Tỉnh mộng - Chương 6 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
02/08/2019 18:35:44 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
82 lượt xem
- * Tỉnh mộng - Chương 7 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tỉnh mộng - Chương 8 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tỉnh mộng - Chương 5 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tỉnh mộng - Chương 4 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Trăng rằm tỏ rạng, nước lớn tràn trề gió thổi mặt nước dợn dợn như dùn da, trăng dọi dòng sông ánh lòa như chảy bạc. Tế-Thế với Kỳ-Tâm ăn cơm rồi mới dắt nhau ra đứng tại vàm mà hóng mát. Ngoài sông ghe đi xuống quăng chèo lạc-sạc, tàu chạy lên đèn chiếu đỏ xanh; trên bờ người đi qua nói chuyện vui cười, xe chạy lại tránh nhau lộn-xộn. Tế-Thế đi kiếm Kỳ-Tâm là chủ ý muốn cậy Kỳ-Tâm nhảy xuống ao bùn vũng nước mà vớt giùm Yến-Tuyết với Trường-Xuân hụp-lặn chơi-vơi, chớ không phải anh em thương nhớ nhau nên tìm nhau mà trò chuyện. Gặp Kỳ-Tâm thì anh ta mừng thầm, muốn nói phứt chuyện riêng của mình cho rồi, mà chưa biế6t làm sao mà khởi đầu cho được. Chừng đứng tại vàm hóng mát anh ta lại nghĩ trong trí rằng nếu mình nói mà Kỳ-Tâm chịu thì mình xúi ảnh đòi chừng 5 ngàn, rồi chia bớt cho mình một vài ngàn xài chơi. Trường-Xuân nói rộng quá, dại gì mà không ăn. Tuy ảnh bà con với mình, song bạc này không phải bạc của anh mình mà ngại, ảnh làm việc gì mà có tiền nhiều, nên nói rộng rãi như vậy, chắc là bạc của bà Phủ, hoặc là bạc của ảnh ăn cắp của vợ ảnh. Mình chịu khó đi tính giùm việc cho ảnh thì phải có lợi, chớ khốn gì ăn cơm nhà mà lo chuyện thiên-hạ. Theo lời Kỳ-Tâm nói với mình hồi chiều, thì ảnh đương uất về đạo vợ chồng, mà lại đương eo hẹp về việc tiền bạc nữa. Vậy nếu mình nói chắc là ảnh chịu; mà làm việc Trạng-sư mình đem mối cho anh, đã có tiền lại được vợ, tự nhiên ảnh phải tính tiền huê-hồng cho mình chớ. Cha chả! Mà anh này nói chuyện nghe hơi ảnh chán tình đời quá, không biết ý ảnh thể nào.
Tế-Thế đứng ngẫm nghĩ muốn mở hơi mà nói phứt cho rồi, song day lại thấy có hai vợ chồng thầy thông nào đó không biết, dắt nhau lại gần đứng mà chơi, làm cho anh ta nhột-nhạt nói ra không được. Anh ta thấy có 2 cái xe kéo đương nghễu-nghến đi kiếm mối. Anh ta vỗ vai Kỳ-Tâm mà nói rằng: “Nầy anh, đứng lâu mỏi chân quá. Vậy thôi hai anh em mình ngồi mỗi đứa một cái xe kéo đi vô đường Trung-Lương mà thưởng trăng ngoạn cảnh chơi”. Kỳ-Tâm thấy Tế-Thế quyến-luyến quá, không nỡ cáo từ, nên phải lên xe mà đi với Tế-Thế.
Qua khỏi Vĩnh-Tường rồi, Tế-Thế dạy xa-phu đi thủng-thẳng mà hóng mát. Hai bên đường cau chuối trồng dày mịt án bóng hằng-nga, làm cho đường chỗ thì tỏ chỗ thì mờ, dường như ngày nơi đây đêm nơi đó. Mấy nhà ở dọc theo mé, nhà thì thức rầm-rì nói chuyện, nhà thì ngủ lặng-lẽ quạnh-hiu. Một lát nghe chó trong cửa sủa om-sòm, một hồi gặp người đi đường bộ coi hăm-hở. Qua khỏi một cái cầu, thấy đường dài ngay bót, mà lại nhà ở trong xa, Tế-Thế mới dạy ngừng xe lại rồi rủ Kỳ-Tâm leo xuống đi bộ chơi cho mát. Xa-phu ngồi dựa bên đường hút thuốc, còn Kỳ-Tâm với Tế-Thế thì chấp tay sau đít thủng-thẳng đi chơi. Tế-Thế vùng nói với Kỳ-Tâm rằng:
- Tôi nghe anh thuật việc nhà của anh, từ hồi chiều đến bây giờ tôi buồn quá. Té ra mấy năm nay anh ngậm cay nuốt đắng, tán gia bại sản, tình nhơn thì bội nghĩa, thân thuộc thì vong ân, vậy mà tôi có hay đâu. Phận tôi đây tay làm hàm nhai, chớ không phải giàu có gì, bởi vậy không biết làm sao mà giúp đỡ anh được.
- Anh có lòng thương tưởng đến tôi như vậy, thiệt tôi cám ơn anh lắm. Song bây giờ tôi đã chán đời rồi, ý tôi chẳng còn muốn vinh-huê phú-quí chi nữa, áo dơ quần rách tôi không biết hổ, ăn quán ngủ lều tôi cũng không biết buồn. Thôi, phận tôi khốn-nạn thì tôi giữ phần khốn-nạn cho yên, còn phần thiên-hạ cao sang thì để cho họ cao sang thì để cho họ cao sang theo họ. Anh biết thương giùm thân tôi, nghĩ cũng là đủ rồi, chẳng cần phải lo giúp đỡ chi nữa.
- Anh nói như vậy sao phải, anh em bè bạn hễ thương nhau thì phải giúp nhau, chớ không giúp nhau mà gọi thương nhau nỗi gì. Nầy anh, tôi có một việc kỳ lắm, muốn nói cho anh nghe chơi, mà bởi việc kỳ nên không biết anh có vui lòng nghe hay không?
- Anh muốn nói việc chi thì cứ nói ngay ra, đừng ngại chi hết. Thuở nay tôi đã từng thấy nhiều việc kỳ lắm, nên bây giờ việc gì tôi cũng coi là việc thường chớ không có chi mà gọi là kỳ.
- Ờ, để tôi nói cho anh nghe. Bên Tân-An có một bà Phủ thuở nay thiên-hạ kính trọng, không biết chừng nào.
- Hễ bà Phủ thì tự nhiên thiên-hạ kính trọng có lạ gì đâu.
- Ậy! Để thủng thẳng tôi nói cho anh nghe mà! Bà nhà cửa hẳn-hòi, có ruộng có vườn, tuy không giàu lớn, song bà sung-sướng lắm. Bà không có con trai, chỉ có đứa con gái, năm nay chừng 19, 20 tuổi, nhan sắc đẹp đẽ, cười nói đoan trang, thuở nay đóng cửa kén chồng, bực giàu sang thì không nghe ai gấm-ghé, còn bực tầm thường như mình đây thì cô không thèm ngó tới.
- Đời nầy hễ người tử-tế thì họ như vậy hết thảy. Họ là con nhà giàu sang thì phải chọn con nhà giàu sang mà kết đôi kết bạn, chớ thứ quân nghèo hèn như tôi, chúng nó biết gì mà đoái tưởng đến.
- Ờ, cô ta kén chồng quá cho nên bây giờ có chửa oan rồi anh.
- Có lạ gì đâu! Tuy anh chưa nói ra, mà tôi dám đoán trước rằng cô nọ lấy đày-tớ, hay là lấy anh em bà con chi đó, chớ không ai đâu lạ.
- Anh giỏi quá! Thiệt, cô lấy người anh em bạn dì, người ấy có vợ rồi, mà vợ lại giàu lớn lắm. Chẳng giấu chi anh, người đờn-ông ấy bà con với tôi, thuở nay nhờ bên vợ mà nên, bây giờ lại đương tính tranh chức Cai-tổng nữa. Việc nầy nếu dấy lậu ra vợ anh ta hay được thì chắc phá hoang hết, anh ta hỏng làm Tổng, mà mẹ con bà Phủ cũng phải bỏ xứ mà đi, chớ xấu hổ quá ở sao được.
- Con nhà tử-tế bây giờ họ lấy trai có chửa oan thiếu gì. Có ai chê cười chi nữa đâu mà sợ xấu hổ. Mà ví dầu có người nào ưa nhiều chuyện họ xoi bói đi nữa, thì họ cười lén, chớ giàu sang ai dám nói xấu mà sợ.
- Phải, mà sợ là sợ vợ anh kia hay được rồi đường công-danh của anh trắc trở chớ.
- Thứ làm vậy mà công-danh gì?
- Đời nầy giàu sang là công-danh chớ sao nữa.
- Ờ, ờ, tôi quên … Bây giờ nếu muốn che miệng thiên-hạ thì kiếm người nôm cô nọ, như người ta hay làm thường thì yên chớ khó gì.
- Phải, họ cũng tính như anh đó đa. Họ đương kiếm người nôm, tốn hao bao nhiêu họ cũng không nệ; song họ cần kiếm người biết ăn biết nói, có học khá khá, chớ nếu anh cu-li, xe kéo cưới con bà Phủ thì tự nhiên họ biết nó nôm còn gì.
Kỳ-Tâm nghe nói miệng chúm-chím cười, Tế-Thế lặng thinh đi với Kỳ-Tâm một hồi rồi đứng lại nói rằng:
- Nầy anh, anh thất vận mấy năm nay nghèo cực, ở không yên thân, làm không đắc chí, tôi muốn anh làm xấu nhảy vô nôm phứt đặng lấy tiền xài đỡ lúc nghèo nầy, anh nghĩ sao? Họ nói rộng lắm, mình muốn đòi mấy ngàn họ cũng chịu hết. Đã vậy mà họ buộc hai điều nầy: thứ nhứt là nôm mà không được ăn nằm với cô nọ, thứ nhì là hễ chừng nào họ muốn thôi thì mình phải thôi liền. Tôi nghĩ mình chịu tiếng làm chồng đỡ giùm cho cô nọ, chớ không tình nghĩa gì, rồi trong ít tháng cô nọ đẻ rồi, hoặc có lâu lắm là một vài năm mình thôi, việc làm không khó gì, mà mình lấy mấy ngàn đồng bạc khỏe quá.
- Anh tính nghe coi phải lắm, mà sao anh không nôm?
- Tôi bà con với anh kia, làm như vậy khó coi nên tôi không nỡ. Đã vậy mà anh bà con không lẽ tôi đòi tiền, thà là anh lạ anh kèo nài nhiều tiền mới được.
- Thuở nay con nhà tử-tế có chửa oan, kiếm người nôm là sự thường. Mà cái nầy lại buộc hai điều khác hơn người ta, nên nghe lạ quá.
- Tôi biết ý họ rồi, hai đàng thương nhau muốn ngày sau vầy duyên với nhau nên mới buộc như vậy. Họ sợ là sợ bể tiếng trong lúc nầy nên lật đật kiếm người nôm. Nếu anh mà chịu, thì chẳng những là anh muốn bao nhiêu tiền cũng được hết, mà họ lại còn cám ơn anh lắm. Anh làm việc nầy đã có lợi mà lại có ơn nữa; ấy là anh bảo bọc danh-giá giùm cho một cô gái thuộc nhà sang trọng trong nước, mà anh cũng bồi đấp đường công-danh giùm cho một người bạn tân học đời nay. Anh nghĩ thử coi có nên làm chăng?
Kỳ-Tâm thọc tay trong túi quần đi lên đi xuống mà suy nghĩ. Tế-Thế thấy bộ-tịch như vậy thì trong bụng mừng thầm, song không nói chi nữa, cứ đi theo để cho Kỳ-Tâm liệu định. Cách chừng 10 phút đồng-hồ Kỳ-Tâm đứng lại ngó Tế-Thế mà nói rằng: “Như anh có gặp người đó thì nói với họ nếu họ cậy tôi nôm, thì tôi sẵn lòng giúp giùm cho họ”. Tế-Thế nghe nói mừng rỡ vô cùng, song không muốn lộ ý cho Kỳ-Tâm biết, nên vỗ vai Kỳ-Tâm mà nói hoản đãi rằng:
- Chẳng giấu anh làm chi, người ấy cậy tôi đi kiếm người nôm. Chẳng dè qua đây gặp anh, mà anh lại khứng giúp giùm thì thiệt là may mắn lắm. Vậy anh đi liền với tôi qua Tân-An đặng tính việc cho gấp, hễ hai đàng tính chuyện tiền bạc với nhau xong rồi, thì trong 10 bữa hoặc nửa tháng làm lễ cưới chớ không nên trì hoãn. Mà trước khi anh giáp mặt với họ, tôi muốn hai anh em mình bàn trước với nhau coi bây giờ phải đòi tiền bao nhiêu, đặng tôi liệu thế mà nói với họ. Anh liệu thử coi phải đòi bao nhiêu?
- Không. Tôi làm giùm họ mà chơi, tôi không thèm ăn đồng nào hết.
Tế-Thế nghe nói chưng-hửng, nghĩ thầm nếu anh nầy không chịu ăn tiền thì mình làm sao mà có huê-hồng, nên cãi lẽ rằng:
- Anh nói như vậy sao được. Họ sợ mang xấu nên họ cầu mình gánh vác giùm cho họ. Đã vậy mà họ lại nói rộng lắm, dầu tốn hao mấy ngàn cũng chịu hết. Mình phải thừa dịp nầy mà kiếm tiền chớ. Phận tôi làm thầy-giáo lương hướng cũng rộng, nên tôi không cần cho lắm, chớ còn phận anh nghèo cực, anh làm ơn gánh cái nhục giùm cho người ta; người ta sẵn lòng cho anh tiền nhiều, nếu anh không đòi thì là uổng lắm.
- Anh chưa hiểu ý tôi. Anh tưởng tôi chịu nôm con bà Phủ nào đó, là vì tôi ham tiền bạc nên mới chịu tiếng nhục mà nôm đó sao? Anh tưởng như vậy thì anh lầm lắm. Tôi mà chịu nôm đây là vì tôi thấy đời nay những kẻ giàu sang họ làm nhiều việc tồi-bại, nói ra nghe ghê-gớm lắm, mà nhờ họ có bạc có tiền, có quyền thế lớn, họ vãi tiền bạc mà che mắt thiên-hạ, hoặc cậy thế thần mà bịt miệng thế-gian, nên họ làm quấy hết sức mà họ cứ khoe mình là phải, rồi thiên-hạ cũng áp nhau mà khen họ là người tử-tế. Còn bọn nghèo khổ như tôi đây, dầu chẳng làm điều chi hết, họ cũng mắng chúng ta là “quân khốn-nạn” dầu chúng ta có làm phải cho mấy, thiên-hạ cũng không ai khen. Đã vậy mà lại có nhiều người làm mặt thông-thạo, khinh-bỉ chúng ta, mắng chúng ta là bọn vô-ích của xã-hội. Bấy lâu nay tôi oán nhơn-tình thế-thái lắm, trông có dịp mà chỉ cho họ thấy rõ-ràng rằng kẻ giàu sang thường hay làm quấy hơn người nghèo hèn, mà lại bọn nghèo hèn chẳng phải là “quân khốn-nạn” hết thảy đâu, mà còn nhiều lúc làm lợi ích cho xã-hội lắm. Nay có việc nầy tôi mới ra gánh vát đặng cho nhà giàu sang họ biết tôi chơi, chớ phải tôi ham tiền hay sao mà biểu phải thừa dịp đòi tiền cho nhiều.
Tế-Thế đứng ngẫm nghĩ muốn mở hơi mà nói phứt cho rồi, song day lại thấy có hai vợ chồng thầy thông nào đó không biết, dắt nhau lại gần đứng mà chơi, làm cho anh ta nhột-nhạt nói ra không được. Anh ta thấy có 2 cái xe kéo đương nghễu-nghến đi kiếm mối. Anh ta vỗ vai Kỳ-Tâm mà nói rằng: “Nầy anh, đứng lâu mỏi chân quá. Vậy thôi hai anh em mình ngồi mỗi đứa một cái xe kéo đi vô đường Trung-Lương mà thưởng trăng ngoạn cảnh chơi”. Kỳ-Tâm thấy Tế-Thế quyến-luyến quá, không nỡ cáo từ, nên phải lên xe mà đi với Tế-Thế.
Qua khỏi Vĩnh-Tường rồi, Tế-Thế dạy xa-phu đi thủng-thẳng mà hóng mát. Hai bên đường cau chuối trồng dày mịt án bóng hằng-nga, làm cho đường chỗ thì tỏ chỗ thì mờ, dường như ngày nơi đây đêm nơi đó. Mấy nhà ở dọc theo mé, nhà thì thức rầm-rì nói chuyện, nhà thì ngủ lặng-lẽ quạnh-hiu. Một lát nghe chó trong cửa sủa om-sòm, một hồi gặp người đi đường bộ coi hăm-hở. Qua khỏi một cái cầu, thấy đường dài ngay bót, mà lại nhà ở trong xa, Tế-Thế mới dạy ngừng xe lại rồi rủ Kỳ-Tâm leo xuống đi bộ chơi cho mát. Xa-phu ngồi dựa bên đường hút thuốc, còn Kỳ-Tâm với Tế-Thế thì chấp tay sau đít thủng-thẳng đi chơi. Tế-Thế vùng nói với Kỳ-Tâm rằng:
- Tôi nghe anh thuật việc nhà của anh, từ hồi chiều đến bây giờ tôi buồn quá. Té ra mấy năm nay anh ngậm cay nuốt đắng, tán gia bại sản, tình nhơn thì bội nghĩa, thân thuộc thì vong ân, vậy mà tôi có hay đâu. Phận tôi đây tay làm hàm nhai, chớ không phải giàu có gì, bởi vậy không biết làm sao mà giúp đỡ anh được.
- Anh có lòng thương tưởng đến tôi như vậy, thiệt tôi cám ơn anh lắm. Song bây giờ tôi đã chán đời rồi, ý tôi chẳng còn muốn vinh-huê phú-quí chi nữa, áo dơ quần rách tôi không biết hổ, ăn quán ngủ lều tôi cũng không biết buồn. Thôi, phận tôi khốn-nạn thì tôi giữ phần khốn-nạn cho yên, còn phần thiên-hạ cao sang thì để cho họ cao sang thì để cho họ cao sang theo họ. Anh biết thương giùm thân tôi, nghĩ cũng là đủ rồi, chẳng cần phải lo giúp đỡ chi nữa.
- Anh nói như vậy sao phải, anh em bè bạn hễ thương nhau thì phải giúp nhau, chớ không giúp nhau mà gọi thương nhau nỗi gì. Nầy anh, tôi có một việc kỳ lắm, muốn nói cho anh nghe chơi, mà bởi việc kỳ nên không biết anh có vui lòng nghe hay không?
- Anh muốn nói việc chi thì cứ nói ngay ra, đừng ngại chi hết. Thuở nay tôi đã từng thấy nhiều việc kỳ lắm, nên bây giờ việc gì tôi cũng coi là việc thường chớ không có chi mà gọi là kỳ.
- Ờ, để tôi nói cho anh nghe. Bên Tân-An có một bà Phủ thuở nay thiên-hạ kính trọng, không biết chừng nào.
- Hễ bà Phủ thì tự nhiên thiên-hạ kính trọng có lạ gì đâu.
- Ậy! Để thủng thẳng tôi nói cho anh nghe mà! Bà nhà cửa hẳn-hòi, có ruộng có vườn, tuy không giàu lớn, song bà sung-sướng lắm. Bà không có con trai, chỉ có đứa con gái, năm nay chừng 19, 20 tuổi, nhan sắc đẹp đẽ, cười nói đoan trang, thuở nay đóng cửa kén chồng, bực giàu sang thì không nghe ai gấm-ghé, còn bực tầm thường như mình đây thì cô không thèm ngó tới.
- Đời nầy hễ người tử-tế thì họ như vậy hết thảy. Họ là con nhà giàu sang thì phải chọn con nhà giàu sang mà kết đôi kết bạn, chớ thứ quân nghèo hèn như tôi, chúng nó biết gì mà đoái tưởng đến.
- Ờ, cô ta kén chồng quá cho nên bây giờ có chửa oan rồi anh.
- Có lạ gì đâu! Tuy anh chưa nói ra, mà tôi dám đoán trước rằng cô nọ lấy đày-tớ, hay là lấy anh em bà con chi đó, chớ không ai đâu lạ.
- Anh giỏi quá! Thiệt, cô lấy người anh em bạn dì, người ấy có vợ rồi, mà vợ lại giàu lớn lắm. Chẳng giấu chi anh, người đờn-ông ấy bà con với tôi, thuở nay nhờ bên vợ mà nên, bây giờ lại đương tính tranh chức Cai-tổng nữa. Việc nầy nếu dấy lậu ra vợ anh ta hay được thì chắc phá hoang hết, anh ta hỏng làm Tổng, mà mẹ con bà Phủ cũng phải bỏ xứ mà đi, chớ xấu hổ quá ở sao được.
- Con nhà tử-tế bây giờ họ lấy trai có chửa oan thiếu gì. Có ai chê cười chi nữa đâu mà sợ xấu hổ. Mà ví dầu có người nào ưa nhiều chuyện họ xoi bói đi nữa, thì họ cười lén, chớ giàu sang ai dám nói xấu mà sợ.
- Phải, mà sợ là sợ vợ anh kia hay được rồi đường công-danh của anh trắc trở chớ.
- Thứ làm vậy mà công-danh gì?
- Đời nầy giàu sang là công-danh chớ sao nữa.
- Ờ, ờ, tôi quên … Bây giờ nếu muốn che miệng thiên-hạ thì kiếm người nôm cô nọ, như người ta hay làm thường thì yên chớ khó gì.
- Phải, họ cũng tính như anh đó đa. Họ đương kiếm người nôm, tốn hao bao nhiêu họ cũng không nệ; song họ cần kiếm người biết ăn biết nói, có học khá khá, chớ nếu anh cu-li, xe kéo cưới con bà Phủ thì tự nhiên họ biết nó nôm còn gì.
Kỳ-Tâm nghe nói miệng chúm-chím cười, Tế-Thế lặng thinh đi với Kỳ-Tâm một hồi rồi đứng lại nói rằng:
- Nầy anh, anh thất vận mấy năm nay nghèo cực, ở không yên thân, làm không đắc chí, tôi muốn anh làm xấu nhảy vô nôm phứt đặng lấy tiền xài đỡ lúc nghèo nầy, anh nghĩ sao? Họ nói rộng lắm, mình muốn đòi mấy ngàn họ cũng chịu hết. Đã vậy mà họ buộc hai điều nầy: thứ nhứt là nôm mà không được ăn nằm với cô nọ, thứ nhì là hễ chừng nào họ muốn thôi thì mình phải thôi liền. Tôi nghĩ mình chịu tiếng làm chồng đỡ giùm cho cô nọ, chớ không tình nghĩa gì, rồi trong ít tháng cô nọ đẻ rồi, hoặc có lâu lắm là một vài năm mình thôi, việc làm không khó gì, mà mình lấy mấy ngàn đồng bạc khỏe quá.
- Anh tính nghe coi phải lắm, mà sao anh không nôm?
- Tôi bà con với anh kia, làm như vậy khó coi nên tôi không nỡ. Đã vậy mà anh bà con không lẽ tôi đòi tiền, thà là anh lạ anh kèo nài nhiều tiền mới được.
- Thuở nay con nhà tử-tế có chửa oan, kiếm người nôm là sự thường. Mà cái nầy lại buộc hai điều khác hơn người ta, nên nghe lạ quá.
- Tôi biết ý họ rồi, hai đàng thương nhau muốn ngày sau vầy duyên với nhau nên mới buộc như vậy. Họ sợ là sợ bể tiếng trong lúc nầy nên lật đật kiếm người nôm. Nếu anh mà chịu, thì chẳng những là anh muốn bao nhiêu tiền cũng được hết, mà họ lại còn cám ơn anh lắm. Anh làm việc nầy đã có lợi mà lại có ơn nữa; ấy là anh bảo bọc danh-giá giùm cho một cô gái thuộc nhà sang trọng trong nước, mà anh cũng bồi đấp đường công-danh giùm cho một người bạn tân học đời nay. Anh nghĩ thử coi có nên làm chăng?
Kỳ-Tâm thọc tay trong túi quần đi lên đi xuống mà suy nghĩ. Tế-Thế thấy bộ-tịch như vậy thì trong bụng mừng thầm, song không nói chi nữa, cứ đi theo để cho Kỳ-Tâm liệu định. Cách chừng 10 phút đồng-hồ Kỳ-Tâm đứng lại ngó Tế-Thế mà nói rằng: “Như anh có gặp người đó thì nói với họ nếu họ cậy tôi nôm, thì tôi sẵn lòng giúp giùm cho họ”. Tế-Thế nghe nói mừng rỡ vô cùng, song không muốn lộ ý cho Kỳ-Tâm biết, nên vỗ vai Kỳ-Tâm mà nói hoản đãi rằng:
- Chẳng giấu anh làm chi, người ấy cậy tôi đi kiếm người nôm. Chẳng dè qua đây gặp anh, mà anh lại khứng giúp giùm thì thiệt là may mắn lắm. Vậy anh đi liền với tôi qua Tân-An đặng tính việc cho gấp, hễ hai đàng tính chuyện tiền bạc với nhau xong rồi, thì trong 10 bữa hoặc nửa tháng làm lễ cưới chớ không nên trì hoãn. Mà trước khi anh giáp mặt với họ, tôi muốn hai anh em mình bàn trước với nhau coi bây giờ phải đòi tiền bao nhiêu, đặng tôi liệu thế mà nói với họ. Anh liệu thử coi phải đòi bao nhiêu?
- Không. Tôi làm giùm họ mà chơi, tôi không thèm ăn đồng nào hết.
Tế-Thế nghe nói chưng-hửng, nghĩ thầm nếu anh nầy không chịu ăn tiền thì mình làm sao mà có huê-hồng, nên cãi lẽ rằng:
- Anh nói như vậy sao được. Họ sợ mang xấu nên họ cầu mình gánh vác giùm cho họ. Đã vậy mà họ lại nói rộng lắm, dầu tốn hao mấy ngàn cũng chịu hết. Mình phải thừa dịp nầy mà kiếm tiền chớ. Phận tôi làm thầy-giáo lương hướng cũng rộng, nên tôi không cần cho lắm, chớ còn phận anh nghèo cực, anh làm ơn gánh cái nhục giùm cho người ta; người ta sẵn lòng cho anh tiền nhiều, nếu anh không đòi thì là uổng lắm.
- Anh chưa hiểu ý tôi. Anh tưởng tôi chịu nôm con bà Phủ nào đó, là vì tôi ham tiền bạc nên mới chịu tiếng nhục mà nôm đó sao? Anh tưởng như vậy thì anh lầm lắm. Tôi mà chịu nôm đây là vì tôi thấy đời nay những kẻ giàu sang họ làm nhiều việc tồi-bại, nói ra nghe ghê-gớm lắm, mà nhờ họ có bạc có tiền, có quyền thế lớn, họ vãi tiền bạc mà che mắt thiên-hạ, hoặc cậy thế thần mà bịt miệng thế-gian, nên họ làm quấy hết sức mà họ cứ khoe mình là phải, rồi thiên-hạ cũng áp nhau mà khen họ là người tử-tế. Còn bọn nghèo khổ như tôi đây, dầu chẳng làm điều chi hết, họ cũng mắng chúng ta là “quân khốn-nạn” dầu chúng ta có làm phải cho mấy, thiên-hạ cũng không ai khen. Đã vậy mà lại có nhiều người làm mặt thông-thạo, khinh-bỉ chúng ta, mắng chúng ta là bọn vô-ích của xã-hội. Bấy lâu nay tôi oán nhơn-tình thế-thái lắm, trông có dịp mà chỉ cho họ thấy rõ-ràng rằng kẻ giàu sang thường hay làm quấy hơn người nghèo hèn, mà lại bọn nghèo hèn chẳng phải là “quân khốn-nạn” hết thảy đâu, mà còn nhiều lúc làm lợi ích cho xã-hội lắm. Nay có việc nầy tôi mới ra gánh vát đặng cho nhà giàu sang họ biết tôi chơi, chớ phải tôi ham tiền hay sao mà biểu phải thừa dịp đòi tiền cho nhiều.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!