Thầy thông ngôn - Chương 12 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 19:57:28 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
74 lượt xem
- * Tiễn khúc (Hùng võ) (Văn học trong nước)
- * Tình nhân ơi đã tới cuối đường cùng (Hùng võ) (Văn học trong nước)
- * Thầy thông ngôn - Chương 11 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Thầy thông ngôn - Chương 10 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Qua ngày sau, ăn cơm sớm mai rồi, thầy thông Phong thay áo đổi quần đặng lên nhà Hương quản Sô. Thầy mặc một bộ đồ tây trắng, đi giày trắng, đội nón trắng, rồi trình với cha mẹ mà đi.
Bà Hương sư hỏi con sao không đem dù hoặc áo mưa theo, thì thầy nói rằng trời tốt, chắc không mưa chẳng cần phải đề phòng.
Vợ chồng Hương quản Sô thấy thầy thông bước vô thì chào mừng niềm nở vô cùng. Hương quản rót một tách nước mời thầy uống, rồi hối vợ vô nhà ông chủ Hanh rủ cô hai Liền ra chơi.
Cách chẳng bao lâu thiếm Hương quản về nói rằng:
- Nó đương xắt chuối cây đặng chiều cho heo ăn. Tôi rủ nó ra nhà chơi, nó hỏi có ai hay không, tôi nói dối rằng có hai vợ chồng tôi mà thôi, chớ không có ai hết. Vậy thầy thông ẩn mặt ở đâu đó chớ ngồi nhan nhản, tôi sợ nó vô tới sân nó ngó thấy rồi nó bỏ trở về. Hồi tôi về đây nó đương rửa mặt sửa soạn mà đi. Bây giờ chắc nó ra gần tới đa.
Hôm qua thầy thông nói khẳng khái, mà bữa nay thầy nghe cô hai Liền ra gần tới nhà Hương quản, trong một giây phút nữa thầy sẽ gặp mặt cô, thì thầy chộn rộn hồi hộp trong lòng, nên đứng dậy lính quính không biết chỗ nào trốn.
Hương quản chỉ trong buồng, biểu thầy vô đó mà núp. Thầy đi và nói rằng:
- Cô có ra thì anh khơi chuyện đó mà nói, để tôi coi cổ nói thế nào rồi tôi sẽ bước ra mà đối đãi với cô.
Hương quản gặt đầu. Thầy thông vừa bước vô khỏi cửa buồng rồi thì thấy cô hai Liền, mình mặc áo vải đen quần lãnh đen, đầu đội khăn hột mè, ở ngoài rào bước vô sân.
Hương quản chào cô rồi hỏi rằng:
- Nầy, em hai vậy chớ chuyện qua nói với em bữa hôm đó em nghĩ coi có được hay không? Tội nghiệp thầy thông quá! Hồi hôm qua, qua đi xuống dưới, thầy hỏi thăm em, qua nói em nhứt định không thèm ưng thầy, thì thầy khóc vùi, thầy nói nếu em phiền thầy thì chắc thầy buồn rầu rồi chẳng khỏi thầy đau. Em chắc dạ chi lắm vậy em? Ở đời, lúc còn nhỏ ai cũng ham bay nhảy, bây giờ trọng tuổi một chút, thầy nhớ chuyện cũ thầy ăn năn, thôi em giận hờn nữa mà làm chi.
- Thưa anh Hương, tại anh không rõ việc của em, nên anh tưởng em giận hờn mà không ưng thầy Phong. Không, không phải em giận hờn thầy đâu, em oán em thù thầy chớ. Anh nghĩ đó mà coi, khi em còn nhỏ lúc thúc ở trong làng, không hiểu chuyện chi hết, thầy ăn học giỏi thầy môi miếng nhiều, thầy dùng lời ngon ngọt mà dụ dỗ em. Em dại tưởng miệng thầy sao thì bụng thầy tính cũng in như vậy. Thầy hứa với em hễ thầy thi đậu rồi thầy cưới em. Bởi em tin lời, em coi thân em cũng như vợ thầy rồi, bởi vậy em mới để cho thầy nắm tay nắm chơn em. Em có dè đâu, thầy thi đậu làm thông ngôn ký lục rồi thầy đắc chí quên em là đứa quê mùa, chê em là con Hương chức, thầy quyết tính kiếm vợ giàu sang. Em nhớ ngày thầy đi làm việc, em đón đường trong bụng trông coi thầy nói chuyện chi hay không, thầy chạy xe ngang qua, thầy không thèm ngó em, thiệt em nhớ tới lúc đó em giận lắm.
Cô hai Liền nói tới đó rồi đứng dậy têm trầu ăn mà tay run run.
Hương quản vừa bào chữa cho thầy thông, kế cô cản mà nói tiếp rằng:
- Anh Hương để em nói tiếp cho anh nghe. Tuy em không đi đâu, song mấy năm nay thầy làm việc gì em có nghe rõ hết. Thầy chê em nghèo quê dốt, nên tính đi xa mà kiếm vợ giàu sang. Xuống Cà Mau thầy mắc mưu một tay thợ bán phấn buôn hương, may có nhờ bác Hương sư xuống kịp mà xin cho thầy đổi đi Long Xuyên chớ không thì thầy khổ già đời. Về Long Xuyên, thầy thấy có một người đàn bà góa chồng mà giàu thì thầy mê, tính cưới người đó mà ăn của. Thầy chà lết tới lui hoài cho đến nỗi bị chúng đánh đập xấu hổ quá thầy mới chịu dan ra. Sau thầy lên Châu Đốc gặp một ông Cai Tổng giàu sang dữ, mà người ta lại sẵn lòng gả con cho thầy. Thầy mừng lắm, bươn bả cưới cho mau đặng trước ăn của, sau dựa hơi sang trọng, không dè gặp nhằm con gái hư. Đáng kiếp dữ: cưới nó về mắng chưởi tối ngày, nó coi cha mẹ thầy như tá điền, còn nó coi thầy như đầy tớ, vậy mà cũng lủi đầu mà chịu, đến chừng nó lấy trai mới té ngửa nhăn răng.
- Em nói thái quá! Có đâu mà. Vợ chồng thầy ở với nhau tử tế lắm chớ, hỏi cưới rồi có dắt về đây, em không nghe hay sao. Mà người vợ đó đã chết rồi. Bởi vậy bây giờ thầy ăn năn nên mới tính cưới em cho khỏi thất ước.
- Em biết hết, em nghe rõ hết. Phải, vợ thầy chết rồi, chết ngày mười chín Juillet, nhựt trình nói rùm, anh không hay sao? Thầy là một người trai nhơ nhuốc lắm, hồi trước em trao lời với thầy là tại em khờ dại nên em lầm. Em nói thiệt, bây giờ em đã thấy rõ rồi tuy phận em nghèo hèn quê dốt, song người mà tánh tình như thầy đó, dầu làm đầy tớ cho em, sợ em cũng không chịu mướn, chẳng luận là làm chồng.
Hương quản không biết lấy lời chi mà khuyên dỗ cô, muốn cho thầy thông Phong bước ra mà đối đáp, nên mắt ngó vô buồng rồi tằng hắng hai ba tiếng, có ý kêu thầy. Thầy không chịu ra. Cô hai Liền thấy bộ tịch anh Hương quản thì cô sanh nghi, nên đứng dậy nói rằng:
- Anh không hiểu, chớ thiệt em thương thầy Phong lắm. Nhưng mà vì sự thương ấy nên em thề cho đến ngày chết em không thèm thấy mặt thầy. Em không lấy chồng đâu. Thân em là con gái mà để cho thầy nắm tay rồi thì còn mặt mũi lòng dạ nào mà ưng nơi khác. Em ở như vậy mà chờ thầy, chờ là chờ ngày nào thầy chết rồi em tự vận chết theo, đặng xuống diêm chúa em cáo tội thầy gạt gẫm con gái dại khờ, tội thầy ham giàu ham sang, tội thầy mê quyền mê tước, không nghĩa nhơn danh dự. Anh có gặp thầy xin anh làm ơn nói rõ cho thầy biết rằng thầy đừng có mong cưới em, thầy không đáng làm chồng em đâu, để chừng thầy chết rồi thầy sẽ coi em.
Cô hai Liền nói dứt, liền đứng dậy cáo từ vợ chồng Hương quản mà về.
Hương quản thấy thầy thông Phong không chịu ra, không hiểu ý thầy thế nào nên không dám cầm. Chừng cô hai Liền ra khỏi nhà rồi, Hương quản chạy vô buồng kêu thầy. Thầy thủng thắng bước ra, mặt mày tái lét, nước mắt tuông dầm, tay cầm khăn đậy mặt, bước lại lấy nón ra về. Hương quản thấy trời chuyển mưa mù mịt nên cầm thầy ở lại cho qua đám mưa rồi sẽ đi. thầy không chịu cứ bước ra đi, Hương quản cho mượn dù thầy cũng không chịu lấy.
Thầy ra khỏi nhà rồi tinh thần rối loạn, gan ruột héo teo, như dại như điên, cứ lằm lủi mà đi, không kể chi hết. Thầy về chưa được nửa đường, thì mưa đã ào tới, mưa lớn mà gió lại mạnh. Thầy cứ đi như thường, không kể dông mưa chi hết, quần áo loi ngoi, giày vớ lấm lem. Đi một lát gió bay nón thầy xuống ruộng, thầy cũng không thèm lội xuống mà lấy, để đầu trần dầm mưa mà về.
Hai vợ chồng ông Hương sư thấy con về mà bị mưa quần áo loi ngoi, mắt đỏ ao, môi tái lét đứng run lập cập, lật đật lấy đồ khô cho con thay. Thầy thay đồ rồi chui vô mùng đấp mềm trùm đầu mà nằm.
Đến chiều dọn cơm rồi bà Hương sư dở mùng kêu con dậy ăn. Thầy nằm lim dim không cụcc cựa. Bà dở mền rờ con thì tay chơn đầu mình nóng hực; bà kinh hãi lật đật kêu ông chạy vô. Ông hối bà lấy dầu gió mà thoa, còn ông thì đi hái rau tần[1] đặng đâm vắt nước mà cho uống.
Thầy thông nóng nằm mê sảng, bức áo giựt tóc, một lát chờn vờn ngồi dậy muốn chạy, miệng nói tía lia, song thầy nói dấp dính dấp dưởi, không biết nói việc gì, chỉ nghe có mấy tiếng:
- Tội nghiệp tôi lắm cô hai ôi! Hoặc: tôi biết lỗi của tôi rồi hoặc: tôi lạy cô, xin cô đừng giận tôi nữa!.
Hai vợ chồng ông Hương sư thấy con đau như vậy thì lo sợ hết sức, nên ngồi canh giữ sáng đêm không dám rời.
Qua ngày sau coi bịnh không giảm chút nào hết, thầy cứ nóng hực luôn luôn, mà khi thầy nằm mê im lìm, khi thì thầy vụt ngồi dậy mà nói. Ông Hương sư chạy lên xóm rước thầy Mạnh xuống coi mạch đặng cho thuốc. Về dọc đường gặp ông Hương quản mới cho Hương quản hay sự con mình đi về mắc mưa nên cảm nặng. Hương quản đi theo xuống thăm, bước vô nắm tay kêu thầy thì thầy mở mắt mà không biết chi hết.
Thầy Mạnh chẩn mạch nói thầy thông cảm thương hàn nặng lắm, song không nói cứu được cũng không, cứ hốt thuốc cho thầy uống lún.
Thầy thông Phong uống thuốc cũng như không, bởi vì thầy đã uống mấy ngày mà bịnh không thấy giảm bớt chút nào hết. Thầy không ăn cơm được, mỗi ngày bà Hương sư vạch miệng thầy đổ vài ba muỗng cháo mà thôi.
Thầy đau trót mười ngày như vậy, hình vóc gầy mòn, mắt sâu, mặt thỏn ai đến thăm cũng đều lo sợ. Bữa nọ bà Hương sư bồng thằng Jean lại để ngồi dựa bên thầy. Thầy day qua đụng con, thì nhướng mắt mà dòm, tay nắm tay con, nước mắt chảy ướt rượt.
Tối bữa đó thầy bớt nóng được một chút. Thầy thấy mẹ ngồi gần bèn nói rằng:
- Má ôi! Sợ con sống không được. Vậy má mượn anh Hương quản Sô nói với cô Liền tha lỗi cho con. Còn con có chết thì xin má nuôi giùm thằng Jean nghe má.
Bà Hương sư và khóc và đáp rằng:
- Con đừng có nói như vậy không nên, con. Thầy ngó mẹ lúc lắc đầu rồi day mặt vô vách mà khóc. Bà Hương sư đem sự ấy mà nói lại cho ông Hương sư hay, vợ chồng bàn tính cùng nhau, rồi ông lên cậy ông Hương quản Sô nói với Hương chủ Hanh xin cô hai Liền đừng phiền thầy Phong nữa và cho cô xuống thăm thầy một chút, hoặc may thầy vui lòng mà mạnh được chăng.
- Hương quản Sô xuống thuật mấy lời ấy cho vợ chồng Hương sư Sắc nghe, thì hai ông bà chắc lưỡi lắc đầu, không biết làm sao mà gỡ mối sầu cho con được.
Bịnh của Thầy Phong được giảm vài ngày, rồi trở lại nặng. Thầy nóng mê man, nằm nói làm-xàm hoài, mà chẳng nghe nói lời chi khác hơn là mấy lời nầy:
- Tội nghiệp tôi lắm cô hai ôi! Hoặc “tôi lỡ dại xin tha lỗi cho tôi”. Mỗi lần thầy nói bộ thầy run rẩy sợ sệt, hoặc buồn thảm khóc lóc.
Ông Hương sư chạy thầy kiếm thuốc đủ thứ mà bịnh cứ trầm trệ hoài, túng thế ông đánh liều đến nhà ông Chủ Hanh khóc mà năn nỉ xin cô hai Liền tha lỗi cho con mình, và xuống thăm cho nó thấy mặt một chút, hoặc may cứu nó được.
Hương chủ Hanh kêu con ra đặng cho Hương sư Sắc nói chuyện ấy. Hương sư Sắc khóc lóc năn nỉ thì cô động lòng, song cô nghĩ đến thầy thông Phong cô cũng còn giận, nên cô nói rằng:
- Thầy thông phụ tôi, chớ không phải tôi phụ thầy. Dầu thầy chết đi nữa, có phải tại tôi đâu. Thưa bác, tôi với thầy có tình nghĩa chi đâu, mà bác biểu tôi thăm thầy.
Hương sư Sắc khóc mà nói rằng:
- Nó lỡ lầm xin cháu tha thứ cho nó. Bác không dám ép việc chi hết, bác xin cháu có một điều, là ví dầu cháu hết thương nó đi nữa, cháu cũng làm ơn xuống thăm nó một lát, hoặc may nó mừng mà mạnh được. Ấy là cháu cứu giùm mạng cho con bác, chớ bác có một mình nó đó, nếu nó chết thì vợ chồng bác….?
Hương sư Sắc mới nói tới đó rồi ông khóc rống lên, nên nói không dứt câu được. Hương chủ Hanh động lòng nên tiếp mà khuyên con đi. Cô hai Liền cảm xúc quá, mà lại cha mẹ dạy nữa, bởi vậy cô cũng khóc và hứa để xế rồi cô sẽ xuống thăm.
Hương sư Sắc về nói lại thì bà mừng, song thấy thầy thông Phong cứ nằm thiêm thiếp hoài, thì hai vợ chồng sợ lắm.
Đến xế cô hai Liền với vợ Hương quản Sô dắt nhau xuống nhà Hương sư Sắc. Cô mặc áo lụa đen, quần lãnh đen, đầu đội khăn trắng tuy sắc mặt buồn, song dung mạo chơn chánh, tướng đi dịu dàng, nên xem đẹp đẽ lắm. Cô vô nhà vừa để cây dù trên ván và lột khăn xuống rồi thì bà Hương sư lại nắm tay cô mà dắt cô đi vô buồng đặng cho thầy thông Phong thấy mặt cô. Cô buồn, giận, thẹn thùa, bợ ngợ, trong lòng bối rối, nên cứ đi theo bà Hương sư không nói chi hết.
Bà Hương sư vén mùng, tốc mền ra, rồi lúc lắc kêu thầy thông rằng:
- Nầy con, có con hai Liền xuống thăm con đây, con ráng dậy mà nói chuyện một chút, con.
Thầy thông Phong nhướng mắt dòm thấy cô hai Liền, thì sắc mặt hân hoan, muốn chống tay ngồi dậy, mà dậy không nổi, nên nằm lại, hai hàng nước mắt chảy dài xuống mặt.
Cô hai Liền đứng ngó trân trân, thấy thầy hình vóc teo nhách, mặt mũi khác xa, cô động lòng quên hết cái thói bạc bẽo của thầy làm cho cô đau đớn buồn thảm trót hơn bốn năm trường, nên cô bước lại ngồi tại thanh giường rồi nắm tay thầy mà khóc vùi.
Thầy mở mắt ngó cô, rồi nước mắt nhỏ giọt, mà không nói tiếng chi hết. Cách một hồi, thầy đập tay xuống giường ráng nói có một tiếng “chết” rồi ngửa mặt, trực thị tắt hơi liền.
Bà Hương sư kinh hãi la lên, ông ở ngoài chạy vô thì thấy Cô hai Liền đương ôm thầy mà khóc. Thầy tay chơn lạnh ngắt, tuy ngực còn ấm ấm, song hơi thở đã đứt rồi. Hai vợ chồng ông Hương Sư với vợ Hương quản Sô thấy Cô hai Liền tức tưởi, than khóc thảy đều động lòng, nên áp khuyên giải cô, rồi dắt cô ra ngoài. Cô ngồi trên ván, hai tay bụm mặt mà khóc hoài, cho đến tối, vợ Hương quản Sô thối thúc cô mới chịu về.
Cô hai Liền về nhà thuật chuyện lại cho cha mẹ nghe, rồi cô vô buồng nằm dàu dàu, không kể cơm nước chi hết. Sáng bữa sau cô đi ra chợ Tầm vu mua một ve dấm và một hộp á phiện đem về lén giấu trong buồng, tính thầm bữa đó cô sẽ tự vận mà chết.
Đến chiều cô nấu cơm dọn cho cha mẹ ăn, còn cô thì mặt mày buồn hiu, cô không chịu ăn. Cô ngồi khoanh tay tại bộ ván dưới bếp mà ngó lên, thấy cha mẹ ngồi ăn cơm, cha tóc bạc hoa râm, mẹ mình gầy vóc ốm, cô ngó một hồi rồi cảm nghĩa sanh thành cúc dục, cô động lòng thương cha thương mẹ, nên nước mắt chảy dầm dề. Tối lại cô chong đèn ngồi một mình trong buồng cho đến khuya, cô suy nghĩ thế nào không biết mà cô đổ ve dấm và liệng hộp thuốc phiện ra sau vườn, không tính tự vận nữa.
Còn vợ chồng Hương sư Sắc tuy con chết thì thương tiếc, song than khóc rồi thì áp lo tống táng con.
Thảm thay cho bà Hương sư bữa tống chung bà bồng thằng Jean đi theo sau quan tài, bà thì khóc kể vang rân, còn thằng nhỏ mặc đồ tang trắng lớp mà không hiểu chi hết, nên thấy đạo tỳ lộn xộn thì nó lại cười giỡn tự nhiên.
Chôn cất xong rồi, chừng về dọc đường, ông Hương sư Sắc thấy bà còn khóc hoài, ông mới nói rằng:
- Thôi, bà đừng có buồn nữa. Cũng tại nơi mình bắt chước thói đời, có con lại dạy dỗ nó lại tập cho nó quen tánh ham giàu ham sang, bội tình bội nghĩa, nên bây giờ nó phải chết về cái tánh ấy, nghĩ chẳng lạ gì. Nay nó còn để lại cho mình một chút con trai đây, thôi mình ráng nuôi dưỡng dạy dỗ nó, mà bà đừng có dạy nó như thằng cha nó nữa, nghe hôn.
Mấy lời vắn tắt mà gồm đủ chánh lý, bởi vậy bà Hương sư nghe rồi bà tỉnh ngộ, bà không khóc nữa, lại ôm đầu thằng Jean mà hun và nói rằng:
- Bà biết khôn rồi, để bà ráng dạy cháu đặng ngày sau cháu trở nên đúng đắn, nghe hôn cháu.
CHUYỆN SAU
Nghe nói từ thầy thông Phong chết rồi thì Cô hai Liền cứ lúc thúc ở trong nhà, chớ không chịu đi đâu hết. Mà ở trong nhà chẳng hề thấy cô cười bao giờ.
Cách năm năm sau, bà Hương chủ Hanh chết rồi chừng vài năm nữa ông Hương chủ cũng chết theo. Cô hai Liền lo việc tống táng xong rồi, tối lại cô uống dấm á phiện mà chết…
Lại nghe nói thằng Jean, là con Trần Văn Phong, chừng nó lớn, trí tuệ thông minh, tánh tình chơn chánh học thi đậu lãnh bằng Tú tài rồi không chịu đi làm việc quan, cứ ở nhà hủ hỉ với ông nội bà nội.
Chừng ông Cai Tổng Luông qua đời, nó lãnh phần ăn của mẹ được tám trăm mẩu ruộng và năm muôn đồng bạc, lo làm mồ mả cho cha mẹ lại làm luôn mả Cô hai Liền nữa. Nó cất nhà tại Tầm vu, rước ông nội và bà nội về nuôi. Những nhà giàu sang ai thấy hễ học giỏi, tiền nhiều, tánh tình khẳng khái, ăn ở thuần lương, cũng đều muốn gả con cho nó. Nó không đành chỗ nào hết, cứ ở vậy mà nuôi ông nội bà nội cho đến chừng nó hai mươi lăm tuổi rồi nó thấy con ông Đốc học Nhiên ở bên Mỹ Tho, nhà nghèo mà tích đức, mới nói mà cưới.
Vợ chồng thuận hòa, kính nhau như khách. Ông Hương sư Sắc tuổi đã trên bảy mươi, hễ ổng thấy hai cháu dắt nhau ra vườn hoa ngồi mà trò chuyện, thì ông vuốt râu, mỉm cười, coi bộ ông đắc chí lắm.
Sài Gòn, Juin 1926
[1] hay „cần dày lá“, có mùi đậm, dùng nêm canh chua
Bà Hương sư hỏi con sao không đem dù hoặc áo mưa theo, thì thầy nói rằng trời tốt, chắc không mưa chẳng cần phải đề phòng.
Vợ chồng Hương quản Sô thấy thầy thông bước vô thì chào mừng niềm nở vô cùng. Hương quản rót một tách nước mời thầy uống, rồi hối vợ vô nhà ông chủ Hanh rủ cô hai Liền ra chơi.
Cách chẳng bao lâu thiếm Hương quản về nói rằng:
- Nó đương xắt chuối cây đặng chiều cho heo ăn. Tôi rủ nó ra nhà chơi, nó hỏi có ai hay không, tôi nói dối rằng có hai vợ chồng tôi mà thôi, chớ không có ai hết. Vậy thầy thông ẩn mặt ở đâu đó chớ ngồi nhan nhản, tôi sợ nó vô tới sân nó ngó thấy rồi nó bỏ trở về. Hồi tôi về đây nó đương rửa mặt sửa soạn mà đi. Bây giờ chắc nó ra gần tới đa.
Hôm qua thầy thông nói khẳng khái, mà bữa nay thầy nghe cô hai Liền ra gần tới nhà Hương quản, trong một giây phút nữa thầy sẽ gặp mặt cô, thì thầy chộn rộn hồi hộp trong lòng, nên đứng dậy lính quính không biết chỗ nào trốn.
Hương quản chỉ trong buồng, biểu thầy vô đó mà núp. Thầy đi và nói rằng:
- Cô có ra thì anh khơi chuyện đó mà nói, để tôi coi cổ nói thế nào rồi tôi sẽ bước ra mà đối đãi với cô.
Hương quản gặt đầu. Thầy thông vừa bước vô khỏi cửa buồng rồi thì thấy cô hai Liền, mình mặc áo vải đen quần lãnh đen, đầu đội khăn hột mè, ở ngoài rào bước vô sân.
Hương quản chào cô rồi hỏi rằng:
- Nầy, em hai vậy chớ chuyện qua nói với em bữa hôm đó em nghĩ coi có được hay không? Tội nghiệp thầy thông quá! Hồi hôm qua, qua đi xuống dưới, thầy hỏi thăm em, qua nói em nhứt định không thèm ưng thầy, thì thầy khóc vùi, thầy nói nếu em phiền thầy thì chắc thầy buồn rầu rồi chẳng khỏi thầy đau. Em chắc dạ chi lắm vậy em? Ở đời, lúc còn nhỏ ai cũng ham bay nhảy, bây giờ trọng tuổi một chút, thầy nhớ chuyện cũ thầy ăn năn, thôi em giận hờn nữa mà làm chi.
- Thưa anh Hương, tại anh không rõ việc của em, nên anh tưởng em giận hờn mà không ưng thầy Phong. Không, không phải em giận hờn thầy đâu, em oán em thù thầy chớ. Anh nghĩ đó mà coi, khi em còn nhỏ lúc thúc ở trong làng, không hiểu chuyện chi hết, thầy ăn học giỏi thầy môi miếng nhiều, thầy dùng lời ngon ngọt mà dụ dỗ em. Em dại tưởng miệng thầy sao thì bụng thầy tính cũng in như vậy. Thầy hứa với em hễ thầy thi đậu rồi thầy cưới em. Bởi em tin lời, em coi thân em cũng như vợ thầy rồi, bởi vậy em mới để cho thầy nắm tay nắm chơn em. Em có dè đâu, thầy thi đậu làm thông ngôn ký lục rồi thầy đắc chí quên em là đứa quê mùa, chê em là con Hương chức, thầy quyết tính kiếm vợ giàu sang. Em nhớ ngày thầy đi làm việc, em đón đường trong bụng trông coi thầy nói chuyện chi hay không, thầy chạy xe ngang qua, thầy không thèm ngó em, thiệt em nhớ tới lúc đó em giận lắm.
Cô hai Liền nói tới đó rồi đứng dậy têm trầu ăn mà tay run run.
Hương quản vừa bào chữa cho thầy thông, kế cô cản mà nói tiếp rằng:
- Anh Hương để em nói tiếp cho anh nghe. Tuy em không đi đâu, song mấy năm nay thầy làm việc gì em có nghe rõ hết. Thầy chê em nghèo quê dốt, nên tính đi xa mà kiếm vợ giàu sang. Xuống Cà Mau thầy mắc mưu một tay thợ bán phấn buôn hương, may có nhờ bác Hương sư xuống kịp mà xin cho thầy đổi đi Long Xuyên chớ không thì thầy khổ già đời. Về Long Xuyên, thầy thấy có một người đàn bà góa chồng mà giàu thì thầy mê, tính cưới người đó mà ăn của. Thầy chà lết tới lui hoài cho đến nỗi bị chúng đánh đập xấu hổ quá thầy mới chịu dan ra. Sau thầy lên Châu Đốc gặp một ông Cai Tổng giàu sang dữ, mà người ta lại sẵn lòng gả con cho thầy. Thầy mừng lắm, bươn bả cưới cho mau đặng trước ăn của, sau dựa hơi sang trọng, không dè gặp nhằm con gái hư. Đáng kiếp dữ: cưới nó về mắng chưởi tối ngày, nó coi cha mẹ thầy như tá điền, còn nó coi thầy như đầy tớ, vậy mà cũng lủi đầu mà chịu, đến chừng nó lấy trai mới té ngửa nhăn răng.
- Em nói thái quá! Có đâu mà. Vợ chồng thầy ở với nhau tử tế lắm chớ, hỏi cưới rồi có dắt về đây, em không nghe hay sao. Mà người vợ đó đã chết rồi. Bởi vậy bây giờ thầy ăn năn nên mới tính cưới em cho khỏi thất ước.
- Em biết hết, em nghe rõ hết. Phải, vợ thầy chết rồi, chết ngày mười chín Juillet, nhựt trình nói rùm, anh không hay sao? Thầy là một người trai nhơ nhuốc lắm, hồi trước em trao lời với thầy là tại em khờ dại nên em lầm. Em nói thiệt, bây giờ em đã thấy rõ rồi tuy phận em nghèo hèn quê dốt, song người mà tánh tình như thầy đó, dầu làm đầy tớ cho em, sợ em cũng không chịu mướn, chẳng luận là làm chồng.
Hương quản không biết lấy lời chi mà khuyên dỗ cô, muốn cho thầy thông Phong bước ra mà đối đáp, nên mắt ngó vô buồng rồi tằng hắng hai ba tiếng, có ý kêu thầy. Thầy không chịu ra. Cô hai Liền thấy bộ tịch anh Hương quản thì cô sanh nghi, nên đứng dậy nói rằng:
- Anh không hiểu, chớ thiệt em thương thầy Phong lắm. Nhưng mà vì sự thương ấy nên em thề cho đến ngày chết em không thèm thấy mặt thầy. Em không lấy chồng đâu. Thân em là con gái mà để cho thầy nắm tay rồi thì còn mặt mũi lòng dạ nào mà ưng nơi khác. Em ở như vậy mà chờ thầy, chờ là chờ ngày nào thầy chết rồi em tự vận chết theo, đặng xuống diêm chúa em cáo tội thầy gạt gẫm con gái dại khờ, tội thầy ham giàu ham sang, tội thầy mê quyền mê tước, không nghĩa nhơn danh dự. Anh có gặp thầy xin anh làm ơn nói rõ cho thầy biết rằng thầy đừng có mong cưới em, thầy không đáng làm chồng em đâu, để chừng thầy chết rồi thầy sẽ coi em.
Cô hai Liền nói dứt, liền đứng dậy cáo từ vợ chồng Hương quản mà về.
Hương quản thấy thầy thông Phong không chịu ra, không hiểu ý thầy thế nào nên không dám cầm. Chừng cô hai Liền ra khỏi nhà rồi, Hương quản chạy vô buồng kêu thầy. Thầy thủng thắng bước ra, mặt mày tái lét, nước mắt tuông dầm, tay cầm khăn đậy mặt, bước lại lấy nón ra về. Hương quản thấy trời chuyển mưa mù mịt nên cầm thầy ở lại cho qua đám mưa rồi sẽ đi. thầy không chịu cứ bước ra đi, Hương quản cho mượn dù thầy cũng không chịu lấy.
Thầy ra khỏi nhà rồi tinh thần rối loạn, gan ruột héo teo, như dại như điên, cứ lằm lủi mà đi, không kể chi hết. Thầy về chưa được nửa đường, thì mưa đã ào tới, mưa lớn mà gió lại mạnh. Thầy cứ đi như thường, không kể dông mưa chi hết, quần áo loi ngoi, giày vớ lấm lem. Đi một lát gió bay nón thầy xuống ruộng, thầy cũng không thèm lội xuống mà lấy, để đầu trần dầm mưa mà về.
Hai vợ chồng ông Hương sư thấy con về mà bị mưa quần áo loi ngoi, mắt đỏ ao, môi tái lét đứng run lập cập, lật đật lấy đồ khô cho con thay. Thầy thay đồ rồi chui vô mùng đấp mềm trùm đầu mà nằm.
Đến chiều dọn cơm rồi bà Hương sư dở mùng kêu con dậy ăn. Thầy nằm lim dim không cụcc cựa. Bà dở mền rờ con thì tay chơn đầu mình nóng hực; bà kinh hãi lật đật kêu ông chạy vô. Ông hối bà lấy dầu gió mà thoa, còn ông thì đi hái rau tần[1] đặng đâm vắt nước mà cho uống.
Thầy thông nóng nằm mê sảng, bức áo giựt tóc, một lát chờn vờn ngồi dậy muốn chạy, miệng nói tía lia, song thầy nói dấp dính dấp dưởi, không biết nói việc gì, chỉ nghe có mấy tiếng:
- Tội nghiệp tôi lắm cô hai ôi! Hoặc: tôi biết lỗi của tôi rồi hoặc: tôi lạy cô, xin cô đừng giận tôi nữa!.
Hai vợ chồng ông Hương sư thấy con đau như vậy thì lo sợ hết sức, nên ngồi canh giữ sáng đêm không dám rời.
Qua ngày sau coi bịnh không giảm chút nào hết, thầy cứ nóng hực luôn luôn, mà khi thầy nằm mê im lìm, khi thì thầy vụt ngồi dậy mà nói. Ông Hương sư chạy lên xóm rước thầy Mạnh xuống coi mạch đặng cho thuốc. Về dọc đường gặp ông Hương quản mới cho Hương quản hay sự con mình đi về mắc mưa nên cảm nặng. Hương quản đi theo xuống thăm, bước vô nắm tay kêu thầy thì thầy mở mắt mà không biết chi hết.
Thầy Mạnh chẩn mạch nói thầy thông cảm thương hàn nặng lắm, song không nói cứu được cũng không, cứ hốt thuốc cho thầy uống lún.
Thầy thông Phong uống thuốc cũng như không, bởi vì thầy đã uống mấy ngày mà bịnh không thấy giảm bớt chút nào hết. Thầy không ăn cơm được, mỗi ngày bà Hương sư vạch miệng thầy đổ vài ba muỗng cháo mà thôi.
Thầy đau trót mười ngày như vậy, hình vóc gầy mòn, mắt sâu, mặt thỏn ai đến thăm cũng đều lo sợ. Bữa nọ bà Hương sư bồng thằng Jean lại để ngồi dựa bên thầy. Thầy day qua đụng con, thì nhướng mắt mà dòm, tay nắm tay con, nước mắt chảy ướt rượt.
Tối bữa đó thầy bớt nóng được một chút. Thầy thấy mẹ ngồi gần bèn nói rằng:
- Má ôi! Sợ con sống không được. Vậy má mượn anh Hương quản Sô nói với cô Liền tha lỗi cho con. Còn con có chết thì xin má nuôi giùm thằng Jean nghe má.
Bà Hương sư và khóc và đáp rằng:
- Con đừng có nói như vậy không nên, con. Thầy ngó mẹ lúc lắc đầu rồi day mặt vô vách mà khóc. Bà Hương sư đem sự ấy mà nói lại cho ông Hương sư hay, vợ chồng bàn tính cùng nhau, rồi ông lên cậy ông Hương quản Sô nói với Hương chủ Hanh xin cô hai Liền đừng phiền thầy Phong nữa và cho cô xuống thăm thầy một chút, hoặc may thầy vui lòng mà mạnh được chăng.
- Hương quản Sô xuống thuật mấy lời ấy cho vợ chồng Hương sư Sắc nghe, thì hai ông bà chắc lưỡi lắc đầu, không biết làm sao mà gỡ mối sầu cho con được.
Bịnh của Thầy Phong được giảm vài ngày, rồi trở lại nặng. Thầy nóng mê man, nằm nói làm-xàm hoài, mà chẳng nghe nói lời chi khác hơn là mấy lời nầy:
- Tội nghiệp tôi lắm cô hai ôi! Hoặc “tôi lỡ dại xin tha lỗi cho tôi”. Mỗi lần thầy nói bộ thầy run rẩy sợ sệt, hoặc buồn thảm khóc lóc.
Ông Hương sư chạy thầy kiếm thuốc đủ thứ mà bịnh cứ trầm trệ hoài, túng thế ông đánh liều đến nhà ông Chủ Hanh khóc mà năn nỉ xin cô hai Liền tha lỗi cho con mình, và xuống thăm cho nó thấy mặt một chút, hoặc may cứu nó được.
Hương chủ Hanh kêu con ra đặng cho Hương sư Sắc nói chuyện ấy. Hương sư Sắc khóc lóc năn nỉ thì cô động lòng, song cô nghĩ đến thầy thông Phong cô cũng còn giận, nên cô nói rằng:
- Thầy thông phụ tôi, chớ không phải tôi phụ thầy. Dầu thầy chết đi nữa, có phải tại tôi đâu. Thưa bác, tôi với thầy có tình nghĩa chi đâu, mà bác biểu tôi thăm thầy.
Hương sư Sắc khóc mà nói rằng:
- Nó lỡ lầm xin cháu tha thứ cho nó. Bác không dám ép việc chi hết, bác xin cháu có một điều, là ví dầu cháu hết thương nó đi nữa, cháu cũng làm ơn xuống thăm nó một lát, hoặc may nó mừng mà mạnh được. Ấy là cháu cứu giùm mạng cho con bác, chớ bác có một mình nó đó, nếu nó chết thì vợ chồng bác….?
Hương sư Sắc mới nói tới đó rồi ông khóc rống lên, nên nói không dứt câu được. Hương chủ Hanh động lòng nên tiếp mà khuyên con đi. Cô hai Liền cảm xúc quá, mà lại cha mẹ dạy nữa, bởi vậy cô cũng khóc và hứa để xế rồi cô sẽ xuống thăm.
Hương sư Sắc về nói lại thì bà mừng, song thấy thầy thông Phong cứ nằm thiêm thiếp hoài, thì hai vợ chồng sợ lắm.
Đến xế cô hai Liền với vợ Hương quản Sô dắt nhau xuống nhà Hương sư Sắc. Cô mặc áo lụa đen, quần lãnh đen, đầu đội khăn trắng tuy sắc mặt buồn, song dung mạo chơn chánh, tướng đi dịu dàng, nên xem đẹp đẽ lắm. Cô vô nhà vừa để cây dù trên ván và lột khăn xuống rồi thì bà Hương sư lại nắm tay cô mà dắt cô đi vô buồng đặng cho thầy thông Phong thấy mặt cô. Cô buồn, giận, thẹn thùa, bợ ngợ, trong lòng bối rối, nên cứ đi theo bà Hương sư không nói chi hết.
Bà Hương sư vén mùng, tốc mền ra, rồi lúc lắc kêu thầy thông rằng:
- Nầy con, có con hai Liền xuống thăm con đây, con ráng dậy mà nói chuyện một chút, con.
Thầy thông Phong nhướng mắt dòm thấy cô hai Liền, thì sắc mặt hân hoan, muốn chống tay ngồi dậy, mà dậy không nổi, nên nằm lại, hai hàng nước mắt chảy dài xuống mặt.
Cô hai Liền đứng ngó trân trân, thấy thầy hình vóc teo nhách, mặt mũi khác xa, cô động lòng quên hết cái thói bạc bẽo của thầy làm cho cô đau đớn buồn thảm trót hơn bốn năm trường, nên cô bước lại ngồi tại thanh giường rồi nắm tay thầy mà khóc vùi.
Thầy mở mắt ngó cô, rồi nước mắt nhỏ giọt, mà không nói tiếng chi hết. Cách một hồi, thầy đập tay xuống giường ráng nói có một tiếng “chết” rồi ngửa mặt, trực thị tắt hơi liền.
Bà Hương sư kinh hãi la lên, ông ở ngoài chạy vô thì thấy Cô hai Liền đương ôm thầy mà khóc. Thầy tay chơn lạnh ngắt, tuy ngực còn ấm ấm, song hơi thở đã đứt rồi. Hai vợ chồng ông Hương Sư với vợ Hương quản Sô thấy Cô hai Liền tức tưởi, than khóc thảy đều động lòng, nên áp khuyên giải cô, rồi dắt cô ra ngoài. Cô ngồi trên ván, hai tay bụm mặt mà khóc hoài, cho đến tối, vợ Hương quản Sô thối thúc cô mới chịu về.
Cô hai Liền về nhà thuật chuyện lại cho cha mẹ nghe, rồi cô vô buồng nằm dàu dàu, không kể cơm nước chi hết. Sáng bữa sau cô đi ra chợ Tầm vu mua một ve dấm và một hộp á phiện đem về lén giấu trong buồng, tính thầm bữa đó cô sẽ tự vận mà chết.
Đến chiều cô nấu cơm dọn cho cha mẹ ăn, còn cô thì mặt mày buồn hiu, cô không chịu ăn. Cô ngồi khoanh tay tại bộ ván dưới bếp mà ngó lên, thấy cha mẹ ngồi ăn cơm, cha tóc bạc hoa râm, mẹ mình gầy vóc ốm, cô ngó một hồi rồi cảm nghĩa sanh thành cúc dục, cô động lòng thương cha thương mẹ, nên nước mắt chảy dầm dề. Tối lại cô chong đèn ngồi một mình trong buồng cho đến khuya, cô suy nghĩ thế nào không biết mà cô đổ ve dấm và liệng hộp thuốc phiện ra sau vườn, không tính tự vận nữa.
Còn vợ chồng Hương sư Sắc tuy con chết thì thương tiếc, song than khóc rồi thì áp lo tống táng con.
Thảm thay cho bà Hương sư bữa tống chung bà bồng thằng Jean đi theo sau quan tài, bà thì khóc kể vang rân, còn thằng nhỏ mặc đồ tang trắng lớp mà không hiểu chi hết, nên thấy đạo tỳ lộn xộn thì nó lại cười giỡn tự nhiên.
Chôn cất xong rồi, chừng về dọc đường, ông Hương sư Sắc thấy bà còn khóc hoài, ông mới nói rằng:
- Thôi, bà đừng có buồn nữa. Cũng tại nơi mình bắt chước thói đời, có con lại dạy dỗ nó lại tập cho nó quen tánh ham giàu ham sang, bội tình bội nghĩa, nên bây giờ nó phải chết về cái tánh ấy, nghĩ chẳng lạ gì. Nay nó còn để lại cho mình một chút con trai đây, thôi mình ráng nuôi dưỡng dạy dỗ nó, mà bà đừng có dạy nó như thằng cha nó nữa, nghe hôn.
Mấy lời vắn tắt mà gồm đủ chánh lý, bởi vậy bà Hương sư nghe rồi bà tỉnh ngộ, bà không khóc nữa, lại ôm đầu thằng Jean mà hun và nói rằng:
- Bà biết khôn rồi, để bà ráng dạy cháu đặng ngày sau cháu trở nên đúng đắn, nghe hôn cháu.
CHUYỆN SAU
Nghe nói từ thầy thông Phong chết rồi thì Cô hai Liền cứ lúc thúc ở trong nhà, chớ không chịu đi đâu hết. Mà ở trong nhà chẳng hề thấy cô cười bao giờ.
Cách năm năm sau, bà Hương chủ Hanh chết rồi chừng vài năm nữa ông Hương chủ cũng chết theo. Cô hai Liền lo việc tống táng xong rồi, tối lại cô uống dấm á phiện mà chết…
Lại nghe nói thằng Jean, là con Trần Văn Phong, chừng nó lớn, trí tuệ thông minh, tánh tình chơn chánh học thi đậu lãnh bằng Tú tài rồi không chịu đi làm việc quan, cứ ở nhà hủ hỉ với ông nội bà nội.
Chừng ông Cai Tổng Luông qua đời, nó lãnh phần ăn của mẹ được tám trăm mẩu ruộng và năm muôn đồng bạc, lo làm mồ mả cho cha mẹ lại làm luôn mả Cô hai Liền nữa. Nó cất nhà tại Tầm vu, rước ông nội và bà nội về nuôi. Những nhà giàu sang ai thấy hễ học giỏi, tiền nhiều, tánh tình khẳng khái, ăn ở thuần lương, cũng đều muốn gả con cho nó. Nó không đành chỗ nào hết, cứ ở vậy mà nuôi ông nội bà nội cho đến chừng nó hai mươi lăm tuổi rồi nó thấy con ông Đốc học Nhiên ở bên Mỹ Tho, nhà nghèo mà tích đức, mới nói mà cưới.
Vợ chồng thuận hòa, kính nhau như khách. Ông Hương sư Sắc tuổi đã trên bảy mươi, hễ ổng thấy hai cháu dắt nhau ra vườn hoa ngồi mà trò chuyện, thì ông vuốt râu, mỉm cười, coi bộ ông đắc chí lắm.
Sài Gòn, Juin 1926
[1] hay „cần dày lá“, có mùi đậm, dùng nêm canh chua
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!