Bến không chồng - Chương 20 (Dương Hướng)
Phương Như | Chat Online | |
11/07/2019 21:33:26 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
92 lượt xem
- * Bến không chồng - Chương 21 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 22 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 19 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
- * Bến không chồng - Chương 18 (Dương Hướng) (Văn học trong nước)
Ngôi từ đường họ Nguyễn to nhất làng Đông bây giờ không còn lại chút dấu vết gì nữa. Trên nền đất tổ, Nghĩa đã xây ba gian nhà mái bằng khá khang trang thoáng mát. Gian giữa được xây thêm bàn thờ tổ cũng vẽ hoa văn rồng phượng rực rỡ. Ngôi nhà mới không quay ra Bến không chồng như ngôi từ đường xưa mà quay về hướng nam, đón luồng gió mát từ đê Diêm lồng lộng thổi vào mát rượi...
Hạnh chợt tỉnh giấc. Chưa bao giờ Hạnh lại khao khát có con như lúc này. Nỗi khao khát thường cuộn lên vào ban đêm làm Hạnh thức giấc liên tục. Nhất là từ hôm Hạnh nhận được thư Nghĩa gửi về hỏi "Em đã có gì chưa?" Và anh báo tin đơn vị anh sắp phải hành quân lên biên giới Lạng Sơn. Tình hình chiến sự ở vùng biên giới Lạng Sơn, QuảngNinh khá căng. Hạnh không ngờ vừa mới hoà bình được vài ba năm, chiến tranh lại đe doạ. Nỗi hoang mang lo sợ đè nặng trong tâm trí Hạnh. Hạnh mòn mỏi đi trong căn phòng mới xây còn hơi mùi vôi vữa. Hạnh cứ thao thức vẩn vơ "Giá mìnóiinh được đứa con mọi viêc sẽ khác". Khi thiếp đi những giấc mơ lại ập đến. Hạnh mơ thấy Nghĩa chết trận và mình bị con ma mặt đỏ đầu cánh mả Rốt hiếp, khi về làng mọi người ruồng bỏ Hạnh. Hạnh thấy bơ vơ trên cõi đời này, đi đến đâu cũng bị ông Xung xua đuổi "Cút đi, mày là loài yêu tinh quyến rũ thằng Nghĩa. Mày làm cho gia đình bà Khiên tuyệt tự, mày làm cho cả họ Nguyễn suy sụp. Mày...". Hạnh hét lên "Không! Tôi không phải yêu tinh. Tôi là Hạnh, con gái mẹ Nhân. Bố tôi, anh Hà, anh Hiệp đều là liệt sĩ. Hạnh vừa hét vừa chạy ra cánh đồng lúa chín vàng óng "Mắt cô tiên" hiện ra trong leo lẻo trước mặt Hạnh. Câu chuyện cụ Nghiên kể ngày nào lại hiện lên trong tâm trí Hạnh. Hạnh cởi hết quần áo nhảy xuóng hồ mắt tiên để giải oan. "Không phải tôi là yêu tinh, tôi là Hạnh, con mẹ Nhân. Tôi bị oan..".
- Mày kêu gào gì mà khiếp thế hả?
Tiếng bà Khiên gọi làm Hạnh tỉnh giấc.
- Mẹ đấy à? Không có chuỵên gì đâu ạ. Con mơ ngủ.
Giấc mơ hãi hùng làm Hạnh không sao ngủ lại được. Trời đã sắp sáng. Bà Khiên lục sục dậy nấu cơm. Qua ô cửa sổ Hạnh nhìn thấy mẹ chồng lặng lẽ mò mẫm ngoài vườn hái rau ngót. Hồi này Hạnh nhận ra mẹ chồng cũng già đi và đối với Hạnh cũng hơi khang khác. Hạnh thấy thỉnh thoảng mẹ lại hay lén nhìn Hạnh, thở dài. Không hiểu mẹ lo Nghĩa sắp phải lên biên giới hay lo Hạnh không có con. Thế mới biết sức chịu đựng con người cũng có giới hạn. Mẹ cũng chỉ là dâu họ Nguyễn như Hạnh. Những tháng năm Nghĩa đi xa, Hạnh đã chứng kiến bao nỗi khổ đau của mẹ. Giờ đây nhìn nét mặt rầu rầu của mẹ, Hạnh không sao chịu nổi.
Hạnh nằm lặng trên giường nghe rõ tiếng chân mẹ đi lại, tiếng bát đũa khua lách cách. Mẹ đã dọn cơm xong và đứng bên giường Hạnh. Hạnh nghe rõ cả tiếng thở dài của mẹ.
- Tao dọn xong cơm rồi, dậy mà ăn cho nóng.
- Con mệt lắm, mẹ cứ ăn cơm trước.
Mẹ lặng lẽ ra khỏi buồng. Sự im lặng triền miên như đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra. Hạnh cảm nhận rõ sẽ có tai hoạ dội xuống đầu Hạnh. Từ ngày Hạnh được ở ngôi nhà mới này, dân làng Đông và người trong họ Nguyễn nhìn Hạnh không còn đằm thắm như xưa. Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị "Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc". Cứ nghĩ đến những lời rủa cay độc ấy Hạnh lại thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh.
Thấy cổ khô rát, Hạnh cố gượng dậy uống nước. Mẹ đã đi đâu, nhà vắng ngắt. Mâm cơn trên bàn còn nguyên vẹn, niêu cơm mới chỉ khoét vài thỉa cho con mèo. Chú mèo ăn no nằm trước cửa mắt tròn xoe nhìn Hạnh. Hạnh có cảm giác sợ hãi cả thứ ánh sáng chói rực lên trên mảnh vườn trước cửa. Hạnh kéo sập cánh cửa rồi lại vào giường nằm.
Căn buồng còn lại một thứ ánh sáng nhờ nhờ từ lỗ thông gió lọt vào hắt lên mảng trần giống như vòm trời bé con xám đục vây bọc lấy tấm thân đang run rẩy của Hạnh. Cơn sốt đang hầm hập thiêu cháy cơ thể, Hạnh cảm giác cả căn phòng bé nhỏ này cũng đang tan rữa ra thành tro bụi...
Chả lẻ đây là kết quả cuối cùng của mối tình say đắm cuồng nhiệt của Hạnh với Nghĩa. Hạnh cố níu kéo lại những kỷ niệm về Nghĩa bằng sức lực còn rớt lại trong cơ thể đã cạn kiệt khô gầy của mình.
Chợt Hạnh nghe có tiếng xe rì rầm từ xa. Nghĩa được về thật sao? Đã từ lâu mỗi lần có tiếng xe con về làng, tim Hạnh lại đập rộn lên. Tiếng xe mỗi lúc nghe gần hơn. Hạnh vùng dậy mở toang cánh cửa sổ. Chiếc xe quen thuộc đã lao vào cổng đỗ xịch giữa sân. Dáng Nghĩa vẫn cao lớn, quân hàm đỏ rực ve áo. Anh gõ vội gót giầy trên bậc thềm gạch. Hạnh vuốt vội mái tóc, lập cập ra mở cửa. Nghĩa lao vào đứng sững trước mặt Hạnh:
- Ôi! Em ốm sao?
- Em chỉ hơi đau đầu một chút.
- Mẹ đi đâu hả em?
- Em cũng không hiểu mẹ chạy đâu đấy.
Hạnh bê vội mâm cơm xuống bếp, rồi mời người lái xe vào nhà uống nước. Người lái xe đang say sưa nhìn ngắm ngôi nhà của thủ trưởng.
- Anh chị cứ tự nhiên. Anh lái xe cười. Tôi loăng quăng đi dạo chút cho mát.
Nỗi thất vọng của Nghĩa lộ rõ trong ánh mắt. Hạnh nhận ra hết. Hạnh thấy xót xa nhào vào lòng Nghĩa khóc rưng rức.
- Anh đã hẹn làm việc với ban chỉ huy quân sự tỉnh chiều nay. Tranh thủ qua nhà chừng vài giờ anh lại phải đi ngay. Anh đã nhận lệnh đi biên giới.
Nghĩa kéo Hạnh vào trong buồng...
Hạnh thấy xót thương cho hành động vội vã vớt vát của anh. Hạnh chiều Nghĩa mà không mảy may có chút khoái cảm. Nghĩa sững sờ thấy Hạnh hững hờ trước nguồn cảm hứng đang cháy rực lên trong anh. Mới ngày nào tấm thân Hạnh còn đẫy đà, giờ teo tóp run rẩy trong vòng tay anh.
- Hồi này trông em gầy yếu quá, khéo ốm mất. Nghĩa thấy thương hại vợ, anh nắm chặt lấy bàn tay xanh gầy của Hạnh. Em nằm nghỉ anh đi tìm mẹ về.
Nghĩa về giữa buổi, làng xóm vắng teo, người lớn đi làm đồng, chỉ còn mấy đứa trẻ quanh quẩn bên chiếc xe con ngó nghiêng. Nghĩa men theo bờ ao sang ông Xung và thấy mẹ ở đó. Chú Xeng và mẹ đang thì thào chuyện gì đấy.
- Tao nói rõ là thiêng. Chú Xeng vỗ đùi "bốp" một cái khi nhìn thấy Nghĩa. Có mẹ mày chứng kiến, tao vừa nhắc tới mày xong.
- Nghĩa về đấy hả con. Mẹ ngước cặp mắt lo âu nhìn Nghĩa. Có mày về lúc này thật may. Vợ mày cũng ốm, ông Xung đã mấy ngày nay cũng chẳng ăn uống gì được. Nghĩa ơi, mẹ...mẹ lo quá, biết đâu tai hoạ sẽ xẩy ra. Tao thấy con Hạnh nhiều lúc nó như người ngớ ngẩn, tao chỉ sợ nó lại mắc bệnh giống căn bệnh của ông và chú Xeng xưa.
Ông Xung nằm co quắp trên giường khẽ đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn Nghĩa, Nghĩa quên hết mọi mặc cảm đối với ông, anh cảm thấy như chính mình đã gây nên mọi chuyện.
- Anh ngồi xuống đây, tôi nói với anh câu chuyện. Chú Xeng kéo chiếc điếu bát vào lòng liếc mắt nhìn hai mẹ con Nghĩa, giọng chú trầm lắng xuống. Anh cứ đi biền biệt việc nước, nên chẳng hiểu việc nhà ra sao. Bố anh mất rồi, việc gia tiên anh phải có bổn phận gánh vác. Anh phải chủ động giải quyết tình thế bế tắc của vợ chồng anh hiện nay để mẹ anh khỏi rầu lòng. Xin phép anh cho tôi được nói thẳng thế này. Anh còn sống với con Hạnh ngày nào, mẹ con anh còn khổ, con Hạnh cũng chẳng bao giờ có con được. Chuyện này đã rõ như ban ngày. Anh nên nghĩ cả đến tương lai của anh, của gia đình, họ tộc.
- Cám ơn chú đã cho một lời khuyên. Nghĩa nói. Bây giờ chưa phải là lúc cháu lo chuyện đó. Mẹ về đi, con chỉ tranh thủ về được vài tiếng.
- Ấy là tôi cũng nói thế. Chú Xeng xoa dịu - Chuyện đó là tuỳ anh.
Hai mẹ con ra đến ngõ, mẹ níu áo Nghĩa:
- Nghĩa ơi con cũng phải cân nhắc cho kỹ lời chú Xeng nói. Mẹ cũng không ghét bỏ gì con Hạnh. Nhưng tương lai của con không thể mãi thế này được.
Xưa nay Nghĩa chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện phụ bạc Hạnh. Nghĩa không ngờ tỉnh cảnh vợ chồng anh lại đi vào ngõ cụt...
Xe chạy qua cống Linh, Nghĩa vẫn còn thấy bàng hoàng chếnh choáng. Làm việc với ban chỉ huy tỉnh đội xong cũng vừa hết giờ làm việc buổi chiều, Nghĩa hớt hải cắp cặp ra xe. Bất ngờ anh nhìn thấy người đàn ông có khuôn mặt quen quen đang đi về phía anh. Tới gần anh nhận ra người đàn ông này chính là anh Biền. Đã mười ba năm kể từ ngày chia tay với anh Biên ở bến xe, Nghĩa không có dịp gặp lại.
- Có phải anh Biền? Nghĩa nói to.
Anh Biền đứng sứng lại trước mặt Nghĩa, mặt anh chợt sáng lên nhìn xoáy vào đôi quân hàm trên vai áo Nghĩa. Điệu bộ anh trông thật nực cười. Anh định đưa tay tóm lấy tay Nghĩa nhưng chợt co lại giọng ấp úng.
- Nghĩa hả? Đúng là Nghĩa rồi. Oách thế này bố thằng nào nhận được. Có ai mà ngờ thằng Nghĩa lại được hưởng niềm vinh quang đến thế này a? Anh Biền tóm chặt lấy tay Nghĩa lắc mạnh. Hoá ra chiến tranh vẫn còn có được cái gì đấy, thế mà tao ngỡ mất sạch.
- Thôi, chuyện ấy để sau. Nghĩa nói. Bây giờ anh sống ra sao?
- Cũng nhì nhằng vậy. Anh Biền nói. Chú mày tưởng tao đảo ngũ ngày ấy chứ gì? Không đâu. Tao không đến nỗi hèn hạ thế đâu. Giờ gặp chú, anh bỗng nhiên lại muốn nhắc đến chuyện quá khứ.
Anh Biền cố kéo bằng được Nghĩa về nhà anh chơi. Theo sự chỉ đường của anh Biền, chiếc xe chạy vòng vèo qua các phố.
- Cũng nhờ tiếng ông cụ nên mới kiếm được gian nhà ở đất thị xã này. Anh Biền nói. Mình coi như hư hỏng, nhưng được cô vợ kéo lại. Đời thế đấy, mấy ai được cả vợ lẫn chồng. Đấy, nhà mình kia kìa ở khúc quanh ấy, cứ phì thẳng tận cửa gian nhà mái lợp giấy dầu đấy.
Xe vừa đỗ xịch trước cửa, thằng bé con anh Biền chừng mười hai tuổi mặt lọ lem tử trong nhà chạy xộc ra ngơ ngác nhìn bố, nhìn Nghĩa.
- Thằng hư, mày không chào các chú à! Em đâu?
- Em ngủ.
- Mời vào nhà. Anh Biên kéo Nghĩa và anh lái xe vào trong nhà. Một đứa bé chừng hai tuổi nằm ngủ quay lơ trên nền nhà. Anh Biền vội tóm lấy chiếc ghế vứt chổng ngược trên giường đặt xuống nền nhà mới khách ngồi. Trên chiếc bàn nhỏ gỗ tạp chắp vá, có ba cái chén màu da lươn và chiếc ấm mẻ vòi.
- Đấy, chả cần giới thiệu, tất cả đã bày sẵn ra đấy. Anh Biền cúi bế đứa bé đặt lên giường. Đây là tác phẩm của vợ chồng mình sau chiến thắng trở về đấy. Còn thằng lớn kia là kết quả của lần về cùng với chú đấy. Cũng chỉ mỗi cú điện của cô nàng mà được thằng cu kể cũng đáng. Ngày ấy cô nàng của tớ còn ngon lắm, nhưng bây giờ thành bà sề ngồi bán rau ở chợ. Ấy, cái dân ngồi chợ cũng cực lắm, chả mấy khi được sống ban ngày ở nhà. Còn chú thì sao, cái lần ấy có kết quả gì không? Không à? Thế thì cái khoản ấy chú thua tớ rồi. Nhưng không sao, nói cho vui thế thôi. Khó nhất là phấn đấu được hai cái gạch trên vai áo kia mới khó, còn cái khoản đúc thằng cu thì đúc lúc nào được lúc ấy. Chộp chỗ này không được thì chộp chỗ khác, hà hà... Thằng đàn ông sướng mỗi cái đó.
Anh Biền tếu một chầu rồi đứng dậy lục chiếc cặp học sinh của con lấy ra quyển vở xé toạc tờ giấy hý hoáy viết gì đó rồi gập lại đi ra cửa rỉ tai thằng con lớn. Nó cầm tờ giấy lao ra đường phố. Nghĩa đưa mắt nhìn thằng bé con ngủ trên giường thỉnh thoảng cái miệng nhỏ xíu của nó lại mấp máy cười.
- Nó đang mơ thấy mẹ về chợ đấy. Anh Biền nói. Chú gì lái xe cứ uống nước đi rồi lên giường kia mà khểnh một giấc, mặc anh em tớ bù khú. Chà, lâu lắm anh em mới gặp lại nhau.
- Vậy lý do gì mà ngày ấy anh lại không trở lại đơn vị? Có phải lý do anh ở nhà để kiếm một cô nàng- Nghĩa cười pha trò.
- Khá lắm. Anh Biền vỗ bốp vào vai Nghĩa rồi ngồi xuống ghế, miệng cười rõ tươi. Thì ra hồi này chú cũng đáo để. Chú nói vậy đúng mà lại không đúng. Đúng là lần ấy mình nấn ná ở nhà cưới cô nàng của mình thật. Cũng bởi vì mình đã xơi tái cô ta rồi - Xơi đúng vào buổi tối mình rỉ tai cậu bảo đi tình tang tí chút đấy. Mình cưới vợ không phải chỉ cốt có cái để chơi. Thằng hư hỏng như mình chơi ở chỗ nào mà chả được. Cái chính là mình thương cô nàng của mình nó tốt và đáng yêu lắm. Mình không nỡ là kẻ chén xong rồi chạy làng. Mình biết rõ cái của mình nó nhạy, hễ động một cái là trúng liền. Thế mới khổ chứ. Dù có loạn lạc cũng phải cưới. Cưới xong là lại phải ra đi. Mình đâu phải loại đàn ông hèn kém để thiên hạ nó bảo là tên đảo ngũ..
- Vậy anh có sợ chết không? - Nghĩa hỏi.
- Tao có thể trả lời ngay với chú rằng chẳng thằng nào sinh ra trên đời này lại thích chết. Triệu triệu con người ra trận đều không ai muốn chết. Cái quý nhất ở họ là biết chết mà vẫn xông vào chỗ chết. Tớ kể cho chú nghe một chuyện mà có lẽ suốt đời tớ vẫn không thể quên để chứng minh rằng đứng trước cái chết mọi người không thể giấu nổi mình. Tớ có một thằng bạn cùng ở đơn vị, nó cũng chỉ bằng tầm tuổi chú. Nó có cô người yêu đẹp tuyệt vời. Tớ đinh ninh nó là thằng tốt. Không hiểu tại sao lần ấy, trước lúc bước vào chiến dịch mùa khô năm bảy hai, bỗng dưng nó lại bảo tớ "Lần này khéo em chết mất". Tớ bảo "Mày nói gở". Nó buồn thiu, bảo "Em linh cảm rõ lần này em sẽ chết. Nếu anh thực sự thương em, anh cứ cho em một nhát vào đây". Nó chìa bàn tay ra và đưa cho tớ con dao rõ sắc. Tớ quát vào mặt nó "Mày là thằng hèn". Nó tỉnh bơ bảo "Anh nói đúng. Em là thằng hèn. Đã mấy ngày nay em lẻn lên bản vặt đu đủ lấy nhựa uống cho nó phù lên mà chả thấy phù gì cả. Đến hôm nay thì em nhận ra một điều giữa cô nàng của em và cái chết, em chọn cô ngàng. Em chỉ mơ ước làm sao được yêu cô nàng của em một cái rồi có phải chết cũng cam lòng. Trước hôm lên đường em cố gạ mà nó không cho. Nó bá cổ em hôn đánh chụt một cái vào má và bảo "để dành đến ngày chiến thắng anh về". Đến bây giờ thì em thấy rõ chả bao giờ về được nếu anh không cho em nhát dao vào đây". Nghe nó nói mình tức quá hét tướng lên: "Mày biến tao thành kẻ đồng loã sao? ". Nó bảo "Tuỳ anh".
Nghĩa ngồi lặng nghe anh Biền nói. Bất chợi anh đưa tay nắm lấy tay Nghĩa giọng anh lạc đi:
- Chú có biết kết cục ra sao không? Kế hoạch tự thương nó không thực hiện được. Lạ lùng hơn là trong chiến dịch ấy nó lại chiến đấu rất dũng cảm và đã hy sinh anh dũng. Điều mà tao cứ phải suy nghĩ mãi vì nó đã dũng cảm cứu sống tao và tay đại đội trưởng nên mới bị trúng đạn. Anh Biền cúi xuống vê vê điếu thuốc đã tắt ngấm trên tay. Thế mới biết cái hèn mọn và lòng cao thượng cũng rất gần nhau. Theo mình nghĩ bản năng con người nói chung là muốn làm điều tốt, điều thiện. Nếu con người có xấu đi, độc ác, tàn bạo là do thời thế. Thời thế nó cũng tạo nên anh hùng và thời thế cũng làm hỏng con người ta mau lắm. Anh Biền bật diêm hút thuốc, liếc cặp mắt nhìn Nghĩa. Bất chợt anh Biền vung tay đập chát xuống bàn, cao giọng. Lâu lắm anh em mình mới gặp lại nhau, tự nhiên tớ lại muôn dốc bầu tâm sự với cậu. Thấy cậu thành đạt tớ mừng. Mừng cho cậu, lại hổ cho mình. Âu cũng là cái số, chả biết thế nào mà tính. mghiêm chỉnh quá đôi khi cũng làm hỏng nhau. Chính ông cụ nhà tớ làm hỏng tớ và tớ cũng lại làm hỏng ông cụ. Chả là ông cụ mình là người cực kỳ nghiêm chỉnh. Tớ ra đường tát tai một thằng khốn nạn, ông bảo thằng này hỏng. Tớ phải nghỉ buổi học vì phải giúp một thằng bạn bị ngã đi cấp cứu bệnh viện, cụ cũng bảo "hỏng". Cụ thường mắng "Mày mà học hành thế, chỉ có mà đi cày thôi con ạ. Chả lẽ đi cày là hư hỏng? Vậy thì trên đất nước này có không biết bao nhiêu người hư hỏng hà hà... Xin nói với chú điều này, trong xã hội nhiều thằng hư hỏng không đáng sợ bằng nhiều thằng hèn. Trong chiến đấu điều này rõ hơn. Thằng hư hỏng dám xông vào cứu đồng đội, còn thằng hèn thì xin phép chú đừng hòng hy vọng gì ở anh ta. Thằng hư hỏng ít khi được lên làm quan, còn thằng hèn nó làm quan dễ như bỡn. Thằng hư hỏng ít sự phản bội hơn thằng hèn. Thằng hư hỏng có thể không dám giết một mạng người nhưng thằng hèn dám giết cả vạn người bằng sự phản bội của hắn. Nói thế chú lại bảo tao lý sự nhưng đúng là con người ta nó thế. Người nhìn được xa, người nhìn vừa vừa, người suốt đời chỉ nhìn thấy những cái trước mũi mình.
- Thế ông cụ anh bây giờ còn công tác không?
- Tao đã nói với chú mày rồi đấy thôi. Tao đã làm hỏng ông cụ. Tao học hành không thành đạt, thi trượt oạch. Thế là ông cụ không muốn tao đi linh nên mới tìm cách chạy cửa để tao ở nhà. Thế là ông cụ hỏng, mất chức giám đốc về vườn ngay từ ngày gặp cậu đấy. Còn em gái tao, con Thuỷ mày biết rồi đấy. Nó thấy tao bỏ ngũ ở nhà cưới vợ, bố mất chức, nó không chịu được nhục, liền bỏ nghề văn công tình nguyện đi thanh niên xung phong, bây giờ về thành bà cô tổ chả chồng con gì cả. Cưới vợ xong tao nghĩ chả lẽ mình lại hèn đến nỗi để cho em gái phải đi chết thay. Thế là tao khoác ba lô trở lại lính. Mày xem đây.
Anh Biền phanh ngực áo, Nghĩa sửng sốt thấy trên người anh đầy những vết thường nhằng nhịt tím ngắt.
- Cô Thuỷ bây giờ ở đâu hả anh Biền?
- Nó vẫn ở ngôi nhà cũ mà tao đã dẫn chú về hồi ấy đấy. Ông cụ tuy về hưu nhưng vẫn ở đấy, thỉnh thoảng mới chạy đi chạy về thăm bà cụ ở quê. Đã bao lần ông cụ bảo bà cụ cùng lên đây nhưng bà cụ lại bảo "Tôi sắp chết rồi, chẳng phải đi đâu. Ở đâu cũng không bằng quê hương đất tổ". Chú xem trên đời này mỗi người một ý, dễ mà ai bắt được ai. Tý nữa bà xã về, mời chú sang bên ấy ăn cơm. Tôi đã cho cháu đi bảo cô nó nấu cơm từ nãy.
Không hiểu anh Biền đã dặn cô Thuỷ những gì trong giấy mà Thuỷ sắp một mâm cỗ rõ sang nào thịt gà, chả nem và một chai rượu đã để sẵn trên bàn. Thấy khách đến, Thuỷ từ dưới bếp tất tả chạy lên. Cặp mắt Thuỷ chợt vụt sáng khi nhìn thấy Nghĩa.
- Ơ hoá ra anh sao?
- Anh nào? Anh Biền mỉm cười nhìn cô em gái. Cô chỉ khéo nhận vơ.
- Đúng rồi, anh Nghĩa. Thuỷ líu ríu. Nghe anh biền dặn có khách từ chiến trường về mà em không nghĩ là anh.
Gương mặt Thuỷ thoáng hồng lên, nét thơ ngây láu lỉnh xưa không còn nữa, mọi cử chỉ, lời nói của Thuỷ tỏ ra dày dạn.
- Như vậy là em cũng không nhầm. Thuỷ nói mà không dám nhìn thẳng vào Nghĩa. Từ ngày xưa em đã bảo anh Nghĩa là người tài mà.
- Tài ba gì tôi. Nghiã cười. Chẳng qua là thời thế.
- Không tài mà lên được cấp tá. Như anh Biên em cũng đi bấy nhiêu năm mà vẫn là anh lính quèn.
- Tao đã thú nhận mình là thằng hư hỏng thì nói làm gì. Anh Biên xí xoá - Chú lái xe đâu rồi, ngồi cả vào bàn, anh em mình uống rượu.
- Ông cụ đâu rồi Thuỷ? Nghĩa hỏi.
- Bố em về quê hai ngày nay rồi, hẹn hôm nay lên mà bây giờ vẫn chưa thấy cụ lên.
- Thôi chẳng biết đâu mà chờ cụ. Anh em mình cứ tự nhiên. Anh Biền nhanh nhảu rót rượu. Cô Thuỷ ngồi cả xuống đi.
Thuỷ ngồi xuống cạnh anh lái xe vẻ tự nhiên.
- Trông cô Thuỷ khác xưa nhiều quá. Nghĩa nói khi đã uống hết hai chén rượu anh Biền tiếp.
- Em già đi nhiều phải không anh?
- Chuyện già thì ai chả già. Mười mấy năm rồi còn gì. Thuỷ vững vàng hơn xưa.
Anh lái xe ăn uống qua loa lấy cớ về trông xe. Đã lâu lắm chưa bao giờ Nghĩa uống nhiều như hôm nay. Anh Biền cũng vui mừng thực sự được gặp lại Nghĩa. Thuỷ đoàn chừng Nghĩa có vẻ sắp say, cô nháy anh Biền không nên ép Nghĩa uống thêm rượu. Qua câu chuyện Nghĩa tâm sự với anh Biền, Thuỷ đoán anh chắc đang gặp điều gì buồn. Những người như Nghĩa, nếu không uống rượu chắc gì Nghĩa nói ra những điều ấy.
Nhận ra Nghĩa có vẻ say, anh Biền dìu Nghĩa lên giường nghỉ.
- Chú ấy hơi quá chén để chú ấy nghỉ, sáng mai phải đi sớm - Anh Biền nói với Thuỷ - Rõ khổ, mười lăm năm lăn lộn chiến trường về xả hơi được vài năm, giờ lại tiếp tục lăn vào chỗ chết. Đất nước này chiến tranh liên miên, tướng tá chẳng thiếu, nhưng có được người sĩ quan như Nghĩa thật hiếm. Hồi ở với nó tạo biết tính tình nó điềm đạm, thông minh, trung thực và tốt bụng đáo để. Nhờ cô Thuỷ dọn giúp, anh phải về bên nhà.
Thuỷ lặng lẽ thu dọn mâm bát. Cuộc gặp gỡ Nghĩa bất ngờ làm Thuỷ bàng hoàng. Trước mặt anh Biền và người lái xe Thuỷ phải cố nén xúc động. Cô không ngờ mình còn gặp lại được Nghĩa. Kỷ niệm cũ cũng tại căn phòng này, cô đã ôm cổ anh hôn bỗng hiện rõ trong tâm trí Thuỷ. Ôi ngày ấy sao Thuỷ lại láu lỉnh và thơ ngay đến vậy. Ngày mới vào thanh niên xung phong Thuỷ cứ ngỡ mình yếu đuối, hoá ra cô lại là người vững vàng nhất trong số các cô gái cùng đơn vị. Thuỷ đã dễ dạng vượt qua mọi chuyện, giữ mình giữa cảnh nhộn nhạo mà dưới con mắt người đời thường cho là mấy ai giữ nổi. Sáu năm thanh niên xung phong về, Thuỷ lao vào ôn thi đỗ đại học y. Học xong Thuỷ đã gặp may được về công tác tại bệnh viện tỉnh. Mọi tính sôi nổi ở Thuỷ giờ đã mất hẳn, nhường chỗ cho nỗi suy tư. Nhiều khi Thuỷ ngồi lặng hàng giờ liền. Lúc này Thuỷ ngồi rửa bát nghĩ về chuyện anh Biền đùng đùng dẫn Nghĩa về đây như thể ông trời đã định. Giờ này bố vẫn chưa lên, Thuỷ cài cửa tắt điện vào giường nằm. Căn phòng lặng đi.
Thuỷ muốn gạt mọi ý nghĩ về Nghĩa nhưng hình ảnh anh cứ hiện lên rõ mồn một. Không hiểu sao cái buổi tối đầu tiên gặp Nghĩa mà cô lại hôn được anh thì cũng thật kỳ lạ. Cái hôn ấy thật ngây ngô, không phải cái hôn của tình yêu, giống như thứ hương thơm thoảng bay trong gió. Rồi không hiểu sao càng về sau này, những lúc cô đơn Thuỷ lại chợt nghĩ tới cái hôn đó. Nhất là lúc này, Thuỷ lại cảm nhận thấy cặp môi của anh vẫn sống động trên môi Thuỷ. Thuỷ không thể lừa dối lòng mình là cô đang khao khát được hôn anh như ngày xưa. Thuỷ trằn trọc mãi mà không sao ngủ được. Chợt nghe tiếng Nghĩa gọi anh Biên. Thuỷ vùng dậy bật điện.
- Thuỷ đấy à! Anh Biền đâu?
- Anh ấy về bên nhà rồi. Anh biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Sắp sáng rồi đấy.
- Tôi khát nước quá, Thuỷ thông cảm, đã lâu lắm, nay tôi mới lại uống rượu. Nghĩa vùng dậy ra bàn ngồi uống nước, Thuỷ cứ đi ngủ, tôi muốn đi tắm một chút, sáng ra đi cho nó khoẻ.
- Vâng anh đi tắm đi, để em mở cửa cho.
Lấy chìa khoá mở cửa, căn dặn Nghĩa nơi đề xà phòng khăn mặt, chậu tắm, rồi Thuỷ lại vào giường mình nằm, kéo tấm màn gió che bớt ánh điện phòng ngoài. Lát sau Thuỷ đã nghe tiếng chân Nghĩa bước vào nhà, tiếng bấm khoá "cách" một cái. Qua tấm màn gió, Thuỷ nhìn rõ bóng anh đứng lặng một lúc rồi chui tọt vào màn nằm. Căn phòng lại lặng đi. Thuỷ cố nằm im, nhưng ý nghĩ về Nghĩa lại bừng dậy, Thuỷ muốn bổ nhào ra giường Nghĩa để được nằm ôm anh trong vòng tay và hôn anh như lần đầu tiên ấy. Thuỷ cố biến mình thành cô bé ngây thơ láu lỉnh như xưa mà sao thấy khó quá. Nếu lúc này Thuỷ liều đến với anh, Nghĩa sẽ cho Thuỷ là cô bé lẳng lơ đĩ thoã. Biết đâu trong đầu anh cũng đã nghĩ thế. Sáu năm thanh niên xung phong thì còn gì nữa... Thuỷ bỗng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra. Thuỷ dậy rón rén ra phòng ngoài.
- Cô Thuỷ không ngủ nữa sao?
- Em... Em định ra tắt điện để anh ngủ.
- Ôi, không cần đâu Thuỷ ạ. Lính tráng chúng tôi giấc ngủ đến bất cứ lúc nào và thức dậy cũng không kể giờ nào.
Thuỷ ngượng ngùng vờ đến bên bàn rót nước uống. Lâu nay có bao giờ Thuỷ uống nước đêm đâu.
- Sáng nay anh phải đi rồi sao?
- Anh ở lại đây là ngoài dự tính, nếu không gặp anh Biền, giờ này đã ở đơn vị rồi.
- Lần này anh lên biên giới có lâu không?
- Việc quân cơ mà Thuỷ, có khi hàng năm có khi chỉ mấy ngày. Thuỷ này, bao giờ lấy chồng báo cho tôi biết tin nhé, Tôi... tôi vẫn không quên Thuỷ đâu.
Mặt Thuỷ nóng ran, Nghĩa vẫn nằm trên giường mà không hề nhìn Thuỷ. Lẽ ra Thuỷ định chạy về giường mình nhưng không hiểu sao cái ý định điên khùng vụt đến xui đẩy bước chân Thuỷ tiến lại phía giường Nghĩa, Thuỷ muốn diễn lại màn kịch năm xưa mà chân tay run lẩy bẩy, tim đập rộn lên. Thuỷ đứng ngay đơ trước mặt Nghĩa mà lặng thinh không nói được lời nào...
- Khuôn mặt Nghĩa như dại đi, mắt đau đáu nhìn Thuỷ. Bộ đồ ngủ màu trắng lấm tấm hoa dâu và gương mặt Thuỷ cứ sáng rực lên trước mắt Nghĩa. Anh nhìn rõ khuôn ngực Thuỷ đầy lên và cái cổ trắng mịn. Nghĩa định thốt lên câu gì đó, môi cứ mấp má. Chỉ có trái tim gỗ đá mới nỡ xua đuổi Thuỷ. Đời người có mấy giây được sống động như thế này. Nghĩa bỗng run rẩy khi tấm thân Thuỷ đổ sụp xuống người anh. Nghĩa như mê đi trong đôi tay mềm mại xiết chặt, và cặp vú nở nang của Thuỷ khơi dậy trong anh một dục vọng không sao kìm giữ được. Thuỷ hôn như điên dại lên môi lên mắt Nghĩa. Nghĩa nhận ra đây không phải là những cái hôn giả vờ của Thuỷ ngày xưa. Anh cảm nhận được từ cơ thể hừng hực của Thuỷ một ham muốn cuồng nhiệt.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ và kết thúc cũng nhanh. Thuỷ kéo áo đắp lên ngực và thoả mãn việc vừa xảy ra. Thuỷ hoàn toàn tự nguyện hiến dâng cho anh tất cả. Tất cả cái quý giá nhất của đời người đàn bà. Thuỷ thấy sung sướng vì không cần phải thanh minh một lời mà Nghĩa đã hiểu rõ mình. Chỉ cần mỗi mình Nghĩa chứng minh cho sự trong trắng của một cô gái đã trải qua sáu năm thanh niên xung phong. Thái độ thoả mãn của Thuỷ làm Nghĩa hoảng sợ. Anh hối hận như thể mình vừa gây tội ác, vừa hãm hại đời cô gái trinh tiết. Chính Nghĩa cũng không ngờ thời gian trôi đi đã mười ba năm kể từ ngày gặp Thuỷ lần đầu tiên đến nay Thuỷ vẫn còn nguyên vẹn. Nghĩa thấy hổ thẹn khi nhìn vào ánh mắt đen láy và tấm thân trắng ngà trong suốt gợi lên sự thiêng liêng cao quý ở Thuỷ. Nếu như Thuỷ không còn trinh tiết, Nghĩa cũng chỉ coi cô như một kẻ qua đường, đĩ thoã.
- Sao em không nói để anh hiểu? Sao em lại huỷ hoại mình? Sao em...
- Anh thương hại em đấy à? Thuỳ cười thản nhiên - Em tự nguyện cơ mà. Em tự nguyện chứ đâu để người ta đánh cắp. Trừ khi bị đánh cắp mới phải hối tiếc và đau khổ.
- Thuỷ! Nghĩa nắm chặt lấy đôi tay Thuỷ ấp lên ngực mình. Em tha lỗi cho anh. Lẽ ra anh không cho phép mình.
- Em biết ngay mà, nếu không có chuyện này chắc anh chỉ coi em là đứa hưa hỏng. Bây giờ thì em đã trở thành kẻ hư hỏng thật rồi phải không anh? Nhưng không sao, cũng may mà em được hư hỏng với anh chứ không phải người khác. Thuỷ lại bá lấy cổ Nghĩa áp mặt vào ngực mình. Đằng nào cũng đã thế rồi, không việc gì anh phải ân hận. Ngực em có đẹp không anh? Đẹp hả. Ôi anh! Em sung sướng quá! Như thể ông trời đã đưa anh đến với em. Anh có thích không? Cứ thế cho đã rồi mà đi đánh nhau. Chiến tranh chẳng biết thế nào đâu. Em chỉ xin chị ấy cho anh thoả thích mỗi lần này thôi đấy. Em đã tự nguyện cho không, biếu không anh. Em đã từng trải qua bom đạn nhiều em biết - Không nên ích kỷ và hẹp hòi với người sắp ra trân.
- Em lảm nhảm gì đấy? Anh không chết được đâu.
- Anh chẳng hiểu gì cả, em không có ý nói thế. Thuỷ lại hôn lên môi Nghĩa. Em tự nguyện hiến dâng anh vì em nghĩ cũng chả để mãi làm gì. Bao nhiêu năm nay em cứ phải cố giữ cái đó một cách đau khổ. Và chính cái đó nó làm khổ em vì chỉ sợ kẻ nào đó không xứng đánh cắp mất. Em nghĩ mãi, cái đó chỉ cần cho tuổi trẻ mà bọn thanh niên trẻ chúng đâu cần đến đứa lỡ làng như em. Rồi đây em sẽ chọn một ông già goá vợ chẳng hạn. Ông già thì đâu cần đến cái đó hở anh.
- Thủy! Anh van em đừng nói nữa...
Trời tảng sáng, đường phố đã có tiếng xe chạy rầm rầm. Thuỷ hôn anh rồi vùng dậy chuẩn bị sửa soạn đi nấu cơm sáng để anh đi sớm cho mát. Chia tay với Nghĩa, Thuỷ đạp xe đến bệnh viện xin phép nghỉ một buổi. Về tới nhà, Thuỷ lao vào giường nằm ngủ một giấc cho tới quá trưa. Khi tỉnh tậy, Thuỷ có một cảm giác lạ. Chỉ qua một đêm Thuỷ đã trở thành người đàn bà hoàn toàn khác. Thuỷ lật đầu giường lấy quyển nhật ký hăm hở ghi "Ngày.....tháng......năm.......Đã cho anh. Ta nguyện thề không bao giờ làm tổn thương đến tình cảm của anh với người vợ yêu quý ở làng Đông...".
Hạnh chợt tỉnh giấc. Chưa bao giờ Hạnh lại khao khát có con như lúc này. Nỗi khao khát thường cuộn lên vào ban đêm làm Hạnh thức giấc liên tục. Nhất là từ hôm Hạnh nhận được thư Nghĩa gửi về hỏi "Em đã có gì chưa?" Và anh báo tin đơn vị anh sắp phải hành quân lên biên giới Lạng Sơn. Tình hình chiến sự ở vùng biên giới Lạng Sơn, QuảngNinh khá căng. Hạnh không ngờ vừa mới hoà bình được vài ba năm, chiến tranh lại đe doạ. Nỗi hoang mang lo sợ đè nặng trong tâm trí Hạnh. Hạnh mòn mỏi đi trong căn phòng mới xây còn hơi mùi vôi vữa. Hạnh cứ thao thức vẩn vơ "Giá mìnóiinh được đứa con mọi viêc sẽ khác". Khi thiếp đi những giấc mơ lại ập đến. Hạnh mơ thấy Nghĩa chết trận và mình bị con ma mặt đỏ đầu cánh mả Rốt hiếp, khi về làng mọi người ruồng bỏ Hạnh. Hạnh thấy bơ vơ trên cõi đời này, đi đến đâu cũng bị ông Xung xua đuổi "Cút đi, mày là loài yêu tinh quyến rũ thằng Nghĩa. Mày làm cho gia đình bà Khiên tuyệt tự, mày làm cho cả họ Nguyễn suy sụp. Mày...". Hạnh hét lên "Không! Tôi không phải yêu tinh. Tôi là Hạnh, con gái mẹ Nhân. Bố tôi, anh Hà, anh Hiệp đều là liệt sĩ. Hạnh vừa hét vừa chạy ra cánh đồng lúa chín vàng óng "Mắt cô tiên" hiện ra trong leo lẻo trước mặt Hạnh. Câu chuyện cụ Nghiên kể ngày nào lại hiện lên trong tâm trí Hạnh. Hạnh cởi hết quần áo nhảy xuóng hồ mắt tiên để giải oan. "Không phải tôi là yêu tinh, tôi là Hạnh, con mẹ Nhân. Tôi bị oan..".
- Mày kêu gào gì mà khiếp thế hả?
Tiếng bà Khiên gọi làm Hạnh tỉnh giấc.
- Mẹ đấy à? Không có chuỵên gì đâu ạ. Con mơ ngủ.
Giấc mơ hãi hùng làm Hạnh không sao ngủ lại được. Trời đã sắp sáng. Bà Khiên lục sục dậy nấu cơm. Qua ô cửa sổ Hạnh nhìn thấy mẹ chồng lặng lẽ mò mẫm ngoài vườn hái rau ngót. Hồi này Hạnh nhận ra mẹ chồng cũng già đi và đối với Hạnh cũng hơi khang khác. Hạnh thấy thỉnh thoảng mẹ lại hay lén nhìn Hạnh, thở dài. Không hiểu mẹ lo Nghĩa sắp phải lên biên giới hay lo Hạnh không có con. Thế mới biết sức chịu đựng con người cũng có giới hạn. Mẹ cũng chỉ là dâu họ Nguyễn như Hạnh. Những tháng năm Nghĩa đi xa, Hạnh đã chứng kiến bao nỗi khổ đau của mẹ. Giờ đây nhìn nét mặt rầu rầu của mẹ, Hạnh không sao chịu nổi.
Hạnh nằm lặng trên giường nghe rõ tiếng chân mẹ đi lại, tiếng bát đũa khua lách cách. Mẹ đã dọn cơm xong và đứng bên giường Hạnh. Hạnh nghe rõ cả tiếng thở dài của mẹ.
- Tao dọn xong cơm rồi, dậy mà ăn cho nóng.
- Con mệt lắm, mẹ cứ ăn cơm trước.
Mẹ lặng lẽ ra khỏi buồng. Sự im lặng triền miên như đang chờ đợi điều gì đó sắp xảy ra. Hạnh cảm nhận rõ sẽ có tai hoạ dội xuống đầu Hạnh. Từ ngày Hạnh được ở ngôi nhà mới này, dân làng Đông và người trong họ Nguyễn nhìn Hạnh không còn đằm thắm như xưa. Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị "Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc". Cứ nghĩ đến những lời rủa cay độc ấy Hạnh lại thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh.
Thấy cổ khô rát, Hạnh cố gượng dậy uống nước. Mẹ đã đi đâu, nhà vắng ngắt. Mâm cơn trên bàn còn nguyên vẹn, niêu cơm mới chỉ khoét vài thỉa cho con mèo. Chú mèo ăn no nằm trước cửa mắt tròn xoe nhìn Hạnh. Hạnh có cảm giác sợ hãi cả thứ ánh sáng chói rực lên trên mảnh vườn trước cửa. Hạnh kéo sập cánh cửa rồi lại vào giường nằm.
Căn buồng còn lại một thứ ánh sáng nhờ nhờ từ lỗ thông gió lọt vào hắt lên mảng trần giống như vòm trời bé con xám đục vây bọc lấy tấm thân đang run rẩy của Hạnh. Cơn sốt đang hầm hập thiêu cháy cơ thể, Hạnh cảm giác cả căn phòng bé nhỏ này cũng đang tan rữa ra thành tro bụi...
Chả lẻ đây là kết quả cuối cùng của mối tình say đắm cuồng nhiệt của Hạnh với Nghĩa. Hạnh cố níu kéo lại những kỷ niệm về Nghĩa bằng sức lực còn rớt lại trong cơ thể đã cạn kiệt khô gầy của mình.
Chợt Hạnh nghe có tiếng xe rì rầm từ xa. Nghĩa được về thật sao? Đã từ lâu mỗi lần có tiếng xe con về làng, tim Hạnh lại đập rộn lên. Tiếng xe mỗi lúc nghe gần hơn. Hạnh vùng dậy mở toang cánh cửa sổ. Chiếc xe quen thuộc đã lao vào cổng đỗ xịch giữa sân. Dáng Nghĩa vẫn cao lớn, quân hàm đỏ rực ve áo. Anh gõ vội gót giầy trên bậc thềm gạch. Hạnh vuốt vội mái tóc, lập cập ra mở cửa. Nghĩa lao vào đứng sững trước mặt Hạnh:
- Ôi! Em ốm sao?
- Em chỉ hơi đau đầu một chút.
- Mẹ đi đâu hả em?
- Em cũng không hiểu mẹ chạy đâu đấy.
Hạnh bê vội mâm cơm xuống bếp, rồi mời người lái xe vào nhà uống nước. Người lái xe đang say sưa nhìn ngắm ngôi nhà của thủ trưởng.
- Anh chị cứ tự nhiên. Anh lái xe cười. Tôi loăng quăng đi dạo chút cho mát.
Nỗi thất vọng của Nghĩa lộ rõ trong ánh mắt. Hạnh nhận ra hết. Hạnh thấy xót xa nhào vào lòng Nghĩa khóc rưng rức.
- Anh đã hẹn làm việc với ban chỉ huy quân sự tỉnh chiều nay. Tranh thủ qua nhà chừng vài giờ anh lại phải đi ngay. Anh đã nhận lệnh đi biên giới.
Nghĩa kéo Hạnh vào trong buồng...
Hạnh thấy xót thương cho hành động vội vã vớt vát của anh. Hạnh chiều Nghĩa mà không mảy may có chút khoái cảm. Nghĩa sững sờ thấy Hạnh hững hờ trước nguồn cảm hứng đang cháy rực lên trong anh. Mới ngày nào tấm thân Hạnh còn đẫy đà, giờ teo tóp run rẩy trong vòng tay anh.
- Hồi này trông em gầy yếu quá, khéo ốm mất. Nghĩa thấy thương hại vợ, anh nắm chặt lấy bàn tay xanh gầy của Hạnh. Em nằm nghỉ anh đi tìm mẹ về.
Nghĩa về giữa buổi, làng xóm vắng teo, người lớn đi làm đồng, chỉ còn mấy đứa trẻ quanh quẩn bên chiếc xe con ngó nghiêng. Nghĩa men theo bờ ao sang ông Xung và thấy mẹ ở đó. Chú Xeng và mẹ đang thì thào chuyện gì đấy.
- Tao nói rõ là thiêng. Chú Xeng vỗ đùi "bốp" một cái khi nhìn thấy Nghĩa. Có mẹ mày chứng kiến, tao vừa nhắc tới mày xong.
- Nghĩa về đấy hả con. Mẹ ngước cặp mắt lo âu nhìn Nghĩa. Có mày về lúc này thật may. Vợ mày cũng ốm, ông Xung đã mấy ngày nay cũng chẳng ăn uống gì được. Nghĩa ơi, mẹ...mẹ lo quá, biết đâu tai hoạ sẽ xẩy ra. Tao thấy con Hạnh nhiều lúc nó như người ngớ ngẩn, tao chỉ sợ nó lại mắc bệnh giống căn bệnh của ông và chú Xeng xưa.
Ông Xung nằm co quắp trên giường khẽ đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn Nghĩa, Nghĩa quên hết mọi mặc cảm đối với ông, anh cảm thấy như chính mình đã gây nên mọi chuyện.
- Anh ngồi xuống đây, tôi nói với anh câu chuyện. Chú Xeng kéo chiếc điếu bát vào lòng liếc mắt nhìn hai mẹ con Nghĩa, giọng chú trầm lắng xuống. Anh cứ đi biền biệt việc nước, nên chẳng hiểu việc nhà ra sao. Bố anh mất rồi, việc gia tiên anh phải có bổn phận gánh vác. Anh phải chủ động giải quyết tình thế bế tắc của vợ chồng anh hiện nay để mẹ anh khỏi rầu lòng. Xin phép anh cho tôi được nói thẳng thế này. Anh còn sống với con Hạnh ngày nào, mẹ con anh còn khổ, con Hạnh cũng chẳng bao giờ có con được. Chuyện này đã rõ như ban ngày. Anh nên nghĩ cả đến tương lai của anh, của gia đình, họ tộc.
- Cám ơn chú đã cho một lời khuyên. Nghĩa nói. Bây giờ chưa phải là lúc cháu lo chuyện đó. Mẹ về đi, con chỉ tranh thủ về được vài tiếng.
- Ấy là tôi cũng nói thế. Chú Xeng xoa dịu - Chuyện đó là tuỳ anh.
Hai mẹ con ra đến ngõ, mẹ níu áo Nghĩa:
- Nghĩa ơi con cũng phải cân nhắc cho kỹ lời chú Xeng nói. Mẹ cũng không ghét bỏ gì con Hạnh. Nhưng tương lai của con không thể mãi thế này được.
Xưa nay Nghĩa chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện phụ bạc Hạnh. Nghĩa không ngờ tỉnh cảnh vợ chồng anh lại đi vào ngõ cụt...
Xe chạy qua cống Linh, Nghĩa vẫn còn thấy bàng hoàng chếnh choáng. Làm việc với ban chỉ huy tỉnh đội xong cũng vừa hết giờ làm việc buổi chiều, Nghĩa hớt hải cắp cặp ra xe. Bất ngờ anh nhìn thấy người đàn ông có khuôn mặt quen quen đang đi về phía anh. Tới gần anh nhận ra người đàn ông này chính là anh Biền. Đã mười ba năm kể từ ngày chia tay với anh Biên ở bến xe, Nghĩa không có dịp gặp lại.
- Có phải anh Biền? Nghĩa nói to.
Anh Biền đứng sứng lại trước mặt Nghĩa, mặt anh chợt sáng lên nhìn xoáy vào đôi quân hàm trên vai áo Nghĩa. Điệu bộ anh trông thật nực cười. Anh định đưa tay tóm lấy tay Nghĩa nhưng chợt co lại giọng ấp úng.
- Nghĩa hả? Đúng là Nghĩa rồi. Oách thế này bố thằng nào nhận được. Có ai mà ngờ thằng Nghĩa lại được hưởng niềm vinh quang đến thế này a? Anh Biền tóm chặt lấy tay Nghĩa lắc mạnh. Hoá ra chiến tranh vẫn còn có được cái gì đấy, thế mà tao ngỡ mất sạch.
- Thôi, chuyện ấy để sau. Nghĩa nói. Bây giờ anh sống ra sao?
- Cũng nhì nhằng vậy. Anh Biền nói. Chú mày tưởng tao đảo ngũ ngày ấy chứ gì? Không đâu. Tao không đến nỗi hèn hạ thế đâu. Giờ gặp chú, anh bỗng nhiên lại muốn nhắc đến chuyện quá khứ.
Anh Biền cố kéo bằng được Nghĩa về nhà anh chơi. Theo sự chỉ đường của anh Biền, chiếc xe chạy vòng vèo qua các phố.
- Cũng nhờ tiếng ông cụ nên mới kiếm được gian nhà ở đất thị xã này. Anh Biền nói. Mình coi như hư hỏng, nhưng được cô vợ kéo lại. Đời thế đấy, mấy ai được cả vợ lẫn chồng. Đấy, nhà mình kia kìa ở khúc quanh ấy, cứ phì thẳng tận cửa gian nhà mái lợp giấy dầu đấy.
Xe vừa đỗ xịch trước cửa, thằng bé con anh Biền chừng mười hai tuổi mặt lọ lem tử trong nhà chạy xộc ra ngơ ngác nhìn bố, nhìn Nghĩa.
- Thằng hư, mày không chào các chú à! Em đâu?
- Em ngủ.
- Mời vào nhà. Anh Biên kéo Nghĩa và anh lái xe vào trong nhà. Một đứa bé chừng hai tuổi nằm ngủ quay lơ trên nền nhà. Anh Biền vội tóm lấy chiếc ghế vứt chổng ngược trên giường đặt xuống nền nhà mới khách ngồi. Trên chiếc bàn nhỏ gỗ tạp chắp vá, có ba cái chén màu da lươn và chiếc ấm mẻ vòi.
- Đấy, chả cần giới thiệu, tất cả đã bày sẵn ra đấy. Anh Biền cúi bế đứa bé đặt lên giường. Đây là tác phẩm của vợ chồng mình sau chiến thắng trở về đấy. Còn thằng lớn kia là kết quả của lần về cùng với chú đấy. Cũng chỉ mỗi cú điện của cô nàng mà được thằng cu kể cũng đáng. Ngày ấy cô nàng của tớ còn ngon lắm, nhưng bây giờ thành bà sề ngồi bán rau ở chợ. Ấy, cái dân ngồi chợ cũng cực lắm, chả mấy khi được sống ban ngày ở nhà. Còn chú thì sao, cái lần ấy có kết quả gì không? Không à? Thế thì cái khoản ấy chú thua tớ rồi. Nhưng không sao, nói cho vui thế thôi. Khó nhất là phấn đấu được hai cái gạch trên vai áo kia mới khó, còn cái khoản đúc thằng cu thì đúc lúc nào được lúc ấy. Chộp chỗ này không được thì chộp chỗ khác, hà hà... Thằng đàn ông sướng mỗi cái đó.
Anh Biền tếu một chầu rồi đứng dậy lục chiếc cặp học sinh của con lấy ra quyển vở xé toạc tờ giấy hý hoáy viết gì đó rồi gập lại đi ra cửa rỉ tai thằng con lớn. Nó cầm tờ giấy lao ra đường phố. Nghĩa đưa mắt nhìn thằng bé con ngủ trên giường thỉnh thoảng cái miệng nhỏ xíu của nó lại mấp máy cười.
- Nó đang mơ thấy mẹ về chợ đấy. Anh Biền nói. Chú gì lái xe cứ uống nước đi rồi lên giường kia mà khểnh một giấc, mặc anh em tớ bù khú. Chà, lâu lắm anh em mới gặp lại nhau.
- Vậy lý do gì mà ngày ấy anh lại không trở lại đơn vị? Có phải lý do anh ở nhà để kiếm một cô nàng- Nghĩa cười pha trò.
- Khá lắm. Anh Biền vỗ bốp vào vai Nghĩa rồi ngồi xuống ghế, miệng cười rõ tươi. Thì ra hồi này chú cũng đáo để. Chú nói vậy đúng mà lại không đúng. Đúng là lần ấy mình nấn ná ở nhà cưới cô nàng của mình thật. Cũng bởi vì mình đã xơi tái cô ta rồi - Xơi đúng vào buổi tối mình rỉ tai cậu bảo đi tình tang tí chút đấy. Mình cưới vợ không phải chỉ cốt có cái để chơi. Thằng hư hỏng như mình chơi ở chỗ nào mà chả được. Cái chính là mình thương cô nàng của mình nó tốt và đáng yêu lắm. Mình không nỡ là kẻ chén xong rồi chạy làng. Mình biết rõ cái của mình nó nhạy, hễ động một cái là trúng liền. Thế mới khổ chứ. Dù có loạn lạc cũng phải cưới. Cưới xong là lại phải ra đi. Mình đâu phải loại đàn ông hèn kém để thiên hạ nó bảo là tên đảo ngũ..
- Vậy anh có sợ chết không? - Nghĩa hỏi.
- Tao có thể trả lời ngay với chú rằng chẳng thằng nào sinh ra trên đời này lại thích chết. Triệu triệu con người ra trận đều không ai muốn chết. Cái quý nhất ở họ là biết chết mà vẫn xông vào chỗ chết. Tớ kể cho chú nghe một chuyện mà có lẽ suốt đời tớ vẫn không thể quên để chứng minh rằng đứng trước cái chết mọi người không thể giấu nổi mình. Tớ có một thằng bạn cùng ở đơn vị, nó cũng chỉ bằng tầm tuổi chú. Nó có cô người yêu đẹp tuyệt vời. Tớ đinh ninh nó là thằng tốt. Không hiểu tại sao lần ấy, trước lúc bước vào chiến dịch mùa khô năm bảy hai, bỗng dưng nó lại bảo tớ "Lần này khéo em chết mất". Tớ bảo "Mày nói gở". Nó buồn thiu, bảo "Em linh cảm rõ lần này em sẽ chết. Nếu anh thực sự thương em, anh cứ cho em một nhát vào đây". Nó chìa bàn tay ra và đưa cho tớ con dao rõ sắc. Tớ quát vào mặt nó "Mày là thằng hèn". Nó tỉnh bơ bảo "Anh nói đúng. Em là thằng hèn. Đã mấy ngày nay em lẻn lên bản vặt đu đủ lấy nhựa uống cho nó phù lên mà chả thấy phù gì cả. Đến hôm nay thì em nhận ra một điều giữa cô nàng của em và cái chết, em chọn cô ngàng. Em chỉ mơ ước làm sao được yêu cô nàng của em một cái rồi có phải chết cũng cam lòng. Trước hôm lên đường em cố gạ mà nó không cho. Nó bá cổ em hôn đánh chụt một cái vào má và bảo "để dành đến ngày chiến thắng anh về". Đến bây giờ thì em thấy rõ chả bao giờ về được nếu anh không cho em nhát dao vào đây". Nghe nó nói mình tức quá hét tướng lên: "Mày biến tao thành kẻ đồng loã sao? ". Nó bảo "Tuỳ anh".
Nghĩa ngồi lặng nghe anh Biền nói. Bất chợi anh đưa tay nắm lấy tay Nghĩa giọng anh lạc đi:
- Chú có biết kết cục ra sao không? Kế hoạch tự thương nó không thực hiện được. Lạ lùng hơn là trong chiến dịch ấy nó lại chiến đấu rất dũng cảm và đã hy sinh anh dũng. Điều mà tao cứ phải suy nghĩ mãi vì nó đã dũng cảm cứu sống tao và tay đại đội trưởng nên mới bị trúng đạn. Anh Biền cúi xuống vê vê điếu thuốc đã tắt ngấm trên tay. Thế mới biết cái hèn mọn và lòng cao thượng cũng rất gần nhau. Theo mình nghĩ bản năng con người nói chung là muốn làm điều tốt, điều thiện. Nếu con người có xấu đi, độc ác, tàn bạo là do thời thế. Thời thế nó cũng tạo nên anh hùng và thời thế cũng làm hỏng con người ta mau lắm. Anh Biền bật diêm hút thuốc, liếc cặp mắt nhìn Nghĩa. Bất chợt anh Biền vung tay đập chát xuống bàn, cao giọng. Lâu lắm anh em mình mới gặp lại nhau, tự nhiên tớ lại muôn dốc bầu tâm sự với cậu. Thấy cậu thành đạt tớ mừng. Mừng cho cậu, lại hổ cho mình. Âu cũng là cái số, chả biết thế nào mà tính. mghiêm chỉnh quá đôi khi cũng làm hỏng nhau. Chính ông cụ nhà tớ làm hỏng tớ và tớ cũng lại làm hỏng ông cụ. Chả là ông cụ mình là người cực kỳ nghiêm chỉnh. Tớ ra đường tát tai một thằng khốn nạn, ông bảo thằng này hỏng. Tớ phải nghỉ buổi học vì phải giúp một thằng bạn bị ngã đi cấp cứu bệnh viện, cụ cũng bảo "hỏng". Cụ thường mắng "Mày mà học hành thế, chỉ có mà đi cày thôi con ạ. Chả lẽ đi cày là hư hỏng? Vậy thì trên đất nước này có không biết bao nhiêu người hư hỏng hà hà... Xin nói với chú điều này, trong xã hội nhiều thằng hư hỏng không đáng sợ bằng nhiều thằng hèn. Trong chiến đấu điều này rõ hơn. Thằng hư hỏng dám xông vào cứu đồng đội, còn thằng hèn thì xin phép chú đừng hòng hy vọng gì ở anh ta. Thằng hư hỏng ít khi được lên làm quan, còn thằng hèn nó làm quan dễ như bỡn. Thằng hư hỏng ít sự phản bội hơn thằng hèn. Thằng hư hỏng có thể không dám giết một mạng người nhưng thằng hèn dám giết cả vạn người bằng sự phản bội của hắn. Nói thế chú lại bảo tao lý sự nhưng đúng là con người ta nó thế. Người nhìn được xa, người nhìn vừa vừa, người suốt đời chỉ nhìn thấy những cái trước mũi mình.
- Thế ông cụ anh bây giờ còn công tác không?
- Tao đã nói với chú mày rồi đấy thôi. Tao đã làm hỏng ông cụ. Tao học hành không thành đạt, thi trượt oạch. Thế là ông cụ không muốn tao đi linh nên mới tìm cách chạy cửa để tao ở nhà. Thế là ông cụ hỏng, mất chức giám đốc về vườn ngay từ ngày gặp cậu đấy. Còn em gái tao, con Thuỷ mày biết rồi đấy. Nó thấy tao bỏ ngũ ở nhà cưới vợ, bố mất chức, nó không chịu được nhục, liền bỏ nghề văn công tình nguyện đi thanh niên xung phong, bây giờ về thành bà cô tổ chả chồng con gì cả. Cưới vợ xong tao nghĩ chả lẽ mình lại hèn đến nỗi để cho em gái phải đi chết thay. Thế là tao khoác ba lô trở lại lính. Mày xem đây.
Anh Biền phanh ngực áo, Nghĩa sửng sốt thấy trên người anh đầy những vết thường nhằng nhịt tím ngắt.
- Cô Thuỷ bây giờ ở đâu hả anh Biền?
- Nó vẫn ở ngôi nhà cũ mà tao đã dẫn chú về hồi ấy đấy. Ông cụ tuy về hưu nhưng vẫn ở đấy, thỉnh thoảng mới chạy đi chạy về thăm bà cụ ở quê. Đã bao lần ông cụ bảo bà cụ cùng lên đây nhưng bà cụ lại bảo "Tôi sắp chết rồi, chẳng phải đi đâu. Ở đâu cũng không bằng quê hương đất tổ". Chú xem trên đời này mỗi người một ý, dễ mà ai bắt được ai. Tý nữa bà xã về, mời chú sang bên ấy ăn cơm. Tôi đã cho cháu đi bảo cô nó nấu cơm từ nãy.
Không hiểu anh Biền đã dặn cô Thuỷ những gì trong giấy mà Thuỷ sắp một mâm cỗ rõ sang nào thịt gà, chả nem và một chai rượu đã để sẵn trên bàn. Thấy khách đến, Thuỷ từ dưới bếp tất tả chạy lên. Cặp mắt Thuỷ chợt vụt sáng khi nhìn thấy Nghĩa.
- Ơ hoá ra anh sao?
- Anh nào? Anh Biền mỉm cười nhìn cô em gái. Cô chỉ khéo nhận vơ.
- Đúng rồi, anh Nghĩa. Thuỷ líu ríu. Nghe anh biền dặn có khách từ chiến trường về mà em không nghĩ là anh.
Gương mặt Thuỷ thoáng hồng lên, nét thơ ngây láu lỉnh xưa không còn nữa, mọi cử chỉ, lời nói của Thuỷ tỏ ra dày dạn.
- Như vậy là em cũng không nhầm. Thuỷ nói mà không dám nhìn thẳng vào Nghĩa. Từ ngày xưa em đã bảo anh Nghĩa là người tài mà.
- Tài ba gì tôi. Nghiã cười. Chẳng qua là thời thế.
- Không tài mà lên được cấp tá. Như anh Biên em cũng đi bấy nhiêu năm mà vẫn là anh lính quèn.
- Tao đã thú nhận mình là thằng hư hỏng thì nói làm gì. Anh Biên xí xoá - Chú lái xe đâu rồi, ngồi cả vào bàn, anh em mình uống rượu.
- Ông cụ đâu rồi Thuỷ? Nghĩa hỏi.
- Bố em về quê hai ngày nay rồi, hẹn hôm nay lên mà bây giờ vẫn chưa thấy cụ lên.
- Thôi chẳng biết đâu mà chờ cụ. Anh em mình cứ tự nhiên. Anh Biền nhanh nhảu rót rượu. Cô Thuỷ ngồi cả xuống đi.
Thuỷ ngồi xuống cạnh anh lái xe vẻ tự nhiên.
- Trông cô Thuỷ khác xưa nhiều quá. Nghĩa nói khi đã uống hết hai chén rượu anh Biền tiếp.
- Em già đi nhiều phải không anh?
- Chuyện già thì ai chả già. Mười mấy năm rồi còn gì. Thuỷ vững vàng hơn xưa.
Anh lái xe ăn uống qua loa lấy cớ về trông xe. Đã lâu lắm chưa bao giờ Nghĩa uống nhiều như hôm nay. Anh Biền cũng vui mừng thực sự được gặp lại Nghĩa. Thuỷ đoàn chừng Nghĩa có vẻ sắp say, cô nháy anh Biền không nên ép Nghĩa uống thêm rượu. Qua câu chuyện Nghĩa tâm sự với anh Biền, Thuỷ đoán anh chắc đang gặp điều gì buồn. Những người như Nghĩa, nếu không uống rượu chắc gì Nghĩa nói ra những điều ấy.
Nhận ra Nghĩa có vẻ say, anh Biền dìu Nghĩa lên giường nghỉ.
- Chú ấy hơi quá chén để chú ấy nghỉ, sáng mai phải đi sớm - Anh Biền nói với Thuỷ - Rõ khổ, mười lăm năm lăn lộn chiến trường về xả hơi được vài năm, giờ lại tiếp tục lăn vào chỗ chết. Đất nước này chiến tranh liên miên, tướng tá chẳng thiếu, nhưng có được người sĩ quan như Nghĩa thật hiếm. Hồi ở với nó tạo biết tính tình nó điềm đạm, thông minh, trung thực và tốt bụng đáo để. Nhờ cô Thuỷ dọn giúp, anh phải về bên nhà.
Thuỷ lặng lẽ thu dọn mâm bát. Cuộc gặp gỡ Nghĩa bất ngờ làm Thuỷ bàng hoàng. Trước mặt anh Biền và người lái xe Thuỷ phải cố nén xúc động. Cô không ngờ mình còn gặp lại được Nghĩa. Kỷ niệm cũ cũng tại căn phòng này, cô đã ôm cổ anh hôn bỗng hiện rõ trong tâm trí Thuỷ. Ôi ngày ấy sao Thuỷ lại láu lỉnh và thơ ngay đến vậy. Ngày mới vào thanh niên xung phong Thuỷ cứ ngỡ mình yếu đuối, hoá ra cô lại là người vững vàng nhất trong số các cô gái cùng đơn vị. Thuỷ đã dễ dạng vượt qua mọi chuyện, giữ mình giữa cảnh nhộn nhạo mà dưới con mắt người đời thường cho là mấy ai giữ nổi. Sáu năm thanh niên xung phong về, Thuỷ lao vào ôn thi đỗ đại học y. Học xong Thuỷ đã gặp may được về công tác tại bệnh viện tỉnh. Mọi tính sôi nổi ở Thuỷ giờ đã mất hẳn, nhường chỗ cho nỗi suy tư. Nhiều khi Thuỷ ngồi lặng hàng giờ liền. Lúc này Thuỷ ngồi rửa bát nghĩ về chuyện anh Biền đùng đùng dẫn Nghĩa về đây như thể ông trời đã định. Giờ này bố vẫn chưa lên, Thuỷ cài cửa tắt điện vào giường nằm. Căn phòng lặng đi.
Thuỷ muốn gạt mọi ý nghĩ về Nghĩa nhưng hình ảnh anh cứ hiện lên rõ mồn một. Không hiểu sao cái buổi tối đầu tiên gặp Nghĩa mà cô lại hôn được anh thì cũng thật kỳ lạ. Cái hôn ấy thật ngây ngô, không phải cái hôn của tình yêu, giống như thứ hương thơm thoảng bay trong gió. Rồi không hiểu sao càng về sau này, những lúc cô đơn Thuỷ lại chợt nghĩ tới cái hôn đó. Nhất là lúc này, Thuỷ lại cảm nhận thấy cặp môi của anh vẫn sống động trên môi Thuỷ. Thuỷ không thể lừa dối lòng mình là cô đang khao khát được hôn anh như ngày xưa. Thuỷ trằn trọc mãi mà không sao ngủ được. Chợt nghe tiếng Nghĩa gọi anh Biên. Thuỷ vùng dậy bật điện.
- Thuỷ đấy à! Anh Biền đâu?
- Anh ấy về bên nhà rồi. Anh biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Sắp sáng rồi đấy.
- Tôi khát nước quá, Thuỷ thông cảm, đã lâu lắm, nay tôi mới lại uống rượu. Nghĩa vùng dậy ra bàn ngồi uống nước, Thuỷ cứ đi ngủ, tôi muốn đi tắm một chút, sáng ra đi cho nó khoẻ.
- Vâng anh đi tắm đi, để em mở cửa cho.
Lấy chìa khoá mở cửa, căn dặn Nghĩa nơi đề xà phòng khăn mặt, chậu tắm, rồi Thuỷ lại vào giường mình nằm, kéo tấm màn gió che bớt ánh điện phòng ngoài. Lát sau Thuỷ đã nghe tiếng chân Nghĩa bước vào nhà, tiếng bấm khoá "cách" một cái. Qua tấm màn gió, Thuỷ nhìn rõ bóng anh đứng lặng một lúc rồi chui tọt vào màn nằm. Căn phòng lại lặng đi. Thuỷ cố nằm im, nhưng ý nghĩ về Nghĩa lại bừng dậy, Thuỷ muốn bổ nhào ra giường Nghĩa để được nằm ôm anh trong vòng tay và hôn anh như lần đầu tiên ấy. Thuỷ cố biến mình thành cô bé ngây thơ láu lỉnh như xưa mà sao thấy khó quá. Nếu lúc này Thuỷ liều đến với anh, Nghĩa sẽ cho Thuỷ là cô bé lẳng lơ đĩ thoã. Biết đâu trong đầu anh cũng đã nghĩ thế. Sáu năm thanh niên xung phong thì còn gì nữa... Thuỷ bỗng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra. Thuỷ dậy rón rén ra phòng ngoài.
- Cô Thuỷ không ngủ nữa sao?
- Em... Em định ra tắt điện để anh ngủ.
- Ôi, không cần đâu Thuỷ ạ. Lính tráng chúng tôi giấc ngủ đến bất cứ lúc nào và thức dậy cũng không kể giờ nào.
Thuỷ ngượng ngùng vờ đến bên bàn rót nước uống. Lâu nay có bao giờ Thuỷ uống nước đêm đâu.
- Sáng nay anh phải đi rồi sao?
- Anh ở lại đây là ngoài dự tính, nếu không gặp anh Biền, giờ này đã ở đơn vị rồi.
- Lần này anh lên biên giới có lâu không?
- Việc quân cơ mà Thuỷ, có khi hàng năm có khi chỉ mấy ngày. Thuỷ này, bao giờ lấy chồng báo cho tôi biết tin nhé, Tôi... tôi vẫn không quên Thuỷ đâu.
Mặt Thuỷ nóng ran, Nghĩa vẫn nằm trên giường mà không hề nhìn Thuỷ. Lẽ ra Thuỷ định chạy về giường mình nhưng không hiểu sao cái ý định điên khùng vụt đến xui đẩy bước chân Thuỷ tiến lại phía giường Nghĩa, Thuỷ muốn diễn lại màn kịch năm xưa mà chân tay run lẩy bẩy, tim đập rộn lên. Thuỷ đứng ngay đơ trước mặt Nghĩa mà lặng thinh không nói được lời nào...
- Khuôn mặt Nghĩa như dại đi, mắt đau đáu nhìn Thuỷ. Bộ đồ ngủ màu trắng lấm tấm hoa dâu và gương mặt Thuỷ cứ sáng rực lên trước mắt Nghĩa. Anh nhìn rõ khuôn ngực Thuỷ đầy lên và cái cổ trắng mịn. Nghĩa định thốt lên câu gì đó, môi cứ mấp má. Chỉ có trái tim gỗ đá mới nỡ xua đuổi Thuỷ. Đời người có mấy giây được sống động như thế này. Nghĩa bỗng run rẩy khi tấm thân Thuỷ đổ sụp xuống người anh. Nghĩa như mê đi trong đôi tay mềm mại xiết chặt, và cặp vú nở nang của Thuỷ khơi dậy trong anh một dục vọng không sao kìm giữ được. Thuỷ hôn như điên dại lên môi lên mắt Nghĩa. Nghĩa nhận ra đây không phải là những cái hôn giả vờ của Thuỷ ngày xưa. Anh cảm nhận được từ cơ thể hừng hực của Thuỷ một ham muốn cuồng nhiệt.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ và kết thúc cũng nhanh. Thuỷ kéo áo đắp lên ngực và thoả mãn việc vừa xảy ra. Thuỷ hoàn toàn tự nguyện hiến dâng cho anh tất cả. Tất cả cái quý giá nhất của đời người đàn bà. Thuỷ thấy sung sướng vì không cần phải thanh minh một lời mà Nghĩa đã hiểu rõ mình. Chỉ cần mỗi mình Nghĩa chứng minh cho sự trong trắng của một cô gái đã trải qua sáu năm thanh niên xung phong. Thái độ thoả mãn của Thuỷ làm Nghĩa hoảng sợ. Anh hối hận như thể mình vừa gây tội ác, vừa hãm hại đời cô gái trinh tiết. Chính Nghĩa cũng không ngờ thời gian trôi đi đã mười ba năm kể từ ngày gặp Thuỷ lần đầu tiên đến nay Thuỷ vẫn còn nguyên vẹn. Nghĩa thấy hổ thẹn khi nhìn vào ánh mắt đen láy và tấm thân trắng ngà trong suốt gợi lên sự thiêng liêng cao quý ở Thuỷ. Nếu như Thuỷ không còn trinh tiết, Nghĩa cũng chỉ coi cô như một kẻ qua đường, đĩ thoã.
- Sao em không nói để anh hiểu? Sao em lại huỷ hoại mình? Sao em...
- Anh thương hại em đấy à? Thuỳ cười thản nhiên - Em tự nguyện cơ mà. Em tự nguyện chứ đâu để người ta đánh cắp. Trừ khi bị đánh cắp mới phải hối tiếc và đau khổ.
- Thuỷ! Nghĩa nắm chặt lấy đôi tay Thuỷ ấp lên ngực mình. Em tha lỗi cho anh. Lẽ ra anh không cho phép mình.
- Em biết ngay mà, nếu không có chuyện này chắc anh chỉ coi em là đứa hưa hỏng. Bây giờ thì em đã trở thành kẻ hư hỏng thật rồi phải không anh? Nhưng không sao, cũng may mà em được hư hỏng với anh chứ không phải người khác. Thuỷ lại bá lấy cổ Nghĩa áp mặt vào ngực mình. Đằng nào cũng đã thế rồi, không việc gì anh phải ân hận. Ngực em có đẹp không anh? Đẹp hả. Ôi anh! Em sung sướng quá! Như thể ông trời đã đưa anh đến với em. Anh có thích không? Cứ thế cho đã rồi mà đi đánh nhau. Chiến tranh chẳng biết thế nào đâu. Em chỉ xin chị ấy cho anh thoả thích mỗi lần này thôi đấy. Em đã tự nguyện cho không, biếu không anh. Em đã từng trải qua bom đạn nhiều em biết - Không nên ích kỷ và hẹp hòi với người sắp ra trân.
- Em lảm nhảm gì đấy? Anh không chết được đâu.
- Anh chẳng hiểu gì cả, em không có ý nói thế. Thuỷ lại hôn lên môi Nghĩa. Em tự nguyện hiến dâng anh vì em nghĩ cũng chả để mãi làm gì. Bao nhiêu năm nay em cứ phải cố giữ cái đó một cách đau khổ. Và chính cái đó nó làm khổ em vì chỉ sợ kẻ nào đó không xứng đánh cắp mất. Em nghĩ mãi, cái đó chỉ cần cho tuổi trẻ mà bọn thanh niên trẻ chúng đâu cần đến đứa lỡ làng như em. Rồi đây em sẽ chọn một ông già goá vợ chẳng hạn. Ông già thì đâu cần đến cái đó hở anh.
- Thủy! Anh van em đừng nói nữa...
Trời tảng sáng, đường phố đã có tiếng xe chạy rầm rầm. Thuỷ hôn anh rồi vùng dậy chuẩn bị sửa soạn đi nấu cơm sáng để anh đi sớm cho mát. Chia tay với Nghĩa, Thuỷ đạp xe đến bệnh viện xin phép nghỉ một buổi. Về tới nhà, Thuỷ lao vào giường nằm ngủ một giấc cho tới quá trưa. Khi tỉnh tậy, Thuỷ có một cảm giác lạ. Chỉ qua một đêm Thuỷ đã trở thành người đàn bà hoàn toàn khác. Thuỷ lật đầu giường lấy quyển nhật ký hăm hở ghi "Ngày.....tháng......năm.......Đã cho anh. Ta nguyện thề không bao giờ làm tổn thương đến tình cảm của anh với người vợ yêu quý ở làng Đông...".
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!