Tân Phong nữ sĩ - Chương 2 (Hồ Biểu Chánh)
Hope Star | Chat Online | |
03/08/2019 20:01:13 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
81 lượt xem
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 3 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 4 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tân Phong nữ sĩ - Chương 1 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Tơ mưa (Hùng võ) (Văn học trong nước)
Cách nửa tháng.
Một buổi sớm mơi, cô Hai Tân ngồi xe hơi vô Chợ Lớn mua đồ. Ông Từ Đại Đạo mặc đồ mát, đứng trước sân coi mấy tên gia dịch xới đất đặng trồng bông.
Người phát thơ ghé lại trao cho ông Đạo một phong thơ với hai tờ nhựt báo. Ông cầm phong thơ mà coi, thì thấy con dấu nhà thơ Cai Lậy. Ông quầy quả bước vô nhà, ngồi tại salon rồi xé thơ mà coi.
Bà Đạo nằm tại bộ ván phía trong, thấy ông coi thơ rồi ông biến sắc và thở dài, thì bà hỏi rằng:
- Thơ của ai vậy?
- Thơ của anh hội đồng Thạnh.
- Ảnh gởi thơ nói việc gì? Ảnh có nói chuyện sắp nhỏ hay không?
- Ảnh gởi thơ nói chuyện đó đa.
- Ảnh nói sao đó? Có nói lối tháng nào xin cưới hay không?
- Khỉ mốc chớ cưới! Ảnh gởi thơ mà hồi việc hôn nhơn nè.
- Hứ! Sao vậy?
- Ảnh nói đốc tơ chưa muốn vợ.
- Nói cái gì kỳ cục vậy! Đây đọc thơ cho tôi nghe coi.
Bà vừa nói vừa bước lại ngồi ngang ông. Ông đọc thơ như vầy:
“Kính gởi lời trước thăm anh chị và hai cháu, sau trả lời cho anh chị rõ việc hôn nhơn của sắp nhỏ.
Đốc tơ đi thăm bà con bên nội, bên ngoại đủ hết rồi, vợ chồng tôi mới dở chuyện hôn nhơn mà bàn tính với nó. Nó nói “bây giờ bụng nó còn chưa muốn cưới vợ, để ở một mình đặng thong thả mà khảo cứu thí nghiệm y khoa. Vợ chồng tôi sợ thất ước với anh chị, nên hổm nay ráng ép nó hết sức, mà nó nằng nặc quyết định không chịu cưới vợ gấp, xin ở độc thân năm bảy năm đặng khảo cứu nghề của nó cho tinh tế, rồi sẽ tính bề gia thất.
Vậy tôi phải kính lời thưa cho anh chị hay. Con có học thức rộng, không dễ gì mà mình ép nó được. Mà nó nói như vậy, tôi tưởng anh chị không lẽ ép cháu Tân phải chờ nó. Vậy vợ chồng tôi xin anh chị tự liệu, nếu coi chỗ nào phải thì gả cháu Tân, chẳng cần phải chờ Vĩnh Xuân, bởi vì có biết chừng nào nó mới cưới vợ mà chờ.
Tôi viết thơ nầy mà tôi buồn lắm, vì anh em mình tính làm sui với nhau 4-5 năm nay, bây giờ Vĩnh Xuân làm cho tôi phải có lỗi với anh, thiệt tôi khó chịu quá. Mà thà là buồn, song tôi nói phứt cho anh chị hay, thì tốt hơn là tôi để dây dưa, thành ra tôi không thiệt tình với anh chị.
Xin anh chị xét lại mà tha lỗi cho vợ chồng tôi ”.
CAO VĨNH THẠNH
Kính thơ.
Bà Đạo nghe đọc dứt rồi, thì bà nói với chồng rằng:
- Tôi chắc nó chê con Tân không có nết, chớ có gì đâu.
- Sao mà không có nết! Làm đốc tơ mà có vợ thông minh lanh lợi như con Tân vậy, thì phải lắm, còn chê nỗi gì. Tôi nghĩ nó tính lập nhà thương, nó muốn kiếm vợ cho thiệt giàu, đặng họ ra vốn cho nó làm công việc, nên nó kiếm chước mà từ hôn chớ.
- Tôi tưởng không phải vậy đâu. Muốn lập nhà thương bất quá tốn đôi ba chục ngàn chớ bao nhiêu. Nó cưới con Tân rồi, như nó muốn như vậy, thì anh Hội đồng giúp nó một mớ. Mình giúp một mớ nữa, nó làm cũng được, cần gì phải kén vợ nào nữa. Họ giàu mà họ quê mùa, họ rị mọ lắm, dễ gì bảo họ ra tiền một hai muôn.
- Tôi nghi lắm. Đời nầy là đời kim tiền, thiên hạ họ tính lợi tính hại hết thảy. Thôi họ chê con Tân nghèo, thì họ cưới chỗ khác, tôi có cần gì đâu. Mình không phải nghèo hèn, con mình không phải quê dốt gì mà sợ nó ế chồng.
- Tôi giận quá, tôi muốn ông đi xuống Cai Lậy mà hỏi lại cho ác chất coi tại sao Vĩnh Xuân không chịu cưới con Tân.
- Người ta không chịu cưới con mình rồi, còn mặt mũi nào mà mang xuống đó! Tôi không đi đâu hết.
- Nếu ông không chịu đi, thì tôi đi.
- Đi chi vậy?
- Để tôi xuống cho giáp mặt đặng tôi hỏi coi tại sao Vĩnh Xuân chê con Tân.
- Bà không biết mắc cỡ hay sao?
- Có gì đâu mà mắc cỡ. Hứa làm sui với nhau mấy năm nay, giờ người ta bội ước, họ mắc cỡ chớ mình mắc cỡ nỗi gì.
- Bà muốn đi thì đi một mình. Tui nhất định không ngó mặt tụi nó nữa.
- Để sáng mai tôi đi. Nè, mà ông khoan nói cho con Tân nó hay đa, nghe hôn.
- Phải nói cho nó hay chớ. Chuyện trăm năm của nó nay đã dở dang, mình còn giấu nó làm chi.
- Khoan đã. Để tôi đi xuống dưới coi họ nói làm sao rồi sẽ hay. Ít bữa mình sẽ nói cho nó, có muộn gì đâu.
- Tự ý bà.
Xe hơi của cô hai Tân về, chạy vòng vô sân. Bà Đạo lật đật lấy thơ xấp lại mà bỏ vô túi rồi đi vô buồng.
Ông Đạo trở ra sân mà coi chỉ cho gia dịch trồng bông. Cô hai Tân xuống xe rồi đi lại đứng một bên cha mà nói rằng: “Trồng bông cho đều mấy bồn hết, đặng chừng đám cưới coi mới ngộ”. Ông Đạo châu mày, ngó chỗ khác, không nói chi hết.
Sáng bữa sau. Cô hai Tân thấy mẹ thay đổi áo quần rồi kêu sốp-phơ đem xe ra. Cô bèn hỏi:
- Má đi đâu vậy má?
- Má lên trên sở cao su một chút.
- Má cho con đi với má.
- Con đi làm gì. Con ở nhà với thầy, để má đi thăm vườn một chút.
- Má về ăn cơm hay không?
- Chừng mười một giờ má về. Mà như tới giờ ăn cơm, má có về trễ, thì con biểu thằng bếp cứ dọn cơm cho thầy con ăn đi, đừng có chờ.
Ông Đạo ở nhà với con, mà ông không muốn thấy mặt con, nên trọn buổi sớm mơi ông cứ xẩn bẩn trước sân, hoặc sau vườn, mà coi gia dịch vô phân tưới nước những bông và cây của ông trồng.
Đến 11 giờ rưỡi mà bà Đạo chưa về. Cô hai Tân biểu bếp dọn cơm, rồi cô ra vườn kiếm cha mà mời vô ăn. Ông Đạo ngồi ăn cơm với con, mà ông không nói chuyện; cô hai Tân có hỏi chi thì ông trả lời tiếng một mà thôi.
Ăn cơm rồi cha con đang ngồi ăn đồ tráng miệng, bà Đạo về tới. Cô hai Tân thấy xe vô sân, thì cô lật đật và bước ra thềm và nói rằng: ”Má về kìa! Phải dè má về, mình chờ một chút nữa, đặng ăn cơm với má cho vui”.
Chừng bà Đạo xuống xe, thì cô hỏi rằng: “Sao má về trễ vậy má? Quá mười hai giờ rồi. Má dặn mười một giờ, mà con chờ tới mười một giờ rưỡi, con biểu dọn cơm”.
Bà đạo không trả lời, không nói chi tiết, mà mặt lại có sắc giận. Chừng bà bước vô nhà, ngó thấy ông ngồi uống nước, thì bà nói rằng: ”Tôi đoán trúng lắm; thiệt nó chê con Tân không có nết na! Tại ông đó, tại ông muốn cho con nó theo gái kim thời, ông cho nó học Tây, ông tập nó ăn nói đi đứng như đầm, tôi cản không được nên bây giờ mình mới bị người ta khinh rẻ như vậy đó, ông thấy chưa?”.
Cô hai Tân không hiểu việc gì hết, nghe mẹ nói như vậy thì cô chưng hửng, đứng ngó mẹ trân trân.
Bà Đạo ngồi một cái ghế ngang với ông, bà vừa lột khăn choàng vừa nói rằng: “Thiệt, khốn nạn hết sức!”.
Ông Đạo châu mày nói rằng: “Ai biểu bà đi xuống dưới làm chi, rồi bà về trở lại bà giận tôi”.
Cô hai Tân lại ngồi một bên mẹ và thỏ thẻ hỏi rằng: ”Có việc gì vậy má? Ai chê con không có nết na mà má giận đó?”
Bà Đạo ngó con rất oai nghiêm mà đáp rằng:
- Đốc tơ Vĩnh Xuân nó chê mầy, chớ ai.
- Chê hồi nào? Nói với ai mà má hay?
- Nó nói với tao chớ nói với ai.
- Nói hồi nào? Nói ở đâu?
- Mới nói dưới nhà anh hội đồng hồi nãy đây.
- Té ra má đi xuống dưới người Cai Lậy, má về đây hay sao?
- Chớ sao!
- Má đi xuống dưới chi vậy? Có ai mời má hay sao?
- Được thơ tao giận, nên tao hỏi cho giáp mặt, chớ ai mà mời.
- Thơ đâu sao má không cho con coi?
- Thơ đây, mầy muốn coi thì coi…Vậy cho sáng con mắt cha con mầy. Con gái An nam thì học nữ công, nữ hạnh, bày đặt theo kim thời, theo văn minh, nên mới nhục nhã như vậy đó!
Bà vừa nói vừa móc túi lấy ra một phong thơ mà đưa cho con.
Cô hai Tân mở cái thơ của ông Hội Đồng Thạnh ra mà đọc. Chừng cô đọc hết rồi thì cô cười ngất mà hỏi mẹ rằng:
- Tại má thấy cái thơ nầy nên má mới đi xuống Cai Lậy đó phải không?
- Chớ sao.
- Phải mà thầy con cho con coi cái thơ nầy, thì con cản, con không cho má đi. Thơ nói như vậy, thì là dứt rồi, má còn tới nhà người ta làm gì.
- Tao giận lắm, nên tao xuống tao hỏi cho rõ ràng coi tại sao họ chê mầy.
- Vì thầy má đã hứa lời, nên họ muốn cưới con thì cưới; còn như họ hồi thì thôi, chớ hỏi họ không cưới rồi con chết hay sao mà má giận? Má xuống má hỏi giống gì nữa? Má có gặp vợ chồng bác Hội đồng với anh Đốc tơ ở nhà hay không?
- Có ở nhà đủ hết.
- Má hỏi rồi họ nói làm sao?
- Ban đầu họ cũng nói như trong thơ vậy. Đốc tơ nói chưa muốn cưới vợ, để ở một mình đặng khảo cứu làm cho nghề thuốc được rành. Tao không chịu cái lý đó, bởi vì nó không muốn cưới vợ, sao mấy năm nay nó gởi thơ từ cho mầy luôn luôn. Tao hỏi riết mới lòi ra sự Đốc tơ nó chê mầy không có nết na theo gái An nam.
- Lời chê con không có nết đó là lời vợ chồng bác Hội đồng nói hay là lời của anh Vĩnh Xuân nói?
- Đốc tơ nó nói với tao chớ.
- Ảnh nói sao đâu, má lập lời ấy lại cho con nghe thử coi?
- Ối! Nó nói dài lắm, ai nhớ hết cho được. Nó nói năm nó được thơ của anh Hội đồng gởi qua cho nó hay, ảnh đã hứa làm sui với thầy mầy, thì nó tưởng là chừng nó học thành rồi, nó trở về xứ sở, nó sẽ có một người vợ An nam thiệt thà mềm mỏng, lo cơm nước, áo quần cho nó. Té ra chừng nó về, giáp mặt với mầy, nó thấy cách mầy ăn nói, bộ mầy đi đứng giống như đầm chớ không phải như người vợ nó tưởng tượng trong trí nó mấy năm nay đó vậy. Nếu cưới mầy, thà rằng nó cưới đầm còn tốt hơn, bởi vì mầy làm bộ như đầm, chớ mặt An nam trân mà đầm nỗi gì. Nó tỏ thiệt với tao lời nó nói không chịu cưới đó là lời nói dối. Nó sẽ cưới vợ, song nó cưới con gái An nam, biết lễ phép An nam, biết tam tùng tứ đức, chớ nó không chịu cưới gái kim thời mặt An nam mà bộ như đầm đó.
- Gái kim thời hư lắm hay sao? Anh Vĩnh Xuân bụng dạ hẹp hòi quá! Phần ảnh thì ảnh muốn học cao, đặng có trí độ như người Tây. Còn phần đờn bà con gái thì ảnh không muốn cho họ học cao, đặng có trí độ như người đầm. Ảnh muốn cho đờn bà con gái An nam phải lục đục trong bùn, phải lăn lóc dưới bếp, làm tôi mọi để giữ con, quét nhà, nấu ăn cho ảnh, phải cúi đầu quì gối vưng lời ảnh luôn luôn, ảnh nói trời hay trời, ảnh nói đất hay đất. Anh Vĩnh Xuân có cái quan niệm về vợ chồng như thế ấy, mà ảnh chê con, ảnh không cưới con thì may cho con lắm. Má nên đốt đèn treo cờ ăn mừng, chớ đừng có buồn.
- Chồng chê mà chưa biết mắc cỡ, còn nói nhiều chuyện!
- Thưa má, ví như con có tánh bất trung bất chánh hoặc sanh tâm gian giảo làm mất tiết mất trinh, mất danh dự, mất phẩm giá nên bị chồng chê thì con mới hổ thẹn. Chớ chê con hư như anh Vĩnh Xuân chê đó, thì con cười, con có mắc cỡ chi đâu.
Nãy giờ ông Đạo ngồi nghe vợ con nói chuyện với nhau, ông không thèm xen vô. Bây giờ ông nghe con nói như vậy, ông mới nói rằng: “Thôi, họ hồi thì thôi. Con Tân còn nhỏ, ế ẩm gì đó mà lo. Để cho Vĩnh Xuân nó kiếm con gái biết lễ phép An nam nó cưới. Con Tân, coi biểu bầy trẻ dọn cơm cho má con ăn”.
Bà Đạo đứng dậy nói rằng: “Tôi ăn cơm không được đâu. Giận quá rồi bắt no. Để tôi nghỉ chừng nào đói tôi sẽ ăn”. Bà nói rồi bỏ đi vô buồng thay áo. Chừng bà trở ra thì cô hai Tân đã làm sẵn một ly sữa cho bà uống.
Vợ chồng ông Đạo nằm trên bộ ván mà nghỉ. Cô hai Tân ngồi cái ghế gần đó mà đọc nhựt trình.
Bà Đạo nói rằng: “ Tôi nghĩ lại thiệt tôi tức quá. Mình không phải nghèo khổ gì, có một đứa con gái cho ăn học tốn hao không biết bao nhiêu, lại nó cũng không xệp mũi sứt tai gì đó, mà gả lấy chồng lại bị người ta chê!”
Ông Đạo đáp rằng:
- Bà đừng có buồn mà. Bà không nghe con Tân nó nói hồi nãy đó sao, tôi nghĩ nó nói phải lắm. Ở đời nầy mà nó còn cái óc thủ cựu quá như vậy, nó không cưới con mình tôi cũng cầu.
- Con Tân nó nói giống gì ông cũng cho nó nói phải hết thẩy. Ông cưng nó, ông nghe lời nó lắm. Bởi ông cưng, ông nghe nó, nên bây giờ nó mới vậy đó.
- Bây giờ nó vậy là sao?
- Nó không có nết na gì hết chớ sao.
- Nết na là cái gì mà bà nói không có?
- Nết na là đi đứng cho đằm thắm, ăn nói trúng khuôn phép, việc đáng nói sẽ nói, dầu việc vui cũng đừng có cười om sòm. Con gái có nết na là vậy đó, chớ nết na là gì.
- Nết na như vậy là nết na của hình nộm, chớ có phải nết na của người ta đâu. Người ta có mắt, có tai, có ruột thì tự nhiên có cảm giác, có tánh khí thấy việc vui thì cười, thấy việc quấy thì giận, muốn đứng thì đứng, muốn ngồi thì ngồi. Bà có con mà bà muốn tập cho nó như cái hình máy, giựt dây nó mới đi, khều miệng nó mới nói, ý bà như vậy không hạp với ý tôi chúc nào hết. Sanh con mình lo nuôi cho nó mạnh mẽ phần xác, lo cho nó học đặng nó mở mang tri thức, lo dạy dỗ cho nó biết yêu chánh ghét tà. Còn tánh khí thì phải để cho nó thong thả không nên ép buộc nó vào khuôn mẫu nào hết, làm như vậy nó mới có nhơn phẩm, có chơn tánh riêng của nó chớ.
- Ông dạy giỏi lắm! Nhờ ông dạy giỏi, nên bây giờ họ mới không dám cưới nó đó.
- Bà cứ lo việc đó hoài! Có phải trong nước An nam nầy có một mình Vĩnh Xuân là con trai đâu. Đốc tơ nó chê nó không cưới thì mình gả cho trạng sư, cho bác vật, ế ẩm gì đó mà sợ. Để rồi bà coi, tôi sẽ kiếm chồng cho con Tân sang trọng thông minh bằng mười Đốc tơ Vĩnh Xuân.
- Ông tập tánh nó như đầm, thì ông gả nó cho Tây chớ An nam nào mà dám rớ tới.
- Ví như gả cho Tây lại hại gì?
- Khéo nói túng! Hồi nó còn nhỏ, tôi năn nỉ với ông, tôi biểu cho nó học đặng biết chữ chút đỉnh mà thôi, rồi rước thợ về nhà dậy nó học may vá, thêu thùa, bánh mứt. Chừng nó lớn mình lựa đứa nào nghèo mà biết nhơn nghĩa, mình gả nó, rồi bắt vợ chồng nó ở với mình. Mình ít con thì mình nuôi rể, cho con mình nó khỏi cực khổ. Ông ham danh dự, ông muốn làm cao, bởi ông trèo cao quá, nên bây giờ ông mới té nặng đó.
- Bà đừng nói như vậy. Chưa té đâu. Sao mà té?
- Ông muốn gả con cho cao bây giờ người ta chê, người ta không thèm cưới thì là té, chớ còn đợi gì nữa?
- Tôi đã nói với bà, tôi sẽ kiếm chồng cho con Tân cao bằng mười Vĩnh Xuân cho bà coi mà.
Nãy giờ cô Hai Tân ngồi coi nhựt trình, để cho cha mẹ cãi nhau thong thả, cô không dự vào. Bây giờ cô mới cười mà nói rằng: “Sao má nói con té? Con đứng vững lắm, chẳng bao giờ té đâu mà má sợ. Còn thầy lo kiếm chồng cho con chi vậy? Con quyết định ở độc thân trọn đời, con không thèm lấy chồng đâu xin thầy đừng tính tới việc nhơn duyên của con nữa.
Ông Đạo lồm cồm ngồi dậy ngó con mà hỏi:
- Chuyện gì mà lại không thèm lấy chồng?
- Con ở độc thân thử coi thứ gái kim thời nầy hư đến thế nào mà thiên hạ họ chê.
- Con tính như vậy trí con thấp lắm. Con không lấy chồng, họ tưởng đâu họ chê rồi con ế, không ai thèm cưới, họ khinh khi con nữa chớ.
- Người như vậy đó dầu khen con cũng không mừng, dầu chê con cũng không sợ.
- Con không chịu lấy chồng rồi con làm gì?
- Con xin thầy với má cho con đi Tây.
- Đi Tây làm chi?
- Con qua Tây con học thêm ít năm nữa.
Bà Đạo cười gằn mà nói:
- Bên nầy học làm đầm chưa đúng nên bây giờ đòi đi qua Tây học thêm đặng làm đầm cho thiệt đúng phải hôn?
- Thưa phải.
- Con nết na vậy đó, thầy nó thấy chưa! Họ chê nó, họ không thèm cưới, nó giận lẫy không thèm lấy chồng. Bây giờ nó đòi đi Tây, tôi rầy nó, rồi nó lẫy với tôi nữa đó.
- Thưa, con nói thiệt, chớ con đâu dám nói lẫy với má. Con học đặng con làm đầm cho đúng bực thử coi như thế nào.
- Muốn lấy chồng hay là không muốn thì tự ý, việc đó tao không ép. Chớ đi Tây thì không được. Con gái mà đi xa như vậy dễ gì hay sao?
- Con lớn rồi con đủ trí khôn, có sao đâu mà sợ má.
Ông Đạo can rằng:
- Thầy với má có một mình con là gái, nếu con đi Tây thì má con nhớ. Con đừng có tính việc đó.
- Nếu thầy với má không bằng lòng cho con đi Tây đặng con học thêm, thì phải cho con 10 ngàn đồng bạc.
- Cho con 10 ngàn đặng con làm việc gì?
- Con muốn làm việc gì tự ý con.
- Con nói như vậy sao được. Không phải cha mẹ tiếc tiền với con. Nếu con làm việc phải, dầu tốn mấy chục ngàn cũng được, chẳng luận 10 ngàn. Mà con làm việc gì con phải nói rõ cho cha mẹ biết chớ?
Cô Hai Tân ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói rằng: “Con muốn hoặc rủ chị em bạn của con hiệp nhau lập một trường nữ nhi học hiệu đặng đào tạo ra một đám con gái mới, có đủ tư cách cứng cỏi, cao thượng, như con gái bên Âu bên Mỹ, để giải thoát cái ách tôi mọi của đờn ông, họ hầm hầm quyết mang vào cổ chúng con hoài, hoặc lập một tờ nhựt báo mà vận động khuyến khích chị em gái phải đổi lòng sửa trí, phải kết đoàn, phải tranh đấu đặng lướt cho khỏi cái địa vị hèn hạ mà phong tục cứ buộc chúng con phải loi nhoi ở trong đó hoài, đặng chung đứng ngang hàng với đờn ông con trai trong xã hội”.
Bà Đạo chắt lưỡi nói rằng: “ Trời ơi! Phận riêng của con còn chèm nhem đây, biết con lo cho thân được yên hay không mà, hơi nào mà lo cho thiên hạ nữa không biết”
Cô Hai Tân nói: “Thưa má, phận con yên lắm có chèm nhem chỗ nào đâu, con đã nhứt định ở độc thân không thèm lấy chồng, thì thân con khỏe khoắn thong thả lắm. Mà ở đời phải có một cái mục đích gì để làm đường mà đuổi theo, thì sự sống mới có ý nghĩa, mới được vui vẻ. Con quyết lấy sự giải phóng phụ nữ mà làm mục đích cho sự sống của con. Nếu thầy với má thương con, thì cho phép con tự do mà làm việc ấy, là một việc không vô ích cho đời của con, mà cũng không vô ích cho xã hội đâu”.
Bà Đạo cười ngất mà nói:
- Con báo hại cho con gái An nam hết thảy bắt chước làm đầm như con, rồi chúng nó bị chồng chê như con vậy, càng khổ thêm cho người ta nữa.
- Má cứ lo việc lấy chồng hoài! Trời sanh đờn bà con gái ra, có phải tính cho họ có cái thiên chức độc nhứt là lấy chồng mà thôi đâu má.
- Thì sanh đờn bà con gái ra để hiệp với đờn ông con trai gầy dựng gia đình, sanh con đẻ cháu, làm cho xã hội bền vững chớ sao?
- Con tưởng không phải như vậy. Thiệt, trời sanh đờn bà con gái để làm bạn với đờn ông đặng xây dựng gia đình mà duy trì xã hội. Thế thì, đờn bà với đờn ông đều đứng ngang hàng nhau, đờn bà cần dùng đờn ông, mà đờn ông cũng cần dùng đờn bà vậy chớ. Nếu má nói: ”Ðờn bà phải lo lấy chồng ” thì con thưa “Đờn ông cũng phải lo lấy vợ”. Hai bên ai cũng vậy, cũng đều cần dùng nhau. Nếu đờn ông có quyền chê đờn bà thì đờn bà cũng có quyền chê đờn ông vậy chớ. Mà hai bên đều cần dùng nhau, đều có quyền như nhau, sao đờn ông lại được phép lấn lướt, ép buộc đờn bà, phải làm tôi mọi cho họ? Họ lộng quyền áp chế, thì đờn bà hiệp nhau tẩy chay họ rồi họ làm sao?
- Thôi má dốt, má cãi không lại con. Con giỏi con làm sao cho chồng khỏi chê đó, thì may hơn hết.
Ông Đạo nói rằng: ”Nãy giờ thầy suy nghĩ, hai việc con muốn làm đó đều phải hết thảy. Nhưng mà lập trường để dạy học thì bừa bộn một chút, còn thì lập báo thì dễ hơn. Thôi, để thủng thẳng rồi thì thầy sẽ tính, chẳng nên vội lắm”.
Bà Đạo mỉm cười mà nói:
- Cái nào con ổng nói ổng cũng cho là phải hết thảy. Thôi, cho nó 10 ngàn bạc đặng nó lập nhựt trình đi.
- Biết chừng đâu.
Một buổi sớm mơi, cô Hai Tân ngồi xe hơi vô Chợ Lớn mua đồ. Ông Từ Đại Đạo mặc đồ mát, đứng trước sân coi mấy tên gia dịch xới đất đặng trồng bông.
Người phát thơ ghé lại trao cho ông Đạo một phong thơ với hai tờ nhựt báo. Ông cầm phong thơ mà coi, thì thấy con dấu nhà thơ Cai Lậy. Ông quầy quả bước vô nhà, ngồi tại salon rồi xé thơ mà coi.
Bà Đạo nằm tại bộ ván phía trong, thấy ông coi thơ rồi ông biến sắc và thở dài, thì bà hỏi rằng:
- Thơ của ai vậy?
- Thơ của anh hội đồng Thạnh.
- Ảnh gởi thơ nói việc gì? Ảnh có nói chuyện sắp nhỏ hay không?
- Ảnh gởi thơ nói chuyện đó đa.
- Ảnh nói sao đó? Có nói lối tháng nào xin cưới hay không?
- Khỉ mốc chớ cưới! Ảnh gởi thơ mà hồi việc hôn nhơn nè.
- Hứ! Sao vậy?
- Ảnh nói đốc tơ chưa muốn vợ.
- Nói cái gì kỳ cục vậy! Đây đọc thơ cho tôi nghe coi.
Bà vừa nói vừa bước lại ngồi ngang ông. Ông đọc thơ như vầy:
“Kính gởi lời trước thăm anh chị và hai cháu, sau trả lời cho anh chị rõ việc hôn nhơn của sắp nhỏ.
Đốc tơ đi thăm bà con bên nội, bên ngoại đủ hết rồi, vợ chồng tôi mới dở chuyện hôn nhơn mà bàn tính với nó. Nó nói “bây giờ bụng nó còn chưa muốn cưới vợ, để ở một mình đặng thong thả mà khảo cứu thí nghiệm y khoa. Vợ chồng tôi sợ thất ước với anh chị, nên hổm nay ráng ép nó hết sức, mà nó nằng nặc quyết định không chịu cưới vợ gấp, xin ở độc thân năm bảy năm đặng khảo cứu nghề của nó cho tinh tế, rồi sẽ tính bề gia thất.
Vậy tôi phải kính lời thưa cho anh chị hay. Con có học thức rộng, không dễ gì mà mình ép nó được. Mà nó nói như vậy, tôi tưởng anh chị không lẽ ép cháu Tân phải chờ nó. Vậy vợ chồng tôi xin anh chị tự liệu, nếu coi chỗ nào phải thì gả cháu Tân, chẳng cần phải chờ Vĩnh Xuân, bởi vì có biết chừng nào nó mới cưới vợ mà chờ.
Tôi viết thơ nầy mà tôi buồn lắm, vì anh em mình tính làm sui với nhau 4-5 năm nay, bây giờ Vĩnh Xuân làm cho tôi phải có lỗi với anh, thiệt tôi khó chịu quá. Mà thà là buồn, song tôi nói phứt cho anh chị hay, thì tốt hơn là tôi để dây dưa, thành ra tôi không thiệt tình với anh chị.
Xin anh chị xét lại mà tha lỗi cho vợ chồng tôi ”.
CAO VĨNH THẠNH
Kính thơ.
Bà Đạo nghe đọc dứt rồi, thì bà nói với chồng rằng:
- Tôi chắc nó chê con Tân không có nết, chớ có gì đâu.
- Sao mà không có nết! Làm đốc tơ mà có vợ thông minh lanh lợi như con Tân vậy, thì phải lắm, còn chê nỗi gì. Tôi nghĩ nó tính lập nhà thương, nó muốn kiếm vợ cho thiệt giàu, đặng họ ra vốn cho nó làm công việc, nên nó kiếm chước mà từ hôn chớ.
- Tôi tưởng không phải vậy đâu. Muốn lập nhà thương bất quá tốn đôi ba chục ngàn chớ bao nhiêu. Nó cưới con Tân rồi, như nó muốn như vậy, thì anh Hội đồng giúp nó một mớ. Mình giúp một mớ nữa, nó làm cũng được, cần gì phải kén vợ nào nữa. Họ giàu mà họ quê mùa, họ rị mọ lắm, dễ gì bảo họ ra tiền một hai muôn.
- Tôi nghi lắm. Đời nầy là đời kim tiền, thiên hạ họ tính lợi tính hại hết thảy. Thôi họ chê con Tân nghèo, thì họ cưới chỗ khác, tôi có cần gì đâu. Mình không phải nghèo hèn, con mình không phải quê dốt gì mà sợ nó ế chồng.
- Tôi giận quá, tôi muốn ông đi xuống Cai Lậy mà hỏi lại cho ác chất coi tại sao Vĩnh Xuân không chịu cưới con Tân.
- Người ta không chịu cưới con mình rồi, còn mặt mũi nào mà mang xuống đó! Tôi không đi đâu hết.
- Nếu ông không chịu đi, thì tôi đi.
- Đi chi vậy?
- Để tôi xuống cho giáp mặt đặng tôi hỏi coi tại sao Vĩnh Xuân chê con Tân.
- Bà không biết mắc cỡ hay sao?
- Có gì đâu mà mắc cỡ. Hứa làm sui với nhau mấy năm nay, giờ người ta bội ước, họ mắc cỡ chớ mình mắc cỡ nỗi gì.
- Bà muốn đi thì đi một mình. Tui nhất định không ngó mặt tụi nó nữa.
- Để sáng mai tôi đi. Nè, mà ông khoan nói cho con Tân nó hay đa, nghe hôn.
- Phải nói cho nó hay chớ. Chuyện trăm năm của nó nay đã dở dang, mình còn giấu nó làm chi.
- Khoan đã. Để tôi đi xuống dưới coi họ nói làm sao rồi sẽ hay. Ít bữa mình sẽ nói cho nó, có muộn gì đâu.
- Tự ý bà.
Xe hơi của cô hai Tân về, chạy vòng vô sân. Bà Đạo lật đật lấy thơ xấp lại mà bỏ vô túi rồi đi vô buồng.
Ông Đạo trở ra sân mà coi chỉ cho gia dịch trồng bông. Cô hai Tân xuống xe rồi đi lại đứng một bên cha mà nói rằng: “Trồng bông cho đều mấy bồn hết, đặng chừng đám cưới coi mới ngộ”. Ông Đạo châu mày, ngó chỗ khác, không nói chi hết.
Sáng bữa sau. Cô hai Tân thấy mẹ thay đổi áo quần rồi kêu sốp-phơ đem xe ra. Cô bèn hỏi:
- Má đi đâu vậy má?
- Má lên trên sở cao su một chút.
- Má cho con đi với má.
- Con đi làm gì. Con ở nhà với thầy, để má đi thăm vườn một chút.
- Má về ăn cơm hay không?
- Chừng mười một giờ má về. Mà như tới giờ ăn cơm, má có về trễ, thì con biểu thằng bếp cứ dọn cơm cho thầy con ăn đi, đừng có chờ.
Ông Đạo ở nhà với con, mà ông không muốn thấy mặt con, nên trọn buổi sớm mơi ông cứ xẩn bẩn trước sân, hoặc sau vườn, mà coi gia dịch vô phân tưới nước những bông và cây của ông trồng.
Đến 11 giờ rưỡi mà bà Đạo chưa về. Cô hai Tân biểu bếp dọn cơm, rồi cô ra vườn kiếm cha mà mời vô ăn. Ông Đạo ngồi ăn cơm với con, mà ông không nói chuyện; cô hai Tân có hỏi chi thì ông trả lời tiếng một mà thôi.
Ăn cơm rồi cha con đang ngồi ăn đồ tráng miệng, bà Đạo về tới. Cô hai Tân thấy xe vô sân, thì cô lật đật và bước ra thềm và nói rằng: ”Má về kìa! Phải dè má về, mình chờ một chút nữa, đặng ăn cơm với má cho vui”.
Chừng bà Đạo xuống xe, thì cô hỏi rằng: “Sao má về trễ vậy má? Quá mười hai giờ rồi. Má dặn mười một giờ, mà con chờ tới mười một giờ rưỡi, con biểu dọn cơm”.
Bà đạo không trả lời, không nói chi tiết, mà mặt lại có sắc giận. Chừng bà bước vô nhà, ngó thấy ông ngồi uống nước, thì bà nói rằng: ”Tôi đoán trúng lắm; thiệt nó chê con Tân không có nết na! Tại ông đó, tại ông muốn cho con nó theo gái kim thời, ông cho nó học Tây, ông tập nó ăn nói đi đứng như đầm, tôi cản không được nên bây giờ mình mới bị người ta khinh rẻ như vậy đó, ông thấy chưa?”.
Cô hai Tân không hiểu việc gì hết, nghe mẹ nói như vậy thì cô chưng hửng, đứng ngó mẹ trân trân.
Bà Đạo ngồi một cái ghế ngang với ông, bà vừa lột khăn choàng vừa nói rằng: “Thiệt, khốn nạn hết sức!”.
Ông Đạo châu mày nói rằng: “Ai biểu bà đi xuống dưới làm chi, rồi bà về trở lại bà giận tôi”.
Cô hai Tân lại ngồi một bên mẹ và thỏ thẻ hỏi rằng: ”Có việc gì vậy má? Ai chê con không có nết na mà má giận đó?”
Bà Đạo ngó con rất oai nghiêm mà đáp rằng:
- Đốc tơ Vĩnh Xuân nó chê mầy, chớ ai.
- Chê hồi nào? Nói với ai mà má hay?
- Nó nói với tao chớ nói với ai.
- Nói hồi nào? Nói ở đâu?
- Mới nói dưới nhà anh hội đồng hồi nãy đây.
- Té ra má đi xuống dưới người Cai Lậy, má về đây hay sao?
- Chớ sao!
- Má đi xuống dưới chi vậy? Có ai mời má hay sao?
- Được thơ tao giận, nên tao hỏi cho giáp mặt, chớ ai mà mời.
- Thơ đâu sao má không cho con coi?
- Thơ đây, mầy muốn coi thì coi…Vậy cho sáng con mắt cha con mầy. Con gái An nam thì học nữ công, nữ hạnh, bày đặt theo kim thời, theo văn minh, nên mới nhục nhã như vậy đó!
Bà vừa nói vừa móc túi lấy ra một phong thơ mà đưa cho con.
Cô hai Tân mở cái thơ của ông Hội Đồng Thạnh ra mà đọc. Chừng cô đọc hết rồi thì cô cười ngất mà hỏi mẹ rằng:
- Tại má thấy cái thơ nầy nên má mới đi xuống Cai Lậy đó phải không?
- Chớ sao.
- Phải mà thầy con cho con coi cái thơ nầy, thì con cản, con không cho má đi. Thơ nói như vậy, thì là dứt rồi, má còn tới nhà người ta làm gì.
- Tao giận lắm, nên tao xuống tao hỏi cho rõ ràng coi tại sao họ chê mầy.
- Vì thầy má đã hứa lời, nên họ muốn cưới con thì cưới; còn như họ hồi thì thôi, chớ hỏi họ không cưới rồi con chết hay sao mà má giận? Má xuống má hỏi giống gì nữa? Má có gặp vợ chồng bác Hội đồng với anh Đốc tơ ở nhà hay không?
- Có ở nhà đủ hết.
- Má hỏi rồi họ nói làm sao?
- Ban đầu họ cũng nói như trong thơ vậy. Đốc tơ nói chưa muốn cưới vợ, để ở một mình đặng khảo cứu làm cho nghề thuốc được rành. Tao không chịu cái lý đó, bởi vì nó không muốn cưới vợ, sao mấy năm nay nó gởi thơ từ cho mầy luôn luôn. Tao hỏi riết mới lòi ra sự Đốc tơ nó chê mầy không có nết na theo gái An nam.
- Lời chê con không có nết đó là lời vợ chồng bác Hội đồng nói hay là lời của anh Vĩnh Xuân nói?
- Đốc tơ nó nói với tao chớ.
- Ảnh nói sao đâu, má lập lời ấy lại cho con nghe thử coi?
- Ối! Nó nói dài lắm, ai nhớ hết cho được. Nó nói năm nó được thơ của anh Hội đồng gởi qua cho nó hay, ảnh đã hứa làm sui với thầy mầy, thì nó tưởng là chừng nó học thành rồi, nó trở về xứ sở, nó sẽ có một người vợ An nam thiệt thà mềm mỏng, lo cơm nước, áo quần cho nó. Té ra chừng nó về, giáp mặt với mầy, nó thấy cách mầy ăn nói, bộ mầy đi đứng giống như đầm chớ không phải như người vợ nó tưởng tượng trong trí nó mấy năm nay đó vậy. Nếu cưới mầy, thà rằng nó cưới đầm còn tốt hơn, bởi vì mầy làm bộ như đầm, chớ mặt An nam trân mà đầm nỗi gì. Nó tỏ thiệt với tao lời nó nói không chịu cưới đó là lời nói dối. Nó sẽ cưới vợ, song nó cưới con gái An nam, biết lễ phép An nam, biết tam tùng tứ đức, chớ nó không chịu cưới gái kim thời mặt An nam mà bộ như đầm đó.
- Gái kim thời hư lắm hay sao? Anh Vĩnh Xuân bụng dạ hẹp hòi quá! Phần ảnh thì ảnh muốn học cao, đặng có trí độ như người Tây. Còn phần đờn bà con gái thì ảnh không muốn cho họ học cao, đặng có trí độ như người đầm. Ảnh muốn cho đờn bà con gái An nam phải lục đục trong bùn, phải lăn lóc dưới bếp, làm tôi mọi để giữ con, quét nhà, nấu ăn cho ảnh, phải cúi đầu quì gối vưng lời ảnh luôn luôn, ảnh nói trời hay trời, ảnh nói đất hay đất. Anh Vĩnh Xuân có cái quan niệm về vợ chồng như thế ấy, mà ảnh chê con, ảnh không cưới con thì may cho con lắm. Má nên đốt đèn treo cờ ăn mừng, chớ đừng có buồn.
- Chồng chê mà chưa biết mắc cỡ, còn nói nhiều chuyện!
- Thưa má, ví như con có tánh bất trung bất chánh hoặc sanh tâm gian giảo làm mất tiết mất trinh, mất danh dự, mất phẩm giá nên bị chồng chê thì con mới hổ thẹn. Chớ chê con hư như anh Vĩnh Xuân chê đó, thì con cười, con có mắc cỡ chi đâu.
Nãy giờ ông Đạo ngồi nghe vợ con nói chuyện với nhau, ông không thèm xen vô. Bây giờ ông nghe con nói như vậy, ông mới nói rằng: “Thôi, họ hồi thì thôi. Con Tân còn nhỏ, ế ẩm gì đó mà lo. Để cho Vĩnh Xuân nó kiếm con gái biết lễ phép An nam nó cưới. Con Tân, coi biểu bầy trẻ dọn cơm cho má con ăn”.
Bà Đạo đứng dậy nói rằng: “Tôi ăn cơm không được đâu. Giận quá rồi bắt no. Để tôi nghỉ chừng nào đói tôi sẽ ăn”. Bà nói rồi bỏ đi vô buồng thay áo. Chừng bà trở ra thì cô hai Tân đã làm sẵn một ly sữa cho bà uống.
Vợ chồng ông Đạo nằm trên bộ ván mà nghỉ. Cô hai Tân ngồi cái ghế gần đó mà đọc nhựt trình.
Bà Đạo nói rằng: “ Tôi nghĩ lại thiệt tôi tức quá. Mình không phải nghèo khổ gì, có một đứa con gái cho ăn học tốn hao không biết bao nhiêu, lại nó cũng không xệp mũi sứt tai gì đó, mà gả lấy chồng lại bị người ta chê!”
Ông Đạo đáp rằng:
- Bà đừng có buồn mà. Bà không nghe con Tân nó nói hồi nãy đó sao, tôi nghĩ nó nói phải lắm. Ở đời nầy mà nó còn cái óc thủ cựu quá như vậy, nó không cưới con mình tôi cũng cầu.
- Con Tân nó nói giống gì ông cũng cho nó nói phải hết thẩy. Ông cưng nó, ông nghe lời nó lắm. Bởi ông cưng, ông nghe nó, nên bây giờ nó mới vậy đó.
- Bây giờ nó vậy là sao?
- Nó không có nết na gì hết chớ sao.
- Nết na là cái gì mà bà nói không có?
- Nết na là đi đứng cho đằm thắm, ăn nói trúng khuôn phép, việc đáng nói sẽ nói, dầu việc vui cũng đừng có cười om sòm. Con gái có nết na là vậy đó, chớ nết na là gì.
- Nết na như vậy là nết na của hình nộm, chớ có phải nết na của người ta đâu. Người ta có mắt, có tai, có ruột thì tự nhiên có cảm giác, có tánh khí thấy việc vui thì cười, thấy việc quấy thì giận, muốn đứng thì đứng, muốn ngồi thì ngồi. Bà có con mà bà muốn tập cho nó như cái hình máy, giựt dây nó mới đi, khều miệng nó mới nói, ý bà như vậy không hạp với ý tôi chúc nào hết. Sanh con mình lo nuôi cho nó mạnh mẽ phần xác, lo cho nó học đặng nó mở mang tri thức, lo dạy dỗ cho nó biết yêu chánh ghét tà. Còn tánh khí thì phải để cho nó thong thả không nên ép buộc nó vào khuôn mẫu nào hết, làm như vậy nó mới có nhơn phẩm, có chơn tánh riêng của nó chớ.
- Ông dạy giỏi lắm! Nhờ ông dạy giỏi, nên bây giờ họ mới không dám cưới nó đó.
- Bà cứ lo việc đó hoài! Có phải trong nước An nam nầy có một mình Vĩnh Xuân là con trai đâu. Đốc tơ nó chê nó không cưới thì mình gả cho trạng sư, cho bác vật, ế ẩm gì đó mà sợ. Để rồi bà coi, tôi sẽ kiếm chồng cho con Tân sang trọng thông minh bằng mười Đốc tơ Vĩnh Xuân.
- Ông tập tánh nó như đầm, thì ông gả nó cho Tây chớ An nam nào mà dám rớ tới.
- Ví như gả cho Tây lại hại gì?
- Khéo nói túng! Hồi nó còn nhỏ, tôi năn nỉ với ông, tôi biểu cho nó học đặng biết chữ chút đỉnh mà thôi, rồi rước thợ về nhà dậy nó học may vá, thêu thùa, bánh mứt. Chừng nó lớn mình lựa đứa nào nghèo mà biết nhơn nghĩa, mình gả nó, rồi bắt vợ chồng nó ở với mình. Mình ít con thì mình nuôi rể, cho con mình nó khỏi cực khổ. Ông ham danh dự, ông muốn làm cao, bởi ông trèo cao quá, nên bây giờ ông mới té nặng đó.
- Bà đừng nói như vậy. Chưa té đâu. Sao mà té?
- Ông muốn gả con cho cao bây giờ người ta chê, người ta không thèm cưới thì là té, chớ còn đợi gì nữa?
- Tôi đã nói với bà, tôi sẽ kiếm chồng cho con Tân cao bằng mười Vĩnh Xuân cho bà coi mà.
Nãy giờ cô Hai Tân ngồi coi nhựt trình, để cho cha mẹ cãi nhau thong thả, cô không dự vào. Bây giờ cô mới cười mà nói rằng: “Sao má nói con té? Con đứng vững lắm, chẳng bao giờ té đâu mà má sợ. Còn thầy lo kiếm chồng cho con chi vậy? Con quyết định ở độc thân trọn đời, con không thèm lấy chồng đâu xin thầy đừng tính tới việc nhơn duyên của con nữa.
Ông Đạo lồm cồm ngồi dậy ngó con mà hỏi:
- Chuyện gì mà lại không thèm lấy chồng?
- Con ở độc thân thử coi thứ gái kim thời nầy hư đến thế nào mà thiên hạ họ chê.
- Con tính như vậy trí con thấp lắm. Con không lấy chồng, họ tưởng đâu họ chê rồi con ế, không ai thèm cưới, họ khinh khi con nữa chớ.
- Người như vậy đó dầu khen con cũng không mừng, dầu chê con cũng không sợ.
- Con không chịu lấy chồng rồi con làm gì?
- Con xin thầy với má cho con đi Tây.
- Đi Tây làm chi?
- Con qua Tây con học thêm ít năm nữa.
Bà Đạo cười gằn mà nói:
- Bên nầy học làm đầm chưa đúng nên bây giờ đòi đi qua Tây học thêm đặng làm đầm cho thiệt đúng phải hôn?
- Thưa phải.
- Con nết na vậy đó, thầy nó thấy chưa! Họ chê nó, họ không thèm cưới, nó giận lẫy không thèm lấy chồng. Bây giờ nó đòi đi Tây, tôi rầy nó, rồi nó lẫy với tôi nữa đó.
- Thưa, con nói thiệt, chớ con đâu dám nói lẫy với má. Con học đặng con làm đầm cho đúng bực thử coi như thế nào.
- Muốn lấy chồng hay là không muốn thì tự ý, việc đó tao không ép. Chớ đi Tây thì không được. Con gái mà đi xa như vậy dễ gì hay sao?
- Con lớn rồi con đủ trí khôn, có sao đâu mà sợ má.
Ông Đạo can rằng:
- Thầy với má có một mình con là gái, nếu con đi Tây thì má con nhớ. Con đừng có tính việc đó.
- Nếu thầy với má không bằng lòng cho con đi Tây đặng con học thêm, thì phải cho con 10 ngàn đồng bạc.
- Cho con 10 ngàn đặng con làm việc gì?
- Con muốn làm việc gì tự ý con.
- Con nói như vậy sao được. Không phải cha mẹ tiếc tiền với con. Nếu con làm việc phải, dầu tốn mấy chục ngàn cũng được, chẳng luận 10 ngàn. Mà con làm việc gì con phải nói rõ cho cha mẹ biết chớ?
Cô Hai Tân ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói rằng: “Con muốn hoặc rủ chị em bạn của con hiệp nhau lập một trường nữ nhi học hiệu đặng đào tạo ra một đám con gái mới, có đủ tư cách cứng cỏi, cao thượng, như con gái bên Âu bên Mỹ, để giải thoát cái ách tôi mọi của đờn ông, họ hầm hầm quyết mang vào cổ chúng con hoài, hoặc lập một tờ nhựt báo mà vận động khuyến khích chị em gái phải đổi lòng sửa trí, phải kết đoàn, phải tranh đấu đặng lướt cho khỏi cái địa vị hèn hạ mà phong tục cứ buộc chúng con phải loi nhoi ở trong đó hoài, đặng chung đứng ngang hàng với đờn ông con trai trong xã hội”.
Bà Đạo chắt lưỡi nói rằng: “ Trời ơi! Phận riêng của con còn chèm nhem đây, biết con lo cho thân được yên hay không mà, hơi nào mà lo cho thiên hạ nữa không biết”
Cô Hai Tân nói: “Thưa má, phận con yên lắm có chèm nhem chỗ nào đâu, con đã nhứt định ở độc thân không thèm lấy chồng, thì thân con khỏe khoắn thong thả lắm. Mà ở đời phải có một cái mục đích gì để làm đường mà đuổi theo, thì sự sống mới có ý nghĩa, mới được vui vẻ. Con quyết lấy sự giải phóng phụ nữ mà làm mục đích cho sự sống của con. Nếu thầy với má thương con, thì cho phép con tự do mà làm việc ấy, là một việc không vô ích cho đời của con, mà cũng không vô ích cho xã hội đâu”.
Bà Đạo cười ngất mà nói:
- Con báo hại cho con gái An nam hết thảy bắt chước làm đầm như con, rồi chúng nó bị chồng chê như con vậy, càng khổ thêm cho người ta nữa.
- Má cứ lo việc lấy chồng hoài! Trời sanh đờn bà con gái ra, có phải tính cho họ có cái thiên chức độc nhứt là lấy chồng mà thôi đâu má.
- Thì sanh đờn bà con gái ra để hiệp với đờn ông con trai gầy dựng gia đình, sanh con đẻ cháu, làm cho xã hội bền vững chớ sao?
- Con tưởng không phải như vậy. Thiệt, trời sanh đờn bà con gái để làm bạn với đờn ông đặng xây dựng gia đình mà duy trì xã hội. Thế thì, đờn bà với đờn ông đều đứng ngang hàng nhau, đờn bà cần dùng đờn ông, mà đờn ông cũng cần dùng đờn bà vậy chớ. Nếu má nói: ”Ðờn bà phải lo lấy chồng ” thì con thưa “Đờn ông cũng phải lo lấy vợ”. Hai bên ai cũng vậy, cũng đều cần dùng nhau. Nếu đờn ông có quyền chê đờn bà thì đờn bà cũng có quyền chê đờn ông vậy chớ. Mà hai bên đều cần dùng nhau, đều có quyền như nhau, sao đờn ông lại được phép lấn lướt, ép buộc đờn bà, phải làm tôi mọi cho họ? Họ lộng quyền áp chế, thì đờn bà hiệp nhau tẩy chay họ rồi họ làm sao?
- Thôi má dốt, má cãi không lại con. Con giỏi con làm sao cho chồng khỏi chê đó, thì may hơn hết.
Ông Đạo nói rằng: ”Nãy giờ thầy suy nghĩ, hai việc con muốn làm đó đều phải hết thảy. Nhưng mà lập trường để dạy học thì bừa bộn một chút, còn thì lập báo thì dễ hơn. Thôi, để thủng thẳng rồi thì thầy sẽ tính, chẳng nên vội lắm”.
Bà Đạo mỉm cười mà nói:
- Cái nào con ổng nói ổng cũng cho là phải hết thảy. Thôi, cho nó 10 ngàn bạc đặng nó lập nhựt trình đi.
- Biết chừng đâu.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!