Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 27 (Khái hưng)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 19:33:54 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
94 lượt xem
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 28 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 29 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 26 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
- * Tiêu sơn tráng sĩ - hồi 25 (Khái hưng) (Văn học trong nước)
Quang Ngọc vừa chợp mắt thì tiếng ngựa hí và tiếng người gọi ầm ĩ Ở cổng chùa làm thức choàng dậy. Vội mở rương lấy ra một gói lớn, rồi lên chùa.
Chú Mộc hấp tấp chạy theo:
- Bạch thầy, nguy biến đến nơi!
Chàng ghé vào tai chú dặn nhỏ mấy câu, đoạn mởi cửa nách lẻn ra chùa biến mất...
Chú tiểu ung dung ra cổng hỏi:
- Đêm hôm, ai dám đến phá cổng chùa?
- Mở ngay!
Chú tiểu vẫn dõng dạc, không chút sợ hãi:
- À, chúng mày là quân cướp, phải không? Nhưng dù chúng mày là quân cướp tàn ác đi nữa, chúng mày cũng phải kiêng nể trời phật chứ!
Tiếng phá cổng đáp lại những lời thuyết đạo đức suông. Nhưng cổng chùa vững chãi quá, phá không chuyển. Chú tiểu vẫn thét mắng:
- Ừ cho chúng mày không kính nể trời phật, cho chúng mày coi thường tăng già yếu đuối, không chống cự nổi chúng mày đi nữa, nhưng đây gần phủ, chúng mày lại không biết đại danh của quan lớn phân phủ à?... Ngài không bao giờ dung túng bọn chúng mày đâu... Ngài rất công minh.
Tiếng ở ngoài quát:
- Mở cổng mau! Quan đây!
- ái chà quan! Tôi đã biết các quan cướp?
Rồi Mộc cùng các chú tiểu khác la thất thanh:
- Trời ơi! Cướp! cướp! làng nước ơi! cướp!
Tiếng ở ngoài quát càng to:
- Mở cổng mau để quan lớn vào khám chùa. Bằng không quan đốt chùa ngay lập tức bây giờ.
- Làng nước ơi! cướp! Cướp phá chùa! ới làng ơi! cướp đốt chùa!
Ở ngoài tiếng quát tháo vẫn đi liền với tiếng phá cổng thình thình. Bỗng chú Mộc vờ sợ hãi bảo mọi người:
- Im ngay! Hình như quan đến thực, các chú ạ?
Tiếng phía ngoài:
- Mở cổng mau. Quan lớn phủ đến khám xét chùa.
Tức thì chú Mộc mở cổng và nằm phục xuống đất lạy mà nói rằng:
- Bẩm quan lớn đến vãn cảnh chùa sớm quá, nên chúng con không biết, dám phạm đến quan lớn, xin quan lớn tha chết cho.
Một đoàn ky binh theo phân phủ và quyền phân suất rầm rộ kéo vào trong sân.
Còn đến một trăm bộ binh gươm, dáo tua tủa đứng canh ở ngoài cổng và chung quanh chùa.
Lúc bấy giờ chừng vào khoảng cuối giờ Dần. Hàng chục bó đuốc lớn chiếu ánh lửa, sáng trưng khắp quả đồi. Dẫu một con chuột ở trong chùa cũng không chạy thoát ra ngoài, mà người ta không trông thấy được.
Gà ở trong chùa, lầm lửa đuốc với lửa trời tưởng đã bình minh, thi nhau cất tiếng gáy. Và chó ở các làng lân cận nghe tiếng kêu ầm ĩ, sủa ran cả một vùng.
Chú Mộc toan chạy lại mởi cửa chùa trên, bị ngay một anh cai giữ lại. Phân phủ thét mắng:
- Mày định đi bảo thầy mày phải không!
Chú tiểu quỳ xuống lạy van:
- Bẩm quan lớn, sư cụ, sư ông con cùng đi vắng.
Phân phủ hô lính:
- Khám xét thực kỹ!
Rồi quay lại hỏi chú Mộc:
- Sư cụ mày đi vắng từ bao giờ?
- Bẩm, đã nửa tháng nay.
- Đi đâu?
- Bẩm ông lớn, cụ con đi khuyến hóa nay đây mai đó con biết sao được.
Quả thực, quân lính lục lọi từ lúc đó cho tới lúc sáng rõ vẫn không thấy vết tích sư cụ và sư ông đâu. Phân phủ căm tức nghĩ thầm:
- Thì vừa tra khảo mấy thằng tiểu, chúng nó đều khai hiện có Phạm Thái ở trong chùa!
Liền hỏi:
- Sư cụ mày là Phạm Thái, phải không?
Mộc ngơ ngác!
- Bẩm, con không biết Phạm Thái là ai. Sư cụ con là Phổ Tĩnh thiền sư cơ ạ.
Phân phủ mỉm cười:
- Còn sư ông mày là Lê Báo?
Chú tiểu càng kinh ngạc:
- Bẩm Lê Báo? Tên gì mà dữ dội thế? Sư ông con là Phổ Mịch thiền sư, người rất hiền lành, mộ đạo.
- Được! Tao đã có cách dạy mày nói thực. Lính đâu! Trói cổ điệu cả chúng nó về phủ.
Tức thì lính dạ ran. Nháy mắt, ba chú tiểu đã bị gông xiềng và giải về phủ.
Phân phủ lưu lại trong chùa vài chục lính với một viên đội để ngày đêm canh phòng, vì chắc thế nào bọn Phạm Thái cũng lần mò về.
Chú Mộc hấp tấp chạy theo:
- Bạch thầy, nguy biến đến nơi!
Chàng ghé vào tai chú dặn nhỏ mấy câu, đoạn mởi cửa nách lẻn ra chùa biến mất...
Chú tiểu ung dung ra cổng hỏi:
- Đêm hôm, ai dám đến phá cổng chùa?
- Mở ngay!
Chú tiểu vẫn dõng dạc, không chút sợ hãi:
- À, chúng mày là quân cướp, phải không? Nhưng dù chúng mày là quân cướp tàn ác đi nữa, chúng mày cũng phải kiêng nể trời phật chứ!
Tiếng phá cổng đáp lại những lời thuyết đạo đức suông. Nhưng cổng chùa vững chãi quá, phá không chuyển. Chú tiểu vẫn thét mắng:
- Ừ cho chúng mày không kính nể trời phật, cho chúng mày coi thường tăng già yếu đuối, không chống cự nổi chúng mày đi nữa, nhưng đây gần phủ, chúng mày lại không biết đại danh của quan lớn phân phủ à?... Ngài không bao giờ dung túng bọn chúng mày đâu... Ngài rất công minh.
Tiếng ở ngoài quát:
- Mở cổng mau! Quan đây!
- ái chà quan! Tôi đã biết các quan cướp?
Rồi Mộc cùng các chú tiểu khác la thất thanh:
- Trời ơi! Cướp! cướp! làng nước ơi! cướp!
Tiếng ở ngoài quát càng to:
- Mở cổng mau để quan lớn vào khám chùa. Bằng không quan đốt chùa ngay lập tức bây giờ.
- Làng nước ơi! cướp! Cướp phá chùa! ới làng ơi! cướp đốt chùa!
Ở ngoài tiếng quát tháo vẫn đi liền với tiếng phá cổng thình thình. Bỗng chú Mộc vờ sợ hãi bảo mọi người:
- Im ngay! Hình như quan đến thực, các chú ạ?
Tiếng phía ngoài:
- Mở cổng mau. Quan lớn phủ đến khám xét chùa.
Tức thì chú Mộc mở cổng và nằm phục xuống đất lạy mà nói rằng:
- Bẩm quan lớn đến vãn cảnh chùa sớm quá, nên chúng con không biết, dám phạm đến quan lớn, xin quan lớn tha chết cho.
Một đoàn ky binh theo phân phủ và quyền phân suất rầm rộ kéo vào trong sân.
Còn đến một trăm bộ binh gươm, dáo tua tủa đứng canh ở ngoài cổng và chung quanh chùa.
Lúc bấy giờ chừng vào khoảng cuối giờ Dần. Hàng chục bó đuốc lớn chiếu ánh lửa, sáng trưng khắp quả đồi. Dẫu một con chuột ở trong chùa cũng không chạy thoát ra ngoài, mà người ta không trông thấy được.
Gà ở trong chùa, lầm lửa đuốc với lửa trời tưởng đã bình minh, thi nhau cất tiếng gáy. Và chó ở các làng lân cận nghe tiếng kêu ầm ĩ, sủa ran cả một vùng.
Chú Mộc toan chạy lại mởi cửa chùa trên, bị ngay một anh cai giữ lại. Phân phủ thét mắng:
- Mày định đi bảo thầy mày phải không!
Chú tiểu quỳ xuống lạy van:
- Bẩm quan lớn, sư cụ, sư ông con cùng đi vắng.
Phân phủ hô lính:
- Khám xét thực kỹ!
Rồi quay lại hỏi chú Mộc:
- Sư cụ mày đi vắng từ bao giờ?
- Bẩm, đã nửa tháng nay.
- Đi đâu?
- Bẩm ông lớn, cụ con đi khuyến hóa nay đây mai đó con biết sao được.
Quả thực, quân lính lục lọi từ lúc đó cho tới lúc sáng rõ vẫn không thấy vết tích sư cụ và sư ông đâu. Phân phủ căm tức nghĩ thầm:
- Thì vừa tra khảo mấy thằng tiểu, chúng nó đều khai hiện có Phạm Thái ở trong chùa!
Liền hỏi:
- Sư cụ mày là Phạm Thái, phải không?
Mộc ngơ ngác!
- Bẩm, con không biết Phạm Thái là ai. Sư cụ con là Phổ Tĩnh thiền sư cơ ạ.
Phân phủ mỉm cười:
- Còn sư ông mày là Lê Báo?
Chú tiểu càng kinh ngạc:
- Bẩm Lê Báo? Tên gì mà dữ dội thế? Sư ông con là Phổ Mịch thiền sư, người rất hiền lành, mộ đạo.
- Được! Tao đã có cách dạy mày nói thực. Lính đâu! Trói cổ điệu cả chúng nó về phủ.
Tức thì lính dạ ran. Nháy mắt, ba chú tiểu đã bị gông xiềng và giải về phủ.
Phân phủ lưu lại trong chùa vài chục lính với một viên đội để ngày đêm canh phòng, vì chắc thế nào bọn Phạm Thái cũng lần mò về.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!