Sống mòn - Phần 7 (Nam Cao)
Phương Như | Chat Online | |
10/07/2019 23:13:15 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
96 lượt xem
- * Sống mòn - Phần 8 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 9 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 6 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
- * Sống mòn - Phần 5 (Nam Cao) (Văn học trong nước)
San vừa về đến nhà, mới kịp ném quyển vở và cái bút xuống bàn, đã quay ra, hỏi Thứ đang nằm đọc sách ở trên giường.
- Anh đã đến thăm nhà thằng Phong chưa?
Y cởi áo tây, khoác tạm lên vách ghế, rồi ngồi xuống ghế, lúi húi tháo giầy. Thứ đặt quyển sách xuống giường. Nhưng y ngần ngừ, chưa vội trả lời. Y có vẻ như bị sách hút hết cả tâm trí rồi nên sau khi ngừng đọc, còn phải chậm chạp lờ đờ một lúc lâu. Sự thật thì y đang lưỡng lự, không biết có nên nói dối hay không, hay cứ thật thà. Thật thà thì y đã không dám bấm chuông nhà Hải Nam.
Cụ Hải Nam là một tay thầu khoán, kiêm lái gỗ, kiêm chủ đồn điền, giàu có tiếng ở vùng này. Ngôi nhà đồ sộ của cụ ở đầu làng, khiến Thứ và San, mỗi lần đi qua, lại nghĩ đến dinh cơ của những vị tể tướng về hưu trong các truyện Tầu. Như thế là do lối kiến trúc một phần, nhất là do cái cổng sơn son thếp vàng với những chữ đại tự rất to và những câu đối dài thườn thượt. Một phần nữa do hòn núi giả, những chậu cây, những cái đôn sứ ở ngay chỗ cổng vào. Nhưng có lẽ cũng là do cái vẻ kín cổng cao tường nữa. Trong nhà Hải Nam còn đến bốn, năm cô con gái đến thì cả rồi nhưng vẫn chưa chồng. Họ chẳng làm gì mà cũng ít khi ra đến bên ngoài. Họ có vẻ cấm cung. Chính vì thế mà họ gợi ít nhiều ý nghĩ tò mò và những mơ ước rất không đâu trong đám những người nghèo mà còn trẻ tuổi. Đứa con trai út của Hải Nam, con vợ bé, lên bốn, năm gì đó, học San. San thường hay xoa đầu bẹo má luôn và tẩn mẩn hỏi nó chuyện nọ, chuyện kia. Một hôm Thứ bỗng đùa San thử hỏi nó xem có thể trọ ở nhà nó hay không. Cố nhiên là San cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa thôi. Nhưng y cứ hỏi Phong. Thằng bé ngay lòng về hỏi lại cha. Và buổi chiều hôm ấy khi San chẳng còn nghĩ gì đến câu hỏi lúc sáng ngày, thì nó lên bàn giấy bảo San:
- Thưa thầy, thầy con bảo; mời thầy, tối hôm nay lên nhà con chơi, để thầy con nói chuyện.
San hơi sửng sốt:
- Tôi ấy à?... Phong có hiểu việc gì không? Thầy định hỏi gì?
Thằng bé ngẩn mặt ra một lúc, rồi hỏi lại:
- Thưa thầy, có phải sáng hôm nay thầy bảo con hỏi xem nhà có thể để cho thầy trọ...
- A, phải rồi!... Thế Phong hỏi rồi, phải không? Thầy bảo sao?
- Thưa thầy, thầy con bảo: được, tối hôm nay mời thầy lên chơi, để thầy con nói chuyện...
Tan buổi học, San cố lấy vẻ mặt và giọng nói thản nhiên bảo Thứ, như bảo y một việc rất bình thường.
- Tôi hỏi được chỗ trọ cho chúng mình rồi đấy. Lát nữa, anh thủng thỉnh đi chơi lên mạn Hải Nam, tạt vào đấy, cho cụ Hải Nam nói chuyện, xem thế nào.
Thứ mở thật to đôi mắt nhìn San:
- Trọ ở nhà Hải Nam ấy à?
- Phải ạ! Cụ Hải Nam có một thằng con học chúng mình đấy ạ!
- Ai chả biết nhưng mình trọ nhà ấy làm sao được?
- Sao không được. Người ta bằng lòng rồi đấy.
- Ừ, thì người ta bằng lòng. Nhưng lương anh mỗi tháng được bao nhiêu. Anh thử hỏi thằng Mô xem! Anh nên nhớ bếp nhà người ta sáng nào cũng phải đạp xe đạp đi Hà Nội sắm thức ăn đấy nhé! Họ ăn uống như trời ấy!
- Thì mình càng sướng chứ sao?
- Sướng! Nhưng nếu họ lấy mỗi tháng ba chục đồng?
San nhăn răng ra cười:
- Thì chúng mình lại thôi, chứ gì?
Thứ bĩu môi, chế nhạo:
- Thôi!... Nói dễ nghe chưa! Đến nhà người ta hỏi trọ rồi đến lúc người ta nói đến số tiền, lại thôi! Sao mà anh thôi tài thế? Tôi thì tôi xin chịu. Xin để nhường anh đi.
San biết mình đuối lý, chỉ cười nhạt, không cãi lại. Nhưng chợt y nghĩ lại ra một điều. Y ôn tồn bảo Thứ:
- Không, anh ạ... Tôi chắc người ta cũng không lấy mình nhiều quá thế đâu! Làm gì người ta chả biết? Giáo khổ trường tư thì giết ai ra tiền mà trả mỗi tháng ba chục bạc? Vả lại người ta thiếu gì tiền? Người ta cho anh trọ để cầu lợi đâu? Cụ Hải Nam có vẻ rất săn sóc đến việc học của thằng Phong. Có lẽ cụ ấy cho chúng mình trọ, là nghĩ đến việc học của nó nhiều hơn nghĩ đến tiền.
- Đã đành, nhưng người ta cũng phải lấy đến đủ của người ta.
- Nhưng ngộ người ta lại muốn mình ở để kèm thêm cho thằng Phong ở nhà, thì sao? Rất có thể người ta không lấy đồng nào cả...
- Nhưng lại cũng rất có thể người ta đòi mỗi tháng ba chục đồng. Hà hà! Anh thật là người lạc quan!
- Thì anh cứ gặp người ta xem nào!
- Thôi để nhờ anh.
- Tôi thì còn nói quái gì! Tôi không có thì giờ. Ăn cơm chưa xong là tôi đã sửa soạn đi học rồi. Anh thì cứ thong thả độ bảy, tám giờ đến nhà người ta cũng được. Vả lại anh hơn tuổi, trông đứng đắn mà nói năng cũng đứng đắn hơn tôi, lại thạo xã giao, nên anh đảm nhận lấy việc này là phải. Tôi nói thật, chứ chẳng nịnh anh làm gì đâu!
- Tôi cũng lạy cả nón cái sự thật thà của anh!
Cả hai cười xòa. Nhưng trước khi đi học, San lại nhân lúc Thứ đứng một mình ngoài hiên gác, lại bên y, đứng đắn và khẩn khoản bảo y:
- Thôi, anh ạ!... Tôi lạy anh, lát nữa anh chịu khó lên nhà Hải Nam một tí. Ở đấy thì sướng lắm. Thế nào hai chúng mình cũng được cả một buồng. Lại có điện hẳn hoi, làm việc đêm tiện lắm. Mà tôi chắc người ta không lấy tiền của anh đâu. Anh có thì giờ. Anh chịu khó dạy thằng Phong nó học thêm. Người ta thấy con người ta học hành tấn tới thì người ta phải quý anh. Rồi anh xem! Mỗi lần nghỉ, anh muốn về quê, cụ Hải Nam sẽ sai đánh ô tô của cụ ấy cho anh về đấy. Anh nghe tôi một tí nào, chúng mình đang cần chỗ trọ. Có chỗ cho mình trọ, mà mình không trọ thì trọ ở đâu? Mà cho ngay người ta đòi nhiều tiền nữa, anh cũng không sợ kia mà! Anh cứ nhận lời, nói: xin để cho dăm ba bữa nữa rồi mình sẽ dọn lên. Ý thế rồi dăm, ba bữa nữa, mình cứ lờ đi, bảo thằng Phong về nói chuyện: "bây giờ dưới trường lại rộng rồi, hay thầy giáo ở luôn đấy cho tiện... ". Như vậy thì đã sao?...
Thứ nể San, vả lại y cũng không muốn tỏ cho San biết y nhút nhát, kém ngoại giao. Xưa nay y vẫn để cho San tin rằng y linh lợi và tháo vát lại đã trải đời, đã từng giao tiếp với đủ loại người và cố nhiên là phải biết nói năng hoạt bát và đĩnh đạc. Có khó khăn gì là cái việc gặp một người như cụ Hải Nam, để nói chuyện về một việc tầm thường như cái việc San trao cho Thứ điều đình? Vả lại còn gì thường hơn cái việc ông đốc một trường tư đến thăm bố mẹ học trò? Chỉ có vậy mà Thứ không dám đến ư? San sẽ dòm vào tận ruột y và biết thừa ra thì y cũng chẳng bạo dạn, chẳng thành thạo gì cho lắm. Y nhớ đến hai tiếng "hãi người" ngày xưa mà bà y, bố mẹ y vẫn dùng để mắng y, bởi vì y chỉ ru rú ở nhà, chẳng dám đi đâu, chẳng dám đến nhà ai, mà giá có đến chơi nhà ai cũng tìm cách lảng đi, bởi chẳng biết nói năng với người ta như thế nào. Y đã ngấm ngầm khổ sở rất nhiều vì cái tật hãi người. Y cố sửa nó từ lâu. Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính cũ của y. Y ra ngoài thật nhiều, tìm những cuộc hội họp, những chỗ đông người, cố ý bẻm mép, ầm ĩ, trâng tráo, nghênh ngang, và luôn luôn tự bảo mình không bao giờ nên sợ lố? Y cũng chữa mình được ít nhiều. Nhưng y nghiệm ra rằng y chỉ có thể bạo dạn được ở những nơi chẳng có người nào biết y thôi, hay là những khi y thuộc vào một bọn đông. Lẻ loi và ở những chỗ người ta nhẵn mặt mình, y vẫn thấy nhút nhát, vụng về, ngượng nghịu, y vẫn hãi người như xưa. Khổ cho y là y lại biết rõ hơn ai hết đó là một cái nỗi kém cỏi, một sự đớn hèn. Và y luôn cáu kỉnh với mình, mạt sát mình. "Ăn không nên đọi, nói không nên lời" thì còn làm được trò trống gì ở đời này? Tại sao y lại ít tự tin đến nỗi rụt rè lúng túng, tự hạ ngay cả với những kẻ mà y biết về học vấn cũng như về đức hạnh, kém y trông thấy?... Ờ, mà còn phải nói ai, hãy nói ngay cụ Hải Nam. Mặc dầu cụ là một người kiếm ra tiền được bạc muôn, mặc dù cậu là một chủ thầu lái gỗ và cả chủ đồn điền nữa, cụ đã hẳn là một người xuất chúng chưa? Cả vùng này đều biết rằng hồi ngoài hai mươi tuổi, cụ chỉ mà một cậu bồi. Cậu bồi hình như đã được lòng bà vợ An Nam của một ông chủ người Âu. Thế rồi đột nhiên ông chủ chết một cách bất ngờ, bà chủ được hưởng thụ cả một gia tài hơn một vạn đồng. Bà lấy cậu bồi. Sẵn tiền, lại sẵn cái tài giao thiệp của bà, đôi vợ chồng mới ăn lên như diều gặp gió. Tiền đẻ ra tiền. Khi người ta qua được cái bước đầu, gặp đôi ba việc phát tài rồi, thì hình như cái chuyện làm giàu không phải là chuyện khó. Người ta nói ra tiền, ngồi chơi cũng ra tiền. Tiền đến một cách rất tự nhiên, chẳng cần phải tốn một tí mồ hôi, nhiều khi cũng chẳng cần đến cài tài suy tính, xếp đặt của con người nữa. Nó đều như máy vậy. Cụ có giỏi giang tài cán gì cho lắm? Nói về học thì cụ Hải Nam chỉ đọc nổi chữ quốc ngữ thôi. Nói đến tài thì có lẽ tất cả cái tài của cụ Hải Nam là quyến rũ được một mụ đàn bà giảo quyệt, lẳng lơ. Nói về đức hạnh thì cụ lại càng đáng khinh bỉ lắm. Quay quắt, lừa lọc, tàn nhẫn, phụ bạc, dâm đãng... cụ có thừa. Bây giờ thì tuổi già đã đến rồi. Cụ đã thành một ông già điềm tĩnh, đạo mạo gần như thể hiền lành, công việc mặc các con, hằng ngày hưởng cái thú an nhàn với mấy cây cảnh, mấy chị hầu non và lũ con, lũ cháu. Người ta sẵn lòng quên cho cụ những cái bất lương của cái thời sôi nổi ngày xưa. Tiền của mấy người con làm nên, cũng như mái tóc bạc như tơ đã khiến người đời nhìn cụ bằng những con mắt kính cẩn hơn. Cụ giao du toàn với những người mặt lớn, tai to. Nhưng có phải vì thế mà cụ đột nhiên thành một vĩ nhân mà mỗi khi tới gần Thứ phải hồi hộp, phải tái người, phải run rẩy và khép nép, cố làm cho mình nhỏ đi đâu? Thứ phải biết trọng mình. Y phải tự bảo y rằng: với cái học, cái nhân cách, cái nghề nghiệp cao quý của y, y rất có thể ngước mặt nhìn cụ Hải Nam hay bất cứ ai một cách đàng hoàng, không có lý gì phải sợ người ta cả. Y sẽ đến nhà Hải Nam... Y mới định thế thì cả một cái mộng phong lưu đã từ từ diễn ra qua khối óc y. Y tưởng tượng ra, theo những mơ ước ngấm ngầm của lòng y, căn phòng xinh xinh y sẽ ở với San... Những bữa điểm tâm, bồi đem vào tận phòng riêng. Những bữa ăn trưa, ăn chiều với cả gia đình cụ Hải Nam, hay là dễ chịu hơn, với những người trẻ tuổi thôi... Những buổi chiều ngồi uống trà ở ngoài hiên, nhìn xuống mặt hồ... Những câu chuyện thân mật và dí dỏm của những cô con gái cấm cung... Những cái mùi xoa do họ thêu giùm... Những bó hoa do họ đem vào... Những buổi tối có trăng cùng họ dạo chơi hay đùa nghịch ở trong vườn... Những ngày nghỉ cùng họ diện xe hơi đi thăm các đồn điền của cụ Hải Nam... Và cố nhiên, cả một cuộc luyến ái với một, hay hai, ba cô trong một lúc... Nhưng nghĩ đến đấy thì Thứ lại phải sực nhớ đến Liên. Lòng y nguội lạnh ngay. Cả một đoàn người gầy guộc, xanh xao, rách rưới, lôi thôi: bà, mẹ, các em... lại hiện ra. Thứ thấy mình đã ích kỷ, đã đê tiện, đã hèn. Y lại thấy cả rằng y đã quá viển vông trong những mộng của y. Cụ Hải Nam và những con cháu cụ có bao giờ sẽ trọng y đến thế không? Họ chỉ là những kẻ giàu, rất hợm của, rất khinh người. Họ sẽ đánh giá y bằng những quần áo, đồ đạc của y và sẽ khinh y. Vả lại y sẽ vui lòng đóng góp cái vai con nhà giàu, ăn chơi và phù phiếm thế ư? Không! Y phải biết trọng y. Những hạng người như y phải nhận chân lấy cái giá trị của mình. Họ có quyền được tự kiêu. Bởi vì cái giai cấp của y, cái giai cấp cần lao, chỉ hơn người ở cái chỗ được tự hào rằng mình hoàn toàn sống bằng sức làm việc của mình và được quyền khinh tất cả những cái gì không phải là mồ hôi, nước mắt... Thứ thấy mình bình tĩnh hơn, vững dạ hơn, thấy y có quyền khinh cái giàu sang của cụ Hải Nam. Y khinh cả bọn con gái cấm cung mà vừa lúc nãy đấy y đã mơ ước. Liên còn đáng yêu hơn, đáng quý hơn nhiều. Cái lối sống trong nhà cụ Hải Nam không hợp với y. Vậy thì y còn đến nhà cụ làm gì nữa?
Tuy nghĩ vậy, vào khoảng tám giờ, y vẫn mặc quần áo ra đi. Có lẽ chỉ để có thể trả lời San rằng y đã có đến nhà cụ Hải Nam. Y định rõ ngay từ đầu cái thái độ của y. Y sẽ mềm mỏng nhưng mà không tự hạ, nhũn nhặn nhưng không để người ta có thể hiểu lầm y là một anh chàng xu nịnh khúm núm, trước cửa quyền, lễ phép nhưng không dùng cái giọng của một người bề dưới. Nghĩa là y sẽ đối đáp với cụ Hải Nam như một kẻ ngang hàng nói với một kẻ ngang hàng. Y sẽ kính cẩn, bởi vì cụ đã là một người già. Nhưng nếu cụ lại cứ tưởng cụ là to, khinh y là một anh giáo quèn trường tư, chẳng qua như những thầy kí cụ thuê, mà dùng cái giọng kẻ cả với y, thì y sẽ khinh khỉnh lại ngay chẳng thèm quy lụy thằng nào và có thể quay mông đít vào mặt những thằng giàu hợm hĩnh và lên mặt. Y nghĩ như vậy. Nhưng mới bước chân đến đường, tim y đã bắt đầu đập mạnh rồi. Lạ quá! Y thừa biết rằng cụ Hải Nam không thể đánh y, cũng không thể bỏ tù y. Thế mà y vẫn như sợ sợ. Y biết trước rằng lúc cúi chào cụ Hải Nam, thế nào mặt y cũng tái đi và tiếng nói của y cũng run run. Mà như vậy thì cụ Hải Nam sẽ cười thầm y mất... Y thở hít mấy hơi dài để trút cái cảm giác nặng nề đang đè ở ngực y. Phố vắng câm. Trời tối. Dân thợ thuyền cần dậy sớm đã tắt đèn, đóng cửa nhà họ cả rồi. Con đường nhựa, dưới vòm cây tối đen thăm thẳm, như một dòng sông chảy trong hang. Thứ lủi thủi, chẳng trông gì và cúi đầu nghĩ ngợi. Y nghĩ sẵn những câu để đối đáp với cụ Hải Nam. Đến khi ngẩng đầu lên, y ngơ ngác nhìn quanh và nhận ra mình đã đi qua nhà Hải Nam một quãng rồi. Y khẽ cười nhạt và quay trở lại. Tim y bắt đầu đập mạnh. Những bước chân y tự nhiên ngập ngừng, chậm chạp hơn. Đến trước nhà Hải Nam, y vẫn không ngừng lại, chỉ nhìn vào. Cổng đóng rồi. Một chút ánh sáng lọt qua các khe, các lỗ ở, không đủ chĩa ra đường. Cái cổng lù lù, trông hiu quạnh và vắng lặng như một cái cổng thành cổ vào một giờ khuya khoắt lắm. Thứ sinh ngờ cái đồng hồ ở nhà mình. "Có lẽ muộn rồi, không phải mới tám giờ!". Y nghĩ vậy và thấy người nhẹ hẳn đi. Y toan đi thẳng về nhà. Nhưng mới được mấy bước, y đã tặc lưỡi, ngoặt lại, bước hẳn lại cổng nhà Hải Nam. Y trông thấy cái bấm chuông rồi nhưng chưa vội bấm chuông. Y ghé mắt vào khe cổng, nhòm vào bỗng giật mình: có ai đứng sừng sững nhìn ra cổng. Nhưng không phải, đó chỉ là một pho tượng lớn, một pho tượng đàn bà khỏa thân. Thứ hơi nóng mặt lên. Y quay ra, nhìn ngược, nhìn xuôi như sợ có một người nào đi tới, bắt gặp y. Rồi y lại nhòm vào. Y nín thở như làm một việc gì vụng trộm. Người mỹ nữ uốn éo cái thân hình lõa lồ dưới ánh đèn xanh dịu giữa những chậu cây, đôn sứ ngang hàng với hòn núi giả. Thứ thấy làm lạ rằng tận đến bây giờ y mới biết có vật ấy ở đây mà ngay giữa cổng vào! Thì ra chưa bao giờ y dám nhìn lâu, nhìn thẳng vào ngõ nhà Hải Nam. Y chỉ liếc qua. Muốn giữ vẻ nghiêm trang nhà giáo của y, thường thường y vẫn đi ngoài phố mặt ngay đơ, đôi mắt nhìn thẳng về đằng trước. Qua nhà Hải Nam càng thấy phải làm ra thế... Thứ nhìn rất tò mò, hồi hộp. Mới đầu lòng y xôn xao lên. Nhưng những cảm giác xôn xao chìm xuống dần dần. Sau cùng, Thứ buồn buồn thì đúng hơn. Ánh đèn xanh tỏa xuống, hiu hắt lạnh lùng. Những cây cảnh trong giấc ngủ, rầu rầu. Cả đến hòn núi giả cũng rầu rầu. Đằng sau tất cả những cái ấy, cái lối đi vắng ngắt chạy dài mãi vào trong. Đằng trước dãy cửa to, cửa nhỏ đóng cả rồi, như ở một cái nhà thương. Vắng lặng, một con tắc kè kêu. Thứ tưởng như một tiếng chuông réo, sẽ ầm ĩ lắm, giữa sự quá im này. Y sẽ làm cho người ta phải ngạc nhiên, phải xôn xao, như tiếng kêu báo động giữa đêm khuya, trong một đồn binh. Y sẽ làm rộn người ta lắm. Y nhìn lên cái bấm chuông, do dự. Y không bấm. Y quay ra, đi về...
Bây giờ y sẽ nói với San thế nào đây. Y giụi mắt, ậm ừ. San chợt đoán ra, cười nhạt hỏi y:
- Anh lại chưa lên, có phải không?
- A!... Lên rồi chứ!...
Giọng Thứ khàn khàn, ngần ngại, không có vẻ tin mình lắm. San ngờ vực. Y hỏi, để cho Thứ có thể gỡ mình:
- Cụ ấy đi vắng, có phải không?
Thứ vẫn ngần ngừ:
- Tôi không biết.
San cười xị ra lỗ mũi với vẻ không bằng lòng:
- Thế là cái quái gì? Chẳng thà anh cứ nó phắt ngay ra anh chưa lên nhà cụ ấy.
- Tôi lên rồi.
- Hừ!
- Nhưng không vào.
- Thế thì nói làm gì? Thà anh cứ nằm kễnh ra ở nhà mà đọc sách, đi làm gì cho mất thì giờ? Lên mà không vào thì lên làm gì?
San gay gắt, Thứ cười xin lỗi:
- Tôi thấy người ta đóng cửa rồi!
- Anh ngốc! Nhà người ta lúc nào không đóng cổng. Mình bấm chuông chứ lại...
- Ấy, thì tôi đã tạt vào, toan bấm. Nhưng nhìn vào trong thấy im lặng quá. Im như họ ngủ rồi...
Y ngập ngừng một chút, rồi thêm:
- Với lại... Nói thật ra thì tôi cũng không thích trọ nhà Hải Nam.
Y viện những lý lẽ của y ra. San chẳng buồn nghe, y chỉ bảo:
- Vậy thì thôi! Chẳng đi đâu nữa là xong chuyện!
Y quay vào bàn, giở sách kêu soàn soạt. Y cáu lắm. Thứ cúi mặt ngượng nghịu và hối hận. Y cũng hơi cáu nữa. Y muốn văng lại San, nhưng nín được. Muốn lấy lại vẻ tự nhiên, y lại nằm xuống, cầm sách, làm như đọc. Y không đọc. Y ngẫm nghĩ. Càng ngẫm nghĩ càng thấy tức với mình, tức với San. Y hậm hực mãi. Và sau cùng thấy cần phải mạt sát một người nào. Y mạt sát cụ Hải Nam.
- Cái lão già thối đến thế là cùng! Thối nát đến thế là cùng! Đặt một tượng khỏa thân trơ trẽn bên cạnh một hòn non bộ! Chửi nghệ thuật! Khiêu dâm! Đểu cáng! Tự nhiên tôi có những ý nghĩ không tốt về lũ con gái cấm cung nhà nó. Chắc chúng nó phải có cái tâm hồn hư hỏng, đĩ thõa, dâm đãng ngấm ngầm, ghê gớm lắm. Đã ăn không, ngồi rồi, tẩm bổ nhiều mà lại ở một cái hoàn cảnh thối tha đến thế!...
San mỉm cười:
- Chó sói và giàn nho.
Lòng tự ái của Thứ gầm lên:
- Nho! Nho gì? Nho thối ấy à?
San vẫn mỉa mai:
- Thì cố nhiên! Thối bởi vì cao quá.
- Anh nói đúng. Quả nhiên có thế thật: thối chính vì cao quá.
San vỗ tay xuống đùi cười hô hô
- Phải rồi! Tôi biết mà!
Y khoái chí vì tưởng Thứ ngớ ngẩn không hiểu y mỉa mai. Nhưng Thứ vừa xoay tay, vừa cố nói lấp tiếng cười của San đi.
- Im đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tôi cắt nghĩa cho anh hiểu.
- Tôi hiểu rồi! Những quả nho chín quá, chín rành rành ra đấy rồi, không còn chê xanh vào đâu được. Bởi thế cho nên anh chàng chó sói đành phải chê là thối.
Và San lại cười to hơn. Không cãi lại cái mồm bô bô cũng thằng cha ấy được! Thứ đã kinh nghiệm nhiều lần, biết thế. Y đành để cho San cười chán rồi mới bảo:
- Nói với anh, tức lạ! Anh đã không hiểu gì, lại hay đánh trống lấp, không để cho người ta nói. Tôi bảo chúng nó thối nát chính vì cao quá, là có suy nghĩ, chứ chẳng phải nói liều. Tôi hỏi anh: tại sao con gái ở nhà quê ít hư mà phần nhiều chỉ con gái nhà giàu ở tỉnh thành mới hay hư chứ?
Đột nhiên, mặt San đổi khác. Nụ cười trở nên gượng gạo rồi nhạt hẳn. Đôi mắt nhìn xuống, có vẻ như suy nghĩ. Một thoáng sau, chúng lại ngước lên, nhìn thẳng vào mặt Thứ, với một vẻ rụt rè, nửa như chế nhạo. Y không bô bô nữa. Bằng một cái giọng nhỏ nhẹ nhưng gãy gọn, y hỏi Thứ:
- Anh có chắc con gái nhà quê ít hư không?
Nét mặt Thứ cũng đột nhiên biến đổi. Đôi mắt Thứ lúng túng tránh cái nhìn của San. San lại tiếp:
- Như chính vợ mình chẳng hạn?
Thứ thấy nong nóng ở tai. Mặt y đã đỏ rồi chăng? Y không ngờ San lại có thể bất nhã với y như vậy. Y tức run người. Cả chuyện xưa lại trở về trong trí nhớ, rõ rệt như mới xảy ra hôm trước.
Y thấy y vừa mới qua một trận ốm dài, đang dưỡng bệnh ở nhà quê... Một buổi chiều, San đến thăm y... San ngập ngừng khuyên y nên cưới vợ ngay đi...
- Tại sao? - Thứ tái mặt và hỏi vậy. Đôi mắt nảy lửa.
- Bởi vì... bởi vì... San cúi mặt và bỏ tiếng ta, dùng tiếng Pháp - Người ta lừa dối anh...
Thứ choáng váng người. Y có cảm giác như chỉ còn cái đầu y là nặng, còn tất cả người y đều nhẹ bỗng, y bấp bênh ở trên không, mọi vật quay lộn, chập chờn, y hoa mắt, chẳng còn nhìn gì rõ. Nhưng lòng y vẫn sáng suốt như thường. Y vẫn đủ sáng suốt để hỏi San, ép San phải nói, và nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Cũng chẳng có gì nhiều. Liên có tình với một thằng công tử bột ở trong làng, một thằng mà sự kém người chưa cưới của Liên về đủ mọi phương diện đã rành rành, một gã con trai lêu lổng và bịp bợm. Chúng thường đánh bạc với nhau, đùa bỡn với nhau tại nhà một người anh rể, Liên cho tiền nó luôn luôn. Và trong một đám hội rất đông người, Liên đã dám công nhiên ném một cái quạt mới mua cho nó... Thứ tưởng như mình có thể chết ngay hoặc điên người. Y đã xao xác suốt một đêm, khóc suốt đêm. Y đã nghiến răng, nguyền rủa rất nhiều ngày. Rồi rất nhiều ngày, y đã tự vò xé lòng mình một nỗi băn khoăn khổ hơn tất cả những nỗi khổ của lòng người ta gọi là bán tín bán nghi. Y đã cầu cho Liên đủ mọi nỗi khổ, nỗi nhục ở trên đời. Y đã ao ước chính y có thể cầm dao mà giết chết Liên. Ấy thế rồi lại vẫn cưới Liên, ngay sau đấy ít lâu. Chỉ vì y vẫn còn thấy yêu Liên mà bà và bố mẹ y thì quyết bắt y cưới Liên cho bằng được. Sau đám cưới, được gần gũi Liên, biết tính nết Liên, dần dần nhận ra rằng Liên không thể là một người như y vẫn ngờ, tất cả câu chuyện của San không đúng một phần nào. Y đem những bằng chứng ấy, hỏi lại San, San cũng nhận rằng câu chuyện của mình sai, nhưng lại dùng những câu nói lấp lửng, những vẻ mặt nước đôi để tỏ mình nhất định không tin Liên vô tội. Đôi bạn giận ngầm nhau vì đấy. Riêng về phần Thứ, mỗi lần phải nói chuyện vợ mình ở trước mặt San, y vẫn khổ tâm đối với San, thì vợ y chả là một cái nhục của y đó ư? Có lẽ San cũng hiểu thế, nên từ ngày ở chung với Thứ, chưa lần nào y hỏi thẳng Thứ về chuyện vợ con. Sao lần này y lại chợt giở chứng, sỗ sàng đến thế?
Thứ không nhìn San, đáp:
- Vợ chúng mình có hư, cũng bằng bốn cô con gái nhà giàu chỉ biết ăn rồi đánh phấn, tô môi, ướm hết quần áo nọ đến quần áo kia, ra đường thì khoác tay với những kép ôm đàn tây, chải đầu sừng, ở nhà thì chỉ ve vẩy đi ra lại đi vào, không nằm ghế xích đu đọc tiểu thuyết tình thi lại soi gương uốn éo, ưỡn cái ngực, ngoáy cái mông, hay nhún nhảy vừa hát tây vừa khiêu vũ. Vợ chúng mình có hư cũng còn biết nuôi con và nếu không bận bịu vì con thì cũng còn kiếm nổi miếng mà ăn, chẳng chịu phải bám mình vào kẻ khác.
Y đã phải cố làm ra vẻ bình tĩnh, ôn tồn. Sự tức giận vẫn còn rung lên trong tiếng nói. San nghe chăm chú lắm, y vặn Thứ:
- Thế sao trong mười gái trụy lạc thì có đến chín người là gái quê, gái nhà nghèo?
- Anh bảo thế nào là trụy lạc?
- Cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ chẳng hạn, những kẻ sống về nghề son phấn.
- ... Chứ không phải nhờ sức làm việc của đôi tay hay của khối óc mình mà sống? Nếu như vậy thì chẳng cứ gì cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ mới trụy lạc, phần nhiều lại toàn là con hay vợ nhà giàu cả. Vợ, con nhà nghèo phải làm việc mới có ăn, mà khi người ta còn làm việc, khi người ta chỉ kiếm ăn bằng sức làm việc thôi, thì gọi người ta là trụy lạc làm sao được?
San ngây mặt ra, lẳng lặng nhìn Thứ một lúc lâu. Nói rằng nhìn, nhưng thực ra thì đôi mắt y vắng cái nhìn. San đang mải nghĩ gì. Một lúc sau y mới lại hơi mỉm cười bảo Thứ:
- Thế thì chắc anh thích nghèo?
Thứ chua chát hỏi:
- Anh chưa nghèo bao giờ hay sao?
Và y tiếp:
- Nếu anh đã nghèo qua một vài lần thì ít ra anh cũng phải biết rằng cái nghèo chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên thành những con người nô lệ.
San cười hở cả lợi, kêu lên:
- Thế thì có trời mới hiểu anh muốn gì! Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỷ, nhỏ nhen, nô lệ. Vậy thì ý anh thế nào?
- Rất rõ ràng. Tôi chỉ yêu sự làm việc và những người làm việc mà thôi. Theo ý tôi thì phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hưởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra được cái gì. Ai cũng phải làm, ai làm cũng phải được no đủ, tự do, mà chỉ những ai làm mới được no đủ, tự do.
- Lại cái thuyết mọi khi của anh! Nhưng này! Tôi hỏi thật anh... Chúng mình hãy gác cái nghĩa hai chữ hư hỏng theo cái nghĩa chính đáng hai chúng mình thường hiểu. Chỉ nói theo cái nghĩa thông thường của mọi người thôi. Nghĩa là... nói trắng ra ngay thế này cho tiện: có bao giờ anh nghĩ rằng trong lúc chúng mình đi vắng thế này, vợ chúng mình ở nhà có thể có ngoại tình không?
Thứ ngạc nhiên nhưng cố làm ra vẻ lạnh lùng:
- Chưa bao giờ tôi nghĩ thế bởi vì tôi không hay nghĩ lôi thôi đến những chuyện ấy làm gì. Nhưng tôi tưởng sự ấy cũng là thường.
- Nghĩa là có thể xảy ra được lắm, phải không? Ờ, thế bây giờ tôi lại hỏi anh thế này, không có gì, nhưng tôi chỉ nói thí dụ thôi đấy nhé, thí dụ bây giờ đột nhiên anh nghe tin vợ anh ngoại tình thì anh nghĩ thế nào?
Thứ thấy nhói trong tim một cái và đột nhiên khó thở. Nhưng y vẫn cố thản nhiên:
- Chẳng nghĩ thế nào.
- Không, tôi không nói rằng anh nghĩ đến sự bỏ vợ, hay đâm chết vợ, hay tự tử, hay bỏ nhà đi. Chúng mình có con rồi. Chúng mình nghĩ đến con... Tôi chỉ hỏi anh xem anh có cáu gì không? Cáu suông thôi...
- Tôi tưởng chả có gì đáng cáu. Theo ý tôi, thì cái việc kia cũng chỉ là một nhu cầu sinh lý như ăn uống, như tất cả những nhu cầu sinh lý khác. Nghĩa là tự nhiên và rất bình thường. Có cái gì đáng cho mình để ý quá đâu? Khi người ta đói quá.
San không cãi lại. Nhưng nét mặt y, nhất là đôi mắt lững lờ, chẳng có vẻ gì tán thành với ý Thứ. Tuy vậy, sau một thoáng ngập ngừng y cũng bảo:
- Tôi thì tôi cũng nghĩ như anh vậy. Nhưng tôi tưởng mình gặp cái thằng nó chim được vợ mình, thế nào mình cũng hơi khó chịu.
Có như vậy thật. Hơn thế nữa, tất cả những ý nghĩ táo bạo Thứ vừa đem ra, có phải là những ý nghĩ thật của y đâu? Nói cho đúng thì có lẽ đó là những ý mà y vẫn muốn theo đuổi, nhưng chưa bao giờ đã có thể bắt lòng theo. Lấy lý trí mà suy thì cái việc vợ ngoại tình không đáng cho chồng đau đớn, ghen tuông nhưng Thứ vẫn thấy mình đau đớn, ghen tuông, ngay từ lúc mới nghĩ đến sự ngoại tình. Y làm bộ không quan tâm, chỉ vì tự ái mà thôi... Nhưng tại sao hôm nay San lại thắc mắc về cái vấn đề ngoại tình như vậy? Một ý ngờ vụt đến trong óc Thứ, y nhìn soi mói San. San cúi mặt. Và Thứ vụt nhớ đến cái buổi chiều San hấp tấp về quê, câu nói nửa kín nửa hở của y, sự thay đổi tính nết... những đêm không ngủ hay ngủ rồi mà buột miệng rên lên... sự tiêu tiền phung phí hơn khi trước... A! Hẳn là San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy. Thứ lại nhớ đến một câu San bảo Thứ mới cách đây có mấy hôm: "Anh có cách gì cho tôi đi thật xa không? Hay là gần cũng được, nhưng cần một chỗ nào, nếu tôi định giấu thì nhà không thể nào biết được...". Và Thứ chợt nhận ra rằng San có vẻ bị nỗi đau đớn ngấm ngầm nung nấu đã nhiều: đôi mắt thâm quầng, da xám như gio, cái nhìn mệt mỏi và đờ đẫn... Chuyện gì mà San đến nỗi phải ốm người đi như vậy...
Sự im lặng đã gần như trở nên khó chịu. Chợt tiếng những bước chân nặng nề lên thang gác, cho đôi bạn một cớ để quay ra. Mô lên để mắc màn. Tuy đi trên gác và căn nhà chẳng rộng gì, nó cũng bước những bước bình bịch, hùng dũng như bước của nhà binh. Sàn gác bị rung. Cái tủ bị rung theo và những cái cốc, chén để trên mặt tủ, chạm vào nhau, kêu lách cách. Thứ thấy ở Mô một cái gì trẻ, mạnh và đẹp lắm. Người nó ngay ngắn, đôi vai rộng, cái ngực vạm vỡ nhô ra. Cái vui rạng rỡ trên nét mặt hơi ngờ nghệch, nụ cười hồn nhiên nở trên môi, nó có vẻ kiêu ngạo vì cái tuổi hai mươi và cái thân hình lực sĩ của mình...
San hỏi nó:
- Mày chưa về nhà mày kia à? Gan thật! Tao chịu mày!
Nó tủm tỉm cười:
- Thưa cậu sao kia ạ?
- Có vợ mà đến bây giờ vẫn chưa cần về.
Nó toét mồm cười hi hí, như xấu hổ:
- Thưa cậu, có cần gì cái nhẽ đó? Con thiết tưởng làm giai, về cái đường vợ con, chẳng nên ham mê lắm.
- Thế mày lấy vợ làm gì?
- Ồ thưa, thưa cậu, thế chẳng lẽ làm cái thằng con giai mà lại không có vợ? Người ta lấy vợ cả thì con cũng phải lấy, chứ con có cần gì đâu!
- Úi chà...
Mô cười hùng hục. Thứ và San mỉm cười. Thứ dậy, tránh ra ghế, để cho Mô mắc màn.
San bỗng nảy ra một ý, y hỏi Thứ:
- A! Thế này này, anh ạ... Chúng mình bảo ngay thằng Mô nó bảo bà cụ nhà nó cho mình trọ... Có được không, Mô?
- Thưa cậu, nhà lá hai cậu ở sao được?
- Được, nhà gì cũng được. Ở nhà quê chúng mình, tao vẫn ở nhà lá đấy chứ nhà gạch đâu?
- Đi làm thì bà cụ nhà mày với vợ mày cũng phải ăn cơm chứ! Bà cụ ăn thế nào thì chúng tao ăn thế. Cả nhà ăn cùng một mâm...
- Thưa cậu, thế thì coi không tiện.
- Sao không tiện?
- Vâng, nhưng nhà chật lắm! Chỉ vừa kê được hai cái giường, một cái của bà con, một cái của vợ chồng nhà con.
- Mặc kệ mày! Mày làm sao được thì làm!
- Thưa cậu, cái ấy để tùy hai cậu chứ con biết làm sao được?
- Thế mày bảo chúng tao ở đâu bây giờ?
- Hay là hai cậu lại thuê nhà?
- Ừ, thuê nhà thì cũng được nhưng còn ăn thì sao?
San vẫn thế, rồi tự trả lời:
- Tao bảo mày!... Mày xem có cái nhà nào rộng rộng, đủ cho bốn năm người ở, thuê một cái, rồi bảo bà cụ nhà mày dọn đến cho chúng tao trọ với. Chúng tao chịu cả tiền cho. Thế là được chứ gì?
- Vâng, cậu cứ để con bàn với bà con xem.
San cố ép:
- Chẳng phải bàn gì nữa. Chúng tôi mặc cậu! Cậu làm sao cho chúng tôi có chỗ ở, chỗ ăn thì làm!
- Không đâu ạ! Thưa cậu, con đã biết đâu mà dám nhận?
- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết...
- Thưa cậu!...
San vừa lắc đầu, vừa nhắm nghiền hai mắt, nhất định không nghe gì khác nữa. Mô động mở mồm chực cãi. San đã vội vàng nói lấp đi, không cho cãi. Mô đành cười.
- Anh đã đến thăm nhà thằng Phong chưa?
Y cởi áo tây, khoác tạm lên vách ghế, rồi ngồi xuống ghế, lúi húi tháo giầy. Thứ đặt quyển sách xuống giường. Nhưng y ngần ngừ, chưa vội trả lời. Y có vẻ như bị sách hút hết cả tâm trí rồi nên sau khi ngừng đọc, còn phải chậm chạp lờ đờ một lúc lâu. Sự thật thì y đang lưỡng lự, không biết có nên nói dối hay không, hay cứ thật thà. Thật thà thì y đã không dám bấm chuông nhà Hải Nam.
Cụ Hải Nam là một tay thầu khoán, kiêm lái gỗ, kiêm chủ đồn điền, giàu có tiếng ở vùng này. Ngôi nhà đồ sộ của cụ ở đầu làng, khiến Thứ và San, mỗi lần đi qua, lại nghĩ đến dinh cơ của những vị tể tướng về hưu trong các truyện Tầu. Như thế là do lối kiến trúc một phần, nhất là do cái cổng sơn son thếp vàng với những chữ đại tự rất to và những câu đối dài thườn thượt. Một phần nữa do hòn núi giả, những chậu cây, những cái đôn sứ ở ngay chỗ cổng vào. Nhưng có lẽ cũng là do cái vẻ kín cổng cao tường nữa. Trong nhà Hải Nam còn đến bốn, năm cô con gái đến thì cả rồi nhưng vẫn chưa chồng. Họ chẳng làm gì mà cũng ít khi ra đến bên ngoài. Họ có vẻ cấm cung. Chính vì thế mà họ gợi ít nhiều ý nghĩ tò mò và những mơ ước rất không đâu trong đám những người nghèo mà còn trẻ tuổi. Đứa con trai út của Hải Nam, con vợ bé, lên bốn, năm gì đó, học San. San thường hay xoa đầu bẹo má luôn và tẩn mẩn hỏi nó chuyện nọ, chuyện kia. Một hôm Thứ bỗng đùa San thử hỏi nó xem có thể trọ ở nhà nó hay không. Cố nhiên là San cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa thôi. Nhưng y cứ hỏi Phong. Thằng bé ngay lòng về hỏi lại cha. Và buổi chiều hôm ấy khi San chẳng còn nghĩ gì đến câu hỏi lúc sáng ngày, thì nó lên bàn giấy bảo San:
- Thưa thầy, thầy con bảo; mời thầy, tối hôm nay lên nhà con chơi, để thầy con nói chuyện.
San hơi sửng sốt:
- Tôi ấy à?... Phong có hiểu việc gì không? Thầy định hỏi gì?
Thằng bé ngẩn mặt ra một lúc, rồi hỏi lại:
- Thưa thầy, có phải sáng hôm nay thầy bảo con hỏi xem nhà có thể để cho thầy trọ...
- A, phải rồi!... Thế Phong hỏi rồi, phải không? Thầy bảo sao?
- Thưa thầy, thầy con bảo: được, tối hôm nay mời thầy lên chơi, để thầy con nói chuyện...
Tan buổi học, San cố lấy vẻ mặt và giọng nói thản nhiên bảo Thứ, như bảo y một việc rất bình thường.
- Tôi hỏi được chỗ trọ cho chúng mình rồi đấy. Lát nữa, anh thủng thỉnh đi chơi lên mạn Hải Nam, tạt vào đấy, cho cụ Hải Nam nói chuyện, xem thế nào.
Thứ mở thật to đôi mắt nhìn San:
- Trọ ở nhà Hải Nam ấy à?
- Phải ạ! Cụ Hải Nam có một thằng con học chúng mình đấy ạ!
- Ai chả biết nhưng mình trọ nhà ấy làm sao được?
- Sao không được. Người ta bằng lòng rồi đấy.
- Ừ, thì người ta bằng lòng. Nhưng lương anh mỗi tháng được bao nhiêu. Anh thử hỏi thằng Mô xem! Anh nên nhớ bếp nhà người ta sáng nào cũng phải đạp xe đạp đi Hà Nội sắm thức ăn đấy nhé! Họ ăn uống như trời ấy!
- Thì mình càng sướng chứ sao?
- Sướng! Nhưng nếu họ lấy mỗi tháng ba chục đồng?
San nhăn răng ra cười:
- Thì chúng mình lại thôi, chứ gì?
Thứ bĩu môi, chế nhạo:
- Thôi!... Nói dễ nghe chưa! Đến nhà người ta hỏi trọ rồi đến lúc người ta nói đến số tiền, lại thôi! Sao mà anh thôi tài thế? Tôi thì tôi xin chịu. Xin để nhường anh đi.
San biết mình đuối lý, chỉ cười nhạt, không cãi lại. Nhưng chợt y nghĩ lại ra một điều. Y ôn tồn bảo Thứ:
- Không, anh ạ... Tôi chắc người ta cũng không lấy mình nhiều quá thế đâu! Làm gì người ta chả biết? Giáo khổ trường tư thì giết ai ra tiền mà trả mỗi tháng ba chục bạc? Vả lại người ta thiếu gì tiền? Người ta cho anh trọ để cầu lợi đâu? Cụ Hải Nam có vẻ rất săn sóc đến việc học của thằng Phong. Có lẽ cụ ấy cho chúng mình trọ, là nghĩ đến việc học của nó nhiều hơn nghĩ đến tiền.
- Đã đành, nhưng người ta cũng phải lấy đến đủ của người ta.
- Nhưng ngộ người ta lại muốn mình ở để kèm thêm cho thằng Phong ở nhà, thì sao? Rất có thể người ta không lấy đồng nào cả...
- Nhưng lại cũng rất có thể người ta đòi mỗi tháng ba chục đồng. Hà hà! Anh thật là người lạc quan!
- Thì anh cứ gặp người ta xem nào!
- Thôi để nhờ anh.
- Tôi thì còn nói quái gì! Tôi không có thì giờ. Ăn cơm chưa xong là tôi đã sửa soạn đi học rồi. Anh thì cứ thong thả độ bảy, tám giờ đến nhà người ta cũng được. Vả lại anh hơn tuổi, trông đứng đắn mà nói năng cũng đứng đắn hơn tôi, lại thạo xã giao, nên anh đảm nhận lấy việc này là phải. Tôi nói thật, chứ chẳng nịnh anh làm gì đâu!
- Tôi cũng lạy cả nón cái sự thật thà của anh!
Cả hai cười xòa. Nhưng trước khi đi học, San lại nhân lúc Thứ đứng một mình ngoài hiên gác, lại bên y, đứng đắn và khẩn khoản bảo y:
- Thôi, anh ạ!... Tôi lạy anh, lát nữa anh chịu khó lên nhà Hải Nam một tí. Ở đấy thì sướng lắm. Thế nào hai chúng mình cũng được cả một buồng. Lại có điện hẳn hoi, làm việc đêm tiện lắm. Mà tôi chắc người ta không lấy tiền của anh đâu. Anh có thì giờ. Anh chịu khó dạy thằng Phong nó học thêm. Người ta thấy con người ta học hành tấn tới thì người ta phải quý anh. Rồi anh xem! Mỗi lần nghỉ, anh muốn về quê, cụ Hải Nam sẽ sai đánh ô tô của cụ ấy cho anh về đấy. Anh nghe tôi một tí nào, chúng mình đang cần chỗ trọ. Có chỗ cho mình trọ, mà mình không trọ thì trọ ở đâu? Mà cho ngay người ta đòi nhiều tiền nữa, anh cũng không sợ kia mà! Anh cứ nhận lời, nói: xin để cho dăm ba bữa nữa rồi mình sẽ dọn lên. Ý thế rồi dăm, ba bữa nữa, mình cứ lờ đi, bảo thằng Phong về nói chuyện: "bây giờ dưới trường lại rộng rồi, hay thầy giáo ở luôn đấy cho tiện... ". Như vậy thì đã sao?...
Thứ nể San, vả lại y cũng không muốn tỏ cho San biết y nhút nhát, kém ngoại giao. Xưa nay y vẫn để cho San tin rằng y linh lợi và tháo vát lại đã trải đời, đã từng giao tiếp với đủ loại người và cố nhiên là phải biết nói năng hoạt bát và đĩnh đạc. Có khó khăn gì là cái việc gặp một người như cụ Hải Nam, để nói chuyện về một việc tầm thường như cái việc San trao cho Thứ điều đình? Vả lại còn gì thường hơn cái việc ông đốc một trường tư đến thăm bố mẹ học trò? Chỉ có vậy mà Thứ không dám đến ư? San sẽ dòm vào tận ruột y và biết thừa ra thì y cũng chẳng bạo dạn, chẳng thành thạo gì cho lắm. Y nhớ đến hai tiếng "hãi người" ngày xưa mà bà y, bố mẹ y vẫn dùng để mắng y, bởi vì y chỉ ru rú ở nhà, chẳng dám đi đâu, chẳng dám đến nhà ai, mà giá có đến chơi nhà ai cũng tìm cách lảng đi, bởi chẳng biết nói năng với người ta như thế nào. Y đã ngấm ngầm khổ sở rất nhiều vì cái tật hãi người. Y cố sửa nó từ lâu. Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính cũ của y. Y ra ngoài thật nhiều, tìm những cuộc hội họp, những chỗ đông người, cố ý bẻm mép, ầm ĩ, trâng tráo, nghênh ngang, và luôn luôn tự bảo mình không bao giờ nên sợ lố? Y cũng chữa mình được ít nhiều. Nhưng y nghiệm ra rằng y chỉ có thể bạo dạn được ở những nơi chẳng có người nào biết y thôi, hay là những khi y thuộc vào một bọn đông. Lẻ loi và ở những chỗ người ta nhẵn mặt mình, y vẫn thấy nhút nhát, vụng về, ngượng nghịu, y vẫn hãi người như xưa. Khổ cho y là y lại biết rõ hơn ai hết đó là một cái nỗi kém cỏi, một sự đớn hèn. Và y luôn cáu kỉnh với mình, mạt sát mình. "Ăn không nên đọi, nói không nên lời" thì còn làm được trò trống gì ở đời này? Tại sao y lại ít tự tin đến nỗi rụt rè lúng túng, tự hạ ngay cả với những kẻ mà y biết về học vấn cũng như về đức hạnh, kém y trông thấy?... Ờ, mà còn phải nói ai, hãy nói ngay cụ Hải Nam. Mặc dầu cụ là một người kiếm ra tiền được bạc muôn, mặc dù cậu là một chủ thầu lái gỗ và cả chủ đồn điền nữa, cụ đã hẳn là một người xuất chúng chưa? Cả vùng này đều biết rằng hồi ngoài hai mươi tuổi, cụ chỉ mà một cậu bồi. Cậu bồi hình như đã được lòng bà vợ An Nam của một ông chủ người Âu. Thế rồi đột nhiên ông chủ chết một cách bất ngờ, bà chủ được hưởng thụ cả một gia tài hơn một vạn đồng. Bà lấy cậu bồi. Sẵn tiền, lại sẵn cái tài giao thiệp của bà, đôi vợ chồng mới ăn lên như diều gặp gió. Tiền đẻ ra tiền. Khi người ta qua được cái bước đầu, gặp đôi ba việc phát tài rồi, thì hình như cái chuyện làm giàu không phải là chuyện khó. Người ta nói ra tiền, ngồi chơi cũng ra tiền. Tiền đến một cách rất tự nhiên, chẳng cần phải tốn một tí mồ hôi, nhiều khi cũng chẳng cần đến cài tài suy tính, xếp đặt của con người nữa. Nó đều như máy vậy. Cụ có giỏi giang tài cán gì cho lắm? Nói về học thì cụ Hải Nam chỉ đọc nổi chữ quốc ngữ thôi. Nói đến tài thì có lẽ tất cả cái tài của cụ Hải Nam là quyến rũ được một mụ đàn bà giảo quyệt, lẳng lơ. Nói về đức hạnh thì cụ lại càng đáng khinh bỉ lắm. Quay quắt, lừa lọc, tàn nhẫn, phụ bạc, dâm đãng... cụ có thừa. Bây giờ thì tuổi già đã đến rồi. Cụ đã thành một ông già điềm tĩnh, đạo mạo gần như thể hiền lành, công việc mặc các con, hằng ngày hưởng cái thú an nhàn với mấy cây cảnh, mấy chị hầu non và lũ con, lũ cháu. Người ta sẵn lòng quên cho cụ những cái bất lương của cái thời sôi nổi ngày xưa. Tiền của mấy người con làm nên, cũng như mái tóc bạc như tơ đã khiến người đời nhìn cụ bằng những con mắt kính cẩn hơn. Cụ giao du toàn với những người mặt lớn, tai to. Nhưng có phải vì thế mà cụ đột nhiên thành một vĩ nhân mà mỗi khi tới gần Thứ phải hồi hộp, phải tái người, phải run rẩy và khép nép, cố làm cho mình nhỏ đi đâu? Thứ phải biết trọng mình. Y phải tự bảo y rằng: với cái học, cái nhân cách, cái nghề nghiệp cao quý của y, y rất có thể ngước mặt nhìn cụ Hải Nam hay bất cứ ai một cách đàng hoàng, không có lý gì phải sợ người ta cả. Y sẽ đến nhà Hải Nam... Y mới định thế thì cả một cái mộng phong lưu đã từ từ diễn ra qua khối óc y. Y tưởng tượng ra, theo những mơ ước ngấm ngầm của lòng y, căn phòng xinh xinh y sẽ ở với San... Những bữa điểm tâm, bồi đem vào tận phòng riêng. Những bữa ăn trưa, ăn chiều với cả gia đình cụ Hải Nam, hay là dễ chịu hơn, với những người trẻ tuổi thôi... Những buổi chiều ngồi uống trà ở ngoài hiên, nhìn xuống mặt hồ... Những câu chuyện thân mật và dí dỏm của những cô con gái cấm cung... Những cái mùi xoa do họ thêu giùm... Những bó hoa do họ đem vào... Những buổi tối có trăng cùng họ dạo chơi hay đùa nghịch ở trong vườn... Những ngày nghỉ cùng họ diện xe hơi đi thăm các đồn điền của cụ Hải Nam... Và cố nhiên, cả một cuộc luyến ái với một, hay hai, ba cô trong một lúc... Nhưng nghĩ đến đấy thì Thứ lại phải sực nhớ đến Liên. Lòng y nguội lạnh ngay. Cả một đoàn người gầy guộc, xanh xao, rách rưới, lôi thôi: bà, mẹ, các em... lại hiện ra. Thứ thấy mình đã ích kỷ, đã đê tiện, đã hèn. Y lại thấy cả rằng y đã quá viển vông trong những mộng của y. Cụ Hải Nam và những con cháu cụ có bao giờ sẽ trọng y đến thế không? Họ chỉ là những kẻ giàu, rất hợm của, rất khinh người. Họ sẽ đánh giá y bằng những quần áo, đồ đạc của y và sẽ khinh y. Vả lại y sẽ vui lòng đóng góp cái vai con nhà giàu, ăn chơi và phù phiếm thế ư? Không! Y phải biết trọng y. Những hạng người như y phải nhận chân lấy cái giá trị của mình. Họ có quyền được tự kiêu. Bởi vì cái giai cấp của y, cái giai cấp cần lao, chỉ hơn người ở cái chỗ được tự hào rằng mình hoàn toàn sống bằng sức làm việc của mình và được quyền khinh tất cả những cái gì không phải là mồ hôi, nước mắt... Thứ thấy mình bình tĩnh hơn, vững dạ hơn, thấy y có quyền khinh cái giàu sang của cụ Hải Nam. Y khinh cả bọn con gái cấm cung mà vừa lúc nãy đấy y đã mơ ước. Liên còn đáng yêu hơn, đáng quý hơn nhiều. Cái lối sống trong nhà cụ Hải Nam không hợp với y. Vậy thì y còn đến nhà cụ làm gì nữa?
Tuy nghĩ vậy, vào khoảng tám giờ, y vẫn mặc quần áo ra đi. Có lẽ chỉ để có thể trả lời San rằng y đã có đến nhà cụ Hải Nam. Y định rõ ngay từ đầu cái thái độ của y. Y sẽ mềm mỏng nhưng mà không tự hạ, nhũn nhặn nhưng không để người ta có thể hiểu lầm y là một anh chàng xu nịnh khúm núm, trước cửa quyền, lễ phép nhưng không dùng cái giọng của một người bề dưới. Nghĩa là y sẽ đối đáp với cụ Hải Nam như một kẻ ngang hàng nói với một kẻ ngang hàng. Y sẽ kính cẩn, bởi vì cụ đã là một người già. Nhưng nếu cụ lại cứ tưởng cụ là to, khinh y là một anh giáo quèn trường tư, chẳng qua như những thầy kí cụ thuê, mà dùng cái giọng kẻ cả với y, thì y sẽ khinh khỉnh lại ngay chẳng thèm quy lụy thằng nào và có thể quay mông đít vào mặt những thằng giàu hợm hĩnh và lên mặt. Y nghĩ như vậy. Nhưng mới bước chân đến đường, tim y đã bắt đầu đập mạnh rồi. Lạ quá! Y thừa biết rằng cụ Hải Nam không thể đánh y, cũng không thể bỏ tù y. Thế mà y vẫn như sợ sợ. Y biết trước rằng lúc cúi chào cụ Hải Nam, thế nào mặt y cũng tái đi và tiếng nói của y cũng run run. Mà như vậy thì cụ Hải Nam sẽ cười thầm y mất... Y thở hít mấy hơi dài để trút cái cảm giác nặng nề đang đè ở ngực y. Phố vắng câm. Trời tối. Dân thợ thuyền cần dậy sớm đã tắt đèn, đóng cửa nhà họ cả rồi. Con đường nhựa, dưới vòm cây tối đen thăm thẳm, như một dòng sông chảy trong hang. Thứ lủi thủi, chẳng trông gì và cúi đầu nghĩ ngợi. Y nghĩ sẵn những câu để đối đáp với cụ Hải Nam. Đến khi ngẩng đầu lên, y ngơ ngác nhìn quanh và nhận ra mình đã đi qua nhà Hải Nam một quãng rồi. Y khẽ cười nhạt và quay trở lại. Tim y bắt đầu đập mạnh. Những bước chân y tự nhiên ngập ngừng, chậm chạp hơn. Đến trước nhà Hải Nam, y vẫn không ngừng lại, chỉ nhìn vào. Cổng đóng rồi. Một chút ánh sáng lọt qua các khe, các lỗ ở, không đủ chĩa ra đường. Cái cổng lù lù, trông hiu quạnh và vắng lặng như một cái cổng thành cổ vào một giờ khuya khoắt lắm. Thứ sinh ngờ cái đồng hồ ở nhà mình. "Có lẽ muộn rồi, không phải mới tám giờ!". Y nghĩ vậy và thấy người nhẹ hẳn đi. Y toan đi thẳng về nhà. Nhưng mới được mấy bước, y đã tặc lưỡi, ngoặt lại, bước hẳn lại cổng nhà Hải Nam. Y trông thấy cái bấm chuông rồi nhưng chưa vội bấm chuông. Y ghé mắt vào khe cổng, nhòm vào bỗng giật mình: có ai đứng sừng sững nhìn ra cổng. Nhưng không phải, đó chỉ là một pho tượng lớn, một pho tượng đàn bà khỏa thân. Thứ hơi nóng mặt lên. Y quay ra, nhìn ngược, nhìn xuôi như sợ có một người nào đi tới, bắt gặp y. Rồi y lại nhòm vào. Y nín thở như làm một việc gì vụng trộm. Người mỹ nữ uốn éo cái thân hình lõa lồ dưới ánh đèn xanh dịu giữa những chậu cây, đôn sứ ngang hàng với hòn núi giả. Thứ thấy làm lạ rằng tận đến bây giờ y mới biết có vật ấy ở đây mà ngay giữa cổng vào! Thì ra chưa bao giờ y dám nhìn lâu, nhìn thẳng vào ngõ nhà Hải Nam. Y chỉ liếc qua. Muốn giữ vẻ nghiêm trang nhà giáo của y, thường thường y vẫn đi ngoài phố mặt ngay đơ, đôi mắt nhìn thẳng về đằng trước. Qua nhà Hải Nam càng thấy phải làm ra thế... Thứ nhìn rất tò mò, hồi hộp. Mới đầu lòng y xôn xao lên. Nhưng những cảm giác xôn xao chìm xuống dần dần. Sau cùng, Thứ buồn buồn thì đúng hơn. Ánh đèn xanh tỏa xuống, hiu hắt lạnh lùng. Những cây cảnh trong giấc ngủ, rầu rầu. Cả đến hòn núi giả cũng rầu rầu. Đằng sau tất cả những cái ấy, cái lối đi vắng ngắt chạy dài mãi vào trong. Đằng trước dãy cửa to, cửa nhỏ đóng cả rồi, như ở một cái nhà thương. Vắng lặng, một con tắc kè kêu. Thứ tưởng như một tiếng chuông réo, sẽ ầm ĩ lắm, giữa sự quá im này. Y sẽ làm cho người ta phải ngạc nhiên, phải xôn xao, như tiếng kêu báo động giữa đêm khuya, trong một đồn binh. Y sẽ làm rộn người ta lắm. Y nhìn lên cái bấm chuông, do dự. Y không bấm. Y quay ra, đi về...
Bây giờ y sẽ nói với San thế nào đây. Y giụi mắt, ậm ừ. San chợt đoán ra, cười nhạt hỏi y:
- Anh lại chưa lên, có phải không?
- A!... Lên rồi chứ!...
Giọng Thứ khàn khàn, ngần ngại, không có vẻ tin mình lắm. San ngờ vực. Y hỏi, để cho Thứ có thể gỡ mình:
- Cụ ấy đi vắng, có phải không?
Thứ vẫn ngần ngừ:
- Tôi không biết.
San cười xị ra lỗ mũi với vẻ không bằng lòng:
- Thế là cái quái gì? Chẳng thà anh cứ nó phắt ngay ra anh chưa lên nhà cụ ấy.
- Tôi lên rồi.
- Hừ!
- Nhưng không vào.
- Thế thì nói làm gì? Thà anh cứ nằm kễnh ra ở nhà mà đọc sách, đi làm gì cho mất thì giờ? Lên mà không vào thì lên làm gì?
San gay gắt, Thứ cười xin lỗi:
- Tôi thấy người ta đóng cửa rồi!
- Anh ngốc! Nhà người ta lúc nào không đóng cổng. Mình bấm chuông chứ lại...
- Ấy, thì tôi đã tạt vào, toan bấm. Nhưng nhìn vào trong thấy im lặng quá. Im như họ ngủ rồi...
Y ngập ngừng một chút, rồi thêm:
- Với lại... Nói thật ra thì tôi cũng không thích trọ nhà Hải Nam.
Y viện những lý lẽ của y ra. San chẳng buồn nghe, y chỉ bảo:
- Vậy thì thôi! Chẳng đi đâu nữa là xong chuyện!
Y quay vào bàn, giở sách kêu soàn soạt. Y cáu lắm. Thứ cúi mặt ngượng nghịu và hối hận. Y cũng hơi cáu nữa. Y muốn văng lại San, nhưng nín được. Muốn lấy lại vẻ tự nhiên, y lại nằm xuống, cầm sách, làm như đọc. Y không đọc. Y ngẫm nghĩ. Càng ngẫm nghĩ càng thấy tức với mình, tức với San. Y hậm hực mãi. Và sau cùng thấy cần phải mạt sát một người nào. Y mạt sát cụ Hải Nam.
- Cái lão già thối đến thế là cùng! Thối nát đến thế là cùng! Đặt một tượng khỏa thân trơ trẽn bên cạnh một hòn non bộ! Chửi nghệ thuật! Khiêu dâm! Đểu cáng! Tự nhiên tôi có những ý nghĩ không tốt về lũ con gái cấm cung nhà nó. Chắc chúng nó phải có cái tâm hồn hư hỏng, đĩ thõa, dâm đãng ngấm ngầm, ghê gớm lắm. Đã ăn không, ngồi rồi, tẩm bổ nhiều mà lại ở một cái hoàn cảnh thối tha đến thế!...
San mỉm cười:
- Chó sói và giàn nho.
Lòng tự ái của Thứ gầm lên:
- Nho! Nho gì? Nho thối ấy à?
San vẫn mỉa mai:
- Thì cố nhiên! Thối bởi vì cao quá.
- Anh nói đúng. Quả nhiên có thế thật: thối chính vì cao quá.
San vỗ tay xuống đùi cười hô hô
- Phải rồi! Tôi biết mà!
Y khoái chí vì tưởng Thứ ngớ ngẩn không hiểu y mỉa mai. Nhưng Thứ vừa xoay tay, vừa cố nói lấp tiếng cười của San đi.
- Im đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tôi cắt nghĩa cho anh hiểu.
- Tôi hiểu rồi! Những quả nho chín quá, chín rành rành ra đấy rồi, không còn chê xanh vào đâu được. Bởi thế cho nên anh chàng chó sói đành phải chê là thối.
Và San lại cười to hơn. Không cãi lại cái mồm bô bô cũng thằng cha ấy được! Thứ đã kinh nghiệm nhiều lần, biết thế. Y đành để cho San cười chán rồi mới bảo:
- Nói với anh, tức lạ! Anh đã không hiểu gì, lại hay đánh trống lấp, không để cho người ta nói. Tôi bảo chúng nó thối nát chính vì cao quá, là có suy nghĩ, chứ chẳng phải nói liều. Tôi hỏi anh: tại sao con gái ở nhà quê ít hư mà phần nhiều chỉ con gái nhà giàu ở tỉnh thành mới hay hư chứ?
Đột nhiên, mặt San đổi khác. Nụ cười trở nên gượng gạo rồi nhạt hẳn. Đôi mắt nhìn xuống, có vẻ như suy nghĩ. Một thoáng sau, chúng lại ngước lên, nhìn thẳng vào mặt Thứ, với một vẻ rụt rè, nửa như chế nhạo. Y không bô bô nữa. Bằng một cái giọng nhỏ nhẹ nhưng gãy gọn, y hỏi Thứ:
- Anh có chắc con gái nhà quê ít hư không?
Nét mặt Thứ cũng đột nhiên biến đổi. Đôi mắt Thứ lúng túng tránh cái nhìn của San. San lại tiếp:
- Như chính vợ mình chẳng hạn?
Thứ thấy nong nóng ở tai. Mặt y đã đỏ rồi chăng? Y không ngờ San lại có thể bất nhã với y như vậy. Y tức run người. Cả chuyện xưa lại trở về trong trí nhớ, rõ rệt như mới xảy ra hôm trước.
Y thấy y vừa mới qua một trận ốm dài, đang dưỡng bệnh ở nhà quê... Một buổi chiều, San đến thăm y... San ngập ngừng khuyên y nên cưới vợ ngay đi...
- Tại sao? - Thứ tái mặt và hỏi vậy. Đôi mắt nảy lửa.
- Bởi vì... bởi vì... San cúi mặt và bỏ tiếng ta, dùng tiếng Pháp - Người ta lừa dối anh...
Thứ choáng váng người. Y có cảm giác như chỉ còn cái đầu y là nặng, còn tất cả người y đều nhẹ bỗng, y bấp bênh ở trên không, mọi vật quay lộn, chập chờn, y hoa mắt, chẳng còn nhìn gì rõ. Nhưng lòng y vẫn sáng suốt như thường. Y vẫn đủ sáng suốt để hỏi San, ép San phải nói, và nghe hết đầu đuôi câu chuyện. Cũng chẳng có gì nhiều. Liên có tình với một thằng công tử bột ở trong làng, một thằng mà sự kém người chưa cưới của Liên về đủ mọi phương diện đã rành rành, một gã con trai lêu lổng và bịp bợm. Chúng thường đánh bạc với nhau, đùa bỡn với nhau tại nhà một người anh rể, Liên cho tiền nó luôn luôn. Và trong một đám hội rất đông người, Liên đã dám công nhiên ném một cái quạt mới mua cho nó... Thứ tưởng như mình có thể chết ngay hoặc điên người. Y đã xao xác suốt một đêm, khóc suốt đêm. Y đã nghiến răng, nguyền rủa rất nhiều ngày. Rồi rất nhiều ngày, y đã tự vò xé lòng mình một nỗi băn khoăn khổ hơn tất cả những nỗi khổ của lòng người ta gọi là bán tín bán nghi. Y đã cầu cho Liên đủ mọi nỗi khổ, nỗi nhục ở trên đời. Y đã ao ước chính y có thể cầm dao mà giết chết Liên. Ấy thế rồi lại vẫn cưới Liên, ngay sau đấy ít lâu. Chỉ vì y vẫn còn thấy yêu Liên mà bà và bố mẹ y thì quyết bắt y cưới Liên cho bằng được. Sau đám cưới, được gần gũi Liên, biết tính nết Liên, dần dần nhận ra rằng Liên không thể là một người như y vẫn ngờ, tất cả câu chuyện của San không đúng một phần nào. Y đem những bằng chứng ấy, hỏi lại San, San cũng nhận rằng câu chuyện của mình sai, nhưng lại dùng những câu nói lấp lửng, những vẻ mặt nước đôi để tỏ mình nhất định không tin Liên vô tội. Đôi bạn giận ngầm nhau vì đấy. Riêng về phần Thứ, mỗi lần phải nói chuyện vợ mình ở trước mặt San, y vẫn khổ tâm đối với San, thì vợ y chả là một cái nhục của y đó ư? Có lẽ San cũng hiểu thế, nên từ ngày ở chung với Thứ, chưa lần nào y hỏi thẳng Thứ về chuyện vợ con. Sao lần này y lại chợt giở chứng, sỗ sàng đến thế?
Thứ không nhìn San, đáp:
- Vợ chúng mình có hư, cũng bằng bốn cô con gái nhà giàu chỉ biết ăn rồi đánh phấn, tô môi, ướm hết quần áo nọ đến quần áo kia, ra đường thì khoác tay với những kép ôm đàn tây, chải đầu sừng, ở nhà thì chỉ ve vẩy đi ra lại đi vào, không nằm ghế xích đu đọc tiểu thuyết tình thi lại soi gương uốn éo, ưỡn cái ngực, ngoáy cái mông, hay nhún nhảy vừa hát tây vừa khiêu vũ. Vợ chúng mình có hư cũng còn biết nuôi con và nếu không bận bịu vì con thì cũng còn kiếm nổi miếng mà ăn, chẳng chịu phải bám mình vào kẻ khác.
Y đã phải cố làm ra vẻ bình tĩnh, ôn tồn. Sự tức giận vẫn còn rung lên trong tiếng nói. San nghe chăm chú lắm, y vặn Thứ:
- Thế sao trong mười gái trụy lạc thì có đến chín người là gái quê, gái nhà nghèo?
- Anh bảo thế nào là trụy lạc?
- Cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ chẳng hạn, những kẻ sống về nghề son phấn.
- ... Chứ không phải nhờ sức làm việc của đôi tay hay của khối óc mình mà sống? Nếu như vậy thì chẳng cứ gì cô đầu, gái nhảy, gái giang hồ mới trụy lạc, phần nhiều lại toàn là con hay vợ nhà giàu cả. Vợ, con nhà nghèo phải làm việc mới có ăn, mà khi người ta còn làm việc, khi người ta chỉ kiếm ăn bằng sức làm việc thôi, thì gọi người ta là trụy lạc làm sao được?
San ngây mặt ra, lẳng lặng nhìn Thứ một lúc lâu. Nói rằng nhìn, nhưng thực ra thì đôi mắt y vắng cái nhìn. San đang mải nghĩ gì. Một lúc sau y mới lại hơi mỉm cười bảo Thứ:
- Thế thì chắc anh thích nghèo?
Thứ chua chát hỏi:
- Anh chưa nghèo bao giờ hay sao?
Và y tiếp:
- Nếu anh đã nghèo qua một vài lần thì ít ra anh cũng phải biết rằng cái nghèo chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên thành những con người nô lệ.
San cười hở cả lợi, kêu lên:
- Thế thì có trời mới hiểu anh muốn gì! Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỷ, nhỏ nhen, nô lệ. Vậy thì ý anh thế nào?
- Rất rõ ràng. Tôi chỉ yêu sự làm việc và những người làm việc mà thôi. Theo ý tôi thì phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hưởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra được cái gì. Ai cũng phải làm, ai làm cũng phải được no đủ, tự do, mà chỉ những ai làm mới được no đủ, tự do.
- Lại cái thuyết mọi khi của anh! Nhưng này! Tôi hỏi thật anh... Chúng mình hãy gác cái nghĩa hai chữ hư hỏng theo cái nghĩa chính đáng hai chúng mình thường hiểu. Chỉ nói theo cái nghĩa thông thường của mọi người thôi. Nghĩa là... nói trắng ra ngay thế này cho tiện: có bao giờ anh nghĩ rằng trong lúc chúng mình đi vắng thế này, vợ chúng mình ở nhà có thể có ngoại tình không?
Thứ ngạc nhiên nhưng cố làm ra vẻ lạnh lùng:
- Chưa bao giờ tôi nghĩ thế bởi vì tôi không hay nghĩ lôi thôi đến những chuyện ấy làm gì. Nhưng tôi tưởng sự ấy cũng là thường.
- Nghĩa là có thể xảy ra được lắm, phải không? Ờ, thế bây giờ tôi lại hỏi anh thế này, không có gì, nhưng tôi chỉ nói thí dụ thôi đấy nhé, thí dụ bây giờ đột nhiên anh nghe tin vợ anh ngoại tình thì anh nghĩ thế nào?
Thứ thấy nhói trong tim một cái và đột nhiên khó thở. Nhưng y vẫn cố thản nhiên:
- Chẳng nghĩ thế nào.
- Không, tôi không nói rằng anh nghĩ đến sự bỏ vợ, hay đâm chết vợ, hay tự tử, hay bỏ nhà đi. Chúng mình có con rồi. Chúng mình nghĩ đến con... Tôi chỉ hỏi anh xem anh có cáu gì không? Cáu suông thôi...
- Tôi tưởng chả có gì đáng cáu. Theo ý tôi, thì cái việc kia cũng chỉ là một nhu cầu sinh lý như ăn uống, như tất cả những nhu cầu sinh lý khác. Nghĩa là tự nhiên và rất bình thường. Có cái gì đáng cho mình để ý quá đâu? Khi người ta đói quá.
San không cãi lại. Nhưng nét mặt y, nhất là đôi mắt lững lờ, chẳng có vẻ gì tán thành với ý Thứ. Tuy vậy, sau một thoáng ngập ngừng y cũng bảo:
- Tôi thì tôi cũng nghĩ như anh vậy. Nhưng tôi tưởng mình gặp cái thằng nó chim được vợ mình, thế nào mình cũng hơi khó chịu.
Có như vậy thật. Hơn thế nữa, tất cả những ý nghĩ táo bạo Thứ vừa đem ra, có phải là những ý nghĩ thật của y đâu? Nói cho đúng thì có lẽ đó là những ý mà y vẫn muốn theo đuổi, nhưng chưa bao giờ đã có thể bắt lòng theo. Lấy lý trí mà suy thì cái việc vợ ngoại tình không đáng cho chồng đau đớn, ghen tuông nhưng Thứ vẫn thấy mình đau đớn, ghen tuông, ngay từ lúc mới nghĩ đến sự ngoại tình. Y làm bộ không quan tâm, chỉ vì tự ái mà thôi... Nhưng tại sao hôm nay San lại thắc mắc về cái vấn đề ngoại tình như vậy? Một ý ngờ vụt đến trong óc Thứ, y nhìn soi mói San. San cúi mặt. Và Thứ vụt nhớ đến cái buổi chiều San hấp tấp về quê, câu nói nửa kín nửa hở của y, sự thay đổi tính nết... những đêm không ngủ hay ngủ rồi mà buột miệng rên lên... sự tiêu tiền phung phí hơn khi trước... A! Hẳn là San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy. Thứ lại nhớ đến một câu San bảo Thứ mới cách đây có mấy hôm: "Anh có cách gì cho tôi đi thật xa không? Hay là gần cũng được, nhưng cần một chỗ nào, nếu tôi định giấu thì nhà không thể nào biết được...". Và Thứ chợt nhận ra rằng San có vẻ bị nỗi đau đớn ngấm ngầm nung nấu đã nhiều: đôi mắt thâm quầng, da xám như gio, cái nhìn mệt mỏi và đờ đẫn... Chuyện gì mà San đến nỗi phải ốm người đi như vậy...
Sự im lặng đã gần như trở nên khó chịu. Chợt tiếng những bước chân nặng nề lên thang gác, cho đôi bạn một cớ để quay ra. Mô lên để mắc màn. Tuy đi trên gác và căn nhà chẳng rộng gì, nó cũng bước những bước bình bịch, hùng dũng như bước của nhà binh. Sàn gác bị rung. Cái tủ bị rung theo và những cái cốc, chén để trên mặt tủ, chạm vào nhau, kêu lách cách. Thứ thấy ở Mô một cái gì trẻ, mạnh và đẹp lắm. Người nó ngay ngắn, đôi vai rộng, cái ngực vạm vỡ nhô ra. Cái vui rạng rỡ trên nét mặt hơi ngờ nghệch, nụ cười hồn nhiên nở trên môi, nó có vẻ kiêu ngạo vì cái tuổi hai mươi và cái thân hình lực sĩ của mình...
San hỏi nó:
- Mày chưa về nhà mày kia à? Gan thật! Tao chịu mày!
Nó tủm tỉm cười:
- Thưa cậu sao kia ạ?
- Có vợ mà đến bây giờ vẫn chưa cần về.
Nó toét mồm cười hi hí, như xấu hổ:
- Thưa cậu, có cần gì cái nhẽ đó? Con thiết tưởng làm giai, về cái đường vợ con, chẳng nên ham mê lắm.
- Thế mày lấy vợ làm gì?
- Ồ thưa, thưa cậu, thế chẳng lẽ làm cái thằng con giai mà lại không có vợ? Người ta lấy vợ cả thì con cũng phải lấy, chứ con có cần gì đâu!
- Úi chà...
Mô cười hùng hục. Thứ và San mỉm cười. Thứ dậy, tránh ra ghế, để cho Mô mắc màn.
San bỗng nảy ra một ý, y hỏi Thứ:
- A! Thế này này, anh ạ... Chúng mình bảo ngay thằng Mô nó bảo bà cụ nhà nó cho mình trọ... Có được không, Mô?
- Thưa cậu, nhà lá hai cậu ở sao được?
- Được, nhà gì cũng được. Ở nhà quê chúng mình, tao vẫn ở nhà lá đấy chứ nhà gạch đâu?
- Đi làm thì bà cụ nhà mày với vợ mày cũng phải ăn cơm chứ! Bà cụ ăn thế nào thì chúng tao ăn thế. Cả nhà ăn cùng một mâm...
- Thưa cậu, thế thì coi không tiện.
- Sao không tiện?
- Vâng, nhưng nhà chật lắm! Chỉ vừa kê được hai cái giường, một cái của bà con, một cái của vợ chồng nhà con.
- Mặc kệ mày! Mày làm sao được thì làm!
- Thưa cậu, cái ấy để tùy hai cậu chứ con biết làm sao được?
- Thế mày bảo chúng tao ở đâu bây giờ?
- Hay là hai cậu lại thuê nhà?
- Ừ, thuê nhà thì cũng được nhưng còn ăn thì sao?
San vẫn thế, rồi tự trả lời:
- Tao bảo mày!... Mày xem có cái nhà nào rộng rộng, đủ cho bốn năm người ở, thuê một cái, rồi bảo bà cụ nhà mày dọn đến cho chúng tao trọ với. Chúng tao chịu cả tiền cho. Thế là được chứ gì?
- Vâng, cậu cứ để con bàn với bà con xem.
San cố ép:
- Chẳng phải bàn gì nữa. Chúng tôi mặc cậu! Cậu làm sao cho chúng tôi có chỗ ở, chỗ ăn thì làm!
- Không đâu ạ! Thưa cậu, con đã biết đâu mà dám nhận?
- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết...
- Thưa cậu!...
San vừa lắc đầu, vừa nhắm nghiền hai mắt, nhất định không nghe gì khác nữa. Mô động mở mồm chực cãi. San đã vội vàng nói lấp đi, không cho cãi. Mô đành cười.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!