Lá nằm trong lá - Chương 4 (Nguyễn Nhật Ánh)
Hope Star | Chat Online | |
31/07/2019 13:28:34 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
81 lượt xem
- * Lá nằm trong lá - Chương 7 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 8 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 5 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
- * Lá nằm trong lá - Chương 6 (Nguyễn Nhật Ánh) (Văn học trong nước)
Bóng đêm thả xuống từng mảng lớn, mỗi lúc một dày và cùng với nó khí lạnh kéo về trùm kín lâu đài.
Giờ này, nhà vua hoàng hậu công chúa và hoàng tử đã thiêm thiếp giấc nồng trong những căn phòng lộng lẫy và ấm áp.
Ở tàu ngựa phía sau lâu đài, chàng chăn ngựa đang co ro trong chỗ ngủ tồi tàn của mình.
Đã bao đêm như thế rồi, kể từ khi ba mẹ chàng qua đời. Một thời gian dài chàng lang thang trong rừng, sống qua ngày bằng trái cây và những con thú nhỏ bẫy được.
Cho đến ngày nhà vua đi săn và đám tùy tùng vô tình tìm thấy chàng nấp sau kẽ đá bên một con suối nhỏ, chàng được đưa về hoàng cung và trở thành người chăn ngựa trẻ tuổi của nhà vua.
Từng trải qua cuộc sống hoang dã, chàng không sợ cái lạnh lắm vì chàng biết cách đối phó với nó, dù khí trời ban đêm thực là mênh mông băng giá..
Chàng lấy cỏ trong tàu ngựa ủ lên nửa người bên dưới, suốt đêm rúc chân vào đó để tìm hơi ấm. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, chàng tìm những tấm đắp trên yên ngựa để làm mền”
Tôi đọc được phân nửa câu chuyện của thằng Lợi, thầy Chinh đã kêu cả lớp lấy giấy ra làm bài kiểm tra nên tôi buộc phải xếp cuốn các-nê, đút vô ngăn bàn.
Tôi quay đầu xuống bàn chót tính giơ ngón cái lên khen nó nhưng Lợi đang úp mặt vô bài làm nên tôi đành quay sang thằng Hòa, trầm trồ:
- Thằng Lợi viết truyện hay lắm mày
Hòa nheo mắt:
- Nãy giờ mày đang đọc truyện của nó à?
- Ờ
- Nó viết truyện gì vậy?
- Truyện cổ tích
Hòa nhún vai:
- Tao không thích truyện cổ tích. Hồi bé thì thích, bây giờ tao không thích nữa.
Tôi cũng như Hòa. Truyện cổ tích hồi bé tôi thích mê, lớn lên thấy nó trẻ con thế nào. Bây giờ, tôi thích đọc Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng hơn. Nhưng không hiểu sao tôi lại thích truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua do thằng Lợi sáng tác, mặc dù tôi chỉ đọc được một đoạn ngắn ngủn. Có lẽ số phận hẩm hiu của thằng bé mồ côi trong truyện khiến tôi động lòng.
Không chỉ tôi, thằng Thọ cũng thích câu chuyện của Lợi.
Bữa đó, lúc ra về nghe tôi khoe thằng Lợi đã có sáng tác mới, Thọ giành lấy cuốn các-nê. Nó đem cuốn sổ về nhà, sáng hôm sau trống ra chơi vừa vang lên nó hăm hở lùa bọn tôi vô quán cà phê, lần này có cả thằng Lợi.
Vừa ngồi xuống ghế, nó đã tuyên bố ngay:
- Báo một tin vui cho bút nhóm chúng ta. Hôm nay văn sĩ Lợi đã bắt đầu khai bút
Tôi liếc Lợi, thấy mặt nó ửng lên như tráng men. Nó bấu mười ngón tay vô thành ghế như để khỏi ngã lăn vì hồi hộp.
Thọ hắng giọng:
- Thi sĩ Cỏ Phong Sương và tao đã đọc…
Tới đây, Thọ cố ý ngưng lại và quét mắt một vòng để khoái trá thưởng thức vẻ tò mò của hai đứa chưa đọc truyện này là Hòa và Sơn, lẫn vẻ khẩn trương của tác giả Lưu Thành Lợi đang chết gí trên ghế.
Khi thấy không khí đã căng như dây đàn và có vẻ sắp sửa phát nổ, Thọ trịnh trọng tiếp:
- Và hai đứa tao nhất trí đánh giá Chàng chăn ngựa của nhà vua là một truyện tuyệt h
Sơn, Hòa và tôi vỗ tay bôm bốp trước gương mặt càng lúc càng chín nhừ của Lợi.
Tôi vừa vỗ tay vừa hào hứng phụ họa:
- Lưu Thành Lợi là Thạch Lam thứ hai
- Tụi mày nói quá! – Lợi phản ứng yếu ớt nhưng rõ ràng không giấu vẻ sung sướng.
Thọ đập tay xuống bàn ra hiệu cho mọi người im lặng:
- Tao chỉ góp ý thằng Lợi một điều. Mọi thành viên của bút nhóm đều sử dụng bút danh. Mày không thể ký tên thật dưới sáng tác của mày được
Lợi ấp úng:
- Nhưng tao không biết cách… đặt bút danh
- Mày yên tâm! – Thọ hùng hồn. – Tao đã nghĩ giùm cho mày rồi. Truyện của mày viết về chàng chăn ngựa. Bút danh của mày sẽ là Mã Phu
- Mã Phu á? – Lợi chớp mắt, rụt rè phản đối. – Sao tao thấy cái tên này thế nào!
Tên hay thế mà mày bảo thế nào! – Thọ tự ái, gân cổ thoát nổi vằn. – Bút danh ý nghĩa như vậy cơ mà!
Đang cao giọng, nó đột ngột dịu xuống:
- Thôi, mày không thích thì thôi!
Nó cười hề hề:
- Để tao thêm dấu sắc vào. Mày sẽ là Mã Phú!
Nhà văn Mã Phú mới xuất hiện đã gây chấn động giới học trò
Truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bọn tôi đọc chỉ là phần đầu của câu chuyện dài loằng ngoằng của nó.
Hôm đó, sau khi Lưu Thành Lợi được thằng Thọ phù phép biến thành Mã Phú, Lợi háo hức đòi cầm cuốn các-nê về để “viết tiếp phần hai”.
Tôi là đứa ủng hộ Lợi nhiệt tình nhất, vì nhờ vậy mà thằng Thọ quên phắt bài thơ tạ lỗi Thỏ Con tôi còn đang nợ.
Từ lúc Lưu Thành Lợi biến thành Mã Phú, nó dường như cũng biến thành con người khác.
Được bọn tôi bốc lên mây xanh, chắc tối đó Lợi thức suốt đêm sáng tác.
Hôm sau, tôi và thằng Hòa vừa tới cổng trường đã thấy Lợi ngồi trên bậc thềm ngay trước cửa lớp ngóc cổ trông ra.
Cứ như nó đang rình bọn tôi: vừa thấy tôi và Hòa bước chân vào trong sân, Lợi đã phóng vù ra như một mũi tên, cảm giác như nó bay ngang sân trường.
- Ai rượt mày vậy? – Hòa chọc, khi Lợi tới gần.
Văn sĩ Mã Phú toét miệng cười, lôi cuốn sổ trong túi xách ra giúi vào tay tôi:
- Trả cho mày nè.
Tôi cầm cuốn sổ, lật lật vài trang, chép miệng hỏi:
- Mày mới viết tiếp à?
- Ờ. Tối qua tao viết đến ba giờ sáng.
- Mày sẽ là Vũ Trọng Phụng.
Tôi nhìn cặp mắt đỏ kè của nó, mỉm cười, cảm giác đang đóng vai Lãnh Nguyệt Hàn.
Phần tiếp theo câu chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bắt đầu có nhiều tình tiết hấp dẫn.
Một hôm công chúa ôm sách ra đồng cỏ ngồi đọc. Công chúa mười bốn tuổi, nên vẫn còn ham chơi lắm.
“Cô đọc sách một lát, lại vứt bừa sách ra cỏ, tung tăng hái hoa bắt bướm, chốc sau lại ngồi xuống ôm sách lên, rồi lại chán, lại nhỏm dậy chạy nhảy, lần này cô rượt theo cách chú sóc, vừa đuổi vừa cười khúc khích. Tiếng cười của cô reo lên trong gió, như tiếng pha lê chạm vào nhau khiến chàng chăn ngựa đang cắt cỏ tưởng như có ai phả nhạc xuống tâm hồn.
Rồi công chúa nhìn thấy chàng chăn ngựa. Lần đầu tiên cô nhìn thấy chàng.
Cô chậm bước lại, từ từ tiến về phía chàng trai lạ. Từ bé, công chúa chưa thấy chàng trai nào trạc tuổi mình, ngoài hoàng tử năm nay tám tuổi toàn vòi vĩnh và quấy nhiễu cô. Túc trực chung quanh cô xưa này là các bậc đại thần râu dài thậm thượt và lúc nào cũng tròng vào mặt vẻ uy nghiêm, đạo mạo. Tóm lại, công chúa không có bạn.
Cô bước bằng những bước chân thật chậm, gần như rón rén nhưng đó không phải là dấu hiệu của sự rụt rè. Có vẻ như cô nghĩ mình đang đến gần một con chim lạ, chỉ sợ mình gây ra tiếng động con chim sẽ đập cánh bay đi mất.
- Người làm gì ở đây thế? – Công chúa tò mò hỏi, khi đã đứng đối diện với chàng trai, trông mặt cô rất vui vẻ.
Chàng chăn ngựa phát hiện ra công chúa ngay từ đầu, và tuy mới gặp cô lần đầu chàng đã biết ngay cô là công chúa qua cách ăn mặc không thể lẫn vào đâu của cô.
Cũng như công chúa, chàng chăn ngựa cũng không có bạn. Những năm tháng sống giữa rừng xanh, đánh bạn với chàng là những chú khỉ nghịch ngợm và lũ sóc đuôi dài.
Từ khi được nhà vua đưa về cung, cùng ăn cùng làm với chàng là những bác thợ làm vườn, những đầu bếp trong lâu đài. Họ không phải bạn chàng, trong mắt họ chàng chỉ là chú bé con.
Điều đó giải thích tại sao chàng ngây ra khi công chúa hỏi. Ngạc nhiên, ngượng ngùng và vui sướng, những cảm xúc khác nhau cùng lúc lấp đầy con người chàng khiến chàng bối rối đến mức không biết phải phản ứng như thế nào.
Có lúc chàng đưa tay lên khiến công chúa ngỡ chàng sắp trả lời câu hỏi của mình nhưng rồi cô nhận ra chàng chỉ phác một cử chỉ bâng quơ thế thôi.
- Người không nghe ta hỏi à? – Công chúa khẽ nhíu mày, sau một lúc kiên trì chờ đợi
Đến lúc này thì chàng chăn ngựa phát hoảng, chàng ấp úng:
- Thưa… thưa công chúa…
- Ngươi đang làm gì ở đây thế? – Công chúa nhắc lại câu hỏi, mắt vẫn nhìn chăm chăm vào mặt chàng trai, vẻ hiếu kì.
- Tôi… tôi cắt cỏ. – Chàng trai đáp, vụng về chỉ tay vào hai giỏ cỏ tươi bên cạnh.
Công chúa tròn đôi mắt đẹp:
- Ngươi cắt cỏ làm gì?
- Cho ngựa ăn, thưa công chúa
Chàng chăn ngựa lễ phép đáp, đã bắt đầu thấy tự nhiên hơn nên câu nói đã không còn bị đứt khúc.
Công chúa như quên mình là công chúa. Cô bước lại chỗ giỏ cỏ, ngồi thụp xuống và rúc cả hai tay vào cỏ ướt, reo lên:
- Ôi, mát quá! Người chỉ ta cắt cỏ với!”.
Tình bạn giữ chàng chăn ngựa mồ côi và cô công chúa cành vàng lá ngọc lập tức thu hút sự chú ý của bạn đọc, trước tiên là của mấy đứa trong bút nhóm bọn tôi, tiếp theo đến các nàng thơ, sau nữa là các đứa khác.
Thọ tấm tắc:
- Thằng Mã Phú viết “chiến” ghê!
- Hấp dẫn không thua gì chuyện Trương Chi! – Sơn gật gù.
Hòa ngước nhìn trời:
- Hay ngang chuyện tình Romeo – Juliet!
Tôi đá vào chân Hòa:
- Chuyện tình hồi nào?
- Để rồi mày coi! – Hòa nhún vai – Tao linh cảm trước sau gì chàng chăn ngựa và công chúa cũng yêu nhau. Không yêu là tao đi đầu xuống đất!
Thằng Hòa nói bằng cái giọng như thể nó chính là tác giả khiến tôi đâm tự ái”
- Được rồi! Để tao đi hỏi thằng Lợi!
o O o
Lợi làm tôi thất vọng quá sức.
Tôi thuật cho nó nghe những gì thằng Hòa nói, rồi liếm môi hỏi:
- Nó nói đúng không hả mày?Trong khi tôi thấp thỏm rình ở nó một cái lắc đầu, hoặc nghe nó chửi thằng Hòa “cầm đèn chạy trước ô tô” kia một câu cho bõ ghét, nó lại nhe răng ra cười:
- Tao cũng chẳng biết. Tao chỉ mới nghĩ ra được chừng đó.
Lợi trả lời kiểu đó, tôi chẳng vặn vẹo gì được. Tôi vỗ vai nó, lái sang chuyện khác:
- Mày viết hay tuyệt! Mấy hôm nay cả lớp mình chuyền tay cuốn các-nê để xem truyện của mày. Nghe đồn, tụi lớp khác cũng chạy qua thập thò hỏi mượn.
- Chết rồi! – Lợi bất giác thốt lên, nụ cười đột ngột tuột khỏi môi nó – Tụi mày đừng nói với ai Mã Phú là tao đấy nhé!
- Sao thế? – Tôi ngạc nhiên – Gặp tao, được ái mộ như thế tao vỗ ngực xưng tên liền!
Tôi tít mắt:
- Biết đâu được tụi con gái xúm vào xin chữ ký, xin chụp ảnh chung nữa!
- Hoàn cảnh tao khác mày! – Lợi xua tay – Cậu tao mà biết tao mải viết truyện không lo học, cậu tao đuổi tao ra đường liền!
Tôi dựng mắt lên:
- Mày không ở với ba mẹ à?
- Không. Tao ở với cậu tao.
Khi nói câu đó, giọng thằng Lợi chùng xuống nhưng tôi không để ý, lại hỏi:
- Thế ba mẹ mày đâu?
Lợi nhìn xuống đất, mặt nó buồn thiu:
- Ba mẹ tao mất rồi
Tới hôm đó, tôi mới biết hoàn cảnh của Lợi qua những gì nó bùi ngùi kể tôi nghe sau đó. Ra là nó mới về thị trấn này được có mấy chục ngày. Hèn gì tụi tôi bắt đầu học kỳ hai rồi nó mới lò dò xin vô học.
Lợi tâm sự xong cả buổi vẫn không ngẩng đầu lên, như thể trái tim nó đang bị nỗi buồn đè nặng. Dù vậy, tôi vẫn không đủ can đảm nhìn nó như sợ cứ nhìn thấy nó tôi sẽ không thể nào dứt ra được câu chuyện của nó ra khỏi tâm trí.
Tôi đưa mắt nhìn lên phượng xanh ngắt và lung linh nắng ở cuối hàng rào, chợt biết dù nhìn đi đâu tôi cũng không thể thoát khỏi câu chuyện đầy ám ảnh của Lợi. Như ngay lúc này đây, khi đang dõi mắt theo những cụm mây trôi hững hờ bên trên tàng cây tôi lại bắt gặp mình đang mường tượng đến những gì Lợi vừa in vào trí não tôi.
Tự nhiên, tôi nhận ra tôi đang rất buồn. Tôi không ngờ văn sĩ Mã Phú tài hoa lại có một cuộc đời thương tâm đến vậy.
Nhưng tôi chẳng biết nói gì để an ủi nó. Câu chuyện của nó thật quá sức đau buồn, đến mức bất cứ lời an ủi nào thốt ra trong lúc này cũng đểu nhẹ tênh và chẳng có ý nghĩa gì hết
Cuối cùng, tôi nói, tin rằng tôi chỉ có thể nói được câu đó thôi:
- Ờ, tao sẽ nói mấy đứa kia giữ bí mật giùm mày. Hiện nay chỉ có bốn đứa trong bút nhóm biết mày là Mã Phú. Sẽ không có đứa thứ năm, mày yên tâm đi!
o O o
Thằng Thọ ngoác miệng chửi tôi “ngu” ngay khi nghe tôi kể lại cuộc trò chuyện giữa tôi và Lợi.
- Ngu á? – Tôi bực mình, tại tôi cứ bị nó chửi “ngu” hoài
- Ờ, ngu! – Thọ thản nhiên, cứ như thể tôi mà không ngu mới là chuyện lạ.
Tôi bắt đầu nổi cáu:
- Tao đập mày nghe Thọ!
Thọ nheo mắt nhìn tôi:
- Mày cứ đập tao đi, nếu mày có thói quen đập tuốt luốt những ai mở miệng ra là chỉ có nói đúng!
Không đợi tôi cự nự, nó nhếch môi nói luôn:
- Nếu mày thông minh, mày không thể khẳng định với thằng Lợi chỉ có bốn đứa tụi mình biết nó là Mã Phú. Đọc truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua trong cuốn các-nê, bất cứ đứa nào từng thấy nét chữ của thằng Lợi đều có thể suy ra nó là Mã Phú, hiểu chưa?
Cứ như thể tôi vừa bị thằng Thọ nhét giẻ vào mồm. Tôi chỉ biết câm miệng hến, trơ mắt ra nhìn nó
Thọ ung dung bày mẹo:
- Bây giờ chỉ có cách xé hết những trang viết của thằng Lợi rồi nhờ Xí Muội viết lại.
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng đã có một số đứa…
Tụi mình sẽ bảo Mã Phú là Xí Muội, trước đây thằng Lợi chỉ chép giùm.
- Ma mới tin! Thằng Lợi giỏi văn đến thế…
- Kệ tụi nó. – Thọ khoát tay – Cứ để tụi nó bán tín bán nghi. Miễn sao cuốn sổ này chẳng may tới tay cậu thằng Lợi, nó có cớ để chối phăng!
Bọn tôi lập tức làm theo kế hoạch của Thọ, bởi thực ra cũng chẳng có cách nào hay hơn
Tất nhiên, Xí Muội là người trong cuộc, nó biết tỏng Mã Phú là ai. Xí Muội biết thì ba nàng thơ còn lại cũng biết, vì bọn con gái đã chơi thân với nhau thường có thói quen san sẻ bí mật cho nhau, tóm lại bí mật của đứa này bao giờ cũng là bí mật của đứa kia.
Thọ phải tập hợp bốn nàng thơ lại, trình bày hoàn cảnh của nhà văn Mã Phú, yêu cầu các nàng giữ bí mật giùm Lợi, nếu không nhà văn tài hoa của lớp ta chưa kịp lên đã xuống dốc không phanh và chắc chắn tương lai sẽ tắt ngóm nếu chẳng may ông cậu đang è cổ cưu mang chàng phát giác ra chàng không lo học mà chỉ lo làm… nhà văn, và cuối cùng của tất cả những thảm họa là thảm họa kinh hoàng nhất: nhà văn của lớp ta sẽ bị tống cổ ra đường đi lang thang trong gió rét mưa rơi, dĩ nhiên đó là vì chàng xách bị ăn xin để sống qua ngày.
Bọn con gái vốn yếu đuối, giàu lòng trắc ẩn, nghe Thọ đọc một bài diễn văn mủi lòng đến đá cũng rơi lệ, nên đồng ý ngay lập tức.
Thỏ Con và Xí Muội nhanh chóng gật đầu một phần cũng nhờ sự vắng mặt của hai tên đáng ghét là tôi và thằng Sơn trong cuộc họp mặt đó, mặc dù hai nàng cũng đã nguôi giận khi thi sĩ Hận Thế Nhân đã lật đật trả lại tấm hình nhỏ Nguyệt cho Xí Muội ngay sau hôm bị phát hiện, còn tôi dù chưa sáng tác được bài thơ tạ tội những mỗi khi gặp Thỏ Con tôi đều mỉm cười lỏn lẻn “ Cho xin lỗi đi mà!”…
Nhà văn Mã Phú mười sáu tuổi, nhỏ hơn nhà thơ Lãnh Nguyệt Hàn một tuổi, nghĩ là tới tuổi có quyền.. hút thuốc, tất nhiên là nếu so với bọn nhãi nhép như tôi, Hòa và Sơn
Nhưng dù thằng Thọ làm kiểu gì, hết năn nỉ đến bức ép, Lợi vẫn khiên quyết lắc đầu. Ngay cả khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn đem bả danh lợi ra dụ dỗ “Các nhà văn lớn ông nào cũng… hút thuốc từ bé hết á”, Lợi cũng chẳng xiêu lòng:
Trước sau, nó chỉ xì ra một câu duy nhất:
- Ba mẹ tao mất rồi. Tao là anh, tao không thể làm gương xấu cho hai em tao.
Nghe nó nói thế, Thọ phải đầu hàng, dù nó biết hai đứa em của Lợi hiện đang ở xa. Hoàn cảnh của Lợi, bây giờ đứa nào cũng biết. Chỉ có đứa lòng gang dạ thép mới nỡ bắt nó “làm gương xấu” cho hai em nó. Thọ không o ép Lợi nữa nhưng nó sầm mặt bất bình:
- Mày không muốn làm nhà văn lớn thì kệ mày nhưng mày không được gọi hút thuộc lá là gương này gương nọ. Với những tâm hồn vĩ đại, khói thuốc chính là sợi nhớ sợi thương!
Thọ phê bình Lợi nhưng ánh mắt lạnh lẽo như… trăng Bắc Cực của nó quét qua mặt bọn thi sĩ trong bút nhóm đầy vẻ răn đe.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử đang định té nước theo mưa, nhân thái độ bướng bỉnh của Lợi để nhắc lại chuyên đề “ho lao” nhưng ánh mắt của Lãnh Nguyệt Hàn đã dập tắt ngay ý định phản kháng của nó.
- Ờ, ờ, – Hòa hé môi, nhưng cuối cùng chỉ để ú ớ nói điều mà nó ghét cay ghét đắng – Không có thuốc lá, Hồ Dzếnh làm thơ dở ẹc liền!
Lợi cũng không màng tới các nàng thơ. Lần này nó không vin vô hoàn cảnh đặc biệt của mình, nhưng lý do của nó khiến Thọ một lần nữa cứng họng:
- Tao viết văn chứ có làm thơ như tụi mày đâu mà cần nàng thơ!
Tóm lại, trong bút nhóm Mặt Trời Khuya, Lợi là thành viên duy nhất không tập tành bập thuốc lá, không chạy theo “mốt” đi đâu cũng cặp kè người đẹp bên cạnh dù thi sĩ Lãnh
Nguyệt Hàn rất hào phóng với nó: “Mấy đứa con gái trong lớp, hay lớp khác cũng được, mày chỉ cần nói cho tao biết mày “chấm” con nhỏ nào, tao sẽ mời nó vô ban báo chí liền”
Tất nhiên, tôi biết Thọ không ưa gì Lợi. Trước nay, bọn tôi sợ Thọ một phép, nó xúi chuyện gì bọn tôi cũng nghe theo răm rắp. Thọ lớn tuổi nhất bọn, làm thơ hay, giàu sáng kiến, lại có tư chất thủ lĩnh.
Thủ lĩnh Lãnh Nguyệt Hàn bây giờ đụng phải nhà văn Mã Phú ương ngạnh, hiển nhiên vô cùng cáu tiết. Nếu thằng Lợi không có tài viết truyện, chắc Thọ đã khai trừ nó khỏi bút nhóm về tội… vô kỷ luật, “không hòa đồng với anh em” từ đời tám hoánh rồi.
Không làm gì được Lợi, Thọ rủ rỉ với bọn thi sĩ chúng tôi khi không có văn sĩ Mã Phú bên cạnh:
- Tụi viết văn xuôi thì tài thật nhưng so với thi sĩ bọn mình, tụi nó chỉ là tụi… đi cày. Thi sĩ mới là của hiếm trên thế gian, là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, lãng mạn nhất!
Thấy truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua của thằng Lợi được bạn bè hâm mộ quá cỡ, tôi đã định thôi sáng tác thơ chuyển sang tập tành viết truyện, bây giờ nghe thằng Thọ chê văn sĩ tối mày tối mặt, tôi ngớ ra nhưng trước vẻ mặt hùng hổ của nó tôi không dám thắc mắc. Ngay cả câu “thi sĩ là của hiếm” của Thọ theo tôi cũng là một kết luận bừa bãi bởi vì rõ ràng bút nhóm bọn tôi tối mống đều là thi sĩ, may nhờ thằng Lợi chuyển trường về mới moi được một đứa viết văn, nhưng mặc Thọ tuyên bố vung vít tôi vẫn e dè dán miệng mình lại vì bắt bẻ nó lúc này cũng mạo hiểm chẳng khác nào đút đầu vào miệng cá sấu.
Thấy bọn tôi im ru đồng lõa, Thọ hào hứng quay sang bêu xấu văn sĩ Mã Phú về mặt giới tính:
- Thằng đó nó pê-đê! Chứ con gái ai mà chẳng thích!
Tôi có thích con gái không? Nói trắng ra, tôi có thích Thỏ Con không?
Nhiều lúc tôi vẫn tự đặt cho tôi câu hỏi này. Và trong phần lớn các trường hợp, sau khi xoay chuyển ý nghĩ theo đủ các hướng, tôi kết luận là tôi có thích nó.
Đơn giản, nếu không thích Thỏ Con, tôi chẳng việc gì phải è lưng ra chở nó chạy vòng vèo hết đồi tới suối, gần cả năm trời.
Tôi thích nó không chỉ vì sự gán ghép của thi sĩ Lãng Nguyệt Hàn, mặc dù phải thừa nhận nếu không có thằng Thọ, nếu không có sự lạm quyền của nó trong vai trò thưởng ban báo chí nhà trường, tôi đã không có cơ hội cặp kè với Thỏ Con một cách danh chính ngôn thuận.
Tôi thích Thỏ Con vì nó hiền, trong bốn nàng thơ nó là đứa hiền nhất. Dĩ nhiên đứa hiền nhất không phải là đứa lúc nào cũng hiền, thỉnh thoảng nó cũng nổi cộc, đặc biệt là khi bênh vực bạn bè hoặc lòng tự trọng bị người khác xúc phạm. Vì vậy mà tôi không giận Thỏ Con mặc dù mấy hôm nay nó đang giận tôi.
Tôi thích Thỏ Con còn vì một đứa con trai cứ cặp kè với một đứa con gái ngày này sang ngày khác thì thế nào cũng đến lúc đứa con trái đó thích đứa con gái đó: ánh mắt của đứa con gái bỗng trở nên ấm áp, giọng nói của đứa con gái bỗng trở nên du dương và mọi cử chỉ của đứa con gái bỗng trở nên duyên dáng một cách kỳ lạ, mặc dù cũng ánh mắt đó, giọng nói đó, cử chỉ đó trước khi trở nên thân thuộc thì đứa con trai cảm thấy chẳng có gì đặc biệt.
Cuối cùng, tôi thích Thỏ Con bởi vì tất cả bạn bè đều nghĩ tôi thích nó. Khi cả thế gian đều nhất trí bảo rằng con mèo là con chó thì đôi khi bạn cũng bắt gặp mình lẩn thẩn: Có khi nào chó với mèo là một chăng?
Dù sao tôi cũng đủ tỉnh táo để biết rằng thích không phải là yêu, mặc dù tôi làm cả đống thơ tình cho Thỏ Con dưới sức ép của thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn
Thơ tình của tôi hẳn nhiên là thứ thơ tình chung chung, có thể tặng bất cứ đứa con gái nào trên trái đất này, đại loại như: “ Em ạ, ta chờ nhau kiếp sau/ Trăng theo ngày tháng cũng phai màu”. Những câu thơ mang hỏi hướm “Đường vào tình sử” của Đinh Hùng đó được thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn khen nức nở và sau đó nó không ngớt lời ca tụng chuyện tình giữa hai đứa tôi, thậm chí còn so sánh với mối tình Tristan và Iseult nào đó bên Tây nhưng tôi biết nếu tôi có gặp lại Thỏ Con ở kiếp sau thật thì tình cảm tôi dành cho nó chắc cũng nằm ở mức tôi lấy trộm xe của ba tôi chở nó đi loăng quăng ngoài phố là cùng.
Dĩ nhiên sau cái ngày cả bọn rầu rĩ thú nhận với nhau những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn), thằng Thọ không còn tưới nước đường vào chuyện tình tưởng tượng của hai đứa tôi nữa nhưng nó vẫn không quên vỗ vai tôi bồm bộp:
- Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!
o O o
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có thích nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là thích, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa tôi và Thỏ Con.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có yêu nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là không, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa Thỏ Con và tôi.
Hơn nữa, thằng Hòa từng nói với bọn tôi là nó cũng như bọn tôi, nghĩa là không yêu iếc gì hết.
Tôi tin ngay lời thú nhận của nó, vì những lẽ trên kia. Và vì một lẽ khác quan trọng hơn: tôi nghĩ một đứa đêm ngủ vấn đái dầm thì không thể nào mơ mộng đến chuyện yêu đương. Một bên cao quý, một bên tầm thường, một bên lãng mạn vô bờ bến, một bên phàm tục hết chỗ chê, tình yêu và tật đái dầm không thể tồn tại trong một con người được.
Khi nghĩ như vậy về Hòa, tôi quên rằng nó chỉ đái dầm trong khi ngủ và trước khi ngủ thì nó không đái dầm.
Trước khi đi ngủ, nghĩa là trước khi rơi vào chỗ tầm thường phàm tục nó vẫn có thể cao quý, vẫn có thể lãng mạn. Bằng chứng là một tối nọ, nó rủ tôi đi dạo và kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
- Tự dưng giở chứng vậy? – Tôi há hốc miệng – Cầm theo đèn pin làm chi?
- Mày cứ nghe lời tao đi!
Hòa úp mở và sau khi thấy tôi chạy vào nhà lấy cây đèn pin cầm tay, nó lầm lũi tuôn ra cổng không nói tiếng nào.
Tôi lẽo đẽo đi theo nó, tưởng nó rủ đi uống cà phê hoặc kéo tới nhà thằng Sơn chơi, một lát ngạc nhiên thấy hai đứa đang cuốc bộ dọc con đường dẫn xuống mé ruộng sau lưng chợ.
- Xuống cầu Hà Kiều hả mày?
Hòa ỡm ờ:
- Lát nữa mày sẽ biết!
Vài phút sau, tôi nhận ra con đường hai đứa tôi đang rảo bước đúng là con đường nhỏ bọn tôi từng dẫn cô Hiền và cô Mười đi dạo những đêm trăng trước đây. Bên trái là rặng tre xanh nghiêng cành nhánh xuống mặt đường, suốt ngày đêm không ngừng tấu lên khúc nhạc đồng quê bằng những tiếng rì rào không bao giờ kết thúc, bên phải là những thửa ruộng tiếp nhau chạy từ cuối chợ cho đến tận bàu sen, xanh ngan ngát cả một vùng. Đi hết rặng tre, gặp một con đường lớn xe ô tô đi lọt, rẽ trái là ra trường huyện, quẹo phải là đến cầu Hà Kiều.
Chỉ khác là đêm nay trời không trăng, có lẽ vì vậy Hòa kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
Tôi rọi đèn xuống mặt đường, nghịch ngợm vẽ thành vòng tròn cho đỡ sốt ruột.
Tôi vẽ đến vòng thứ mười thì Hòa giật phắt cây đèn trên tay tôi quét ra phía trước, chớp tắt vài lần như thể đánh “moọc” rồi quay sang tôi, thấp giọng:
- Mày đứng đây đợi tao!
Tôi ngẩng lên, tự dưng muốn đưa tay cốc đầu mình một cái khi cây bông gòn cao ngất nhô lên từ góc rào nhà con Cúc Tần đập vào mắt tôi trong thứ ánh sáng đứt nối bắn ra từ tay Hòa.
Nhà Cúc Tần nằm cuối rặng tre, ngay ngã ba, tôi chạy xe lượn qua nhà nó nhiều lần nhưng chưa ghé vô bao giờ. Tôi cũng không nghĩ rằng thằng Hòa dám mò đến nhà nàng thơ của nó vào lúc tối mịt thế này nên đã không đoán ra nó rủ tôi đi đâu.
Tôi lo lắng nhìn dãy rào in bóng đen ngòm lên bầu trời đùng đục, níu tay Hòa:
- Mày định làm gì vậy?
- Tao ghé thăm nàng thơ của tao. – Hòa đáp, tôi không nhìn rõ mặt nó trong bóng đêm nhưng vẫn hình dung được vẻ vênh váo của nó qua cách nó đáp lời tôi.
- Thế sao mày không đi nữa? Ngõ vào nhà nó đằng kia mà.
- Tao không vào nhà. Vào nhà thì xoàng quá. Tao hẹn nó ở đống rơm sau hè.
Nó huých khuỷu tay vào hông tôi:
- Vì vậy tao mới bảo mày đứng đây.
Tôi như bơi trong sự
- Trò mới à?
- Tao bắt chước Romeo và Juliet.
o O o
Romeo khoái chí khoe tôi nó dã hò hẹn với Juliet theo kiểu này một lần rồi.
Lần đó xảy ra cách đây bốn ngày. Đúng tám giờ tối nàng Juliet bước ra sau hè, đợi Romeo nhá đèn pin thì lui cui vạch rào cho Romeo chui vô. Hòa kể tôi thế. Nó bảo Cúc Tần là đứa ưa đọc truyện phiêu lưu trình thám, nghe thi sĩ Trầm Mặc Tử bày trò ú tim thì hưởng ứng ngay tắp lự.
- Thế sau đó tụi mày chui vô đống rơm thật à? – Tôi liếm môi, ghen tị hỏi, đầu vẫn nhớ rõ buổi tối thằng Hòa tự nhiên biến mát khiến tôi đi tìm gần chết.
- Ờ, đống rơm sau hè nhà nó là nơi ẩn nấp an toàn nhất. Lại kế hàng rào, có biến là tao chuồn được ngay.
Tôi nói, bắt gặp mình đang nuốt nước bọt:
- Thế chui vô đống rơm thì tụi mày làm gì?
- Tụi tao có làm gì đâu! Vẫn ngồi trò chuyện như trên lớp thôi!
Hòa trả lời chán ngắt. Tôi nhìn nó như nhìn một đứa vừa va đầu phải gốc cây:
- Thế việc gì phải chui vô đống rơm?
- Sao mày ngu thế? – Tới lượt Hòa nhìn lại tôi như nhìn một thằng người bằng gỗ, và có vẻ nó bắt đầu tưởng mình là thằng Thọ khi hùng hồn mắng tôi ngu. – Hò hẹn thế mới lãng mạn chứ!
- Nhưng tụi mày đâu có yêu nhau? – Tôi cãi.
- Cần gì yêu!
Lần này nói xong, Hòa đập lên tay tôi, tí tởn:
- Tao chui vô đây. Chắc Cúc Tần đợi tao nãy giờ.
Vừa dợm bước, Hòa ngoảnh lại, đập lên tay tôi một cái nữa, nghiêm giọng:
- Đứng đây chờ tao! Mày không được bỏ về đấy!
Tôi cầm cây đèn pin Hòa trao, sợ rắn trong rặng tre um tùm bò ra nên đứng nhích sát mép ruộng, tâm trí nghĩ ngợi vẩn vơ. Thoạt đầu, tôi không biết thằng Hòa rủ tôi đi theo làm gì. Nó từng một mình hò hẹn với Cúc Tần kiểu này trót lọt. Nó đâu cần đến sự giúp đỡ của tôi. Có hay không có tôi đứng ngoài hàng rào đợi nó, mọi chuyện vẫn chẳng có gì khác.
Nghĩ miên man một hồi, tôi chợt “à” lên một tiếng khi chợt hiểu ra thâm ý của Hòa. Nó rủ tôi đi theo chắc là để khoe mẽ. Để tôi chứng kiến cuộc hò hẹn theo phong cách lãng mạn hồi hộp của nó với Cúc Tần. Tóm lại, để cho tôi lé mắt.
Tự dưng tôi bật cười khẽ và trong khi tôi cố tưởng tượng thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng thơ của nó đang làm gì trong đống rơm (và có đúng là “chỉ trò chuyện như ở trên lớp” hay không!) thì tôi bỗng tròn xoe mắt khi thấy Hòa thình lình hiện ra trước mặt tôi.
- Về! – Hòa gọn lỏn, giọng kém vui.
- Sao mày chui ra sớm thế? – Tôi chớp mắt, ngẩn ngơ. – Hai đứa mày gây gổ chuyện gì à?
- Tao có gặp được nó đâu! – Giọng Hòa vẫn quàu quạu.
Tôi ngớ ra một lát, rồi như chợt hiểu liền gật gù chia xẻ:
- Bọn con gái là thế! Thỉnh thoảng hứng lên lại cho mình leo cây! Nó bắt mình chui vô chui ra như…
Tôi kịp tốp lại chữ “chó” đúng phút chót, nhưng tôi biết ngay cả khi tôi dán miệng kịp thời, một đứa kém thông minh đến mấy cũng biết tỏng tôi sắp sửa phun ra chữ gì. Tôi khẽ liếc Hòa, nơm nớp chờ nó phồng mang lên. Nhưng Hòa dường như đang để trọn đầu óc vào chuyện buồn bực vừa xảy ra nên không để ý đến lối so sánh bất nhã của tôi.
- Tao có chui vô được đâu. – Hòa khụt khịt mũi.
- Ủa! Thế…
Hòa nhún vai, như hiểu tôi định hỏi g
- Tao vừa vạch rào đã đụng ngay ông già nó.
- Ối! – Tôi đưa tay bụm mặt, như không dám nhìn thẳng vào những gì xảy ra sau đó mà tôi nghĩ chắc là rất tồi tệ.
- Tình cờ thôi! – Hòa tặc lưỡi – Ổng ra chỗ hàng rào đi tiểu.
Bây giờ thì tôi mới phát giác ra người thằng Hòa có mùi gì thoang thoảng.
- Ổng tiểu trúng đầu mày à? – Tôi hỏi và bước vội ra xa, đề phòng một cú đấm của nó.
- Bậy! Trúng chân thôi!
Hòa nói “trúng chân” nhưng tôi nghe giọng nó đột ngột méo đi. Tôi đã định trêu “chân” mày mọc trên cổ mày chứ gì nhưng cuối cùng tôi ép mình ngậm miệng lại, khi nhớ ra rằng cười cợt trên nỗi đau của người khác là điều vô lương tâm hết sức.
Tuy nhiên tôi không thể cấm tôi cười thầm trong bụng khi nhớ đến tật đái dầm của Hòa, bởi vì ngay sau đó tôi lập tức ngạc nhiên rằng tại sao cuộc đời của thi sĩ Trầm Mặc Tử chuyện gì cũng liên quan đến… nước tiểu
o O o
Thi sĩ Trầm Mặc Tử hôm đó “trầm mặc” suốt dọc đường về. Tất nhiên tôi cũng nín thinh vì nói bất cứ câu gì trong lúc này cũng thanh không tử tế, cũng ra vẻ châm chọc, dù thực lòng tôi chỉ muốn an ủi nó.
Tôi lặng lẽ đi bên cạnh Hòa, tất nhiên là cách nó một khoảng cách an toàn, không phải sợ nó bực mình manh động mà vì không chịu nổi cái mùi đang tỏa ra từ người nó. Tuy không tận mắt chứng kiến, tôi vẫn có thể hình dung cảnh nó ngồi im chịu trận như thế nào khi cơn mưa ngoài ý muốn đột ngột trút xuống đầu. Hẳn nhiên lúc đó Hòa không dám nhúc nhích vì sợ ba con Cúc Tần phát hiện, nếu vậy còn tệ hơn vì rất có thể tiếp theo sau đó lại thêm một cơn mưa gậy gộc.
Đêm đó, tất nhiên thi sĩ Trầm Mặc Tử tắm rửa sạch sẽ, thậm chí kỳ cọ đến tróc cả da trước khi leo lên ghế xếp để tiếp tục tắm mình trong một cơn mưa khác, lần này ít tồi tệ hơn vì chính nó là người làm ra mưa.
Như đã nói, bữa đó Hòa câm nín đến tận nhà, chỉ khi sắp trèo lên ghế xếp, nó mới kéo tôi ra trước hiên, rít khẽ:
- Cấm mày kể chuyện này với ai đấy nhé!
Tuy Hòa chỉ dặn dò đơn giản như vậy nhưng qua vẻ mặt lẫn quai hàm đang nghiến chặt của nó, tôi hiểu thông điệp giấu đằng sau có ý nghĩa là “Nếu không tao sẽ giết mày!”.
Dĩ nhiên tôi đâu có ngu. Tôi kể chuyện xấu của Hòa ra làm chi. Hơn nữa, tình bạn giữa tôi và nó không cho phép tôi làm chuyện ngốc nghếch đó.
Người xì ra chuyện là Cúc Tần. Nó nói với tụi Hạt Dưa, Xí Muội, Thỏ Con là ngay lần hò hẹn đầu tiên giữa nó và thằng Hòa chỗ đống rơm, ba nó đã hay biết.
Ba nó biết chỉ do tình cờ. Tối đó, ba nó đứng trước ngõ nói chuyện với hàng xóm, đột nhiên thấy ánh đèn pin chớp lóe bên ngoài hàng rào. Tưởng ai đi ngoài đường nhá đèn, ba nó không để ý nhưng ngay sau đó thấy Cúc Tần trong nhà rón rén đi ra, ông bắt đầu sinh nghi.
Ông sè sẹ bước lại gần đống rơm, dĩ nhiên hai đứa đại ngu là thằng Hòa và con Cúc Tần không hay biết gì. Bữa đó thấy hai đứa nó chỉ ngồi trò truyện suông nên ông không ra tay, nếu tụi nó lỡ dại ôm nhau một cái chắc thằng Hòa chỉ có bò về nhà.
Tất nhiên, con Cúc Tần chỉ biết được chuyện đó vào tối hôm qua, khi thi sĩ Trầm Mặc Tử lại đánh tín hiệu lần nữa. Được Hòa thông báo trước trên lớp, tầm tám giờ Cúc Tần bắt đầu lảng vảng trước sân, không biết kể từ hôm bắt quả tang nó hẹn hò với thằng này tối nào ba nó cũng vờ ra đầu ngõ ngồi hóng mát với mục đích không nói thì ai cũng biết là phục kích hai đứa nó.
Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào. Hẳn nhiên, lúc đó hồn vía con Cúc Tần đã đi ăn giỗ tận đâu, mặt nó thoắt đổi sang màu lông chuột, tay chân đột nhiên yếu ớt và không còn chút hơi sức: ba nó lôi nó như lôi một bao gạo nhưng nó tuyệt không có phản ứng gì, cả bằng hành động lẫn lời nói.
Sau khi quát đứa con, bắt nó ngồi yên trong nhà, ba nó hùng hổ vòng ra sau hè truy bắt tội phạm. Con Cúc Tần kể với tụi bạn là lúc đó trái tim nó hoàn toàn ngừng đập, nó ngồi trên ghế có cảm tưởng đang ngồi trên bếp lò, có thể cháy thành than bất cứ lúc nào.
Tất nhiên trong hàng chục kịch bản mà sự sợ hãi có thể nghĩ ra, Cúc Tần không bắt gặp hình ảnh nào giống với sự trừng phạt mà ba nó đã dành cho thằng Hòa vào tối hôm đó.
Tất nhiên ba nó không hề hé môi với con gái về hành động quỷ quái của mình, có lẽ vì ông sợ nhỡ con gái ông đem lòng yêu thương sâu đậm đứa con trai thì tình cha con rất có thể sẽ rạn nứt thê thảm nếu Cúc Tần biết được người đẻ ra mình đã làm gì với người sẽ đẻ ra những đứa con của mình.
Sự cẩn thận lo xa của ba con Cúc Tần cũng là điều may mắn của thằng Hòa.
Bốn nàng thơ xúm lại vây quanh nó, mỗi đứa hỏi một câu:
- Tối qua ba tôi nói gì với bạn vậy?
- Ổng nó bằng “đả hổ cước” hay “giáng long chưởng”?
- Nói thiệt đi! Xương sườn ông giờ còn mấy cái?
- Ông thử đi mấy bước cho tụi này coi chân ông có bị cà nhắc không?
Thằng Hòa khẽ liếc tôi, gượng cười:
- Có gặp mặt đâu! Tôi đứng ngoài hàng rào, chưa kịp nhúc nhích, thấy có bóng người lêu nghêu đi tới là tôi bỏ chạy liền!
Giờ này, nhà vua hoàng hậu công chúa và hoàng tử đã thiêm thiếp giấc nồng trong những căn phòng lộng lẫy và ấm áp.
Ở tàu ngựa phía sau lâu đài, chàng chăn ngựa đang co ro trong chỗ ngủ tồi tàn của mình.
Đã bao đêm như thế rồi, kể từ khi ba mẹ chàng qua đời. Một thời gian dài chàng lang thang trong rừng, sống qua ngày bằng trái cây và những con thú nhỏ bẫy được.
Cho đến ngày nhà vua đi săn và đám tùy tùng vô tình tìm thấy chàng nấp sau kẽ đá bên một con suối nhỏ, chàng được đưa về hoàng cung và trở thành người chăn ngựa trẻ tuổi của nhà vua.
Từng trải qua cuộc sống hoang dã, chàng không sợ cái lạnh lắm vì chàng biết cách đối phó với nó, dù khí trời ban đêm thực là mênh mông băng giá..
Chàng lấy cỏ trong tàu ngựa ủ lên nửa người bên dưới, suốt đêm rúc chân vào đó để tìm hơi ấm. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, chàng tìm những tấm đắp trên yên ngựa để làm mền”
Tôi đọc được phân nửa câu chuyện của thằng Lợi, thầy Chinh đã kêu cả lớp lấy giấy ra làm bài kiểm tra nên tôi buộc phải xếp cuốn các-nê, đút vô ngăn bàn.
Tôi quay đầu xuống bàn chót tính giơ ngón cái lên khen nó nhưng Lợi đang úp mặt vô bài làm nên tôi đành quay sang thằng Hòa, trầm trồ:
- Thằng Lợi viết truyện hay lắm mày
Hòa nheo mắt:
- Nãy giờ mày đang đọc truyện của nó à?
- Ờ
- Nó viết truyện gì vậy?
- Truyện cổ tích
Hòa nhún vai:
- Tao không thích truyện cổ tích. Hồi bé thì thích, bây giờ tao không thích nữa.
Tôi cũng như Hòa. Truyện cổ tích hồi bé tôi thích mê, lớn lên thấy nó trẻ con thế nào. Bây giờ, tôi thích đọc Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng hơn. Nhưng không hiểu sao tôi lại thích truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua do thằng Lợi sáng tác, mặc dù tôi chỉ đọc được một đoạn ngắn ngủn. Có lẽ số phận hẩm hiu của thằng bé mồ côi trong truyện khiến tôi động lòng.
Không chỉ tôi, thằng Thọ cũng thích câu chuyện của Lợi.
Bữa đó, lúc ra về nghe tôi khoe thằng Lợi đã có sáng tác mới, Thọ giành lấy cuốn các-nê. Nó đem cuốn sổ về nhà, sáng hôm sau trống ra chơi vừa vang lên nó hăm hở lùa bọn tôi vô quán cà phê, lần này có cả thằng Lợi.
Vừa ngồi xuống ghế, nó đã tuyên bố ngay:
- Báo một tin vui cho bút nhóm chúng ta. Hôm nay văn sĩ Lợi đã bắt đầu khai bút
Tôi liếc Lợi, thấy mặt nó ửng lên như tráng men. Nó bấu mười ngón tay vô thành ghế như để khỏi ngã lăn vì hồi hộp.
Thọ hắng giọng:
- Thi sĩ Cỏ Phong Sương và tao đã đọc…
Tới đây, Thọ cố ý ngưng lại và quét mắt một vòng để khoái trá thưởng thức vẻ tò mò của hai đứa chưa đọc truyện này là Hòa và Sơn, lẫn vẻ khẩn trương của tác giả Lưu Thành Lợi đang chết gí trên ghế.
Khi thấy không khí đã căng như dây đàn và có vẻ sắp sửa phát nổ, Thọ trịnh trọng tiếp:
- Và hai đứa tao nhất trí đánh giá Chàng chăn ngựa của nhà vua là một truyện tuyệt h
Sơn, Hòa và tôi vỗ tay bôm bốp trước gương mặt càng lúc càng chín nhừ của Lợi.
Tôi vừa vỗ tay vừa hào hứng phụ họa:
- Lưu Thành Lợi là Thạch Lam thứ hai
- Tụi mày nói quá! – Lợi phản ứng yếu ớt nhưng rõ ràng không giấu vẻ sung sướng.
Thọ đập tay xuống bàn ra hiệu cho mọi người im lặng:
- Tao chỉ góp ý thằng Lợi một điều. Mọi thành viên của bút nhóm đều sử dụng bút danh. Mày không thể ký tên thật dưới sáng tác của mày được
Lợi ấp úng:
- Nhưng tao không biết cách… đặt bút danh
- Mày yên tâm! – Thọ hùng hồn. – Tao đã nghĩ giùm cho mày rồi. Truyện của mày viết về chàng chăn ngựa. Bút danh của mày sẽ là Mã Phu
- Mã Phu á? – Lợi chớp mắt, rụt rè phản đối. – Sao tao thấy cái tên này thế nào!
Tên hay thế mà mày bảo thế nào! – Thọ tự ái, gân cổ thoát nổi vằn. – Bút danh ý nghĩa như vậy cơ mà!
Đang cao giọng, nó đột ngột dịu xuống:
- Thôi, mày không thích thì thôi!
Nó cười hề hề:
- Để tao thêm dấu sắc vào. Mày sẽ là Mã Phú!
Nhà văn Mã Phú mới xuất hiện đã gây chấn động giới học trò
Truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bọn tôi đọc chỉ là phần đầu của câu chuyện dài loằng ngoằng của nó.
Hôm đó, sau khi Lưu Thành Lợi được thằng Thọ phù phép biến thành Mã Phú, Lợi háo hức đòi cầm cuốn các-nê về để “viết tiếp phần hai”.
Tôi là đứa ủng hộ Lợi nhiệt tình nhất, vì nhờ vậy mà thằng Thọ quên phắt bài thơ tạ lỗi Thỏ Con tôi còn đang nợ.
Từ lúc Lưu Thành Lợi biến thành Mã Phú, nó dường như cũng biến thành con người khác.
Được bọn tôi bốc lên mây xanh, chắc tối đó Lợi thức suốt đêm sáng tác.
Hôm sau, tôi và thằng Hòa vừa tới cổng trường đã thấy Lợi ngồi trên bậc thềm ngay trước cửa lớp ngóc cổ trông ra.
Cứ như nó đang rình bọn tôi: vừa thấy tôi và Hòa bước chân vào trong sân, Lợi đã phóng vù ra như một mũi tên, cảm giác như nó bay ngang sân trường.
- Ai rượt mày vậy? – Hòa chọc, khi Lợi tới gần.
Văn sĩ Mã Phú toét miệng cười, lôi cuốn sổ trong túi xách ra giúi vào tay tôi:
- Trả cho mày nè.
Tôi cầm cuốn sổ, lật lật vài trang, chép miệng hỏi:
- Mày mới viết tiếp à?
- Ờ. Tối qua tao viết đến ba giờ sáng.
- Mày sẽ là Vũ Trọng Phụng.
Tôi nhìn cặp mắt đỏ kè của nó, mỉm cười, cảm giác đang đóng vai Lãnh Nguyệt Hàn.
Phần tiếp theo câu chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bắt đầu có nhiều tình tiết hấp dẫn.
Một hôm công chúa ôm sách ra đồng cỏ ngồi đọc. Công chúa mười bốn tuổi, nên vẫn còn ham chơi lắm.
“Cô đọc sách một lát, lại vứt bừa sách ra cỏ, tung tăng hái hoa bắt bướm, chốc sau lại ngồi xuống ôm sách lên, rồi lại chán, lại nhỏm dậy chạy nhảy, lần này cô rượt theo cách chú sóc, vừa đuổi vừa cười khúc khích. Tiếng cười của cô reo lên trong gió, như tiếng pha lê chạm vào nhau khiến chàng chăn ngựa đang cắt cỏ tưởng như có ai phả nhạc xuống tâm hồn.
Rồi công chúa nhìn thấy chàng chăn ngựa. Lần đầu tiên cô nhìn thấy chàng.
Cô chậm bước lại, từ từ tiến về phía chàng trai lạ. Từ bé, công chúa chưa thấy chàng trai nào trạc tuổi mình, ngoài hoàng tử năm nay tám tuổi toàn vòi vĩnh và quấy nhiễu cô. Túc trực chung quanh cô xưa này là các bậc đại thần râu dài thậm thượt và lúc nào cũng tròng vào mặt vẻ uy nghiêm, đạo mạo. Tóm lại, công chúa không có bạn.
Cô bước bằng những bước chân thật chậm, gần như rón rén nhưng đó không phải là dấu hiệu của sự rụt rè. Có vẻ như cô nghĩ mình đang đến gần một con chim lạ, chỉ sợ mình gây ra tiếng động con chim sẽ đập cánh bay đi mất.
- Người làm gì ở đây thế? – Công chúa tò mò hỏi, khi đã đứng đối diện với chàng trai, trông mặt cô rất vui vẻ.
Chàng chăn ngựa phát hiện ra công chúa ngay từ đầu, và tuy mới gặp cô lần đầu chàng đã biết ngay cô là công chúa qua cách ăn mặc không thể lẫn vào đâu của cô.
Cũng như công chúa, chàng chăn ngựa cũng không có bạn. Những năm tháng sống giữa rừng xanh, đánh bạn với chàng là những chú khỉ nghịch ngợm và lũ sóc đuôi dài.
Từ khi được nhà vua đưa về cung, cùng ăn cùng làm với chàng là những bác thợ làm vườn, những đầu bếp trong lâu đài. Họ không phải bạn chàng, trong mắt họ chàng chỉ là chú bé con.
Điều đó giải thích tại sao chàng ngây ra khi công chúa hỏi. Ngạc nhiên, ngượng ngùng và vui sướng, những cảm xúc khác nhau cùng lúc lấp đầy con người chàng khiến chàng bối rối đến mức không biết phải phản ứng như thế nào.
Có lúc chàng đưa tay lên khiến công chúa ngỡ chàng sắp trả lời câu hỏi của mình nhưng rồi cô nhận ra chàng chỉ phác một cử chỉ bâng quơ thế thôi.
- Người không nghe ta hỏi à? – Công chúa khẽ nhíu mày, sau một lúc kiên trì chờ đợi
Đến lúc này thì chàng chăn ngựa phát hoảng, chàng ấp úng:
- Thưa… thưa công chúa…
- Ngươi đang làm gì ở đây thế? – Công chúa nhắc lại câu hỏi, mắt vẫn nhìn chăm chăm vào mặt chàng trai, vẻ hiếu kì.
- Tôi… tôi cắt cỏ. – Chàng trai đáp, vụng về chỉ tay vào hai giỏ cỏ tươi bên cạnh.
Công chúa tròn đôi mắt đẹp:
- Ngươi cắt cỏ làm gì?
- Cho ngựa ăn, thưa công chúa
Chàng chăn ngựa lễ phép đáp, đã bắt đầu thấy tự nhiên hơn nên câu nói đã không còn bị đứt khúc.
Công chúa như quên mình là công chúa. Cô bước lại chỗ giỏ cỏ, ngồi thụp xuống và rúc cả hai tay vào cỏ ướt, reo lên:
- Ôi, mát quá! Người chỉ ta cắt cỏ với!”.
Tình bạn giữ chàng chăn ngựa mồ côi và cô công chúa cành vàng lá ngọc lập tức thu hút sự chú ý của bạn đọc, trước tiên là của mấy đứa trong bút nhóm bọn tôi, tiếp theo đến các nàng thơ, sau nữa là các đứa khác.
Thọ tấm tắc:
- Thằng Mã Phú viết “chiến” ghê!
- Hấp dẫn không thua gì chuyện Trương Chi! – Sơn gật gù.
Hòa ngước nhìn trời:
- Hay ngang chuyện tình Romeo – Juliet!
Tôi đá vào chân Hòa:
- Chuyện tình hồi nào?
- Để rồi mày coi! – Hòa nhún vai – Tao linh cảm trước sau gì chàng chăn ngựa và công chúa cũng yêu nhau. Không yêu là tao đi đầu xuống đất!
Thằng Hòa nói bằng cái giọng như thể nó chính là tác giả khiến tôi đâm tự ái”
- Được rồi! Để tao đi hỏi thằng Lợi!
o O o
Lợi làm tôi thất vọng quá sức.
Tôi thuật cho nó nghe những gì thằng Hòa nói, rồi liếm môi hỏi:
- Nó nói đúng không hả mày?Trong khi tôi thấp thỏm rình ở nó một cái lắc đầu, hoặc nghe nó chửi thằng Hòa “cầm đèn chạy trước ô tô” kia một câu cho bõ ghét, nó lại nhe răng ra cười:
- Tao cũng chẳng biết. Tao chỉ mới nghĩ ra được chừng đó.
Lợi trả lời kiểu đó, tôi chẳng vặn vẹo gì được. Tôi vỗ vai nó, lái sang chuyện khác:
- Mày viết hay tuyệt! Mấy hôm nay cả lớp mình chuyền tay cuốn các-nê để xem truyện của mày. Nghe đồn, tụi lớp khác cũng chạy qua thập thò hỏi mượn.
- Chết rồi! – Lợi bất giác thốt lên, nụ cười đột ngột tuột khỏi môi nó – Tụi mày đừng nói với ai Mã Phú là tao đấy nhé!
- Sao thế? – Tôi ngạc nhiên – Gặp tao, được ái mộ như thế tao vỗ ngực xưng tên liền!
Tôi tít mắt:
- Biết đâu được tụi con gái xúm vào xin chữ ký, xin chụp ảnh chung nữa!
- Hoàn cảnh tao khác mày! – Lợi xua tay – Cậu tao mà biết tao mải viết truyện không lo học, cậu tao đuổi tao ra đường liền!
Tôi dựng mắt lên:
- Mày không ở với ba mẹ à?
- Không. Tao ở với cậu tao.
Khi nói câu đó, giọng thằng Lợi chùng xuống nhưng tôi không để ý, lại hỏi:
- Thế ba mẹ mày đâu?
Lợi nhìn xuống đất, mặt nó buồn thiu:
- Ba mẹ tao mất rồi
Tới hôm đó, tôi mới biết hoàn cảnh của Lợi qua những gì nó bùi ngùi kể tôi nghe sau đó. Ra là nó mới về thị trấn này được có mấy chục ngày. Hèn gì tụi tôi bắt đầu học kỳ hai rồi nó mới lò dò xin vô học.
Lợi tâm sự xong cả buổi vẫn không ngẩng đầu lên, như thể trái tim nó đang bị nỗi buồn đè nặng. Dù vậy, tôi vẫn không đủ can đảm nhìn nó như sợ cứ nhìn thấy nó tôi sẽ không thể nào dứt ra được câu chuyện của nó ra khỏi tâm trí.
Tôi đưa mắt nhìn lên phượng xanh ngắt và lung linh nắng ở cuối hàng rào, chợt biết dù nhìn đi đâu tôi cũng không thể thoát khỏi câu chuyện đầy ám ảnh của Lợi. Như ngay lúc này đây, khi đang dõi mắt theo những cụm mây trôi hững hờ bên trên tàng cây tôi lại bắt gặp mình đang mường tượng đến những gì Lợi vừa in vào trí não tôi.
Tự nhiên, tôi nhận ra tôi đang rất buồn. Tôi không ngờ văn sĩ Mã Phú tài hoa lại có một cuộc đời thương tâm đến vậy.
Nhưng tôi chẳng biết nói gì để an ủi nó. Câu chuyện của nó thật quá sức đau buồn, đến mức bất cứ lời an ủi nào thốt ra trong lúc này cũng đểu nhẹ tênh và chẳng có ý nghĩa gì hết
Cuối cùng, tôi nói, tin rằng tôi chỉ có thể nói được câu đó thôi:
- Ờ, tao sẽ nói mấy đứa kia giữ bí mật giùm mày. Hiện nay chỉ có bốn đứa trong bút nhóm biết mày là Mã Phú. Sẽ không có đứa thứ năm, mày yên tâm đi!
o O o
Thằng Thọ ngoác miệng chửi tôi “ngu” ngay khi nghe tôi kể lại cuộc trò chuyện giữa tôi và Lợi.
- Ngu á? – Tôi bực mình, tại tôi cứ bị nó chửi “ngu” hoài
- Ờ, ngu! – Thọ thản nhiên, cứ như thể tôi mà không ngu mới là chuyện lạ.
Tôi bắt đầu nổi cáu:
- Tao đập mày nghe Thọ!
Thọ nheo mắt nhìn tôi:
- Mày cứ đập tao đi, nếu mày có thói quen đập tuốt luốt những ai mở miệng ra là chỉ có nói đúng!
Không đợi tôi cự nự, nó nhếch môi nói luôn:
- Nếu mày thông minh, mày không thể khẳng định với thằng Lợi chỉ có bốn đứa tụi mình biết nó là Mã Phú. Đọc truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua trong cuốn các-nê, bất cứ đứa nào từng thấy nét chữ của thằng Lợi đều có thể suy ra nó là Mã Phú, hiểu chưa?
Cứ như thể tôi vừa bị thằng Thọ nhét giẻ vào mồm. Tôi chỉ biết câm miệng hến, trơ mắt ra nhìn nó
Thọ ung dung bày mẹo:
- Bây giờ chỉ có cách xé hết những trang viết của thằng Lợi rồi nhờ Xí Muội viết lại.
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng đã có một số đứa…
Tụi mình sẽ bảo Mã Phú là Xí Muội, trước đây thằng Lợi chỉ chép giùm.
- Ma mới tin! Thằng Lợi giỏi văn đến thế…
- Kệ tụi nó. – Thọ khoát tay – Cứ để tụi nó bán tín bán nghi. Miễn sao cuốn sổ này chẳng may tới tay cậu thằng Lợi, nó có cớ để chối phăng!
Bọn tôi lập tức làm theo kế hoạch của Thọ, bởi thực ra cũng chẳng có cách nào hay hơn
Tất nhiên, Xí Muội là người trong cuộc, nó biết tỏng Mã Phú là ai. Xí Muội biết thì ba nàng thơ còn lại cũng biết, vì bọn con gái đã chơi thân với nhau thường có thói quen san sẻ bí mật cho nhau, tóm lại bí mật của đứa này bao giờ cũng là bí mật của đứa kia.
Thọ phải tập hợp bốn nàng thơ lại, trình bày hoàn cảnh của nhà văn Mã Phú, yêu cầu các nàng giữ bí mật giùm Lợi, nếu không nhà văn tài hoa của lớp ta chưa kịp lên đã xuống dốc không phanh và chắc chắn tương lai sẽ tắt ngóm nếu chẳng may ông cậu đang è cổ cưu mang chàng phát giác ra chàng không lo học mà chỉ lo làm… nhà văn, và cuối cùng của tất cả những thảm họa là thảm họa kinh hoàng nhất: nhà văn của lớp ta sẽ bị tống cổ ra đường đi lang thang trong gió rét mưa rơi, dĩ nhiên đó là vì chàng xách bị ăn xin để sống qua ngày.
Bọn con gái vốn yếu đuối, giàu lòng trắc ẩn, nghe Thọ đọc một bài diễn văn mủi lòng đến đá cũng rơi lệ, nên đồng ý ngay lập tức.
Thỏ Con và Xí Muội nhanh chóng gật đầu một phần cũng nhờ sự vắng mặt của hai tên đáng ghét là tôi và thằng Sơn trong cuộc họp mặt đó, mặc dù hai nàng cũng đã nguôi giận khi thi sĩ Hận Thế Nhân đã lật đật trả lại tấm hình nhỏ Nguyệt cho Xí Muội ngay sau hôm bị phát hiện, còn tôi dù chưa sáng tác được bài thơ tạ tội những mỗi khi gặp Thỏ Con tôi đều mỉm cười lỏn lẻn “ Cho xin lỗi đi mà!”…
Nhà văn Mã Phú mười sáu tuổi, nhỏ hơn nhà thơ Lãnh Nguyệt Hàn một tuổi, nghĩ là tới tuổi có quyền.. hút thuốc, tất nhiên là nếu so với bọn nhãi nhép như tôi, Hòa và Sơn
Nhưng dù thằng Thọ làm kiểu gì, hết năn nỉ đến bức ép, Lợi vẫn khiên quyết lắc đầu. Ngay cả khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn đem bả danh lợi ra dụ dỗ “Các nhà văn lớn ông nào cũng… hút thuốc từ bé hết á”, Lợi cũng chẳng xiêu lòng:
Trước sau, nó chỉ xì ra một câu duy nhất:
- Ba mẹ tao mất rồi. Tao là anh, tao không thể làm gương xấu cho hai em tao.
Nghe nó nói thế, Thọ phải đầu hàng, dù nó biết hai đứa em của Lợi hiện đang ở xa. Hoàn cảnh của Lợi, bây giờ đứa nào cũng biết. Chỉ có đứa lòng gang dạ thép mới nỡ bắt nó “làm gương xấu” cho hai em nó. Thọ không o ép Lợi nữa nhưng nó sầm mặt bất bình:
- Mày không muốn làm nhà văn lớn thì kệ mày nhưng mày không được gọi hút thuộc lá là gương này gương nọ. Với những tâm hồn vĩ đại, khói thuốc chính là sợi nhớ sợi thương!
Thọ phê bình Lợi nhưng ánh mắt lạnh lẽo như… trăng Bắc Cực của nó quét qua mặt bọn thi sĩ trong bút nhóm đầy vẻ răn đe.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử đang định té nước theo mưa, nhân thái độ bướng bỉnh của Lợi để nhắc lại chuyên đề “ho lao” nhưng ánh mắt của Lãnh Nguyệt Hàn đã dập tắt ngay ý định phản kháng của nó.
- Ờ, ờ, – Hòa hé môi, nhưng cuối cùng chỉ để ú ớ nói điều mà nó ghét cay ghét đắng – Không có thuốc lá, Hồ Dzếnh làm thơ dở ẹc liền!
Lợi cũng không màng tới các nàng thơ. Lần này nó không vin vô hoàn cảnh đặc biệt của mình, nhưng lý do của nó khiến Thọ một lần nữa cứng họng:
- Tao viết văn chứ có làm thơ như tụi mày đâu mà cần nàng thơ!
Tóm lại, trong bút nhóm Mặt Trời Khuya, Lợi là thành viên duy nhất không tập tành bập thuốc lá, không chạy theo “mốt” đi đâu cũng cặp kè người đẹp bên cạnh dù thi sĩ Lãnh
Nguyệt Hàn rất hào phóng với nó: “Mấy đứa con gái trong lớp, hay lớp khác cũng được, mày chỉ cần nói cho tao biết mày “chấm” con nhỏ nào, tao sẽ mời nó vô ban báo chí liền”
Tất nhiên, tôi biết Thọ không ưa gì Lợi. Trước nay, bọn tôi sợ Thọ một phép, nó xúi chuyện gì bọn tôi cũng nghe theo răm rắp. Thọ lớn tuổi nhất bọn, làm thơ hay, giàu sáng kiến, lại có tư chất thủ lĩnh.
Thủ lĩnh Lãnh Nguyệt Hàn bây giờ đụng phải nhà văn Mã Phú ương ngạnh, hiển nhiên vô cùng cáu tiết. Nếu thằng Lợi không có tài viết truyện, chắc Thọ đã khai trừ nó khỏi bút nhóm về tội… vô kỷ luật, “không hòa đồng với anh em” từ đời tám hoánh rồi.
Không làm gì được Lợi, Thọ rủ rỉ với bọn thi sĩ chúng tôi khi không có văn sĩ Mã Phú bên cạnh:
- Tụi viết văn xuôi thì tài thật nhưng so với thi sĩ bọn mình, tụi nó chỉ là tụi… đi cày. Thi sĩ mới là của hiếm trên thế gian, là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, lãng mạn nhất!
Thấy truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua của thằng Lợi được bạn bè hâm mộ quá cỡ, tôi đã định thôi sáng tác thơ chuyển sang tập tành viết truyện, bây giờ nghe thằng Thọ chê văn sĩ tối mày tối mặt, tôi ngớ ra nhưng trước vẻ mặt hùng hổ của nó tôi không dám thắc mắc. Ngay cả câu “thi sĩ là của hiếm” của Thọ theo tôi cũng là một kết luận bừa bãi bởi vì rõ ràng bút nhóm bọn tôi tối mống đều là thi sĩ, may nhờ thằng Lợi chuyển trường về mới moi được một đứa viết văn, nhưng mặc Thọ tuyên bố vung vít tôi vẫn e dè dán miệng mình lại vì bắt bẻ nó lúc này cũng mạo hiểm chẳng khác nào đút đầu vào miệng cá sấu.
Thấy bọn tôi im ru đồng lõa, Thọ hào hứng quay sang bêu xấu văn sĩ Mã Phú về mặt giới tính:
- Thằng đó nó pê-đê! Chứ con gái ai mà chẳng thích!
Tôi có thích con gái không? Nói trắng ra, tôi có thích Thỏ Con không?
Nhiều lúc tôi vẫn tự đặt cho tôi câu hỏi này. Và trong phần lớn các trường hợp, sau khi xoay chuyển ý nghĩ theo đủ các hướng, tôi kết luận là tôi có thích nó.
Đơn giản, nếu không thích Thỏ Con, tôi chẳng việc gì phải è lưng ra chở nó chạy vòng vèo hết đồi tới suối, gần cả năm trời.
Tôi thích nó không chỉ vì sự gán ghép của thi sĩ Lãng Nguyệt Hàn, mặc dù phải thừa nhận nếu không có thằng Thọ, nếu không có sự lạm quyền của nó trong vai trò thưởng ban báo chí nhà trường, tôi đã không có cơ hội cặp kè với Thỏ Con một cách danh chính ngôn thuận.
Tôi thích Thỏ Con vì nó hiền, trong bốn nàng thơ nó là đứa hiền nhất. Dĩ nhiên đứa hiền nhất không phải là đứa lúc nào cũng hiền, thỉnh thoảng nó cũng nổi cộc, đặc biệt là khi bênh vực bạn bè hoặc lòng tự trọng bị người khác xúc phạm. Vì vậy mà tôi không giận Thỏ Con mặc dù mấy hôm nay nó đang giận tôi.
Tôi thích Thỏ Con còn vì một đứa con trai cứ cặp kè với một đứa con gái ngày này sang ngày khác thì thế nào cũng đến lúc đứa con trái đó thích đứa con gái đó: ánh mắt của đứa con gái bỗng trở nên ấm áp, giọng nói của đứa con gái bỗng trở nên du dương và mọi cử chỉ của đứa con gái bỗng trở nên duyên dáng một cách kỳ lạ, mặc dù cũng ánh mắt đó, giọng nói đó, cử chỉ đó trước khi trở nên thân thuộc thì đứa con trai cảm thấy chẳng có gì đặc biệt.
Cuối cùng, tôi thích Thỏ Con bởi vì tất cả bạn bè đều nghĩ tôi thích nó. Khi cả thế gian đều nhất trí bảo rằng con mèo là con chó thì đôi khi bạn cũng bắt gặp mình lẩn thẩn: Có khi nào chó với mèo là một chăng?
Dù sao tôi cũng đủ tỉnh táo để biết rằng thích không phải là yêu, mặc dù tôi làm cả đống thơ tình cho Thỏ Con dưới sức ép của thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn
Thơ tình của tôi hẳn nhiên là thứ thơ tình chung chung, có thể tặng bất cứ đứa con gái nào trên trái đất này, đại loại như: “ Em ạ, ta chờ nhau kiếp sau/ Trăng theo ngày tháng cũng phai màu”. Những câu thơ mang hỏi hướm “Đường vào tình sử” của Đinh Hùng đó được thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn khen nức nở và sau đó nó không ngớt lời ca tụng chuyện tình giữa hai đứa tôi, thậm chí còn so sánh với mối tình Tristan và Iseult nào đó bên Tây nhưng tôi biết nếu tôi có gặp lại Thỏ Con ở kiếp sau thật thì tình cảm tôi dành cho nó chắc cũng nằm ở mức tôi lấy trộm xe của ba tôi chở nó đi loăng quăng ngoài phố là cùng.
Dĩ nhiên sau cái ngày cả bọn rầu rĩ thú nhận với nhau những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn), thằng Thọ không còn tưới nước đường vào chuyện tình tưởng tượng của hai đứa tôi nữa nhưng nó vẫn không quên vỗ vai tôi bồm bộp:
- Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!
o O o
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có thích nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là thích, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa tôi và Thỏ Con.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có yêu nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là không, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa Thỏ Con và tôi.
Hơn nữa, thằng Hòa từng nói với bọn tôi là nó cũng như bọn tôi, nghĩa là không yêu iếc gì hết.
Tôi tin ngay lời thú nhận của nó, vì những lẽ trên kia. Và vì một lẽ khác quan trọng hơn: tôi nghĩ một đứa đêm ngủ vấn đái dầm thì không thể nào mơ mộng đến chuyện yêu đương. Một bên cao quý, một bên tầm thường, một bên lãng mạn vô bờ bến, một bên phàm tục hết chỗ chê, tình yêu và tật đái dầm không thể tồn tại trong một con người được.
Khi nghĩ như vậy về Hòa, tôi quên rằng nó chỉ đái dầm trong khi ngủ và trước khi ngủ thì nó không đái dầm.
Trước khi đi ngủ, nghĩa là trước khi rơi vào chỗ tầm thường phàm tục nó vẫn có thể cao quý, vẫn có thể lãng mạn. Bằng chứng là một tối nọ, nó rủ tôi đi dạo và kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
- Tự dưng giở chứng vậy? – Tôi há hốc miệng – Cầm theo đèn pin làm chi?
- Mày cứ nghe lời tao đi!
Hòa úp mở và sau khi thấy tôi chạy vào nhà lấy cây đèn pin cầm tay, nó lầm lũi tuôn ra cổng không nói tiếng nào.
Tôi lẽo đẽo đi theo nó, tưởng nó rủ đi uống cà phê hoặc kéo tới nhà thằng Sơn chơi, một lát ngạc nhiên thấy hai đứa đang cuốc bộ dọc con đường dẫn xuống mé ruộng sau lưng chợ.
- Xuống cầu Hà Kiều hả mày?
Hòa ỡm ờ:
- Lát nữa mày sẽ biết!
Vài phút sau, tôi nhận ra con đường hai đứa tôi đang rảo bước đúng là con đường nhỏ bọn tôi từng dẫn cô Hiền và cô Mười đi dạo những đêm trăng trước đây. Bên trái là rặng tre xanh nghiêng cành nhánh xuống mặt đường, suốt ngày đêm không ngừng tấu lên khúc nhạc đồng quê bằng những tiếng rì rào không bao giờ kết thúc, bên phải là những thửa ruộng tiếp nhau chạy từ cuối chợ cho đến tận bàu sen, xanh ngan ngát cả một vùng. Đi hết rặng tre, gặp một con đường lớn xe ô tô đi lọt, rẽ trái là ra trường huyện, quẹo phải là đến cầu Hà Kiều.
Chỉ khác là đêm nay trời không trăng, có lẽ vì vậy Hòa kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
Tôi rọi đèn xuống mặt đường, nghịch ngợm vẽ thành vòng tròn cho đỡ sốt ruột.
Tôi vẽ đến vòng thứ mười thì Hòa giật phắt cây đèn trên tay tôi quét ra phía trước, chớp tắt vài lần như thể đánh “moọc” rồi quay sang tôi, thấp giọng:
- Mày đứng đây đợi tao!
Tôi ngẩng lên, tự dưng muốn đưa tay cốc đầu mình một cái khi cây bông gòn cao ngất nhô lên từ góc rào nhà con Cúc Tần đập vào mắt tôi trong thứ ánh sáng đứt nối bắn ra từ tay Hòa.
Nhà Cúc Tần nằm cuối rặng tre, ngay ngã ba, tôi chạy xe lượn qua nhà nó nhiều lần nhưng chưa ghé vô bao giờ. Tôi cũng không nghĩ rằng thằng Hòa dám mò đến nhà nàng thơ của nó vào lúc tối mịt thế này nên đã không đoán ra nó rủ tôi đi đâu.
Tôi lo lắng nhìn dãy rào in bóng đen ngòm lên bầu trời đùng đục, níu tay Hòa:
- Mày định làm gì vậy?
- Tao ghé thăm nàng thơ của tao. – Hòa đáp, tôi không nhìn rõ mặt nó trong bóng đêm nhưng vẫn hình dung được vẻ vênh váo của nó qua cách nó đáp lời tôi.
- Thế sao mày không đi nữa? Ngõ vào nhà nó đằng kia mà.
- Tao không vào nhà. Vào nhà thì xoàng quá. Tao hẹn nó ở đống rơm sau hè.
Nó huých khuỷu tay vào hông tôi:
- Vì vậy tao mới bảo mày đứng đây.
Tôi như bơi trong sự
- Trò mới à?
- Tao bắt chước Romeo và Juliet.
o O o
Romeo khoái chí khoe tôi nó dã hò hẹn với Juliet theo kiểu này một lần rồi.
Lần đó xảy ra cách đây bốn ngày. Đúng tám giờ tối nàng Juliet bước ra sau hè, đợi Romeo nhá đèn pin thì lui cui vạch rào cho Romeo chui vô. Hòa kể tôi thế. Nó bảo Cúc Tần là đứa ưa đọc truyện phiêu lưu trình thám, nghe thi sĩ Trầm Mặc Tử bày trò ú tim thì hưởng ứng ngay tắp lự.
- Thế sau đó tụi mày chui vô đống rơm thật à? – Tôi liếm môi, ghen tị hỏi, đầu vẫn nhớ rõ buổi tối thằng Hòa tự nhiên biến mát khiến tôi đi tìm gần chết.
- Ờ, đống rơm sau hè nhà nó là nơi ẩn nấp an toàn nhất. Lại kế hàng rào, có biến là tao chuồn được ngay.
Tôi nói, bắt gặp mình đang nuốt nước bọt:
- Thế chui vô đống rơm thì tụi mày làm gì?
- Tụi tao có làm gì đâu! Vẫn ngồi trò chuyện như trên lớp thôi!
Hòa trả lời chán ngắt. Tôi nhìn nó như nhìn một đứa vừa va đầu phải gốc cây:
- Thế việc gì phải chui vô đống rơm?
- Sao mày ngu thế? – Tới lượt Hòa nhìn lại tôi như nhìn một thằng người bằng gỗ, và có vẻ nó bắt đầu tưởng mình là thằng Thọ khi hùng hồn mắng tôi ngu. – Hò hẹn thế mới lãng mạn chứ!
- Nhưng tụi mày đâu có yêu nhau? – Tôi cãi.
- Cần gì yêu!
Lần này nói xong, Hòa đập lên tay tôi, tí tởn:
- Tao chui vô đây. Chắc Cúc Tần đợi tao nãy giờ.
Vừa dợm bước, Hòa ngoảnh lại, đập lên tay tôi một cái nữa, nghiêm giọng:
- Đứng đây chờ tao! Mày không được bỏ về đấy!
Tôi cầm cây đèn pin Hòa trao, sợ rắn trong rặng tre um tùm bò ra nên đứng nhích sát mép ruộng, tâm trí nghĩ ngợi vẩn vơ. Thoạt đầu, tôi không biết thằng Hòa rủ tôi đi theo làm gì. Nó từng một mình hò hẹn với Cúc Tần kiểu này trót lọt. Nó đâu cần đến sự giúp đỡ của tôi. Có hay không có tôi đứng ngoài hàng rào đợi nó, mọi chuyện vẫn chẳng có gì khác.
Nghĩ miên man một hồi, tôi chợt “à” lên một tiếng khi chợt hiểu ra thâm ý của Hòa. Nó rủ tôi đi theo chắc là để khoe mẽ. Để tôi chứng kiến cuộc hò hẹn theo phong cách lãng mạn hồi hộp của nó với Cúc Tần. Tóm lại, để cho tôi lé mắt.
Tự dưng tôi bật cười khẽ và trong khi tôi cố tưởng tượng thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng thơ của nó đang làm gì trong đống rơm (và có đúng là “chỉ trò chuyện như ở trên lớp” hay không!) thì tôi bỗng tròn xoe mắt khi thấy Hòa thình lình hiện ra trước mặt tôi.
- Về! – Hòa gọn lỏn, giọng kém vui.
- Sao mày chui ra sớm thế? – Tôi chớp mắt, ngẩn ngơ. – Hai đứa mày gây gổ chuyện gì à?
- Tao có gặp được nó đâu! – Giọng Hòa vẫn quàu quạu.
Tôi ngớ ra một lát, rồi như chợt hiểu liền gật gù chia xẻ:
- Bọn con gái là thế! Thỉnh thoảng hứng lên lại cho mình leo cây! Nó bắt mình chui vô chui ra như…
Tôi kịp tốp lại chữ “chó” đúng phút chót, nhưng tôi biết ngay cả khi tôi dán miệng kịp thời, một đứa kém thông minh đến mấy cũng biết tỏng tôi sắp sửa phun ra chữ gì. Tôi khẽ liếc Hòa, nơm nớp chờ nó phồng mang lên. Nhưng Hòa dường như đang để trọn đầu óc vào chuyện buồn bực vừa xảy ra nên không để ý đến lối so sánh bất nhã của tôi.
- Tao có chui vô được đâu. – Hòa khụt khịt mũi.
- Ủa! Thế…
Hòa nhún vai, như hiểu tôi định hỏi g
- Tao vừa vạch rào đã đụng ngay ông già nó.
- Ối! – Tôi đưa tay bụm mặt, như không dám nhìn thẳng vào những gì xảy ra sau đó mà tôi nghĩ chắc là rất tồi tệ.
- Tình cờ thôi! – Hòa tặc lưỡi – Ổng ra chỗ hàng rào đi tiểu.
Bây giờ thì tôi mới phát giác ra người thằng Hòa có mùi gì thoang thoảng.
- Ổng tiểu trúng đầu mày à? – Tôi hỏi và bước vội ra xa, đề phòng một cú đấm của nó.
- Bậy! Trúng chân thôi!
Hòa nói “trúng chân” nhưng tôi nghe giọng nó đột ngột méo đi. Tôi đã định trêu “chân” mày mọc trên cổ mày chứ gì nhưng cuối cùng tôi ép mình ngậm miệng lại, khi nhớ ra rằng cười cợt trên nỗi đau của người khác là điều vô lương tâm hết sức.
Tuy nhiên tôi không thể cấm tôi cười thầm trong bụng khi nhớ đến tật đái dầm của Hòa, bởi vì ngay sau đó tôi lập tức ngạc nhiên rằng tại sao cuộc đời của thi sĩ Trầm Mặc Tử chuyện gì cũng liên quan đến… nước tiểu
o O o
Thi sĩ Trầm Mặc Tử hôm đó “trầm mặc” suốt dọc đường về. Tất nhiên tôi cũng nín thinh vì nói bất cứ câu gì trong lúc này cũng thanh không tử tế, cũng ra vẻ châm chọc, dù thực lòng tôi chỉ muốn an ủi nó.
Tôi lặng lẽ đi bên cạnh Hòa, tất nhiên là cách nó một khoảng cách an toàn, không phải sợ nó bực mình manh động mà vì không chịu nổi cái mùi đang tỏa ra từ người nó. Tuy không tận mắt chứng kiến, tôi vẫn có thể hình dung cảnh nó ngồi im chịu trận như thế nào khi cơn mưa ngoài ý muốn đột ngột trút xuống đầu. Hẳn nhiên lúc đó Hòa không dám nhúc nhích vì sợ ba con Cúc Tần phát hiện, nếu vậy còn tệ hơn vì rất có thể tiếp theo sau đó lại thêm một cơn mưa gậy gộc.
Đêm đó, tất nhiên thi sĩ Trầm Mặc Tử tắm rửa sạch sẽ, thậm chí kỳ cọ đến tróc cả da trước khi leo lên ghế xếp để tiếp tục tắm mình trong một cơn mưa khác, lần này ít tồi tệ hơn vì chính nó là người làm ra mưa.
Như đã nói, bữa đó Hòa câm nín đến tận nhà, chỉ khi sắp trèo lên ghế xếp, nó mới kéo tôi ra trước hiên, rít khẽ:
- Cấm mày kể chuyện này với ai đấy nhé!
Tuy Hòa chỉ dặn dò đơn giản như vậy nhưng qua vẻ mặt lẫn quai hàm đang nghiến chặt của nó, tôi hiểu thông điệp giấu đằng sau có ý nghĩa là “Nếu không tao sẽ giết mày!”.
Dĩ nhiên tôi đâu có ngu. Tôi kể chuyện xấu của Hòa ra làm chi. Hơn nữa, tình bạn giữa tôi và nó không cho phép tôi làm chuyện ngốc nghếch đó.
Người xì ra chuyện là Cúc Tần. Nó nói với tụi Hạt Dưa, Xí Muội, Thỏ Con là ngay lần hò hẹn đầu tiên giữa nó và thằng Hòa chỗ đống rơm, ba nó đã hay biết.
Ba nó biết chỉ do tình cờ. Tối đó, ba nó đứng trước ngõ nói chuyện với hàng xóm, đột nhiên thấy ánh đèn pin chớp lóe bên ngoài hàng rào. Tưởng ai đi ngoài đường nhá đèn, ba nó không để ý nhưng ngay sau đó thấy Cúc Tần trong nhà rón rén đi ra, ông bắt đầu sinh nghi.
Ông sè sẹ bước lại gần đống rơm, dĩ nhiên hai đứa đại ngu là thằng Hòa và con Cúc Tần không hay biết gì. Bữa đó thấy hai đứa nó chỉ ngồi trò truyện suông nên ông không ra tay, nếu tụi nó lỡ dại ôm nhau một cái chắc thằng Hòa chỉ có bò về nhà.
Tất nhiên, con Cúc Tần chỉ biết được chuyện đó vào tối hôm qua, khi thi sĩ Trầm Mặc Tử lại đánh tín hiệu lần nữa. Được Hòa thông báo trước trên lớp, tầm tám giờ Cúc Tần bắt đầu lảng vảng trước sân, không biết kể từ hôm bắt quả tang nó hẹn hò với thằng này tối nào ba nó cũng vờ ra đầu ngõ ngồi hóng mát với mục đích không nói thì ai cũng biết là phục kích hai đứa nó.
Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào. Hẳn nhiên, lúc đó hồn vía con Cúc Tần đã đi ăn giỗ tận đâu, mặt nó thoắt đổi sang màu lông chuột, tay chân đột nhiên yếu ớt và không còn chút hơi sức: ba nó lôi nó như lôi một bao gạo nhưng nó tuyệt không có phản ứng gì, cả bằng hành động lẫn lời nói.
Sau khi quát đứa con, bắt nó ngồi yên trong nhà, ba nó hùng hổ vòng ra sau hè truy bắt tội phạm. Con Cúc Tần kể với tụi bạn là lúc đó trái tim nó hoàn toàn ngừng đập, nó ngồi trên ghế có cảm tưởng đang ngồi trên bếp lò, có thể cháy thành than bất cứ lúc nào.
Tất nhiên trong hàng chục kịch bản mà sự sợ hãi có thể nghĩ ra, Cúc Tần không bắt gặp hình ảnh nào giống với sự trừng phạt mà ba nó đã dành cho thằng Hòa vào tối hôm đó.
Tất nhiên ba nó không hề hé môi với con gái về hành động quỷ quái của mình, có lẽ vì ông sợ nhỡ con gái ông đem lòng yêu thương sâu đậm đứa con trai thì tình cha con rất có thể sẽ rạn nứt thê thảm nếu Cúc Tần biết được người đẻ ra mình đã làm gì với người sẽ đẻ ra những đứa con của mình.
Sự cẩn thận lo xa của ba con Cúc Tần cũng là điều may mắn của thằng Hòa.
Bốn nàng thơ xúm lại vây quanh nó, mỗi đứa hỏi một câu:
- Tối qua ba tôi nói gì với bạn vậy?
- Ổng nó bằng “đả hổ cước” hay “giáng long chưởng”?
- Nói thiệt đi! Xương sườn ông giờ còn mấy cái?
- Ông thử đi mấy bước cho tụi này coi chân ông có bị cà nhắc không?
Thằng Hòa khẽ liếc tôi, gượng cười:
- Có gặp mặt đâu! Tôi đứng ngoài hàng rào, chưa kịp nhúc nhích, thấy có bóng người lêu nghêu đi tới là tôi bỏ chạy liền!
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!