Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 26 (Khái hưng)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 19:33:41 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
81 lượt xem
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 27 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 28 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 25 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 24 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
Trong lầu Tiêu Lĩnh, Lê Báo và Trịnh Trực còn ngồi uống rượn, tuy lúc bấy giờ đã vào khoảng gần nửa đêm. Hai người nghe chừng đề đã say lắm, say chán nản, buồn tẻ, ủ rũ chứ không phải say vui vẻ ầm ĩ như mọi khi.
Bỗng Trịnh Trực như thức giấc, tỉnh cơn mê, thở dài hỏi bạn:
- Đại huynh nghĩ sao?
Lê báo cũng thở dài, hỏi lại:
- Không biết hôm nào đảng trưởng mới chịu về cho?
- Hừ! Có gặp những lúc nguy biến như thế này mới biết bọn mình còn kém đảng trưởng xa. Mình không thể nào còn bình tĩnh, sáng suốt mà nghĩ tìm mưu kế được Lê Báo đáp lại bằng một tiếng khà, sau một tơp rượn suông.
Vậy một sự nguy biến đã xảy ra?
Đó là sự lùng bắt các thiền sư bị tình nghi trong hạt và giam chật ngục thất phủ Từ Sơn.
Trước kia, tuy cách tổ chức của đảng Tiêu Sơn rất bí mật và viên phân phủ cũng đã hơi ngờ vực bọn thầy tu, thường vẫn cho thám tử đến do thám các chùa chiền. Từ hôm xảy ra truyện cướp nhà sư ở tửu quán ngoài phố, phân phủ lại càng ngờ lắm, bởi về sau chẳng biết tung tích nhà sư bị cướp mang đi ra sao mà cũng chẵng thấy chùa chiền nào làm đơn kêu ca về việc ấy hết.
Nhưng sau hôm ngục thất bị phá, phân phủ không còn nghi hoặc nữa, quả quyết rằng có nhiều tăng già nhúng tay vào việc nước. Những cớ khiến phân phủ tin chắc như thế, phân phủ còn giữ bí mật, sợ hơi tiết lộ ra bên địch biết mà phòng bị, làm cản trở sự tra cứu đương tiến hành.
Vì vậy, ngay sáng hôm sau, trong khi binh lính mai táng những gnười chết, và chữa chạy những người bị thương, thì phân phủ một mặt làm tờ bẩm lên quan trấn thủ chịu nhận tội về sự thất thố đã xảy ra và xin khoan thứ cho y đái tội lập công. Y cam đoan rằng chỉ trong vòng nửa tháng là y sẽ tìm ra được manh mối việc cướp phá và hơn nữa, sẽ bắt hết được đảng viên của mấy đảng bí mật trong hạt.
Một mặt y cho các đội cơ dẫn quân đến các chùa khám xét, và ra lệnh dù có hay không có vết tích hay tang chứng gì khả nghi cũng bắt các nhà sư về phủ giam tạm để tiện sự tra vấn.
Cho đó là một việc rất quan trọng, nên khi nhận được tờ trình, hai quan trấn thủ và hiệp trấn Kinh Bắc tức tốc tới phủ Từ Sơn xem tình thế ra sao. Hiệp trấn nhất định xinh huyền chức phân phủ, một phần vì đã làm cho phân suất, người nhà mình, bị hại, một phần vì bấy nay ngài vẫn dành chức phân phủ Từ Sơn cho một viên phân tri đã khấn trước với ngài. Nhưng trấn thủ sau khi nghe mấy lời mật bẩm của phân phủ, liền bằng lòng tạm để y ở lại trị nhậm trong thời hạn một tháng, hết hạn ấy, nếu không lập được công, quan trên sẽ định liệu. Còn chức phân suất thì trước khi triều đình bổ người đến nhậm, trấn thủ tạm cho một viên chánh quản có giá trị ở trấn lị về quyền.
Những tin tức ấy Lê Báo và Trịnh Trực biết được là nhờ sự thám thính của một đảng viên đảng Tiêu Sơn hiện làm đội hầu trà trong phủ.
- Vậy đại huynh định xử trí ra sao?
Nghe câu hỏi của Lê Báo, Trịnh Trực giật mình.
- Xử trí ra sao à? Chỉ có một cách là ám sát phân phủ Nguyễn Túc.
Lê Báo vui mừng:
- Phải, ngoài sự ám sát ra, dễ không còn cách nào.
- Người khác về thay chắc không theo đuổi công cuộc đương tiến hành của Nguyễn Túc nữa.
Lê Báo chau mày như suy nghĩ lung lắm:
- Nhưng vẫn không hiễu tại sao hắn biết có tăng già dúng tay vào việc này.
Giữa lúc ấy có tiếng chó sủa. Kế tiếp tiếng gọi cổng. Trịnh Trực lo sợ bảo Lê Báo:
- Có lẽ họ đến bắt chúng mình chăng?
Chàng vội tắt phụt ngọn sáp. Lê Báo mạnh bạo rút kiếm nhăm nhăm cầm ở tay. quả quyết kháng cự không chịu để ai bắt trói.
Lát sau, một người tay cầm cây sáp ở trong chùa đi lên lầu Tiêu Lĩnh. Té ra người ấy là Quang Ngọc. Lê Báo và Trịnh Trực vui sướng cùng kêu:
- Kìa Phổ Tĩnh thiền sư!
Quang Ngọc ôn tồn hỏi:
- Thế nào, Nguyễn Thiêm với Phạm Thái vẫn chưa bị bắt?
Lê Báo cười:
- Sao hiền huynh biết?
Quang Ngọc không trả lời, quay ra trách Trịnh Trực:
- Lê hiền đệ tính nóng nẩy hấp tấp đã đành, nhưng Trịnh quân sao nỡ để xảy ra sự tai hại như thế?
Lê Báo vội cãi:
- Phá ngục thất không tổn một mạng đảng viên mà cứu nổi hết tù nhân ra thoát, sao gọi là một sự tai hại được?
Quang Ngọc cười gằn:
- Cứu được hơn mười đảng viên thì hàng chục, có lẽ rồi hằng trăm đảng viên khác kế tiếp nhau vào ngục, như thế không phải là một sự tai hại hay sao? Nhưng thôi, việc đã xảy ra, phàn nàn cũng vô ích. Tôi chỉ trách tôi quá tin hai ông, tưởng hai ông biết vâng theo thượng lệnh.
Lê Báo thấy Quang Ngọc giận dữ, thì lo lắng sợ hãi đứng im. Quang Ngọc đi đi lại lại trong lầu, có vẽ cau có khó chịu:
- Các ông phải biết, nếu việc ấy nên làm thì tôi đã làm rồi, có chờ đêu đến các ông? Mà các ông khờ khạo đến thế là cùng, bày mưu kế trẻ con đến thê là cùng.
Các ông tưởng các ông khôn ngoan, nhưng các ông phải suy xét kỹ càng đã chứ.
Nhốt một người đầu trọc vận quần áo nảu vào cũi, thì ai còn không biết người ấy là một nhà sư, dù là một nhà sư say rượn bú bự đi nữa. Bây giờ người ta đi lùng các chùa chiền để bắt bớ chư tăng về giam, các ông đã hiểu vì sao chưa?
Lê Báo và Trịnh Trực vẫn đứng im thin thít, vừa kinh hãi, vừa kính phục tài xét đoán của Quang Ngọc.
- Các ông đã hiểu vì sao chưa? Cũng may mà người ta còn nể tôi, chưa đến chùa Tiêu Sơn đấy, nhưng rồi thế nào người ta cũng đến. Lúc bấy giờ ông Phạm Thái giả hiệu kia giấu sao được cái lưng đầy nhát dao chém? Mục địch người ta lùng các chùa chiền là chỉ để tìm ra nhà sư bị thương ấy mà thôi, các ông đã rõ chưa? Tang chứng rành rành, lúc ấy còn cãi làm sao được, thế là... cả lũ vào ngục, thế tan đảng.
Lê Báo mướt mồ hôi xụp xuống lạy, xin chịu tội. Quang Ngọc vội đỡ dậy:
- Ông đứng lên nghe tôi nói nốt. Vì đã hết đâu... Trong bọn phường chèo nhiều kép hát có cái đầu trọc, điều ấy đã dĩ nhiên rồi, tôi khôgn cần nói tôi chỉ nói ngay cái giọng hát ê a như đọc kinh, đọc kệ của họ... Trời ơi! giấu sao nổi cái tai thành thạo của Nguyễn Túc. Cũng may mà hắn say rượn đấy, chứ không thì chưa biết đâu... Nhưng bao nhiêu sự lầm lỡ cuối cùng... Ừ, tôi xin hỏi ông Trịnh, ông giết phân suất làm gì? ông có cần giết hắn không? Để hắn, thì hắn chỉ bàn ngang, chẳng giúp ích gì cho phân phủ. Nhưng giết hắn thì thế nào không có người giỏi hơn về thay. Người đáng giết, các ông không giết, lại đi giết kẻ không nên giết.
Trịnh Trục phục xuống khóc, xin chịu tội rồi hỏi mưu kế để đối phó lại.
Quang Ngọc cười chua chát:
- Mời ông đứng lên cho, ông nên để dành nước mắt mà khóc đảng...
Chàng vẫn đi đi lại lại và như nói một mình:
- Hừ! Mưu kế!... Mưu kế!...Mưu kế gì?
Lê Báo bàn - Hay mai hiền huynh họp đảng viên...
Quang Ngọc ngắt lời:
- Họp tập? Lê hiền đệ phải biết cho rằng, đêm hôm nay ngu huynh về chùa khuya, vị tất đã không có thám tử báo Nguyễn Túc rồi, chứ đừng nói họp tập vội.
Chỉ còn cách này, ta hãy thử xem...
Chàng liền bảo Trịnh Trục đi lấy bút, rồi viết một thư như dưới:
Kính bẩm quan trấn thủ trấn Kinh Bắc
Bấy lâu nay trong hạt Từ Sơn, giặc giã quấy nhiễu giết hại nhân dân là chỉ vì viên phân phủ quá tham tàn, một mặt ăn lễ, dung túng quân gian, một mặt bắt bớ tra khảo những người lương th iện có chút tài sản. Viên phân phủ ấy còn ở lại trị nhậm phủ Từ Sơn ngày nào th ì mối loạn còn khó lòng dẹp yên đươc. Quang lớn không tin lời tố giác của chúng tôi, xin về tra xét, sẽ rõ thực hư.
Bỗng Trịnh Trực như thức giấc, tỉnh cơn mê, thở dài hỏi bạn:
- Đại huynh nghĩ sao?
Lê báo cũng thở dài, hỏi lại:
- Không biết hôm nào đảng trưởng mới chịu về cho?
- Hừ! Có gặp những lúc nguy biến như thế này mới biết bọn mình còn kém đảng trưởng xa. Mình không thể nào còn bình tĩnh, sáng suốt mà nghĩ tìm mưu kế được Lê Báo đáp lại bằng một tiếng khà, sau một tơp rượn suông.
Vậy một sự nguy biến đã xảy ra?
Đó là sự lùng bắt các thiền sư bị tình nghi trong hạt và giam chật ngục thất phủ Từ Sơn.
Trước kia, tuy cách tổ chức của đảng Tiêu Sơn rất bí mật và viên phân phủ cũng đã hơi ngờ vực bọn thầy tu, thường vẫn cho thám tử đến do thám các chùa chiền. Từ hôm xảy ra truyện cướp nhà sư ở tửu quán ngoài phố, phân phủ lại càng ngờ lắm, bởi về sau chẳng biết tung tích nhà sư bị cướp mang đi ra sao mà cũng chẵng thấy chùa chiền nào làm đơn kêu ca về việc ấy hết.
Nhưng sau hôm ngục thất bị phá, phân phủ không còn nghi hoặc nữa, quả quyết rằng có nhiều tăng già nhúng tay vào việc nước. Những cớ khiến phân phủ tin chắc như thế, phân phủ còn giữ bí mật, sợ hơi tiết lộ ra bên địch biết mà phòng bị, làm cản trở sự tra cứu đương tiến hành.
Vì vậy, ngay sáng hôm sau, trong khi binh lính mai táng những gnười chết, và chữa chạy những người bị thương, thì phân phủ một mặt làm tờ bẩm lên quan trấn thủ chịu nhận tội về sự thất thố đã xảy ra và xin khoan thứ cho y đái tội lập công. Y cam đoan rằng chỉ trong vòng nửa tháng là y sẽ tìm ra được manh mối việc cướp phá và hơn nữa, sẽ bắt hết được đảng viên của mấy đảng bí mật trong hạt.
Một mặt y cho các đội cơ dẫn quân đến các chùa khám xét, và ra lệnh dù có hay không có vết tích hay tang chứng gì khả nghi cũng bắt các nhà sư về phủ giam tạm để tiện sự tra vấn.
Cho đó là một việc rất quan trọng, nên khi nhận được tờ trình, hai quan trấn thủ và hiệp trấn Kinh Bắc tức tốc tới phủ Từ Sơn xem tình thế ra sao. Hiệp trấn nhất định xinh huyền chức phân phủ, một phần vì đã làm cho phân suất, người nhà mình, bị hại, một phần vì bấy nay ngài vẫn dành chức phân phủ Từ Sơn cho một viên phân tri đã khấn trước với ngài. Nhưng trấn thủ sau khi nghe mấy lời mật bẩm của phân phủ, liền bằng lòng tạm để y ở lại trị nhậm trong thời hạn một tháng, hết hạn ấy, nếu không lập được công, quan trên sẽ định liệu. Còn chức phân suất thì trước khi triều đình bổ người đến nhậm, trấn thủ tạm cho một viên chánh quản có giá trị ở trấn lị về quyền.
Những tin tức ấy Lê Báo và Trịnh Trực biết được là nhờ sự thám thính của một đảng viên đảng Tiêu Sơn hiện làm đội hầu trà trong phủ.
- Vậy đại huynh định xử trí ra sao?
Nghe câu hỏi của Lê Báo, Trịnh Trực giật mình.
- Xử trí ra sao à? Chỉ có một cách là ám sát phân phủ Nguyễn Túc.
Lê Báo vui mừng:
- Phải, ngoài sự ám sát ra, dễ không còn cách nào.
- Người khác về thay chắc không theo đuổi công cuộc đương tiến hành của Nguyễn Túc nữa.
Lê Báo chau mày như suy nghĩ lung lắm:
- Nhưng vẫn không hiễu tại sao hắn biết có tăng già dúng tay vào việc này.
Giữa lúc ấy có tiếng chó sủa. Kế tiếp tiếng gọi cổng. Trịnh Trực lo sợ bảo Lê Báo:
- Có lẽ họ đến bắt chúng mình chăng?
Chàng vội tắt phụt ngọn sáp. Lê Báo mạnh bạo rút kiếm nhăm nhăm cầm ở tay. quả quyết kháng cự không chịu để ai bắt trói.
Lát sau, một người tay cầm cây sáp ở trong chùa đi lên lầu Tiêu Lĩnh. Té ra người ấy là Quang Ngọc. Lê Báo và Trịnh Trực vui sướng cùng kêu:
- Kìa Phổ Tĩnh thiền sư!
Quang Ngọc ôn tồn hỏi:
- Thế nào, Nguyễn Thiêm với Phạm Thái vẫn chưa bị bắt?
Lê Báo cười:
- Sao hiền huynh biết?
Quang Ngọc không trả lời, quay ra trách Trịnh Trực:
- Lê hiền đệ tính nóng nẩy hấp tấp đã đành, nhưng Trịnh quân sao nỡ để xảy ra sự tai hại như thế?
Lê Báo vội cãi:
- Phá ngục thất không tổn một mạng đảng viên mà cứu nổi hết tù nhân ra thoát, sao gọi là một sự tai hại được?
Quang Ngọc cười gằn:
- Cứu được hơn mười đảng viên thì hàng chục, có lẽ rồi hằng trăm đảng viên khác kế tiếp nhau vào ngục, như thế không phải là một sự tai hại hay sao? Nhưng thôi, việc đã xảy ra, phàn nàn cũng vô ích. Tôi chỉ trách tôi quá tin hai ông, tưởng hai ông biết vâng theo thượng lệnh.
Lê Báo thấy Quang Ngọc giận dữ, thì lo lắng sợ hãi đứng im. Quang Ngọc đi đi lại lại trong lầu, có vẽ cau có khó chịu:
- Các ông phải biết, nếu việc ấy nên làm thì tôi đã làm rồi, có chờ đêu đến các ông? Mà các ông khờ khạo đến thế là cùng, bày mưu kế trẻ con đến thê là cùng.
Các ông tưởng các ông khôn ngoan, nhưng các ông phải suy xét kỹ càng đã chứ.
Nhốt một người đầu trọc vận quần áo nảu vào cũi, thì ai còn không biết người ấy là một nhà sư, dù là một nhà sư say rượn bú bự đi nữa. Bây giờ người ta đi lùng các chùa chiền để bắt bớ chư tăng về giam, các ông đã hiểu vì sao chưa?
Lê Báo và Trịnh Trực vẫn đứng im thin thít, vừa kinh hãi, vừa kính phục tài xét đoán của Quang Ngọc.
- Các ông đã hiểu vì sao chưa? Cũng may mà người ta còn nể tôi, chưa đến chùa Tiêu Sơn đấy, nhưng rồi thế nào người ta cũng đến. Lúc bấy giờ ông Phạm Thái giả hiệu kia giấu sao được cái lưng đầy nhát dao chém? Mục địch người ta lùng các chùa chiền là chỉ để tìm ra nhà sư bị thương ấy mà thôi, các ông đã rõ chưa? Tang chứng rành rành, lúc ấy còn cãi làm sao được, thế là... cả lũ vào ngục, thế tan đảng.
Lê Báo mướt mồ hôi xụp xuống lạy, xin chịu tội. Quang Ngọc vội đỡ dậy:
- Ông đứng lên nghe tôi nói nốt. Vì đã hết đâu... Trong bọn phường chèo nhiều kép hát có cái đầu trọc, điều ấy đã dĩ nhiên rồi, tôi khôgn cần nói tôi chỉ nói ngay cái giọng hát ê a như đọc kinh, đọc kệ của họ... Trời ơi! giấu sao nổi cái tai thành thạo của Nguyễn Túc. Cũng may mà hắn say rượn đấy, chứ không thì chưa biết đâu... Nhưng bao nhiêu sự lầm lỡ cuối cùng... Ừ, tôi xin hỏi ông Trịnh, ông giết phân suất làm gì? ông có cần giết hắn không? Để hắn, thì hắn chỉ bàn ngang, chẳng giúp ích gì cho phân phủ. Nhưng giết hắn thì thế nào không có người giỏi hơn về thay. Người đáng giết, các ông không giết, lại đi giết kẻ không nên giết.
Trịnh Trục phục xuống khóc, xin chịu tội rồi hỏi mưu kế để đối phó lại.
Quang Ngọc cười chua chát:
- Mời ông đứng lên cho, ông nên để dành nước mắt mà khóc đảng...
Chàng vẫn đi đi lại lại và như nói một mình:
- Hừ! Mưu kế!... Mưu kế!...Mưu kế gì?
Lê Báo bàn - Hay mai hiền huynh họp đảng viên...
Quang Ngọc ngắt lời:
- Họp tập? Lê hiền đệ phải biết cho rằng, đêm hôm nay ngu huynh về chùa khuya, vị tất đã không có thám tử báo Nguyễn Túc rồi, chứ đừng nói họp tập vội.
Chỉ còn cách này, ta hãy thử xem...
Chàng liền bảo Trịnh Trục đi lấy bút, rồi viết một thư như dưới:
Kính bẩm quan trấn thủ trấn Kinh Bắc
Bấy lâu nay trong hạt Từ Sơn, giặc giã quấy nhiễu giết hại nhân dân là chỉ vì viên phân phủ quá tham tàn, một mặt ăn lễ, dung túng quân gian, một mặt bắt bớ tra khảo những người lương th iện có chút tài sản. Viên phân phủ ấy còn ở lại trị nhậm phủ Từ Sơn ngày nào th ì mối loạn còn khó lòng dẹp yên đươc. Quang lớn không tin lời tố giác của chúng tôi, xin về tra xét, sẽ rõ thực hư.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!