Mắt biếc (hậu truyện 2)
Jassminn | Chat Online | |
23/08/2021 08:35:58 | |
Văn học trong nước | Tự viết | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
383 lượt xem
- * Sinh đôi (Văn học trong nước)
- * Thơ tặng giáo viên (Lê Đức Thiện) (Văn học trong nước)
- * Lợi ích của sách (Vũ Vân Như) (Văn học trong nước)
- * Nếu như có ngày mai (Văn học nước ngoài)
Thời gian thấm thoát như thoi đưa, mới vậy mà đã hai năm kể từ ngày Ngạn rời làng, xa gia đình, xa quê hương, xa những gì đã gắn bó máu thịt. Ngạn bây giờ đã là một ông giáo đứng lớp tại chính lớp học tự tay mình dựng nên. Những trăn trở, nỗi niềm với con chữ và lớp lớp học trò đã giúp Ngạn vượt qua bao khó khăn, thử thách trong những ngày mới đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn phồn hoa đô thị, tiếp thêm cho người con trai ấy động lực để vững bước trong công việc cần mẫn của một người lái đò. Hai năm ấy, cho dù đã cố gắng cuốn mình vào công việc, cố để bản thân không nghĩ tới Hà Lan nhưng Ngạn vẫn chưa một lần trút bỏ được những tâm tư, nỗi niềm thuở nào. Chỉ cần một điều bất chợt gợi nhớ, lòng Ngạn lại cuộn trào như sóng vỗ, không thể nguôi ngoai. Có lẽ tấm chân tình Ngạn dành cho Hà Lan sâu sắc hơn bất cứ điều gì Ngạn đã từng để tâm. Hà Lan không chỉ là mối tình đầu thơ ngây, trọn vẹn, là những ký ức ngọt ngào về những ngày tháng sống trong sự chở che của ngôi làng thân yêu mà Hà Lan còn là thanh xuân, là những năm tháng tuổi trẻ của Ngạn. Vì thế, dù đã xa cách muôn trùng, trái tim của người con trai ấy vẫn không thôi thổn thức, không thôi mong nhớ về "Mắt biếc" thuở nào.
Đã nhiều lần, Ngạn cố gắng để quên đi Hà Lan. Nhờ bạn bè giới thiệu, tự mình đi xem mắt hay thậm chí là có người tìm đến ngỏ lời thì Ngạn vẫn chỉ có thể đối đãi với họ như những người bạn không hơn không kém. Cứ thế mà những cô gái đã từng đến gặp Ngạn, bất kể là ngoài quán cafe, trên những khung đường đầy hoa và nắng hay trong những phòng trà sâu lắng thì cuối cùng, đều không thấy họ quay lại gặp gỡ lần thứ hai. Họ nói Ngạn chán, nhát cáy, không hài hước, hóm hỉnh, cũng chẳng phải loại có thể nói lời mật ngọt, ong bướm khiến những người khác đắm say. Dần dà cũng hết người, mà Ngạn thì vẫn cứ như hồi ở Đo Đo, có lẽ đã thành cái tính, khó lòng mà sửa được, trầm lặng, ít nói "như ông cụ". Thấy vậy, Ngạn cũng thôi không ép mình nữa, tự nhủ:
- Thôi thì được đến đâu hay đến đấy. Trời không cho mình thì mình cũng chẳng cần.
Nhưng đằng sau tất cả những lời tự nhủ, tự nhắc ấy, Ngạn hiểu rõ hơn ai hết lý do vì sao bản thân không thể tiếp tục đến với người phụ nữ nào khác. Chính là bởi trái tim Ngạn đã đặt hết ở chỗ Hà Lan mất rồi. Từ khoảnh khắc chạm phải ánh mắt ấy, khuôn mặt rạng rỡ ấy đến tận lúc chứng kiến người con gái mình thương ở trong vòng tay của người khác, Ngạn đã biết cả đời này mình chẳng thể yêu thêm một ai nữa. Luôn có một nỗi lòng chất chứa trong tim, một tâm tư sâu kín chính Ngạn cũng không dám thừa nhận, ở tận sâu thẳm nơi đáy lòng là một khát khao về tình yêu lứa đôi chờ ngày bùng cháy, là khát khao gặp lại Hà Lan và thổ lộ lòng mình. Trong những giấc mơ suốt hai năm qua, đã nhiều lần Ngạn thấy Hà Lan ở đó, mỉm cười hạnh phúc, tay nắm chặt tay cùng Ngạn rảo bước trên những con đường lớn nhỏ nơi làng quê dưới ánh chiều tà. Ngạn thấy mình như trẻ ra, vui vẻ, phấn khởi và mãn nguyện. Đôi lúc, Ngạn vẫn ngẩn người vì bắt gặp một hình bóng quen thuộc giống với người con gái "mắt biếc" xưa kia. Nhiều người biết chuyện có lẽ sẽ bảo Ngạn ngu ngốc, Ngạn si tình, yêu một người không yêu mình, mù quáng, dở hơi… nhưng đâu ai hiểu người con trai ấy đã dành những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho người con gái đầu tiên anh thương. Người ta nói tình đầu là tình đẹp nhất, sâu đậm nhất mà cũng có thể khiến con người ta khổ sở đủ đường, có lẽ với Ngạn, nó thể hiện tất cả những lẽ ấy.
Nhiều khi Ngạn nghĩ "Giá như hồi đó, mình đủ dũng cảm, đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để nói lời yêu với Hà Lan, nói tôi yêu em nhiều lắm thì có lẽ mọi chuyện đã không đi đến nước này." Nhưng dù có nghĩ nữa, nghĩ mãi thì cũng đâu có ích gì, Hà Lan bây giờ đã có một gia đình hạnh phúc, có một người chồng thương yêu mình hết mực. Quá khứ chỉ mãi là thứ đã vượt khỏi tầm tay ta, còn tương lai là điều không ai có thể nắm bắt hay định đoạt được, chỉ có hiện tại, ngay lúc này mới là điều đáng để trân trọng, đáng để nỗ lực và hy sinh. Ấy vậy mà suốt hai năm qua, Ngạn vẫn chưa một lần dứt ra được đoạn tình cảm còn dang dở, vẫn luôn ở trong cái tâm thế khát khao, chờ đợi sâu đậm ấy. Dù biết khả năng xảy ra là không thể nhưng cái cố chấp của tình yêu một khi đã ăn sâu vào tâm trí con người ta, khó lòng mà nói bỏ là bỏ.
Từ lúc vô Sài Gòn đến giờ, Ngạn vẫn luôn viết thư về hỏi thăm tình hình gia đình, tình hình Hà Lan và Trà Long. Dù sao thì họ vẫn luôn là những người đáng trân trọng nhất trong cuộc đời Ngạn nên dẫu có đi xa, vẫn cần phải quan tâm, chăm lo hết mực. Trà Long bây giờ đã là cô giáo làng, đã làm theo đúng lời hứa là tiếp tục sứ mệnh đem con chữ đến với trẻ con của Đo Đo, để chúng không còn phải thiếu, phải khổ vì không có kiến thức. Hôm nay là thứ Bảy, cuối tuần, Ngạn tan lớp muộn. Về đến chỗ trọ đã là 6h tối, đang loay hoay mở cửa nhà thì có tiếng gọi í ới của bác hàng xóm ngoài cổng:
- Cậu Ngạn ơi, cậu Ngạn ơi. Hôm nay cậu lại có thư này. Khiếp, người gì mà một tuần nhận tận mấy bức liền.
Tức thì Ngạn lật đật chạy ra, không quên vừa đi vừa nói:
- Ôi, vậy hả bác? Bác nhận thư giùm cháu ạ?
- Vâng, chiều nay lúc 5h, có ông đưa thư đi qua đây, thấy cửa khóa, định nhét qua khe cửa, đúng lúc tôi đang đi tập thể dục, thấy vậy tôi mới kêu là để tôi cầm cho, tôi là hàng xóm nên yên tâm.
- Dạ, thế thì tốt quá ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều. May mà có bác nhận hộ chứ không dạo này Sài Gòn trời hay mưa, cháu sợ chẳng may…
- Tôi biết mà! Thế nên tôi mới vội vàng bảo vậy đấy. Chứ không để ông đút vào sân rồi thì ai mà lấy ra được.
- Dạ, vâng. Cháu cảm ơn bác nhiều lắm. Từ giờ chắc cháu phải làm cái hộp đựng bưu phẩm mới được bác ạ. Cho nó tiện.
- Vâng, cậu cũng nên thế. Đây thư của cậu đây. Cậu cầm lấy. Thôi cũng muộn rồi, tôi phải về nhà nấu cơm cho kịp bữa.
- Dạ vâng, thế bác về ạ. Cháu chào bác.
- Vâng, chào cậu.
Nhận lấy bức thư từ người hàng xóm tốt bụng, Ngạn không vội mở mà mang vào trong nhà. Đó là thư của Trà Long, con bé dạo này hay gửi quá, kèm theo là một gói nhỏ như quyển sổ được bọc trong lớp giấy báo đã cũ. Yên vị đâu đó trên chiếc bậc bằng gạch nung xưa, Ngạn chầm chậm mở thư ra đọc. Từng nét chữ dần dần hiện lên, vẫn là những dòng nắn nót ấy, ngay ngắn ấy nhưng sao thư lần này không giống như mọi lần, không còn những câu chuyện vui về trường, về lớp, về lũ trẻ Đo Đo, về gia đình, làng quê, thay vào đó là những điều thật khiến con người ta đau đến quặn thắt.
Bức thư rớt xuống nền đất lạnh lẽo, Ngạn sững sờ, bàng hoàng, như không tin vào mắt mình, không tin vào những gì Trà Long viết trong thư là thật. Khuôn mặt mới đây còn vui vẻ, mang đượm ý cười thì nay đã chuyển sang vẻ khắc khổ, nhăn nhó. Sống mũi bỗng thấy cay cay, sụt sùi. Hai hốc mắt đã chớm đỏ tự bao giờ và rồi từ trong khóe mắt, những giọt nước không báo trước mà lăn dài trên gò má. Tai Ngạn ù đi và mắt Ngạn nhòe dần. Trái tim ấm nóng ngày nào giờ đang thổn thức từng nhịp nơi tâm can, kêu gào, la hét trong điên cuồng. Ngạn thấy trái tim mình như có hàng nghìn mũi tên đang đâm, chọc. Những nỗi niềm trước kia cũng theo đó mà vỡ òa, giờ thì hết rồi, hết thật rồi, Hà Lan đã không còn, mơ mộng, khát khao, hy vọng bỗng chốc vụt tan. Tất thảy là đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng bủa vây. Đọc xong thư, Ngạn lần giở đến gói bọc nhỏ nhỏ kia, hóa ra nó là quyển sổ nhật ký của Hà Lan, là những vui buồn, tủi hờn của người phụ nữ cả một đời long đong, lận đận. Ôm quyển sổ trong lòng, Ngạn khóc thương cho Hà Lan, cho Trà Long và cho chính mình.
Hóa ra bấy lâu nay, Ngạn đã lầm tưởng và để lỡ quá nhiều điều để rồi cuối cùng đánh mất đi người phụ nữ mình thương.
"Trong thư, Trà Long đã kể hết toàn bộ sự việc, năm ấy, chuyện Hà Lan lấy chồng là giả vờ, tất cả chỉ là một màn kịch. Hà Lan phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo, khó có thể qua được, thế là đành phải nhờ người đóng giả để tôi có thể yên tâm mà đến với Trà Long, đến với người em cho rằng sẽ thay em bù đắp những mất mát, những thiệt thòi trước đây tôi không có được. Khi biết tin tôi đi xa, Hà Lan mới chịu quay về làng mà sống cùng Trà Long và tiếp tục chữa trị cho đến khi không thể chịu đựng được nữa."
"Nhưng em ơi, mắt biếc yêu dấu của tôi ơi, em đâu biết rằng mãi mãi suốt cuộc đời này, tôi chỉ có thể đặt em trong trái tim mình và cũng chỉ có em mới có thể làm con tim tôi bồi hồi, xốn xang. Em ra đi đột ngột như vậy thì tôi biết phải làm sao? Tôi biết tiếp tục thế nào khi một phần nguồn sống của tôi đã biến mất? Sao em nỡ để lại tôi, để lại Trà Long, để lại người mẹ đã sớm bạc đầu vì sương gió cuộc đời một mình. Không, không phải em, mà là tôi, là tôi đã không biết nắm bắt cơ hội, là tôi đã để em đi đến với người khác, là tôi hèn nhát đã không dám đứng trước em mà thổ lộ rằng tôi yêu em rất nhiều, rằng tình yêu với em lớn hơn bất cứ điều gì mà tôi sẵn lòng cho đi. Tôi cứ ngu ngốc mà nghĩ rằng em sẽ hiểu thấu lòng tôi mỗi khi tôi hát cho em nghe hay cả khi tôi ngồi hát vu vơ một mình. Tôi chỉ biết im lặng nhìn em từ một phía, nhớ em trong những giấc mộng và yêu em trong trái tim. Lẽ ra tôi nên nói ra, nói ra những lời yêu thương ấy thì chắc bây giờ, hai chúng ta đã có một kết cục tốt đẹp hơn thế này…”
"Phải, anh nên nói ra và luôn là như vậy. Những lời tốt đẹp như thế, tại sao cứ phải giữ trong lòng? Hãy cứ thể hiện, hãy cứ làm những gì cho thấy sự trân trọng của bản thân mình với người ta. Đừng sợ và cũng đừng chần chờ gì cả, vì sau cùng chúng ta không biết được liệu chúng ta có bao nhiêu thời gian để nói lời yêu thương và hành động vì người mình yêu thương đâu, anh à…"
Bất chợt, tôi như nghe trong gió có tiềng của Hà Lan văng vẳng đâu đây. Và tôi ngồi ôm mặt khóc.
Đã nhiều lần, Ngạn cố gắng để quên đi Hà Lan. Nhờ bạn bè giới thiệu, tự mình đi xem mắt hay thậm chí là có người tìm đến ngỏ lời thì Ngạn vẫn chỉ có thể đối đãi với họ như những người bạn không hơn không kém. Cứ thế mà những cô gái đã từng đến gặp Ngạn, bất kể là ngoài quán cafe, trên những khung đường đầy hoa và nắng hay trong những phòng trà sâu lắng thì cuối cùng, đều không thấy họ quay lại gặp gỡ lần thứ hai. Họ nói Ngạn chán, nhát cáy, không hài hước, hóm hỉnh, cũng chẳng phải loại có thể nói lời mật ngọt, ong bướm khiến những người khác đắm say. Dần dà cũng hết người, mà Ngạn thì vẫn cứ như hồi ở Đo Đo, có lẽ đã thành cái tính, khó lòng mà sửa được, trầm lặng, ít nói "như ông cụ". Thấy vậy, Ngạn cũng thôi không ép mình nữa, tự nhủ:
- Thôi thì được đến đâu hay đến đấy. Trời không cho mình thì mình cũng chẳng cần.
Nhưng đằng sau tất cả những lời tự nhủ, tự nhắc ấy, Ngạn hiểu rõ hơn ai hết lý do vì sao bản thân không thể tiếp tục đến với người phụ nữ nào khác. Chính là bởi trái tim Ngạn đã đặt hết ở chỗ Hà Lan mất rồi. Từ khoảnh khắc chạm phải ánh mắt ấy, khuôn mặt rạng rỡ ấy đến tận lúc chứng kiến người con gái mình thương ở trong vòng tay của người khác, Ngạn đã biết cả đời này mình chẳng thể yêu thêm một ai nữa. Luôn có một nỗi lòng chất chứa trong tim, một tâm tư sâu kín chính Ngạn cũng không dám thừa nhận, ở tận sâu thẳm nơi đáy lòng là một khát khao về tình yêu lứa đôi chờ ngày bùng cháy, là khát khao gặp lại Hà Lan và thổ lộ lòng mình. Trong những giấc mơ suốt hai năm qua, đã nhiều lần Ngạn thấy Hà Lan ở đó, mỉm cười hạnh phúc, tay nắm chặt tay cùng Ngạn rảo bước trên những con đường lớn nhỏ nơi làng quê dưới ánh chiều tà. Ngạn thấy mình như trẻ ra, vui vẻ, phấn khởi và mãn nguyện. Đôi lúc, Ngạn vẫn ngẩn người vì bắt gặp một hình bóng quen thuộc giống với người con gái "mắt biếc" xưa kia. Nhiều người biết chuyện có lẽ sẽ bảo Ngạn ngu ngốc, Ngạn si tình, yêu một người không yêu mình, mù quáng, dở hơi… nhưng đâu ai hiểu người con trai ấy đã dành những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho người con gái đầu tiên anh thương. Người ta nói tình đầu là tình đẹp nhất, sâu đậm nhất mà cũng có thể khiến con người ta khổ sở đủ đường, có lẽ với Ngạn, nó thể hiện tất cả những lẽ ấy.
Nhiều khi Ngạn nghĩ "Giá như hồi đó, mình đủ dũng cảm, đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để nói lời yêu với Hà Lan, nói tôi yêu em nhiều lắm thì có lẽ mọi chuyện đã không đi đến nước này." Nhưng dù có nghĩ nữa, nghĩ mãi thì cũng đâu có ích gì, Hà Lan bây giờ đã có một gia đình hạnh phúc, có một người chồng thương yêu mình hết mực. Quá khứ chỉ mãi là thứ đã vượt khỏi tầm tay ta, còn tương lai là điều không ai có thể nắm bắt hay định đoạt được, chỉ có hiện tại, ngay lúc này mới là điều đáng để trân trọng, đáng để nỗ lực và hy sinh. Ấy vậy mà suốt hai năm qua, Ngạn vẫn chưa một lần dứt ra được đoạn tình cảm còn dang dở, vẫn luôn ở trong cái tâm thế khát khao, chờ đợi sâu đậm ấy. Dù biết khả năng xảy ra là không thể nhưng cái cố chấp của tình yêu một khi đã ăn sâu vào tâm trí con người ta, khó lòng mà nói bỏ là bỏ.
Từ lúc vô Sài Gòn đến giờ, Ngạn vẫn luôn viết thư về hỏi thăm tình hình gia đình, tình hình Hà Lan và Trà Long. Dù sao thì họ vẫn luôn là những người đáng trân trọng nhất trong cuộc đời Ngạn nên dẫu có đi xa, vẫn cần phải quan tâm, chăm lo hết mực. Trà Long bây giờ đã là cô giáo làng, đã làm theo đúng lời hứa là tiếp tục sứ mệnh đem con chữ đến với trẻ con của Đo Đo, để chúng không còn phải thiếu, phải khổ vì không có kiến thức. Hôm nay là thứ Bảy, cuối tuần, Ngạn tan lớp muộn. Về đến chỗ trọ đã là 6h tối, đang loay hoay mở cửa nhà thì có tiếng gọi í ới của bác hàng xóm ngoài cổng:
- Cậu Ngạn ơi, cậu Ngạn ơi. Hôm nay cậu lại có thư này. Khiếp, người gì mà một tuần nhận tận mấy bức liền.
Tức thì Ngạn lật đật chạy ra, không quên vừa đi vừa nói:
- Ôi, vậy hả bác? Bác nhận thư giùm cháu ạ?
- Vâng, chiều nay lúc 5h, có ông đưa thư đi qua đây, thấy cửa khóa, định nhét qua khe cửa, đúng lúc tôi đang đi tập thể dục, thấy vậy tôi mới kêu là để tôi cầm cho, tôi là hàng xóm nên yên tâm.
- Dạ, thế thì tốt quá ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều. May mà có bác nhận hộ chứ không dạo này Sài Gòn trời hay mưa, cháu sợ chẳng may…
- Tôi biết mà! Thế nên tôi mới vội vàng bảo vậy đấy. Chứ không để ông đút vào sân rồi thì ai mà lấy ra được.
- Dạ, vâng. Cháu cảm ơn bác nhiều lắm. Từ giờ chắc cháu phải làm cái hộp đựng bưu phẩm mới được bác ạ. Cho nó tiện.
- Vâng, cậu cũng nên thế. Đây thư của cậu đây. Cậu cầm lấy. Thôi cũng muộn rồi, tôi phải về nhà nấu cơm cho kịp bữa.
- Dạ vâng, thế bác về ạ. Cháu chào bác.
- Vâng, chào cậu.
Nhận lấy bức thư từ người hàng xóm tốt bụng, Ngạn không vội mở mà mang vào trong nhà. Đó là thư của Trà Long, con bé dạo này hay gửi quá, kèm theo là một gói nhỏ như quyển sổ được bọc trong lớp giấy báo đã cũ. Yên vị đâu đó trên chiếc bậc bằng gạch nung xưa, Ngạn chầm chậm mở thư ra đọc. Từng nét chữ dần dần hiện lên, vẫn là những dòng nắn nót ấy, ngay ngắn ấy nhưng sao thư lần này không giống như mọi lần, không còn những câu chuyện vui về trường, về lớp, về lũ trẻ Đo Đo, về gia đình, làng quê, thay vào đó là những điều thật khiến con người ta đau đến quặn thắt.
Bức thư rớt xuống nền đất lạnh lẽo, Ngạn sững sờ, bàng hoàng, như không tin vào mắt mình, không tin vào những gì Trà Long viết trong thư là thật. Khuôn mặt mới đây còn vui vẻ, mang đượm ý cười thì nay đã chuyển sang vẻ khắc khổ, nhăn nhó. Sống mũi bỗng thấy cay cay, sụt sùi. Hai hốc mắt đã chớm đỏ tự bao giờ và rồi từ trong khóe mắt, những giọt nước không báo trước mà lăn dài trên gò má. Tai Ngạn ù đi và mắt Ngạn nhòe dần. Trái tim ấm nóng ngày nào giờ đang thổn thức từng nhịp nơi tâm can, kêu gào, la hét trong điên cuồng. Ngạn thấy trái tim mình như có hàng nghìn mũi tên đang đâm, chọc. Những nỗi niềm trước kia cũng theo đó mà vỡ òa, giờ thì hết rồi, hết thật rồi, Hà Lan đã không còn, mơ mộng, khát khao, hy vọng bỗng chốc vụt tan. Tất thảy là đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng bủa vây. Đọc xong thư, Ngạn lần giở đến gói bọc nhỏ nhỏ kia, hóa ra nó là quyển sổ nhật ký của Hà Lan, là những vui buồn, tủi hờn của người phụ nữ cả một đời long đong, lận đận. Ôm quyển sổ trong lòng, Ngạn khóc thương cho Hà Lan, cho Trà Long và cho chính mình.
Hóa ra bấy lâu nay, Ngạn đã lầm tưởng và để lỡ quá nhiều điều để rồi cuối cùng đánh mất đi người phụ nữ mình thương.
"Trong thư, Trà Long đã kể hết toàn bộ sự việc, năm ấy, chuyện Hà Lan lấy chồng là giả vờ, tất cả chỉ là một màn kịch. Hà Lan phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo, khó có thể qua được, thế là đành phải nhờ người đóng giả để tôi có thể yên tâm mà đến với Trà Long, đến với người em cho rằng sẽ thay em bù đắp những mất mát, những thiệt thòi trước đây tôi không có được. Khi biết tin tôi đi xa, Hà Lan mới chịu quay về làng mà sống cùng Trà Long và tiếp tục chữa trị cho đến khi không thể chịu đựng được nữa."
"Nhưng em ơi, mắt biếc yêu dấu của tôi ơi, em đâu biết rằng mãi mãi suốt cuộc đời này, tôi chỉ có thể đặt em trong trái tim mình và cũng chỉ có em mới có thể làm con tim tôi bồi hồi, xốn xang. Em ra đi đột ngột như vậy thì tôi biết phải làm sao? Tôi biết tiếp tục thế nào khi một phần nguồn sống của tôi đã biến mất? Sao em nỡ để lại tôi, để lại Trà Long, để lại người mẹ đã sớm bạc đầu vì sương gió cuộc đời một mình. Không, không phải em, mà là tôi, là tôi đã không biết nắm bắt cơ hội, là tôi đã để em đi đến với người khác, là tôi hèn nhát đã không dám đứng trước em mà thổ lộ rằng tôi yêu em rất nhiều, rằng tình yêu với em lớn hơn bất cứ điều gì mà tôi sẵn lòng cho đi. Tôi cứ ngu ngốc mà nghĩ rằng em sẽ hiểu thấu lòng tôi mỗi khi tôi hát cho em nghe hay cả khi tôi ngồi hát vu vơ một mình. Tôi chỉ biết im lặng nhìn em từ một phía, nhớ em trong những giấc mộng và yêu em trong trái tim. Lẽ ra tôi nên nói ra, nói ra những lời yêu thương ấy thì chắc bây giờ, hai chúng ta đã có một kết cục tốt đẹp hơn thế này…”
"Phải, anh nên nói ra và luôn là như vậy. Những lời tốt đẹp như thế, tại sao cứ phải giữ trong lòng? Hãy cứ thể hiện, hãy cứ làm những gì cho thấy sự trân trọng của bản thân mình với người ta. Đừng sợ và cũng đừng chần chờ gì cả, vì sau cùng chúng ta không biết được liệu chúng ta có bao nhiêu thời gian để nói lời yêu thương và hành động vì người mình yêu thương đâu, anh à…"
Bất chợt, tôi như nghe trong gió có tiềng của Hà Lan văng vẳng đâu đây. Và tôi ngồi ôm mặt khóc.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!