Hòn Đất - Chương 1 - Phần 1 (Anh Đức)
luvyuforever | Chat Online | |
23/08/2021 08:29:57 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
214 lượt xem
- * Hòn Đất - Chương 1 - Phần 2 (Văn học trong nước)
- * Sông Núi Nước Nam (Lý Thường Kiệt) (Văn học nước ngoài)
- * Mắt biếc (hậu truyện) (Văn học trong nước)
- * Chế thơ bài Đêm nay Bác không ngủ (Văn học trong nước)
Quyên nói:
- Chị Ba, bây giờ chị tin em chưa, em đã nói anh Ba ảnh có quên chị đâu. Thơ ảnh viết đọc thiệt mới cảm động làm sao. Mà ảnh gởi về mười tám cái thơ rồi chớ ít ỏi gì. Đó, vậy mà chị cứ ngỡ thế này thế nọ... Thôi, thơ ảnh lạc hết rồi, còn thơ chị cũng chẳng tới tay ảnh cái nào đâu! Em ức quá, ở ngoài Bắc thì cũng là ở trong nước mình, vậy mà bảy năm trời bao nhiêu thơ gởi đều lạc mất. Thiệt là ức... Nhưng, nhưng bữa nay chị hết thắc mắc rồi, phải không? Kẻo chị cứ nói: - "E ra ngoài ổng sung sướng vui vẻ quá rồi không còn nhớ ai nữa". Đó, chị thấy oan cho anh Ba chưa?
Quyên nói với chị ruột của mình một cách vội vàng và mừng rỡ. Coi cô như bênh anh rể, nhưng chính là cô mừng cho chị cô. Cô gái chia xẻ và vun vào cái niềm vui lớn mà suốt bảy năm trời nay chị của cô mới có được. Lúc đó, đôi bàn tay đầy đặn của cô lát lát lại hoa lên, mắt cô long lanh, và đôi khi môi cô mím lại.
Cầm cái thư đưa trả cho chị, Quyên giữ lại tấm ảnh. Cô thoắt bước tới túm lấy con bé Thúy từ ngoài bậc thang nhà, kéo nó lại với cô, chìa tấm ảnh ra:
- Nghe dì út hỏi nè, ông này là ông nào đây?
- Ba của con!
Con bé nói, đưa đôi bàn tay nhỏ nhắn cầm tấm ảnh, nhìn đau đáu. Nó thì thào nhắc lại:
- Ba của con mà!
- Sao con biết?
- Má nói... má nói đó là ba của con!
Con bé ngước đôi mắt đen tròn như hai hột nhãn lên:
- Có phải thiệt là ba của con không, hở dì út?
Quyên không đáp. Cô bế thốc cháu lên bộ ván, đặt nó ngồi yên trên đùi mình, rồi mới gật nhẹ đầu:
- Phải rồi, ba của con đó. Từ giờ này phải nhớ cho kỹ nghe! Vậy là hai cha con biết mặt nhau rồi.
Quyên day sang chị:
- Chị Ba, theo như thơ anh Ba nói thì ảnh đã nhận được cái thơ sau cùng của chị, cả tấm hình chị chụp với con Thúy... Trời ơi, bảy năm ảnh mới biết mặt con Thúy đó nghe!
Rồi Quyên xỉa yêu ngón tay trỏ vào trán con Thúy:
- Bảy năm trời ba mày mới biết cái mặt mày rồi đó Thúy à. Hồi ba mày đi thì đã có mày đâu, hồi đó chưa đẻ mày mà...
Nghe em gái nói, chị Sứ liền nhớ lại hết sức rõ rệt những ngày cuối cùng anh San chồng chị trở về nhà trước khi lên đường tập kết. Những hôm ấy, cũng tại cái nhà sàn lát ván cũ kỹ này, anh San vẫn nói chuyện như thường, vẫn cười cái cười cởi mở như ngày thường. Riêng Sứ, chị mới hiểu sự bình thường ấy làm sao. Chồng chị cứ lặp đi lặp lại mấy lần: - "Hai năm thì có lâu la gì!". Nhưng trong đêm chót, anh mới nói thực điều anh đã nghĩ: - "Em à, nói vậy để má đừng lo, tội nghiệp má. Chớ với em, thì anh nói anh không tin ở hạn định hai năm đâu. Có khi chưa tới một năm thì súng sẽ nổ lại, nhưng có khi không phải hai năm mà là bốn hoặc năm năm. Nên tụi mình phải chuẩn bị tinh thần...". Anh ấy còn bảo: - "Hễ cái chuyện gì mà mình có tính trước thì chừng xảy ra mình vẫn vững hơn". Sau đó, trong đêm khuya, anh co cánh tay kéo đầu chị ngả sát vào. Lâu sau, chợt nghe anh nói, như tự nhủ: - "Không biết ở ngoài Bắc có cây trái như ở trong mình không? có soài, có măng cụt, có bưởi không? Cái gì chớ bưởi thì chắc có rồi nghe. Mà không biết bưởi ngoài đó tháng nào đâm bông, chưa chắc là gần giáp Tết như trong mình đâu...". Thoạt nghe, Sứ cho rằng anh cố nói lảng đi, nhưng liền đó chị biết. Chị biết anh đã nghĩ gì trước khi anh nói ra cái câu tưởng như bâng quơ ấy. Hai năm trước đó, trong bữa tiệc bà con Hòn Đất thết bộ đội đánh thắng ở chiến trường Long Châu Hà trở về, lúc Sứ bưng dọn thức ăn ra cho bộ đội, chị có ngờ đâu anh San đã để ý tới chị. Theo lời anh, thì lúc đó anh đã nghe thấy mùi hương bông bưởi thoang thoảng mà Sứ đã cẩn thận gội lên mái tóc dày mượt lạ thường của mình. Hai người quen nhau trong buổi liên hoan tối đó. Về sau gặp lại Sứ, lựa lúc vắng người, anh San cười hỏi khẽ: - "Sao lóng rày cô Ba Sứ không gội bông bưởi nữa?",
Sứ mím môi cười, thẹn đỏ mặt.
Chuyện của hai người là thế. Mối tình đó bắt đầu chớm hé giữa các chiến thắng ngày càng dồn dập trong cả nước, mối tình đó nảy nở giữa tháng chạp các vườn bưởi Hòn Đất đang độ ra hoa. Hai năm sau họ làm đám cưới. ấy là một đám cưới vui nhất ở vùng Hòn, đúng vào lúc ta đại thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ. Từ bấy đến nay đã hơn bảy năm. Hai người gần gũi nhau nhiều lắm là một tháng. Mãi tới hôm nay họ mới được tin nhau qua một bức thư mỏng và gặp lại nhau qua một tấm ảnh nhỏ.
Bảy năm trời! Nghe em gái mình nói, Sứ hầu như không tin thời gian ấy là có thực. Chị thẫn thờ bảo:
- Mau quá!... Mới đó mà đã bảy năm!
- ồ... mà chị nè, chắc anh Ba ảnh đâu biết tụi mình ở trong này gian nan ra sao đâu hả chị! Phải ảnh mà biết cái năm tụi nó bắt chị lên quận ép làm tờ ly khai chồng, cái trận mà chị bị nhốt "chuồng cọp", "chuồng sấu"... Cha, ảnh mà biết!...
Sứ mỉm cười hiền hậu:
- Biết gì được... Thì chắc cũng có nghe nói, mà không rõ được đâu!
Giữa lúc hai chị em nói chuyện với nhau, con bé Thúy se sẽ tụt khỏi lòng Quyên. Nó lồm cồm bò tới bên cái rổ may, mò mẫm tìm trong rổ may lấy ra một chiếc gương tròn. Rồi nó men vào trong góc, chỗ bộ ván áp sát vách. Nó ngồi một mình, lặng lẽ. Lát sau, nó mới từ từ giơ tấm ảnh lên còn tay kia nó cầm chiếc gương soi. Con bé nó coi mặt nó trong gương và coi mặt ba nó trong ảnh. Nó coi đi coi lại, coi nó với ba nó có giống nhau không, từ mắt đến mũi, từ miệng đến vành tai. Nó thấy mắt và chân mày ba nó sao không giống nó lắm. Mắt nó thì tròn, mắt ba nó thì hơi dài mà sắc. Còn chân mày của ba nó thì rậm quá. Song nó mừng rơn lên khi thấy mũi và miệng ba nó giống nó ghê. Hớn hở con bé lại nhìn, lại tìm kiếm những nét giống khác. Nó hy vọng rằng mọi nét giữa nó và ba nó đều giống. Vì nó yêu ba nó lắm. Tình yêu ấy được gieo vào tâm khảm trẻ thơ của nó bắt đầu từ khi nó được biết trên đời này nó còn có một người cha. Nó vẫn tin rằng ba nó cũng tốt, cũng hay, và nhất định là ba nó yêu nó hơn cả. Hồi sáng, khi mẹ nó đưa nó xem tấm ảnh, bảo người trong ảnh là ba nó thì nó tin ngay. Cũng có phần là vì mẹ nó bao giờ cũng nói thật, nhưng chính khi coi ảnh, nó cứ ngờ ngợ như đã có lần gặp ba nó rồi. Thực ra thì nó chỉ gặp ba nó trong trí tưởng trẻ thơ của nó qua những lời mẹ kể.
Về việc này, phải nói là chị Sứ cứ ân hận mãi. Lúc chia tay, chị có giữ một tấm ảnh anh San, chị vẫn cất kỹ tấm ảnh ấy trong bóp. Năm năm mươi sáu, lúc bọn địch bắt chị giải lên quận, chúng xét gặp và xé nát.
Năm đó chị mới sinh con Thúy.
Ngồi trò chuyện với em, Sứ đã liếc thấy con mình làm gì hết cả. Nhưng chị giả vờ như không thấy. Chị đưa mắt nháy Quyên. Quyên ngoảnh nhìn. Thấy con bé Thúy đang lặng lẽ, chăm chú làm các việc nhận dạng đến mức ấy, thì cô bụm miệng cố nhịn cười. Nhưng lát sau, không nín được, cô cười phì ra. Con bé Thúy đỏ mặt, lúng túng, ngượng nghịu úp tấm ảnh và chiếc gương vào ngực.
Sứ không cười. Chị hỏi:
- Sao, con? Con với ba có giống nhau không?
Con bé ngó lơ chỗ khác, không đáp. Loáng cái đã thấy đôi mắt to đen của nó rân rân. Sứ biết sớm muộn gì con mình cũng khóc. Tính nó hay hờn mát, từ bé đã vậy, mẹ chị vẫn nói:
- Con nhỏ nó giống y như mày hồi đó!
Chính chị bây giờ, không hiểu sao, khi thốt hỏi con câu vừa rồi, mi mắt chị bỗng cay cay, nóng nóng. Chị đứng dậy bước tới góc bộ ván ôm lấy con. Rồi hầu như cùng một lúc, hai mẹ con đều nức nở.
Quyên ngồi mỉm cười. Cô biết giọt nước mắt của chị và cháu mình chảy ra cũng chẳng qua bởi niềm vui đến hôm nay đã gợi dậy những nỗi tủi trong bao năm gian khổ, hy sinh và mong đợi, nên cô không lấy thế làm lo. Lát sau, không muốn để tiếng khóc ảnh hưởng đến tin vui cho chị mình, cho cả nhà, cô đứng vụt dậy, nói:
- Khổ ghê, hồi biệt tin tức anh Ba thì chị với con Thúy cứ rủ rỉ thở than với nhau, bây giờ có tin anh Ba thì khóc. Thiệt hết biết hai mẹ con rồi. - Đoạn Quyên quay lưng: - Thôi, hai người ở đó khóc cho đã thèm đi. Tôi đi kiếm má cho má hay coi!
- Má hay rồi! - Chị Sứ nói giọng nghẹn ngào, và tiếp: Má đi ra bãi kiếm tôm cá gì đó, nói chiều nay làm bữa cơm.
Quyên đứng lại, mặt rạng lên:
- Cha!... Mới được một cái thơ của anh Ba mà bà già làm tiệc rồi. Đây tới chừng thống nhất anh Ba về chắc má làm heo...
- Tiệc tùng gì, nghe anh Tám Chấn với chú Ngạn về, má mới...
- ờ, ờ... sáng nay cuộc hội nghị huyện ủy mở rộng đã bế mạc. Xế xế chắc mấy anh về tới đây. Em có gặp mấy anh ở đội VT3 của anh Ngạn đóng ở ấp hai, mấy ảnh nói anh Tám sẽ về công tác ở đây một thời gian ngắn.
Chị Sứ hỏi, giọng đã bình tĩnh trở lại:
- Nghe nói kỳ này anh Tám được bầu làm bí thơ huyện rồi phải không?
- Phải, ảnh đã được bầu làm bí thơ, phụ trách cả dân vận... Em nghĩ anh Tám làm bí thơ là xứng đáng. Chị nhớ hồi đen tối không, chỗ nào cơ sở bị đánh phá dữ thì anh tới, cực khổ nguy hiểm mấy ảnh cũng tỉnh như thường.
- Thiệt, lúc đó lần nào gặp ảnh tao cũng thấy đỡ lo hơn. Nghĩ cũng lạ, nông dân mình qua cách mạng nổi lên nhiều người giỏi dữ. Anh Tám cũng là nông dân rặt đó chớ gì! Má nói hồi còn Tây nhà ảnh ở Vĩnh Hanh, mùa gặt nào cũng thấy ảnh quảy nóp xuống đây gặt mướn...
- Nghe đâu hồi đó ảnh đã hoạt động rồi.
- ồ, ảnh hoạt động lâu rồi. Coi nông dân vậy chớ hoạt động cách mạng lâu thì hiểu nhiều, biết nhiều, lại được cái chắc chắn. Mà ảnh tình cảm ghê lắm. Nhớ hồi tao bị tụi nó bắt, lúc được thả về, ảnh viết thơ nhắc nhở an ủi hoài. Mấy cái thơ đó tao nhớ có đưa cho mày coi mà, Quyên?
- Có, em có coi!
Sứ liếc em gái, cười nói tiếp:
- Thì chuyện giữa mày với thằng Ngạn không khéo chút nữa là tan rồi. Anh Tám mà không cho hay thì mày còn khóc lâu!
Quyên cười chúm chím, có vẻ như đắc ý lắm. Nụ cười của cô hoàn toàn vui vẻ và biểu hiện đầy đủ rằng giá mà đời cô gặp sự rủi chăng nữa thì sự rủi đó đâu cũng chỉ là tạm đấy thôi. Bao giờ cũng vậy, ngay trong lúc khổ cực khó khăn cô cũng cứ tươi luôn, tưởng chừng suốt đời cô sẽ tươi mãi như thế. Ngoại trừ cái dạo năm năm mươi tám thì cô đã khóc lóc vật vã trọn một tháng. Nhưng rồi sau cái tháng đó, mọi nỗi đau buồn của cô bỗng dừng lại giũ sạch.
Chuyện này có dính dáng tới người thanh niên tên Ngạn mà chị Sứ vừa nhắc tới. Ngạn là anh thợ nhà in, làm liên lạc viên ở nội thành Rạch Giá. Anh bị giặc bắt năm năm mươi lăm rồi bị đưa lên Phú Lợi. Tại Phú Lợi, Ngạn đã tham gia cuộc đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ - Diệm. Sau đó, anh là một trong số người sống sót bị giặc chở ra liệng biển. Dọc đường đến bến tàu, anh từ trên xe cam-nhông nhảy đại xuống, lẩn vào phố. Đồng bào ở đó chặt cái còng trên tay anh, giấu kín anh, rồi đưa anh đi. Lúc về Hòn Đất, Ngạn mới có hăm hai tuổi đời, nhưng anh có được tới ba tuổi Đảng. Anh vào Đảng trong tù. Kể chuyện cho Quyên nghe, anh nói rằng trong buổi kết nạp, anh giơ nắm tay chào cờ Đảng tưởng tượng trong lòng, chứ không có cờ Đảng treo trước mặt. Về đây cuối năm năm mươi chín, anh phụ trách thanh niên. Và anh đã gặp Quyên trong thời gian ấy. Hồi đó, Quyên mới mười bảy tuổi, hồi Hòn Đất cùng bao xóm xã khác bị bọn Diệm đánh phá khốc liệt. Có lần anh nằm trong cái hầm bí mật dưới sàn nhà Quyên gần hai tháng, sắp đặt chỉ vẽ cho Quyên đi công tác. Đến khi Quyên tự động công tác được rồi thì anh lại phải chuyển đi chỗ khác, vì giặc đã đánh hơi được anh. Cái hầm thứ hai của anh ở dưới một nấm mả giả nằm giữa một đám mả thật. Đêm đêm, có một cô gái nhỏ đi ra và chui xuống dưới mả. Cô gái nhỏ ấy là Quyên. Hầu như đêm nào Quyên cũng lẻn ra đó, đem cơm cho anh, bàn bạc công việc. Nhiều khi cô đem cho anh cả chuối và xoài nữa. Cô bắt anh phải thay quần áo, rồi thường vo bộ quần áo đã bẩn của anh về giặt. Có những lúc kẹt cô không ra được, thì mẹ Sáu ra. Lần nào xuống hầm, mẹ cũng khóc. Một hôm, mẹ nói với anh:
- Tao nghĩ không lẽ mình cứ nhịn nhục như vầy hoài sao Ngạn? Nó mổ bụng mình, nó đập đầu mình, anh em chết không biết bao nhiêu rồi. Hôm qua, con Quyên với con Sứ vô rừng mò kiếm được xương thịt của bảy anh em mình bị nó đập bữa trước, kiếm gặp ở trong bàu.
Nói rồi mẹ bưng mặt khóc:
Ngạn hỏi:
- Vậy chị Ba với em út đem những xương đó về để ở đâu?
- Hai đứa nó bọc trong ni-lông đem giấu trong hang Hòn rồi!
Có một hôm, bà mẹ nắm tay anh do dự mãi, lúc sau mới chậm rãi nói:
- Ngạn à, tao coi mày như con của tao. Tao hỏi thiệt, mày có thương con Quyên không? Nếu như có thương thì nói tao biết, tao gả cho!
Ngạn cảm động ôm chầm lấy mẹ. Dĩ nhiên là trước khi mẹ Sáu nói thế, anh với Quyên đã thương nhau nhiều. Nhưng anh cảm động sung sướng hơn vì thấy mẹ Sáu nói ra điều ấy giữa lúc cơ sở bị đánh phá dữ dội nhất, giữa lúc anh phải náu mình dưới cái hầm tăm tối và kỳ lạ nhất. Anh nghĩ mẹ Sáu muốn giao đời cô gái út cho anh, ngoài sự thương yêu riêng anh, ắt còn vì mẹ tin và yêu thương cách mạng. Nằm trong hầm tối, anh cứ nghĩ sao mẹ không tính đến việc anh có thể hy sinh nay mai? Sao mẹ không sợ con gái mình cơ cực. Ngày ấy, Quyên mới lớn, trông đã xinh, khắp vùng có nhiều người ghếm ghé mai mối, trong đó có cả những tên sĩ quan làm ra vẻ đứng đắn và những gã con trai bảnh bao thường về bãi Tre tắm biển. Bà mẹ đã nhiều lần nói với lối xóm:
- Con tôi sanh ra không phải để gả cho hạng đó đâu!
Còn Quyên thì trước những lời tán tỉnh của bọn ấy, cô bực bội lắm. Đêm đêm, khi cô sắp đặt chân tới đám mả hoang vắng, thì nỗi bực bội phiền toái của cô về chuyện đó không còn nữa, và lòng cô tràn ngập bao nỗi yêu thương cùng hy vọng. Hồi nhỏ, không bao giờ cô dám đi qua đám mả ấy, kể cả ban ngày, thế mà nay cô đi tới đó chẳng chút sợ sệt. Không, ở đó không có con ma nào cả. Có phải đề phòng là đề phòng bọn công an. Nhưng chỗ này bọn chúng lại không ngờ tới. Ngạn yên ổn sống ở dưới đó ngót hai tháng rồi mới chuyển vào ở cứ. Tai họa xảy đến với anh vào buổi trưa, lúc anh đang trên đường từ cứ ra rìa xóm. Bọn giặc phục kích bắt được anh. Ngay chiều hôm đó, căn cứ trong rừng bị địch bao. May mắn, là anh em đi bắt vọp cả, chỉ có cái chòi trống không. Anh em bắt vọp gần đấy nghe bọn lính biệt kích láo nháo:
- Đ.mẹ, sao nó chỉ ở đây?
Có thằng bảo:
- Nó chỉ ở đây trúng rồi. Chắc tụi nó biết động nên đã dời.
Bọn lính nằm rình gần nửa tiếng đồng hồ mới kéo đi. Anh em thoát được về nói:
- Thôi, thằng Ngạn khai ra hết rồi!
- Thì còn gì nữa, ngoài nó thì ai vô đây!
- Thiệt là không hiểu nổi... anh em mình tin tưởng nó, nghe nó bị bắt mình cũng không dời cứ, vậy mà nó trở mặt như vậy aà?
Cái tin nói Ngạn bị bắt vừa mới về với Quyên thì kế đó lại có tin ghê gớm hơn nói Ngạn đã khai báo. Trong một ngày, Quyên nhận được hai tin dữ. Ban đầu cô không tin, không bao giờ cô tin Ngạn lại phản bội. Cả nhà, từ mẹ cô đến chị Sứ, cũng đều không tin sự thật lại là thế. Nhưng không lâu sau, khắp Hòn Đất đều đồn Ngạn là người đã chỉ căn cứ cho địch đánh. Tất cả mọi người tốt đều nhìn Quyên với cặp mắt thương hại. Quyên tối tăm cả mặt mày. Cô có cảm tượng như bị một cây gậy của ai bất thình lình phang trúng ngang lưng. Cô khóc suốt đêm và nghĩ rằng nếu Ngạn đã vậy thì giữa cô với Ngạn đâu còn có gì nữa, và tình yêu thế là tan nát rồi sao? Đôi lúc nghĩ lại về con người Ngạn, cô bỗng muốn kêu lên: - "Không, không phải vậy đâu!". Có cái gì khiến cô hoảng sợ trước những lời đồn đãi, nhưng lại không muốn tin lời đồn đãi với sự suy xét và lòng tin của cô đối với Ngạn. Cô tìm gặp anh Hai Thép bây giờ đã là bí thơ chi bộ để hỏi. Anh Hai Thép nói: - "út Quyên à, bây cứ bình tĩnh. Chuyện này trong chi ủy vừa rồi có bàn nhưng chưa thấy có bằng cớ gì đích xác là do Ngạn khai ra, cho nên chi ủy vẫn chưa kết luận. Anh Tám Chấn viết thơ về nói: "Chuyện đó khoan đã, với bấy nhiêu sự việc mà đã vội cho đồng chí ta là phản bội thì không được. Đành rằng phải cảnh giác. Nhưng thằng địch bây giờ có nhiều mưu hiểm lắm. Việc này tôi đang cho điều tra, hư thực ra sao tôi sẽ báo cho các đồng chí hay". Quyên nghe anh Hai Thép nói thì hơi mừng. Cô trở về nhà với niềm hy vọng le lói trở lại. Cô nói với chị Sứ:
- Chưa chắc đâu, trong Đảng cũng chưa kết luận kia mà!
- Thì tao đã nói, các đảng viên chỉ có được thông báo sự việc như vậy và bảo phải cảnh giác đề phòng thôi. Mày cứ khóc hoài, phải để coi đã chớ, lớn rồi chớ bộ còn con nít sao!
Quyên nói:
- Thôi em nghe lời Đảng, nghe lời chị. Em không nghĩ gì nữa.
- ờ cứ vậy đi!... Nhưng tao hỏi... - Nói đến đây, chị Sứ do dự một lúc rồi nhìn thẳng vào mắt Quyên, nói tiếp - Nhưng... nếu Đảng chỉ biết Ngạn vẫn tốt thì không nói chi, còn giá như Ngạn hư thiệt rồi thì mày tính sao?
Quyên ngồi lặng đi rất lâu mới đáp, giọng uất nghẹn:
- Tính sao nữa... coi như không có ảnh, coi ảnh chết rồi chớ sao! Gặp ảnh, em sẽ...
- Sẽ sao?
Quyên biết chị đã có ý trêu mình, cô vùng vằng:
- Tới chừng đó hẵng hay, bây giờ em không nói trước làm chi?
May thay, sự việc không phải dẫn đến chỗ như hai chị em giả dụ. Mươi bữa sau, anh Tám Chấn từ trên huyện về, cho gọi Quyên vô cứ. Câu đầu tiên của anh Tám là:
- Nè, út Quyên kiếm gà cho tôi ăn đi, rồi tôi nói cho nghe!
Trời ơi, mới nghe nói thế Quyên đã hiểu ngay. Tim cô đập thình thịch, cô nhào tới nắm chặt tay anh Tám. Anh Tám mỉm cười nhìn cô với ánh mắt vui vẻ và thông cảm. Anh lặp lại:
- Nhưng có đồng ý làm gà cho tôi ăn không chớ?
- Có, có... Quyên nói vội, mặt đỏ lên.
Anh Tám bấy giờ mới đứng dậy kéo tay cô ra góc chòi. Anh khẽ nói:
- Mấy hôm nay nghe út Quyên buồn lắm hả? Thôi đừng buồn nữa, Ngạn vẫn tốt, rất tốt. Anh dừng lại, giúi cái tàn thuốc xuống đất, rồi tiếp:
- Mới đây, ta vừa bắt được một ổ điệp điều tra, chúng có khai ra một số chuyện, trong đó có chuyện giặc bao cứ tháng trước. Nguyên do là bọn điệp ở xóm Chùa ngày nào cũng leo lên cây sao hai ngọn để theo dõi trong rừng tràm. Chúng nói một buổi chiều chúng thấy ở giữa rừng có khói bay lên. Chúng liền báo cho tụi thằng Xăm vô đánh. Đấy chỉ có vậy, chỉ có một ngọn khói nhỏ vậy thôi...
Quyên thở phào, nhẹ cả người.
Đang đi, anh Tám Chấn chợt đứng hẳn lại nhìn tới trước, trầm trồ bảo Ngạn:
- Cứ mỗi lần về Hòn là tôi lại thấy nó khác đi. Tháng này Hòn coi xanh tốt quá. Chú ngó kia, mãng cầu ta lên lá non coi mướt chưa?
Ngạn và chú bảo vệ anh Tám là Đạt cũng dừng lại. Đứng bên anh Tám, Ngạn đưa mắt nhìn về phía Hòn Đất. Anh cũng có cảm giác rất dễ chịu, ngay từ đầu đường rẽ về Hòn.
- Chị Ba, bây giờ chị tin em chưa, em đã nói anh Ba ảnh có quên chị đâu. Thơ ảnh viết đọc thiệt mới cảm động làm sao. Mà ảnh gởi về mười tám cái thơ rồi chớ ít ỏi gì. Đó, vậy mà chị cứ ngỡ thế này thế nọ... Thôi, thơ ảnh lạc hết rồi, còn thơ chị cũng chẳng tới tay ảnh cái nào đâu! Em ức quá, ở ngoài Bắc thì cũng là ở trong nước mình, vậy mà bảy năm trời bao nhiêu thơ gởi đều lạc mất. Thiệt là ức... Nhưng, nhưng bữa nay chị hết thắc mắc rồi, phải không? Kẻo chị cứ nói: - "E ra ngoài ổng sung sướng vui vẻ quá rồi không còn nhớ ai nữa". Đó, chị thấy oan cho anh Ba chưa?
Quyên nói với chị ruột của mình một cách vội vàng và mừng rỡ. Coi cô như bênh anh rể, nhưng chính là cô mừng cho chị cô. Cô gái chia xẻ và vun vào cái niềm vui lớn mà suốt bảy năm trời nay chị của cô mới có được. Lúc đó, đôi bàn tay đầy đặn của cô lát lát lại hoa lên, mắt cô long lanh, và đôi khi môi cô mím lại.
Cầm cái thư đưa trả cho chị, Quyên giữ lại tấm ảnh. Cô thoắt bước tới túm lấy con bé Thúy từ ngoài bậc thang nhà, kéo nó lại với cô, chìa tấm ảnh ra:
- Nghe dì út hỏi nè, ông này là ông nào đây?
- Ba của con!
Con bé nói, đưa đôi bàn tay nhỏ nhắn cầm tấm ảnh, nhìn đau đáu. Nó thì thào nhắc lại:
- Ba của con mà!
- Sao con biết?
- Má nói... má nói đó là ba của con!
Con bé ngước đôi mắt đen tròn như hai hột nhãn lên:
- Có phải thiệt là ba của con không, hở dì út?
Quyên không đáp. Cô bế thốc cháu lên bộ ván, đặt nó ngồi yên trên đùi mình, rồi mới gật nhẹ đầu:
- Phải rồi, ba của con đó. Từ giờ này phải nhớ cho kỹ nghe! Vậy là hai cha con biết mặt nhau rồi.
Quyên day sang chị:
- Chị Ba, theo như thơ anh Ba nói thì ảnh đã nhận được cái thơ sau cùng của chị, cả tấm hình chị chụp với con Thúy... Trời ơi, bảy năm ảnh mới biết mặt con Thúy đó nghe!
Rồi Quyên xỉa yêu ngón tay trỏ vào trán con Thúy:
- Bảy năm trời ba mày mới biết cái mặt mày rồi đó Thúy à. Hồi ba mày đi thì đã có mày đâu, hồi đó chưa đẻ mày mà...
Nghe em gái nói, chị Sứ liền nhớ lại hết sức rõ rệt những ngày cuối cùng anh San chồng chị trở về nhà trước khi lên đường tập kết. Những hôm ấy, cũng tại cái nhà sàn lát ván cũ kỹ này, anh San vẫn nói chuyện như thường, vẫn cười cái cười cởi mở như ngày thường. Riêng Sứ, chị mới hiểu sự bình thường ấy làm sao. Chồng chị cứ lặp đi lặp lại mấy lần: - "Hai năm thì có lâu la gì!". Nhưng trong đêm chót, anh mới nói thực điều anh đã nghĩ: - "Em à, nói vậy để má đừng lo, tội nghiệp má. Chớ với em, thì anh nói anh không tin ở hạn định hai năm đâu. Có khi chưa tới một năm thì súng sẽ nổ lại, nhưng có khi không phải hai năm mà là bốn hoặc năm năm. Nên tụi mình phải chuẩn bị tinh thần...". Anh ấy còn bảo: - "Hễ cái chuyện gì mà mình có tính trước thì chừng xảy ra mình vẫn vững hơn". Sau đó, trong đêm khuya, anh co cánh tay kéo đầu chị ngả sát vào. Lâu sau, chợt nghe anh nói, như tự nhủ: - "Không biết ở ngoài Bắc có cây trái như ở trong mình không? có soài, có măng cụt, có bưởi không? Cái gì chớ bưởi thì chắc có rồi nghe. Mà không biết bưởi ngoài đó tháng nào đâm bông, chưa chắc là gần giáp Tết như trong mình đâu...". Thoạt nghe, Sứ cho rằng anh cố nói lảng đi, nhưng liền đó chị biết. Chị biết anh đã nghĩ gì trước khi anh nói ra cái câu tưởng như bâng quơ ấy. Hai năm trước đó, trong bữa tiệc bà con Hòn Đất thết bộ đội đánh thắng ở chiến trường Long Châu Hà trở về, lúc Sứ bưng dọn thức ăn ra cho bộ đội, chị có ngờ đâu anh San đã để ý tới chị. Theo lời anh, thì lúc đó anh đã nghe thấy mùi hương bông bưởi thoang thoảng mà Sứ đã cẩn thận gội lên mái tóc dày mượt lạ thường của mình. Hai người quen nhau trong buổi liên hoan tối đó. Về sau gặp lại Sứ, lựa lúc vắng người, anh San cười hỏi khẽ: - "Sao lóng rày cô Ba Sứ không gội bông bưởi nữa?",
Sứ mím môi cười, thẹn đỏ mặt.
Chuyện của hai người là thế. Mối tình đó bắt đầu chớm hé giữa các chiến thắng ngày càng dồn dập trong cả nước, mối tình đó nảy nở giữa tháng chạp các vườn bưởi Hòn Đất đang độ ra hoa. Hai năm sau họ làm đám cưới. ấy là một đám cưới vui nhất ở vùng Hòn, đúng vào lúc ta đại thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ. Từ bấy đến nay đã hơn bảy năm. Hai người gần gũi nhau nhiều lắm là một tháng. Mãi tới hôm nay họ mới được tin nhau qua một bức thư mỏng và gặp lại nhau qua một tấm ảnh nhỏ.
Bảy năm trời! Nghe em gái mình nói, Sứ hầu như không tin thời gian ấy là có thực. Chị thẫn thờ bảo:
- Mau quá!... Mới đó mà đã bảy năm!
- ồ... mà chị nè, chắc anh Ba ảnh đâu biết tụi mình ở trong này gian nan ra sao đâu hả chị! Phải ảnh mà biết cái năm tụi nó bắt chị lên quận ép làm tờ ly khai chồng, cái trận mà chị bị nhốt "chuồng cọp", "chuồng sấu"... Cha, ảnh mà biết!...
Sứ mỉm cười hiền hậu:
- Biết gì được... Thì chắc cũng có nghe nói, mà không rõ được đâu!
Giữa lúc hai chị em nói chuyện với nhau, con bé Thúy se sẽ tụt khỏi lòng Quyên. Nó lồm cồm bò tới bên cái rổ may, mò mẫm tìm trong rổ may lấy ra một chiếc gương tròn. Rồi nó men vào trong góc, chỗ bộ ván áp sát vách. Nó ngồi một mình, lặng lẽ. Lát sau, nó mới từ từ giơ tấm ảnh lên còn tay kia nó cầm chiếc gương soi. Con bé nó coi mặt nó trong gương và coi mặt ba nó trong ảnh. Nó coi đi coi lại, coi nó với ba nó có giống nhau không, từ mắt đến mũi, từ miệng đến vành tai. Nó thấy mắt và chân mày ba nó sao không giống nó lắm. Mắt nó thì tròn, mắt ba nó thì hơi dài mà sắc. Còn chân mày của ba nó thì rậm quá. Song nó mừng rơn lên khi thấy mũi và miệng ba nó giống nó ghê. Hớn hở con bé lại nhìn, lại tìm kiếm những nét giống khác. Nó hy vọng rằng mọi nét giữa nó và ba nó đều giống. Vì nó yêu ba nó lắm. Tình yêu ấy được gieo vào tâm khảm trẻ thơ của nó bắt đầu từ khi nó được biết trên đời này nó còn có một người cha. Nó vẫn tin rằng ba nó cũng tốt, cũng hay, và nhất định là ba nó yêu nó hơn cả. Hồi sáng, khi mẹ nó đưa nó xem tấm ảnh, bảo người trong ảnh là ba nó thì nó tin ngay. Cũng có phần là vì mẹ nó bao giờ cũng nói thật, nhưng chính khi coi ảnh, nó cứ ngờ ngợ như đã có lần gặp ba nó rồi. Thực ra thì nó chỉ gặp ba nó trong trí tưởng trẻ thơ của nó qua những lời mẹ kể.
Về việc này, phải nói là chị Sứ cứ ân hận mãi. Lúc chia tay, chị có giữ một tấm ảnh anh San, chị vẫn cất kỹ tấm ảnh ấy trong bóp. Năm năm mươi sáu, lúc bọn địch bắt chị giải lên quận, chúng xét gặp và xé nát.
Năm đó chị mới sinh con Thúy.
Ngồi trò chuyện với em, Sứ đã liếc thấy con mình làm gì hết cả. Nhưng chị giả vờ như không thấy. Chị đưa mắt nháy Quyên. Quyên ngoảnh nhìn. Thấy con bé Thúy đang lặng lẽ, chăm chú làm các việc nhận dạng đến mức ấy, thì cô bụm miệng cố nhịn cười. Nhưng lát sau, không nín được, cô cười phì ra. Con bé Thúy đỏ mặt, lúng túng, ngượng nghịu úp tấm ảnh và chiếc gương vào ngực.
Sứ không cười. Chị hỏi:
- Sao, con? Con với ba có giống nhau không?
Con bé ngó lơ chỗ khác, không đáp. Loáng cái đã thấy đôi mắt to đen của nó rân rân. Sứ biết sớm muộn gì con mình cũng khóc. Tính nó hay hờn mát, từ bé đã vậy, mẹ chị vẫn nói:
- Con nhỏ nó giống y như mày hồi đó!
Chính chị bây giờ, không hiểu sao, khi thốt hỏi con câu vừa rồi, mi mắt chị bỗng cay cay, nóng nóng. Chị đứng dậy bước tới góc bộ ván ôm lấy con. Rồi hầu như cùng một lúc, hai mẹ con đều nức nở.
Quyên ngồi mỉm cười. Cô biết giọt nước mắt của chị và cháu mình chảy ra cũng chẳng qua bởi niềm vui đến hôm nay đã gợi dậy những nỗi tủi trong bao năm gian khổ, hy sinh và mong đợi, nên cô không lấy thế làm lo. Lát sau, không muốn để tiếng khóc ảnh hưởng đến tin vui cho chị mình, cho cả nhà, cô đứng vụt dậy, nói:
- Khổ ghê, hồi biệt tin tức anh Ba thì chị với con Thúy cứ rủ rỉ thở than với nhau, bây giờ có tin anh Ba thì khóc. Thiệt hết biết hai mẹ con rồi. - Đoạn Quyên quay lưng: - Thôi, hai người ở đó khóc cho đã thèm đi. Tôi đi kiếm má cho má hay coi!
- Má hay rồi! - Chị Sứ nói giọng nghẹn ngào, và tiếp: Má đi ra bãi kiếm tôm cá gì đó, nói chiều nay làm bữa cơm.
Quyên đứng lại, mặt rạng lên:
- Cha!... Mới được một cái thơ của anh Ba mà bà già làm tiệc rồi. Đây tới chừng thống nhất anh Ba về chắc má làm heo...
- Tiệc tùng gì, nghe anh Tám Chấn với chú Ngạn về, má mới...
- ờ, ờ... sáng nay cuộc hội nghị huyện ủy mở rộng đã bế mạc. Xế xế chắc mấy anh về tới đây. Em có gặp mấy anh ở đội VT3 của anh Ngạn đóng ở ấp hai, mấy ảnh nói anh Tám sẽ về công tác ở đây một thời gian ngắn.
Chị Sứ hỏi, giọng đã bình tĩnh trở lại:
- Nghe nói kỳ này anh Tám được bầu làm bí thơ huyện rồi phải không?
- Phải, ảnh đã được bầu làm bí thơ, phụ trách cả dân vận... Em nghĩ anh Tám làm bí thơ là xứng đáng. Chị nhớ hồi đen tối không, chỗ nào cơ sở bị đánh phá dữ thì anh tới, cực khổ nguy hiểm mấy ảnh cũng tỉnh như thường.
- Thiệt, lúc đó lần nào gặp ảnh tao cũng thấy đỡ lo hơn. Nghĩ cũng lạ, nông dân mình qua cách mạng nổi lên nhiều người giỏi dữ. Anh Tám cũng là nông dân rặt đó chớ gì! Má nói hồi còn Tây nhà ảnh ở Vĩnh Hanh, mùa gặt nào cũng thấy ảnh quảy nóp xuống đây gặt mướn...
- Nghe đâu hồi đó ảnh đã hoạt động rồi.
- ồ, ảnh hoạt động lâu rồi. Coi nông dân vậy chớ hoạt động cách mạng lâu thì hiểu nhiều, biết nhiều, lại được cái chắc chắn. Mà ảnh tình cảm ghê lắm. Nhớ hồi tao bị tụi nó bắt, lúc được thả về, ảnh viết thơ nhắc nhở an ủi hoài. Mấy cái thơ đó tao nhớ có đưa cho mày coi mà, Quyên?
- Có, em có coi!
Sứ liếc em gái, cười nói tiếp:
- Thì chuyện giữa mày với thằng Ngạn không khéo chút nữa là tan rồi. Anh Tám mà không cho hay thì mày còn khóc lâu!
Quyên cười chúm chím, có vẻ như đắc ý lắm. Nụ cười của cô hoàn toàn vui vẻ và biểu hiện đầy đủ rằng giá mà đời cô gặp sự rủi chăng nữa thì sự rủi đó đâu cũng chỉ là tạm đấy thôi. Bao giờ cũng vậy, ngay trong lúc khổ cực khó khăn cô cũng cứ tươi luôn, tưởng chừng suốt đời cô sẽ tươi mãi như thế. Ngoại trừ cái dạo năm năm mươi tám thì cô đã khóc lóc vật vã trọn một tháng. Nhưng rồi sau cái tháng đó, mọi nỗi đau buồn của cô bỗng dừng lại giũ sạch.
Chuyện này có dính dáng tới người thanh niên tên Ngạn mà chị Sứ vừa nhắc tới. Ngạn là anh thợ nhà in, làm liên lạc viên ở nội thành Rạch Giá. Anh bị giặc bắt năm năm mươi lăm rồi bị đưa lên Phú Lợi. Tại Phú Lợi, Ngạn đã tham gia cuộc đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ - Diệm. Sau đó, anh là một trong số người sống sót bị giặc chở ra liệng biển. Dọc đường đến bến tàu, anh từ trên xe cam-nhông nhảy đại xuống, lẩn vào phố. Đồng bào ở đó chặt cái còng trên tay anh, giấu kín anh, rồi đưa anh đi. Lúc về Hòn Đất, Ngạn mới có hăm hai tuổi đời, nhưng anh có được tới ba tuổi Đảng. Anh vào Đảng trong tù. Kể chuyện cho Quyên nghe, anh nói rằng trong buổi kết nạp, anh giơ nắm tay chào cờ Đảng tưởng tượng trong lòng, chứ không có cờ Đảng treo trước mặt. Về đây cuối năm năm mươi chín, anh phụ trách thanh niên. Và anh đã gặp Quyên trong thời gian ấy. Hồi đó, Quyên mới mười bảy tuổi, hồi Hòn Đất cùng bao xóm xã khác bị bọn Diệm đánh phá khốc liệt. Có lần anh nằm trong cái hầm bí mật dưới sàn nhà Quyên gần hai tháng, sắp đặt chỉ vẽ cho Quyên đi công tác. Đến khi Quyên tự động công tác được rồi thì anh lại phải chuyển đi chỗ khác, vì giặc đã đánh hơi được anh. Cái hầm thứ hai của anh ở dưới một nấm mả giả nằm giữa một đám mả thật. Đêm đêm, có một cô gái nhỏ đi ra và chui xuống dưới mả. Cô gái nhỏ ấy là Quyên. Hầu như đêm nào Quyên cũng lẻn ra đó, đem cơm cho anh, bàn bạc công việc. Nhiều khi cô đem cho anh cả chuối và xoài nữa. Cô bắt anh phải thay quần áo, rồi thường vo bộ quần áo đã bẩn của anh về giặt. Có những lúc kẹt cô không ra được, thì mẹ Sáu ra. Lần nào xuống hầm, mẹ cũng khóc. Một hôm, mẹ nói với anh:
- Tao nghĩ không lẽ mình cứ nhịn nhục như vầy hoài sao Ngạn? Nó mổ bụng mình, nó đập đầu mình, anh em chết không biết bao nhiêu rồi. Hôm qua, con Quyên với con Sứ vô rừng mò kiếm được xương thịt của bảy anh em mình bị nó đập bữa trước, kiếm gặp ở trong bàu.
Nói rồi mẹ bưng mặt khóc:
Ngạn hỏi:
- Vậy chị Ba với em út đem những xương đó về để ở đâu?
- Hai đứa nó bọc trong ni-lông đem giấu trong hang Hòn rồi!
Có một hôm, bà mẹ nắm tay anh do dự mãi, lúc sau mới chậm rãi nói:
- Ngạn à, tao coi mày như con của tao. Tao hỏi thiệt, mày có thương con Quyên không? Nếu như có thương thì nói tao biết, tao gả cho!
Ngạn cảm động ôm chầm lấy mẹ. Dĩ nhiên là trước khi mẹ Sáu nói thế, anh với Quyên đã thương nhau nhiều. Nhưng anh cảm động sung sướng hơn vì thấy mẹ Sáu nói ra điều ấy giữa lúc cơ sở bị đánh phá dữ dội nhất, giữa lúc anh phải náu mình dưới cái hầm tăm tối và kỳ lạ nhất. Anh nghĩ mẹ Sáu muốn giao đời cô gái út cho anh, ngoài sự thương yêu riêng anh, ắt còn vì mẹ tin và yêu thương cách mạng. Nằm trong hầm tối, anh cứ nghĩ sao mẹ không tính đến việc anh có thể hy sinh nay mai? Sao mẹ không sợ con gái mình cơ cực. Ngày ấy, Quyên mới lớn, trông đã xinh, khắp vùng có nhiều người ghếm ghé mai mối, trong đó có cả những tên sĩ quan làm ra vẻ đứng đắn và những gã con trai bảnh bao thường về bãi Tre tắm biển. Bà mẹ đã nhiều lần nói với lối xóm:
- Con tôi sanh ra không phải để gả cho hạng đó đâu!
Còn Quyên thì trước những lời tán tỉnh của bọn ấy, cô bực bội lắm. Đêm đêm, khi cô sắp đặt chân tới đám mả hoang vắng, thì nỗi bực bội phiền toái của cô về chuyện đó không còn nữa, và lòng cô tràn ngập bao nỗi yêu thương cùng hy vọng. Hồi nhỏ, không bao giờ cô dám đi qua đám mả ấy, kể cả ban ngày, thế mà nay cô đi tới đó chẳng chút sợ sệt. Không, ở đó không có con ma nào cả. Có phải đề phòng là đề phòng bọn công an. Nhưng chỗ này bọn chúng lại không ngờ tới. Ngạn yên ổn sống ở dưới đó ngót hai tháng rồi mới chuyển vào ở cứ. Tai họa xảy đến với anh vào buổi trưa, lúc anh đang trên đường từ cứ ra rìa xóm. Bọn giặc phục kích bắt được anh. Ngay chiều hôm đó, căn cứ trong rừng bị địch bao. May mắn, là anh em đi bắt vọp cả, chỉ có cái chòi trống không. Anh em bắt vọp gần đấy nghe bọn lính biệt kích láo nháo:
- Đ.mẹ, sao nó chỉ ở đây?
Có thằng bảo:
- Nó chỉ ở đây trúng rồi. Chắc tụi nó biết động nên đã dời.
Bọn lính nằm rình gần nửa tiếng đồng hồ mới kéo đi. Anh em thoát được về nói:
- Thôi, thằng Ngạn khai ra hết rồi!
- Thì còn gì nữa, ngoài nó thì ai vô đây!
- Thiệt là không hiểu nổi... anh em mình tin tưởng nó, nghe nó bị bắt mình cũng không dời cứ, vậy mà nó trở mặt như vậy aà?
Cái tin nói Ngạn bị bắt vừa mới về với Quyên thì kế đó lại có tin ghê gớm hơn nói Ngạn đã khai báo. Trong một ngày, Quyên nhận được hai tin dữ. Ban đầu cô không tin, không bao giờ cô tin Ngạn lại phản bội. Cả nhà, từ mẹ cô đến chị Sứ, cũng đều không tin sự thật lại là thế. Nhưng không lâu sau, khắp Hòn Đất đều đồn Ngạn là người đã chỉ căn cứ cho địch đánh. Tất cả mọi người tốt đều nhìn Quyên với cặp mắt thương hại. Quyên tối tăm cả mặt mày. Cô có cảm tượng như bị một cây gậy của ai bất thình lình phang trúng ngang lưng. Cô khóc suốt đêm và nghĩ rằng nếu Ngạn đã vậy thì giữa cô với Ngạn đâu còn có gì nữa, và tình yêu thế là tan nát rồi sao? Đôi lúc nghĩ lại về con người Ngạn, cô bỗng muốn kêu lên: - "Không, không phải vậy đâu!". Có cái gì khiến cô hoảng sợ trước những lời đồn đãi, nhưng lại không muốn tin lời đồn đãi với sự suy xét và lòng tin của cô đối với Ngạn. Cô tìm gặp anh Hai Thép bây giờ đã là bí thơ chi bộ để hỏi. Anh Hai Thép nói: - "út Quyên à, bây cứ bình tĩnh. Chuyện này trong chi ủy vừa rồi có bàn nhưng chưa thấy có bằng cớ gì đích xác là do Ngạn khai ra, cho nên chi ủy vẫn chưa kết luận. Anh Tám Chấn viết thơ về nói: "Chuyện đó khoan đã, với bấy nhiêu sự việc mà đã vội cho đồng chí ta là phản bội thì không được. Đành rằng phải cảnh giác. Nhưng thằng địch bây giờ có nhiều mưu hiểm lắm. Việc này tôi đang cho điều tra, hư thực ra sao tôi sẽ báo cho các đồng chí hay". Quyên nghe anh Hai Thép nói thì hơi mừng. Cô trở về nhà với niềm hy vọng le lói trở lại. Cô nói với chị Sứ:
- Chưa chắc đâu, trong Đảng cũng chưa kết luận kia mà!
- Thì tao đã nói, các đảng viên chỉ có được thông báo sự việc như vậy và bảo phải cảnh giác đề phòng thôi. Mày cứ khóc hoài, phải để coi đã chớ, lớn rồi chớ bộ còn con nít sao!
Quyên nói:
- Thôi em nghe lời Đảng, nghe lời chị. Em không nghĩ gì nữa.
- ờ cứ vậy đi!... Nhưng tao hỏi... - Nói đến đây, chị Sứ do dự một lúc rồi nhìn thẳng vào mắt Quyên, nói tiếp - Nhưng... nếu Đảng chỉ biết Ngạn vẫn tốt thì không nói chi, còn giá như Ngạn hư thiệt rồi thì mày tính sao?
Quyên ngồi lặng đi rất lâu mới đáp, giọng uất nghẹn:
- Tính sao nữa... coi như không có ảnh, coi ảnh chết rồi chớ sao! Gặp ảnh, em sẽ...
- Sẽ sao?
Quyên biết chị đã có ý trêu mình, cô vùng vằng:
- Tới chừng đó hẵng hay, bây giờ em không nói trước làm chi?
May thay, sự việc không phải dẫn đến chỗ như hai chị em giả dụ. Mươi bữa sau, anh Tám Chấn từ trên huyện về, cho gọi Quyên vô cứ. Câu đầu tiên của anh Tám là:
- Nè, út Quyên kiếm gà cho tôi ăn đi, rồi tôi nói cho nghe!
Trời ơi, mới nghe nói thế Quyên đã hiểu ngay. Tim cô đập thình thịch, cô nhào tới nắm chặt tay anh Tám. Anh Tám mỉm cười nhìn cô với ánh mắt vui vẻ và thông cảm. Anh lặp lại:
- Nhưng có đồng ý làm gà cho tôi ăn không chớ?
- Có, có... Quyên nói vội, mặt đỏ lên.
Anh Tám bấy giờ mới đứng dậy kéo tay cô ra góc chòi. Anh khẽ nói:
- Mấy hôm nay nghe út Quyên buồn lắm hả? Thôi đừng buồn nữa, Ngạn vẫn tốt, rất tốt. Anh dừng lại, giúi cái tàn thuốc xuống đất, rồi tiếp:
- Mới đây, ta vừa bắt được một ổ điệp điều tra, chúng có khai ra một số chuyện, trong đó có chuyện giặc bao cứ tháng trước. Nguyên do là bọn điệp ở xóm Chùa ngày nào cũng leo lên cây sao hai ngọn để theo dõi trong rừng tràm. Chúng nói một buổi chiều chúng thấy ở giữa rừng có khói bay lên. Chúng liền báo cho tụi thằng Xăm vô đánh. Đấy chỉ có vậy, chỉ có một ngọn khói nhỏ vậy thôi...
Quyên thở phào, nhẹ cả người.
Đang đi, anh Tám Chấn chợt đứng hẳn lại nhìn tới trước, trầm trồ bảo Ngạn:
- Cứ mỗi lần về Hòn là tôi lại thấy nó khác đi. Tháng này Hòn coi xanh tốt quá. Chú ngó kia, mãng cầu ta lên lá non coi mướt chưa?
Ngạn và chú bảo vệ anh Tám là Đạt cũng dừng lại. Đứng bên anh Tám, Ngạn đưa mắt nhìn về phía Hòn Đất. Anh cũng có cảm giác rất dễ chịu, ngay từ đầu đường rẽ về Hòn.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!