu của tình yêu bằng cách không ngừng ra rả câu hát sến chảy nước: “ Ta yêu nhau không kể giàu nghèo”, dù cho đến lúc này văn sĩ Mã Phú vẫn chưa động bút đến chuyện yêu đương trong các trang viết của mình.
Nhưng các độc giả của nhà văn quả quyết những chi tiết trong truyện chính là biểu hiện của tình yêu, những đứa quá khích thậm chí còn cá với nhau sớm muộn gì chàng chăn ngựa cũng sẽ trở thành phò mã, nếu không như vậy tụi nó sẵn sàng quét lớp cho những đứa thắng cuộc suốt một năm!
Tôi không biết thằng Lợi đang nghĩ gì trong đầu, rằng nó có sẽ để cho tình bạn đẹp đẽ giữa công chúa và chàng chăn ngưa nảy nở thành tình yêu vào một ngày đẹp trời nào đó hay không, nhưng tôi thầm công nhận những trang văn tuyệt vời của nó vẫn lấp lánh báo hiệu một điều gì đó rất đáng để chờ đợi.
“Bây giờ thì ngày nào công chúa cũng xin phép vua cha ra chơi ngoài đồng cỏ. Cô ôm tập theo để học bài, để làm toán, nhưng phần lớn là để vứt lăn lóc đâu đó khi mải chạy chảy nô đùa với người bạn mới.
Dần dà, cô học được ở chàng chăn ngựa những điều trước đây chưa từng có ai chỉ bảo cho cô. Cô lấy làm thích thú khi biết loài hoa có các màu trắng đỏ hồng tím mà cô thấy ở ngự hoa viên vẫn mọc đầy ở đồng cỏ, có tên là hoa móng tay, và quả nang của nó khi ai đụng mạnh vào thì hạt bất ngờ bắn ra – cô đã thử làm theo lời chàng chăn ngựa và cô thích thú nhận thấy quả đúng như thế thật. Còi hoa phớt tím mọc bên cạnh những quả tròn có gai như quả dâu lại có cái tên đầy đe dọa là cà độc dược, nhưng loài hoa này đem phơi khô xắt thành sợi làm thuốc lá có thể hút trị suyễn. Lá và quả của nó đập nát đắp lên da có thể chữa trị được nọc rắn – chàng chăn ngựa bảo với cô như vậy và dĩ nhiên cô tin ngay khi cô xúc động nhớ ra chàng đã sống lầm lũi một thời gian dài trong rừng sâu.
Nhưng công chúa thích nhất là hoa bông tai mọc trên những bụi cây chỉ cao tầm một mét. Ngày nào cô cũng vòi vĩnh bắt chàng chăn ngựa dắt cô đi hái dù cây bông tai nằm xa tít ở cuối cánh đồng, sau đó cô giắt chùm hoa có màu đỏ nâu và vàng cam rực rỡ kia lên tóc như một cô dâu nhí nhảnh khiến chàng chăn ngựa không thể nào rời mắt khỏi cô.
Có nhiều hôm cô ngồi hàng giờ bên giỏ cỏ của chàng chăn ngựa để nghe chàng chỉ cho cô cách phân biệt cỏ nhung, cỏ chăn vịt, cỏ gà, cỏ xuyến chi và các loại cỏ khác. Những lúc đó, thực ra không cần nhiều thời gian đến thế để nhận ra sự khác nhau giữa các loài cỏ nhưng cô vẫn ngồi lặng một chỗ chỉ để đưa mắt ngắm chàng trai mà không biết từ bao giờ cô đã thấy vô cùng thân thiết.
Dĩ nhiên là công chúa còn bé. Cô mới mười bốn tuổi. Nhưng đến ngày chàng chăn ngựa sau một đêm ngủ dậy ngạc nhiên phát hiện đang đắp ngang người mình, bên trên mớ cỏ khô và mảnh chăn dạ cũ kỹ, một tấm chăn bông đẹp đẽ và thơm tho, chàng lập tức nghĩ ngay đến công chúa và nếu đây đúng là hành vi của công chúa thì hình như cô không còn bé bỏng nữa.
Chính chàng chăn ngựa cũng nghĩ thế. Chàng ngồi thừ ra, mường tượng đến cảnh nửa đêm cô công chúa nhỏ lén ra khỏi lâu đài trong bầu không khí lạnh lẽo và đẫm sương đêm rồi lần mò đến chỗ tàu ngựa để đắp tấm chăn bông lên ngực chàng. Ý nghĩ đó khiến lòng chàng bất giác nảy mầm một cảm giác gì đó rất khó tả, thứ cảm giác mà chàng chưa từng biết đến, nhưng chắc chắn là nó rất dễ chịu.
Văn chương của Mã Phú càng ngày càng mượt mà và trữ tình khiến đám con gái mê tít.
Nhìn cảnh bọn con gái trong trường háo hức chuyền tay nhau cuốn sổ các-nê, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn hất hàm về phía tôi, Hòa và Sơn, giọng hả hê:
- Thắng lợi rồi, tụi mày ạ.
- Bút nhóm Mặt Trời Khuya sẽ được lên tivi à? – Thằng Hòa gãi gáy hỏi, thằng này suốt ngày chỉ mơ mộng được chường mặt lên màn ảnh truyền
- Tivi cái đầu mày! – Lãnh Nguyệt Hàn hừ mũi. – Tao đang nói chuyện khác.
Hòa ngơ ngác:
- Chuyện gì?
Thọ thò tay vào túi áo định móc thuốc lá (chắc nó nghĩ vừa phả khói mù mịt vừa nói thì lời nói sẽ nghiêm trang hơn, vì vậy dễ thuyết phục hơn) nhưng trong túi áo nó chẳng còn điếu thuốc nào, Thọ đành bỏ tay xuống.
- Tao sẽ cho đăng chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đặc san Mùa Hè tới đây. Và tụi mình sẽ mang đặc san qua các trường khác rao bán, không phát miễn phí nữa.
Sơn bĩu môi:
- Có ma mới mua!
Thọ trừng mắt nhìn Sơn, như muốn dùng tia nhìn đóng thằng này dính luôn vào tường:
- Tao cứ tưởng cái trò ăn cắp hình của nó Nguyệt nhét vào bóp là cái ngu cuối cùng của mày. Té ra cái ngu của mày có vẻ chưa chịu dừng lại!
Lời lẽ của Thọ làm Sơn nổi khùng. Nó hầm hầm vặc lại, chuyện chưa từng xảy ra trước đây:
- Mày mới ngu! Đặc san Mùa Xuân, hồi Tết mày cũng kêu tụi tao ôm qua các trường khác, đi rục cả giò, quảng cáo ê cả mồm, có bán được cuốn nào đâu. Cuối cùng phải phát phát không, mày quên rồi sao?
- Tao không quên. Nhưng đứa ngu thì quên đặc san Mùa Hè sắp tới có truyện của Mã Phú. Đó chính là chìa khóa của thắng lợi.
Thọ long mắt gầm gừ, giọng nói gần như rít qua khe răng, nhưng không phải vì vậy mà tôi lộ vẻ đồng tình với nó.
Tôi tin ở Mã Phú.
o O o
Mã Phú ngày càng giống “chìa khóa của thắng lợi” khi ngay cả cô Hiền và cô Mười cũng đâm ra khoái truyện của nó, ngày nào cũng hỏi thăm Mã Phú là ai và nó đã viết thêm đoạn nào mới chưa.
Tôi nói chưa và hỏi đề thi học kỳ hai môn sinh vật cô soạn chưa cô.
Cô Hiền bảo chưa, và cô mỉm cười nói thêm là đề thi sắp tới không liên quan gì đến lá và rễ cây vì bài nó nằm trong chương trình học kỳ một.
Cô Hiền trêu tôi nhưng sắp đến ngày thì cô giấm giúi đề thi cho tôi, không quên dặn tôi kín miệng.
Tôi mừng quýnh, vâng dạ rối rít, sau đó lập tức chạy đi khoe với tụi thằng Hòa.
Các nàng thơ trong ban báo chí hôm trước leo lẻo “tụi này không cần”, còn mắng bọn tôi “ma giáo”, bữa nay thấy tụi thằng Hòa thậm thà thậm thụt ngồi chép đề thi, xúm lại tíu tít:
- Gì thế? Đề sinh vật hả?
- Làm gì có!
- Mấy chàng thi sĩ chối bai bải, tay khum khum che kín tờ giấy nhưng các nàng quyết lôi ra cho bằng được:
- Cho coi với!
- Đồ tồi!
Bọn con gái là chúa siêng, tôi biết tụi nó chẳng cần xem trước đề thi, nhưng khi biết trên đời có cái đề thi đó, đứa nào cũng quyết coi cho bằng được. Biết đề trước, dẫu sao tụi nó tụng bài cũng đỡ mỏi miệng hơn, và quan trọng là có thể dồn tâm trí cho những môn học khác.
Nhà văn Mã Phú có vẻ không màng đến đề thi của cô Hiền. Thoạt đầu tôi tưởng nó khoái đóng vai người hùng, sau mới biết nó xấu hổ.
Khi tối giúi đề thi sinh vật vào tay nó, nó đẩy ra làm tôi tức anh ách.
Tôi giở giọng xiên xỏ:
- Mày là anh, mày không muốn làm gương xấu cho hai em mày hả?
- Không phải vậy! – Lợi cười khổ.
Tôi hừ mũi, vẫn chưa nguôi giận
- Hay là mày thuộc bài vanh vách rồi, không cần trò “ma giáo” này?
- Tao không có thì giờ học bài.
Lợi buồn buồn đáp và đứa mắt nhìn đi chỗ khác. Thú nhận của nó làm tôi chưng hửng:
- Vậy sao mày chê đề thi sinh vật?
- Tao thấy… kỳ kỳ! – Lợi bối rối đáp, mặt nó ửng lên như có ai vừa thắp nến dưới da nó.
- Mày khờ quá! – Tôi lại nhét tờ giấy chép đề thi vào tay nó, ngoác miệng bốc phét. – Nếu không có mày, cô Hiền đâu có ưu ái tụi mình như vậy. Cô mê chuyện chàng chăn ngựa của mày nên giúi cho cái đề này, ý bảo mày khỏi cần học bài, để thì giờ viết truyện cho cô đọc.
Tôi không biết Lợi có tin lời tôi không nhưng lần này nó không đẩy tay tôi ra nữa. Sợ nó suy nghĩ lung tung, tôi rón rén tránh xa đề tài thi cử:
- Này, trưa đi học về mày làm gì mà bảo là không có thì giờ học bài?
Không hiểu sao Lợi không đáp lời tôi, mặc dù tôi nghĩ là nó nghe rất rõ.
Tôi đá vào chân nó:
- Chắc hở tí thì giờ nào là mày ngồi viết truyện hả?
Lợi ngọ ngậy đầu và cúi nhìn tờ giấy trên tay, nhưng vẫn không hề nhếch môi. Trông nó như người thình lình bị á khẩu.
Tôi chán quá, thay đổi câu hỏi:
- Nhà cậu mày ở đâu vậy?
o O o
Câu họ Lợi ở Liễu Trì, cách đường quốc lộ khoảng ba cây số, so với nhà thằng Hòa thì gần trường hơn nhưng hằng ngày Lợi cuốc bộ nên nó phải tốn nhiều thì giờ hơn để đến lớp.Nó bảo tôi thế, tuy nhiên hôm nào Lợi viết được đoạn truyện mới, bọn tôi ôm cặp lò dò tới cổng đã thấy nó ngồi sẵn ngoài hiên đợi Xí Muội, cứ như nhà cậu nó ở ngay cạnh trường.
Hôm đầu tiên vào lớp, trông Lợi có vẻ ủ rũ, gương mặt trơn bóng của nó se lại như đau thương. Sau một thời gian đánh bạn với tụi tôi, lại bất ngờ trở thành văn sĩ được bạn bè ái mộ, Lợi tươi ra nhưng da dẻ lại sạm đi.
Tôi nhìn nó, thắc mắc:
- Chắc hôm nào mày cũng trốn ngủ trưa đi dang nắng phải không?
- …
- Mày đi bắn chim, bắn ổi, bắn xoài trộm trong vườn nhà hàng xóm chứ gì?
Mặc tôi hỏi hết câu này đến câu khác, Lợi vẫn im thít. Tôi thấy có lúc quai hàm nó nhúc nhích, nhưng rồi chờ hoài chẳng thấy nó ừ hử tiếng nào, làm như nó định trả lời tôi nhưng câu nói lại mắc kẹt đâu đó trong cổ.
Chỉ có tiếng trống vào lớp thay nó trả lời tôi và như chỉ đợi có vậy, nó bỏ tọt tờ giấy trên tay vào túi áo và đi thẳng một mạch.
Tôi nhìn theo Lợi, nhìn mái tóc hoe vàng như mớ rơm khô trên đầu nó, bâng khuâng nghĩ: thằng này là học trò sao bộ dạng nó ngó giống… chàng chăn ngựa vậy ta!
Chàng chăn ngựa của Lợi chắc đẹp trai hơn Lợi, vì ở những phần tiếp theo, tình cảm của công chúa dành cho chàng dường như mỗi lúc một sâu đậm.
“Công chúa hỏi chàng trai vào sáng hôm sau khi họ gặp lại nhau ở cuối cánh đồng cỏ, nơi chàng chăn ngựa vẫn hay dắt cô đi hái hoa bông tai cài lên tóc, sau đó thích thú ngắm lũ bướm thay nhau lượn quanh cô mãi cho đến lúc cô vẫy tay chào tạm biệt chàng trai để quay về lâu đài.
Cách cô công chúa hỏi như đêm hôm qua không có chuyện gì xảy ra khiến chàng trai thốt nhiên bối rối. Chàng vò một chiếc lá trên tay, trả lời mà không nhìn công chúa:
- Tôi ngủ rất ngon, thưa công chúa!
- Ngươi quay mặt lại đi! – Đột nhiên công chúa nói.
Cô nói với ngữ điệu bình thường, thậm chí dịu dàng nhưng vì cô là công chúa, chàng trai cảm thấy đó là một mệnh lệnh.
Chàng quay lại, ngượng ngập, nhưng rồi trái tim chàng đập rộn, lần này đan xen cả cảm giác hân hoan khi chàng thấy công chúa đang chìa ra trước mặt chàng một con hạc giấy.
- Ta tặng ngươi nè!
Chàng rụt rè đưa tay cầm lấy món quà bất ngờ và sung sướng mân mê nó bắng mắt, xúc động đến quên cả cảm ơn.
- Ngươi biết đấy là chim gì không?
- Chim hạc, thưa công chúa!
- Đấy là loài chim may mắn. – Công chúa mỉm cười. Khi nào ngươi có đủ một ngàn con chim này, ngươi có thể ước một điều ước.
Công chúa tất nhiên là một cô gái xinh đẹp (hình như mọi công chúa đều xinh đẹp). Khi cô cười mặt cô tỏa sáng như có một mặt trời vừa đậu xuống vai cô, vì vậy nếu như ánh mắt chàng chăn ngựa đọng mãi trên gương mặt yêu kiều của cô mặc dù chàng biết như thế là bất nhã thì cũng không nên trách chàng (công chúa chắc nghĩ khác: chàng sẽ thật là bất nhã nếu không chịu nhìn cô như vậy!).
- Một ngàn con? – Chàng lặp lại, thì thầm như mơ ngủ.
- Ngươi đừng lo! – Công chúa nhìn chàng trai đang ngây ra trước mắt, giọng ấm áp. Mỗi ngày ta sẽ tặng ngươi một con. Một ngàn ngày sau, ngươi có thể ước bất cứ điều gì và điều đó sẽ trở thành sự thật.
Chàng trai chớp mắt, bồi hồi hỏi:
- Công chúa tự tay xếp con hạc này?
- Tất nhiên là tự ta xếp. Nếu muốn, mỗi ngày ta có thể gấp được một trăm con.
Công chúa vừa đáp vừa nghiêng đầu một cách duyên dáng khiến chàng trai càng không thể rời mắt khỏi cô. Chàng thấy trái tim mình rơi xuống chỗ nào đó và chàng buột miệng hỏi, bần thần và ngây ngô:
- Thế sao công chúa không…
Đang mấp máy môi, thấy gương mặt công chúa thoắt xịu xuống, câu hỏi lập tức tuột khỏi miệng chàng.
- Ngươi nghe này. Nếu mỗi ngày ta tặng ngươi một trăm con hạc giấy, ta với người chỉ gặp nhau có mười ngày thôi.
Công chúa nói giọng hờn dỗi và khi cô nói tiếp thì đến lượt cô quay mặt đi.
- Ngươi không thích gặp ta suốt ngàn ngày sao?
Bây giờ thì chàng chăn ngựa đã biết mình vụng về như thế nào. Chàng đứng trơ ra, biết mình có lỗi với công chúa nhưng vì quen sống cô độc chàng loay hoay mãi vẫn không chọn được từ ngữ nào thích hợp với tâm trạng của mình trong lúc này. Suốt một lúc lâu chàng cứ im lìm chôn chân trên cỏ, ngẩn ngơ nhìn đàn bướm sặc sỡ vờn quanh mái tóc mượt mà của công chúa, đến mức có cảm tưởng chàng đã đánh rơi tiếng nói ở chỗ nào đó trên đồng cỏ bao la.”
o O o
Văn sĩ Mã Phú có cái lối kết thúc từng kỳ truyện ở những chỗ khiến người đọc tức điên.
Tôi hỏi nó thì nó bảo nó không cố tình chọc giận bạn bè, rằng nó viết đến khi nào buồn ngủ thì nó ngưng, chẳng để ý truyện đã kéo dài đến đâu.
Tôi khịt mũi:
- Sao mày không viết ban ngày? Viết ban ngày thì đâu có buồn ngủ?
Tôi nhìn mái tóc cháy nắng của nó, lặp lại câu hỏi hôm trước:
- Ban ngày mày mải đi bắn chim, bắn ổi, bắn xoài trộm trong vườn nhà hàng xóm chứ gì?
- Đâu có!
Lợi đáp và nhe răng cười. Lợi ít khi cười nên nó cười mặt nó trông lạ hoắc lạ huơ.
Xí Muội chạy tới đúng vào lúc tôi định hoạnh họe thằng Lợi thêm vài câu:
- Truyện mới đâu, ông?
Vừa nói vừa chìa tay trước mặt Lợi, trông bộ tịch thì có vẻ như nó sẽ không rút tay lại cho đến chừng nào Lợi đưa truyện mới ra.
- Hôm nay không có. – Lợi bối rối đáp, nụ cười trên mặt nó như bị ai thình lình đánh cắp.
- Tôi gia hạn cho ông thêm một ngày nữa. Sáng mai phải có cho tôi đó. – Xí Muội nói như ra lệnh.
- Tôi phải ôn bài nữa chi. Sắp thi rồi.
Giọng Lợi nghe như năn nỉ nhưng Xí Muội chẳng buồn động lòng:
- Tôi không biết. Ai bảo ông không dám nhận mình là Mã Phú. Tôi đóng vai Lê Lai cứu chúa, mấy hôm nay bị tụi bạn níu rách cả áo đây nè.
Xí Muội thõng tay xuống nhưng không vì vậy mà nó thôi ca cẩm:
- Tụi nó còn bảo không viết kịp thì kể tụi nó nghe khúc sau cũng được. Híc, tôi biết gì mà kể!
Tâm hồn nhà văn thường mỏng manh, dễ động lòng trắc ẩn. Nghe Xí Muội vì mình mà lâm vào hoàn cảnh khó xử, Lợi không viện lý do thi cử để từ chối nữa. Nó ngồi thừ ra, nhăn nhó, trong khi con nhỏ Xí Muội tươi như hoa, biết rằng khi thằng Lợi mặt mày trông giống như khỉ ăn gừng có nghĩa là văn sĩ Mã Phú thật đã nhận lời với văn sĩ Mã Phú dỏm.
Khi Xí Muội than vãn với tôi và Lợi về nỗi đau khổ của người nổi tiếng vào buổi sáng hôm sau đó, nó không bao giờ ngờ (cả tôi và Lợi cũng thế) sự thể còn đi xa hơn nhiều so với những gì nó đã trải qua.
Bọn học trò nhiều đứa mê truyện của Mã Phú đến mức mượn cuốn sổ các-nê của bút nhóm Mặt Trời Khuya về, rồi sắm một cuốn tập để chép truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua vào đó.
Tụi nó chép lại chỉ để buồn buồn lôi ra đọc, vì cuốn các-nê thì tụi nó không giữ lâu được.
Tụi nó đọc thì anh chị tụi nó cũng đọc, nếu đứa nào có cả anh lẫn chị.
Thị trấn quê tôi chưa mở cấp b nên đứa nào học xong lớp chín đều phải khăn gói ra thành phố. Thành phố có bốn trường cấp ba – hai trường công lập và hai trường tư thục.
Tùy theo học lực và điều kiện kinh tế, bọn học trò thị trấn rải đều cả bốn trường và vì thành phố chỉ cách thị trấn có sáu mươi cây số nên đám “du học sinh” này cứ đến chiều thứ bảy lại đón xe đò về thăm nhà, những đứa nhà giàu thì chạy honda.
Những ông anh bà chị về nhà, tình cờ vớ phải cuốn tập chép truyện của thằng em (thường thường là của con em), thế là chúi mũi vào đọc, lúc đầu đọc vì tò mò, về sau đâm mê tít. Mê đến mức hỏi mượn cuốn tập đem ra thành phố (không cho mượn thì đánh cắp), bảo là cầm theo đọc cho đỡ nhớ nhà.
Dĩ nhiên câu chuyện về chàng chăn ngựa chẳng có tác dụng gì trong việc xoa dịu nỗi nhớ nhà, nhưng các ông anh bà chị láu cá cứ bịa ra thế để đánh vào lòng trắc ẩn của lũ em khờ dại.
Kết quả: Cũng y như ở trường tôi, những cuốn tập kia được chuyền tay khắp các trường cấp ba trong thành phố và chẳng mấy chốc văn sĩ Mã Phú nổi tiếng như cồn.
Đó là kết quả.
Còn sau đây là hậu quả: Ngôi nhà vắng vẻ, tĩnh mịch của con nhỏ Xí Muội ở tuốt trên miệt Vinh Huy xa xôi hẻo lánh bây giờ không một cuối tuần nào yên.
Tụi học trò cấp ba về thăm nhà sáng chủ nhật nào cũng lũ lượt kéo nhau lên Vinh Huy để xem mặt nhà văn Mã Phú (chủ yếu là bọn con trai). Tụi này ngưỡng mộ Mã Phú một phần, phần khác (quan trọng hơn) là nghe đồn văn sĩ tuổi trẻ tài cao này là một cô gái xinh đẹp nghiêng thành đổ nước.
Nhìn xe cộ ra vô nườm nượp, Xí Muội không biết mình nên cười hay nên khóc.
Em nó bàng hoàng:
- Chị tài ghê! Bây giờ em mới biết chị là tác giả truyện này!
Mẹ nó thất kinh:
- Con không lo học, viết vẽ thứ gì mà người ta kéo tới chật nhà thế con?
Tất nhiên, người bất bình với hiện tượng này nhất là thi sĩ Hận Thế Nhân.
Nó từng tuyên bố nó không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, nhưng tới nhà Xí Muội chứng kiến cảnh bọn con trai cấp ba xúm xít quanh con nhỏ này, và sau những lời lẽ lịch sự ban đầu là những trêu ghẹo hay tán tỉnh ỡm ờ (như cuộc đời xưa nay vẫn lộn xộn như thế), đầu nó nóng ran như vùi trong bếp trấu.
Dĩ nhiên tôi rất thông cảm với tâm trạng của Sơn, tôi biết rõ nó đang nghĩ gì và trải qua cảm giác như thế nào vì tôi đã từng trải qua cảnh huống y hệt nó lúc bắt gặp đám con trai cấp ba ở nhà Thỏ Con hôm nọ.
Hoàn cảnh tôi và nó giống nhau đến mức phản ứng và những gì xảy ra sau đó cũng y như đúc ra từ một khuôn.
Không thèm ngồi nghe bọn con trai vớ vẩn tán những câu vớ vẩn, thằng Sơn kéo tôi, Hòa và Thọ ra ao cá sau hè ngồi chơi cho đỗ xốn mắt.
Một lát, Xí Muội chạy ra, nó hỏi y hệt Thỏ Con từng hỏi tôi:
- Sao mấy bạn ngồi đây?
Sơn cáu, cũng y hệt tôi hôm trước:
- Muốn đuổi tụi này hả?
- Ơ…
- Ơ gì? – Sơn cay đắng – Hay bạn muốn tụi này ở lại nghe mấy tay lẻo mép kia?
- Người ta có miệng người ta nói gì kệ người ta chứ! – Xí Muội chu miệng như thể minh họa cho câu nói. – Mình không nghe là được rồi!
- Không nghe mà ngồi vểnh tai cả buổi!
- Lịch sự mà!
- Hừ, lịch sự! Thích nghe thì có!
Xí Muội có vẻ muốn tháo ngòi nổ trong đầu Sơn. Nó ngồi lì ở ngoài ao, bỏ mặc các độc giả trung thành và lẳng lơ đang nhốn nháo tìm nó ở trong
Thái độ căng thẳng và những mẩu đối thoại có gắn cốt mìn giữa thi sĩ Hận Thế Nhân và nàng thơ của nó về cơ bản giống như bản sao những gì đã xảy ra giữa tôi và Thỏ Con, cứ như thể bốn đứa tôi chỉ nghĩ bằng hai cái đầu và nói bằng hai cái miệng.
Chỉ khác tôi một chút là vừa nói tới đó, Sơn đã thô bạo cắt ngang cuộc đối thoại bằng cách kéo tay mấy đứa tôi, mặt đằng đằng sát khí:
- Về tụi bay!
Bút danh của nó là Hận Thế Nhân mà!
o O o
Hôm sau đến lớp, Xí Muội chẳng thèm nhìn mặt Sơn khiến thi sĩ Hận Thế Nhân càng “hận thế nhân” hơn nữa.
Giờ ra chơi, Thọ chưa kịp rủ, Sơn đã băng băng kéo cả bọn ra quán cà phê.
Nó nóng tiết đến mức không đợi cà phê bưng ra đã hầm hầm:
- Tụi mày thấy sao?
Cái cách Sơn bắt đầu buổi cà phê giống như bắt đầu một phiên tòa khiến bầu không khí lập tức căng như dây đàn.
Tất nhiên ba đứa tôi đều biết Sơn muốn nói về chuyện gì.
- Tao thấy có gì nghiêm trọng đâu! – Thọ mở đầu bằng giọng như thể nó chưa từng nhìn thấy gì trong buổi sáng chủ nhật vừa rồi.
Rõ ràng Thọ muốn tưới nước lạnh lên cái đầu đang phừng phừng của Sơn. Thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn không muốn thi sĩ Hận Thế Nhân đẩy cơn giận đi quá xa, rồi thình lình phát nổ trong quán. Nhưng phản ứng của Sơn cho thấy cái mà Thọ tưởng là nước lạnh hóa ra là dầu hỏa.
Sơn giãy đùng đùng trên ghế và khạc đạn ào ào như một khẩu đại liên đang phát khùng:
- Mày nghĩ sao vậy Thọ? Mày coi lại cái đầu mày đi! Chuyện to đùng vậy mà mày bảo không có gì nghiêm trọng?
Tôi đỡ lời Thọ:
- Tao cũng nghĩ như thằng Thọ…
Sơn quay phắt sang tôi:
- Tức là cái đầu của mày cũng có vấn đề?
Trong bọn, Sơn là đứa hiền lành nhất, lại ít mồm mép. Nhưng bữa nay có vẻ như cơn nóng giận đã chiếm lấy cái miệng nó và giành quyền phát ngôn. Nó nói câu nào câu nấy chua như giấm, đanh đá chẳng kém gì thằng Thọ.
Hòa từng ở bên cạnh tôi khi tôi đụng độ với đám học trò cấp ba tại nhà Thỏ Con, từng chứng kiến tôi vùng vằng bỏ về, nhưng nó cũng từng nhìn thấy tôi hối hận vì sự giận dỗi vô cớ của mình.
Thằng Sơn chẳng có gì giống như vậy. Bữa nay Sơn làm Hòa phát hoảng. Thi sĩ Hận Thế Nhân vì một phút ghen tuông (ủa, có yêu đâu mà ghen?) mà tự biến mình thành một quả bom đi lạc, tự mình bấm nút tự mình nổ, miểng văng tùm lum, sát thương bạn bè không thương tiếc.
Hòa nhích ghế ra xa (như tránh miểng), cố lấy giọng ôn tồn:
- Xí Muội cũng như Thỏ Con, đâu có tình ý gì với mấy đứa kia…
Thấy thi sĩ Hận Thế Nhân nhìn bạn bè bằng cặp mắt đen ngòm như hai họng súng, Hòa định làm thinh cho yên thân nhưng tôi và Thọ đã phát biểu, nó biết nó không thể ngậm miệng uống cà phê nên lên tiếng xoa dịu, vừa ngập ngừng nói vừa lấm lét nhìn Sơn.
Đúng như tôi lo lắng, những đứa hiền là những đứa cộc. Thằng Sơn hằng ngày hiền như Bụt, nhưng khi nó phát rồ nó chứng minh là bọn tôi hiểu sai bét về nó.
Nó quay sang thằng Hòa, nói như quát vào mặt thằng này:
- Sao mày biết nó không có tình ý?
Nó lia mắt một vòng quanh bàn, giọng ấm ức:
- Tụi mày toàn là bạn xấu! Không đứa nào đứng về phe tao, chỉ nhăm nhăm bênh vực kẻ phản bội…
- Tao thấy mày câm miệng được rồi đó! – Thọ dường như đã tiêu hết gam kiên nhẫn cuối cùng, gầm gừ cắt ngang lời kết án của Hận Thế Nhân. – Mày nói thối không chịu được!
Không để Sơn kịp phản đối, Thọ làm một tràng:
- Hôm trước mày khăng khăng mày không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, mày bảo mày chỉ coi nó là bạn bè bình thường. Mày còn trách tao gán ghép cho mày. Vậy mà bây giờ mày lên án Xí Muội phản bội! Phản bội cái mốc xì!
Y như bị đánh mạnh vào đầu, Sơn ngẩn ra. Nó lắp bắp:
- Nhưng dù sao…
Thọ hừ mũi:
- Không “trăng sao” gì hết á! Nếu nói phản bội thì mày mới là đứa phản bội! Mày quên vụ tấm hình nhỏ Nguyệt rồi sao?
Thằng Sơn như con cá bị bủa lưới ở hai đầu. Mắc kẹt giữa những lập luận và chứng cứ của Thọ, nó ngúc ngoắc mãi mà không chui ra được.
Cuối cùng, như kẻ bị dồn vào chân tường, nó đổ liều:
- Gì thì gì, Xí Muội cũng không thể đóng vai Mã Phú mãi được! Chính tại chuyện này mà tụi kia mới ầm ầm kéo lên Vinh Huy.
Sơn thu nắm đấm, cất cao giọng:
- Thằng Lợi phải đứng ra nói rõ nó là Mã Phú.
o O o
Thi sĩ Hận Thế Nhân chỉ hung hăng thế thôi. Sau khi nghe thằng Thọ, cả tôi và Hòa, xúm vào phân tích lợi hại, nó bắt đầu bùi tai, lặng lẽ rút lại yêu sách của mình.
Lợi không nhận mình là Mã Phú, hẳn nó rất khổ tâm. Chỉ vì không muốn cậu nó biết nó học đòi văn chương thi phú trong khi thân phận nó là kẻ ăn nhờ ở đậu, Lợi đành phải từ chối vinh quang của một nhà văn nổi tiếng. Nếu nó nhận mình là Mã Phú, biết đâu tụi con gái trong thị trấn (và cả thành phố nữa) lũ lượt kéo đến tìm nó để bày tỏ lòng ngưỡng mộ (và tỏ tình nữa, biết đâu!)
Nhưng bắt nó làm Mã Phú trong lúc này, chẳng khác nào giết nó, bét ra cũng khiến nó bị cậu nó đuổi ra đường. Hôm trước, lúc thuyết phục nhỏ Xí Muội đóng vai văn sĩ Mã Phú, Thọ đã họp mặt ban báo để trình bày hoàn cảnh éo le của Lợi bằng giọng bùi ngùi và ủy mị như thể đọc điếu văn, chính thằng Sơn cũng có mặt trong cuộc họp và nếu tôi nhớ không lầm hình như lúc đó mắt nó cũng hoe hoe đỏ trước màn trình diễn sụt sùi của Thọ.
Vì vậy, bữa nay ba đứa tôi chẳng cần tốn nhiều nước bọt lắm để lay động trái tim Sơn.
Thi sĩ Hận Thế Nhân sau khi nghe lời hay lẽ phải của ba chàng thi sĩ còn lại đã nguôi bớt hận thù, cảm thấy mình quá may mắn so với cuộc đời của văn sĩ Mã Phú, thậm chí nó xúc động đến mức bất ngờ đòi trả tiền cà phê cho cả bọn, một chuyện mà lúc bình thường dù bị gí súng vô lưng cũng đừng hòng nó làm.
o O o
Lợi không biết tai họa suýt giáng trúng đầu mình, vẫn cặm cụi sáng tác để Lê Lai Xí Muội không bị bạn bè làm khó.
Tôi chẳng biết truyện chàng chăn ngựa của nó sẽ kéo dài đến đâu, nhưng có vẻ như đã tới lúc nàng công chúa không còn muốn coi chàng chăn ngựa là bạn bè bình thường như các nàng thơ vẫn đối xử với bọn thi sĩ chúng tôi.
Một hôm, nàng công chúa và chàng chăn ngựa gặp nhau bên giếng đá. Đó là cái giếng đá cũ xanh mướt rêu nằm giữa tàu ngựa và đồng cỏ, nơi chàng trai vẫn lấy nước cho bầy ngựa của mình vào mỗi buổi chiều.
“Công chúa soi bóng xuống mặt nước và thích thú nhìn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình. Cô thấy cả bầu trời xanh thăm thẳm trong đáy giếng, cô còn nhìn thấy những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Có lúc cô mỉm cười với chùm hoa bông tai đính trên mái tóc đẹp của cô, rồi không kềm được sự tinh nghịch cô bứt một cọng cỏ thả xuống lòng giếng để thấy hình ảnh trước mắt nhè đi, vỡ thành nhiều mảnh và lan ra theo từng vòng sóng để chốc sau lại nhập vào và sáng rõ trở lại như một phép màu.
- Ngươi lại đây mà xem này!
Công chúa gọi chàng chăn ngựa lúc này đang loay hoay cỏ đằng tàu ngựa.
- Ngươi nhìn xuống giếng xem ta làm phép nhé!
Cô nói khi chàng trai bước lại gần, hai tay vẫn không ngừng phủi vào quần để làm sạch cỏ bám trên tay.
Công chúa mở những ngón tay cho cọng cỏ rơi xuống khi chàng trai cúi nhìn vào lòng giếng, vui vẻ nói:
- Ngươi chờ một chút!
Mặt nước dập dềnh, lay động, bầu trời và mây và mặt người rung rinh, tan ra, gờn gợn, nhập nhòe, chập choạng rồi chầm chậm lắng dần.
- Ngươi thấy chưa?
Công chúa reo lên khi mặt nước trở lại phẳng phiu và trong lòng giếng yên bình đó, tất cả – trời xanh, mây trắng, chùm hoa đỏ và vàng trên suối tóc mượt đen lại bỗng chốc vẹn nguyên như được một bàn tay vô hình cắt dán, sắp xếp một cách hoàn hảo.
Chàng chăn ngựa chưa kịp trả lời, công chúa bỗng “ơ” lên một tiếng ngân dài. Đấy là vì trong một thoáng cô chợt nhận ra kế bên gương mặt của cô là gương mặt tuấn tú của một chàng trai lạ. Dĩ nhiên cô biết đó là gương mặt của chàng chăn ngựa – bây giờ đã là bạn thân của cô, nhưng khi cô nhìn qua tấm gương lung linh dưới kia cô thấy chàng lạ hẳn như thể cô mới nhìn thấy chàng lần đầu. Cảm giác ngờ ngợ bỗng chốc lấp đầy cô, cũng bởi vì lần đầu cô thấy hai người ở gần nhau đến vậy, hình ảnh mà cô tưởng tượng cô chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ nửa đêm về sáng.
Như một phản xạ tự nhiên, nàng công chúa bé bỏng ngoảnh mặt sang bên cạnh như muốn kiểm tra xem hình ảnh dưới kia có thật không và vì chàng chăn ngựa đứng quá gần cô nên đôi môi cô vô tình chạm vào má chàng trai… ”.
Chàng chăn ngựa và nàng công chúa trong câu chuyện của văn sĩ Mã Phú càng xích lại gần nhau bao nhiêu thì bọn thi sĩ chúng tôi và các nàng thơ gặp lắm trục trặc bấy nhiêu.
Sau Thỏ Con, Xí Muội đến Cúc Tần.
Trước nay, các bậc phụ huynh đáng kính của tám đứa tôi vẫn nghe đồn (có khi nhìn thấy) bốn đứa con trai chở bốn đứa con gái đi diễu ngoài đường nhưng khi được bọn tôi giải thích bọn tôi đi công việc cho nhà trường vì tất cả đều là thành viên của ban báo chí, các bậc phụ huynh chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn có vẻ hãnh diện về trọng trách của bọn tôi.
Đôi lúc các ông bố phát hiện các ông quý tử lấy trộm chìa khóa honda chuồn đi chơi, bọn thi sĩ chúng tôi cũng nhờ lý do cao đẹp này mà thoát nạn.
Nhưng kể từ khi thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng Cúc Tần rủ nhau chơi trò Romeo và Juliet, đểnh đoảng để ba của Juliet phát hiện thì mọi chuyện không còn suôn sẻ với chàng Romeo nữa.
Một hôm, Cúc Tần gặp Thọ, méo xệch miệng:
- Ông gạch tên tôi khỏi ban báo chí đi!
Y như có một phát đạn sượt qua tai, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn nhảy bắn lên, ú ớ:
- Ê, ê… không có giỡn chơi à! Có giận gì thằng Hòa thì…
- Chuyện này chẳng liên quan gì đến ai hết! – Cúc Tần thở dài và cụp mắt xuống – Đây là mệnh lệnh của ba tôi.
Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết sức khả nghi.
Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn tôi.
Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:
- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa có bạn đi, Thọ!
- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!
Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:
- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!
Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng chửi rủa:
- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.
Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm lên mặt bàn như mọi lần:
- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu! Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa! Thân thiện!
Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!
Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và chẳng đứa nào hó hé một tiếng. Chẳng phải tụi tôi sợ gì Thọ. Đơn giản vì nó nói đúng quá! Quả thật, so với ba cặp còn lại, cặp Lãnh Nguyệt Hàn – Hạt Dưa chưa từng để xảy ra bất cứ một xích mích gì.
Đúng là mẫu mực!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!