Chốn vắng - Chương 15 (Dương Thu Hương)
Phương Như | Chat Online | |
12/07/2019 07:15:25 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
127 lượt xem
- * Chốn vắng - Chương 16 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 17 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 14 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 13 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
Ðứa bé ngủ say, chỉ còn hai người đàn bà ngồi trong gian nhà rộng. Mùa Thu đã già, nắng trưa chẳng còn vàng mà ngả sang bạc trắng hong hong rải trên sân. Những bông mẫu đơn đỏ cuối mùa vẩy ngọn lửa đam mê muộn màng trên khu vườn vắng bên kia bức tường hoa thấp. Khung cảnh êm đềm tĩnh lặng, duy chỉ con gà trống đang táo tác ve mái. Tiếng gọi tình ầm ĩ của nó khiến dì Huyên lẫn Miên đều phải quay ra. Bà già không ngơi đưa võng cho đứa cháu, lắc đầu:
- Con quỷ kia, đến khiếp.
Miên chẳng nói chẳng rằng đứng dậy tìm viên sỏi ném con vật đa tình trơ trẽn.
- Cút... Ðiếc tai...
Ả gà mái đang mổ thóc há mỏ kêu: Quác một tiếng thật to rồi cắm cổ chạy về phía bếp. Gã trống cũng chúi đầu chạy nhưng khi đến bức tường hoa gã chợt nhận ra bạn tình đã chạy về phía bếp nên đổi hướng chạy theo. Không gian trở lại yên tĩnh, chỉ tiếng đưa võng kẽo kẹt tấu lên điệp khúc buồn tẻ của cuộc sống miền sơn dã.
Dì Huyên chợt ngẩng lên:
- Sáng nay cháu lên nương rồi a?
- Dạ, cháu đã lên.
- Ðất có khá không?
- Cằn lắm, những mảnh tốt họ chia hết rồi.
- Ờ, trâu chậm uống nước đục... Có cả đống gia đình thương binh, liệt sĩ. Quân nhân phục viên đứng hạng chót trong danh sách ưu tiên... Vả chăng, ai cũng tưởng thằng Bôn chết thật rồi.
- Chết thật lại đi một nhẽ... Giờ, nửa giăng nửa đèn, chẳng biết tính sao...
- Phải, không thể nào sống mãi bằng tiền của cậu Hoan được... Người ta, ai cũng có liêm sỉ.
-...
- Nó không nói gì với cháu hay sao?
- Anh ấy nói rằng anh ấy phải dưỡng bệnh, cháu hãy giúp anh ấy khôi phục lại sức khỏe. Mai rày sẽ làm lại tất cả...
- Mai rày là bao giờ?
- Cháu chẳng biết. Nhưng hiện giờ anh ấy không làm nổi việc gì... Hai lần thử lên nương rảy cỏ, anh ấy ốm nằm bệt trên giường cả hai.
- Rồi lấy gì mà sống?
- Cháu cũng chẳng biết nữa.
- Không thể nhắm mắt đi đường như thế cháu ơi... Miệng ăn núi lở, phải tính kế sinh nhai lâu dài. Số tiền cháu bỏ ra cho nó mua thuốc, mua dê thịt đủ cho người khác xây nhà rồi đấy.
- Cháu cũng đã tính làm nương, nhưng lại nản... Chẳng biết vì sao?
Hai người im lặng hồi lâu rồi Miên đột ngột hỏi:
- Vì sao ngày ấy dì không khuyên cháu?
- Dì biết khuyên cháu thế nào?
- Dì có biết... nhưng dì không nói... Buổi tối hôm ấy, lúc cháu xin dì ở lại...
Bà già thở dài:
Miên gặng:
- Vì sao dì bỏ đi lúc cháu cần dì bên cạnh...
Bà già lại thở dài, và thốt lên hai tiếng cụt lủn:
- Dì sợ.
Rồi bà đưa mắt nhìn cô cháu, cặp mắt mịt mờ như khói phủ:
- Cháu biết đấy... thằng Bôn về là dịp thiên hạ chẩu môi chẩu mỏ rỉa rói dì cháu mình. Hôm ấy người ta kéo nườm nượp tới xem mặt Bôn, hỏi han chuyện trò thân tình như con em ruột thịt của họ. Hồi nó ở nhà, chẳng ai thèm để tâm đến gia đình ấy. Tuy là dân gốc Xóm Núi nhưng họ mạt vận bao nhiêu đời không khá lên nổi. Ðến thằng Bôn cố theo đuổi đèn sách, hy vọng nhờ đỗ đạt vinh quy mà đổi hèn thành sang nhưng lại ra mặt trận. Lúc nó quay về cả làng cả xã kéo nhau tới xem như đứa đội mồ sống dậy. Họ cố tình nói chõ vào tai dì: Tôi đố bà con cái Miên chọn thằng mô? Chọn thằng chồng đầu danh chính ngôn thuận hay chọn đứa sau lắm tiền lắm bạc. Người đoan chính phải về với mối duyên đầu... Còn kẻ gió giăng tôi chẳng biết...
Cô Miên có muốn về với cậu Bôn cũng khó, bà dì hẳn bắt cháu phải sống với anh chồng dân buôn thành phố bởi anh ta hốt bạc về cho cả cháu lẫn dì... Từ ngày vợ chồng cô ta ăn nên làm ra trông bà ta béo phây phây, đủng đỉnh nhàn nhã như vợ ông thừa ông phái thời trước...
Miên cắt ngang lời bà:
- Vậy dì bỏ về vì sợ mang tiếng là kẻ tham tiền nếu khuyên cháu ở lại với anh Hoan?
Bà già im lặng. Miên gục đầu xuống gối. Bà nhìn mái tóc đen nhánh của đứa cháu duy nhất ở với bà như đứa con trời dun dủi cho... Mái tóc ấy giờ không còn gài nhánh hương nhu hay chùm hoa bưởi. Cũng như áo quần Miên mặc giờ chẳng còn màu hoa cà hay hoa cải hay màu lục thủy mà chỉ còn màu đen. Không cầm được, bà đặt tay lên vai Miên:
- Dì có lỗi với mẹ cháu... Dì có lỗi... Nhưng dì không dám làm khác bởi từ ngày đầu cháu dẫn thằng Bôn về dì đã không ưa nó.
Người ta vẫn bảo: Không ưa thì dưa có dòi... Dì e lòng dì thiên vị, nếu khuyên ngăn cháu e mang tội với quỷ thần. Dì ngỡ cháu đã trưởng thành, cháu có thể quyết định. Ngày trước, thời ly loạn, cả làng, cả xã có mình nó mười bảy tuổi, bằng vai cháu không gả cho nó chẳng lẽ gả cho mấy lão già góa hay chờ bọn trẻ con lớn lên? Thời xuân con gái có thì nên dì đành phải theo thời... Còn giờ mọi sự đã khác... Cháu đã có con. Lẽ ra cháu có thể lấy lý do ấy mà từ chối...
Miên ngẩng phắt lên, nhìn trừng trừng vào bà lão:
- Trời đất, sao lúc ấy dì không rót vào tai cháu những lời lẽ này... Chính dì khôn ngoan hơn, tỉnh táo hơn cháu. Cháu đang rối như canh hẹ... Và cháu sợ...
Dì Huyên gật đầu:
- Phải, dì biết cháu sợ, chính dì cũng sợ. Và cậu Hoan cũng sợ như cháu, như dì. Chúng ta sợ thiên hạ nhiếc móc là những kẻ tham vàng phụ ngãi. Còn Hoan sợ mang tiếng là kẻ làm trai mà ở hậu phương tọa hưởng an bình lại tranh cướp hạnh phúc với người chiến đấu vì dân vì nước... Chẳng qua mọi sự cũng từ chữ Sợ mà ra...
- Dì biết rõ mọi chuyện sao giờ mới nói?
- Không... không... lúc đó không nghĩ nổi. Khi cháu quay về với Bôn, dì mới ngẫm... Ngày nọ qua ngày kia... Nào có ai khôn ngay được. Chẳng cứ trẻ thơ mà đến già hai thứ tóc cũng vậy... Các cụ ngày xưa dạy đúng thật: Con đã mọc răng, nói năng gì nữa?
Bà im lặng. Miên đăm đăm nhìn ra vườn từ lúc bà ngưng tiếng. Vẻ mặt của chị có gì đó khiến bà ngờ vực. Nó vừa ngây dại vừa xa vắng lại vừa sắt đá. Chưa bao giờ bà nhìn thấy gương mặt xinh đẹp và quá đỗi quen thuộc với bà lạ lùng như thế. Bà không dám nói gì thêm, lặng lẽ rình mò, lặng lẽ chờ đợi... Chờ đợi gì, bà không biết... Nhưng rõ ràng là sự đợi chờ câm nín khắc khoải. Hồi sau, Miên vụt đứng lên:
- Cháu phải đi.
- Ði đâu?
- Về nhà.
- Nhà nào?
- Nhà của cháu.
Miên đáp, và sau đó nhấn thêm:
- Nhà của vợ chồng cháu.
Bà nhìn đôi mắt Miên bắt đầu hiểu:
- Cháu?
- Sáng nay cháu lên nương gặp ông Lư, ông ấy mời cháu lại nhà bàn việc.
- Cháu phải kín đáo kẻo xóm làng dị nghị...
- Cháu chả cần... Cứ cho thiên hạ thỏa thuê dòm ngó...
Miên đáp cụt lủn, chị lấy nón, cúi xuống hôn đứa bé đang ngủ trên võng rồi vùn vụt đi ra cổng. Dì Huyên nhìn theo, khi bóng áo đen khuất hẳn bà bỗng buông tiếng thở dài, nhưng rồi bà đẩy võng mạnh tay hơn và cất giọng hát ru...
Trong lúc đó, Miên mải miết đi trên con đường mà từ ngày về sống với Bôn chị kiêng tránh. Con đường quen thuộc đến từng bờ dậu, từng gốc cây, từng ngả rẽ. Con đường cầy những vệt hằn nhức nhối trong tâm trí mỗi lần chị bước chân lên cái ngõ lầy lội trước nhà Bôn. Chị đã rời xa nó trọn một mùa Hè và sắp trọn cả mùa Thu. Sự xa cách khiến lối trở về nao nức. Rặng rào hai bên xanh ngắt.
Những búi cỏ leo dưới chân rào theo gió ngả nghiêng. Trời như trong hơn, màu lơ như thắm lại và mây trôi bồng bềnh hơn... Tất cả, như con tim chị rộn ràng. Hoan không ở đây, Miên biết rõ.
Chính ông Lư vừa bảo chị sáng nay rằng anh vào Nha Trang cất hàng, nhưng tim chị vẫn đập rộn ràng như chỉ lát nữa, phía sau cánh cổng, gương mặt rạng rỡ của anh sẽ hiện ra nhờ một phép màu...
- A, cô Miên... Lâu ngày quá...
- Chào cụ.
- Cô đi chơi, hay về thăm dinh cơ cũ?
- Chào cụ...
- Cô vẫn khỏe chớ?
- Dạ, chào cụ...
- Lát nữa rẽ vào tôi chơi nhé?
- Dạ, cháu chào cụ ạ...
Chị trả lời như cái máy và chẳng biết mình đã nói những gì. Ông già hàng xóm dừng lại, ném theo chị cái nhìn ngạc nhiên và xét đoán nhưng chị chẳng hay biết. Vài phút sau, chị tới cổng, Miên đưa mắt nhìn từ bức tường bao, hai cây trụ cho tới núm kéo chuông bằng đồng... Những thứ vô tri vô giác ấy là những người thân thiết đã lâu ngày xa cách. Miên đưa tay kéo chuông, lắng nghe chuỗi âm thanh ròn rã vang reo rồi dần dần tan lắng. Trước kia, chị chưa hề để ý đến tiếng chuông. Sau thời gian sống nơi xóm nghèo hiu quạnh chị nghe tiếng chuông náo động như gọi một hội hè quên lãng quay về:
- Chào bà... Mời bà vào nhà.
Ông Lư là người làm công thời cũ. Ông giữ nguyên cách xưng hô lẫn sự lễ độ xưa. Miên chưa quen với cách thức ấy, chị lúng búng đáp:
- Dạ, chào bác...
Ông già đứng sang một bên chờ Miên bước vào, đoạn khóa cổng một cách cẩn trọng rồi đi theo chị:
Không có Hoan... Tại sao anh không có ở đây?
Miên thầm trách anh dù biết điều đó là vô lý. Chị đưa mắt nhìn tòa nhà cũ đã thành ngôi miếu sang trọng với một ông từ ngày ngày quét dọn, lau chùi. Chủ nhân của chúng đã bỏ đi: Hoan xuống phố, chị về với Bôn và cu Hạnh sang nhà dì Huyên. Ngôi nhà ấm áp xưa giờ mênh mông. Lá rụng. Những bẹ cau khẽ tách trên thân cau.
Tiếng đồng hồ gõ nhịp. Chiếc đồng hồ là vật to mồm nhất trong khoảng không vắng lặng này.
- Bác quét dọn sạch lắm.
- Thưa bà, ông bảo bà ưa sạch sẽ. Ông dặn tôi ngày nào cũng phải quét nhà quét sân và lau chùi các vật gia dụng trong bếp. Mời bà vào...
Ông già nói đoạn xăng xái đưa chị vào bếp. Ðây là thế giới đích thực của chị. Dãy xoong chảo bóng nhoáng treo thành hàng kia giống như mặt những chiếc đồng hồ câm lặng của kỉ niệm, ghi khắc trong chúng những buổi sáng tràn đầy hương cam, hương bưởi, tiếng chim líu lo, tiếng đứa con trai ngọng nghịu, mùi trà ướp hoa nhài hoặc mùi cà phê vườn nhà pha phin đặc sánh, mùi xông hông mùi cơm rang trứng; những buổi chiều ngào ngạt mùi trái cây chín rụng trong vườn, mùi hoa cuống cuồng sau một ngày nắng nỏ và mùi các món xào nấu cho bữa cơm chiều... Miên ngơ ngẩn nhìn từng đồ vật, quẹt ngón tay lên đáy xoong hoặc rờ cán những chiếc muôi lớn bằng sứ Tàu, bồi hồi nhớ rằng những món đồ dễ vỡ này anh đã mua cho chị ở chợ Bến Thành rồi xếp vào hòm gỗ nhồi rơm nhờ người chạy xe đường dài chuyển lên tận đây. Chị mở tủ bát đĩa ngắm nghía những chồng bát sứ Nhật và Giang Tây. Còn chiếc thẩu nấu lẩu kia lần nào đó anh đã tha từ Ðà Nẵng về sau khi học được cách nấu lẩu bằng thịt thú rừng của người bạn. Chị ngồi xuống, nhìn chiếc bàn ăn hình bầu dục, đủ một lần cho hai mươi bốn thực khách. Mặt bàn bóng như gương, hai dãy ghế xếp ngay ngắn, sạch lau li, thứ sạch sẽ vắng hơi ấm con người... Tội nghiệp cho Hoan, anh đã mất bao công sức để dựng xây một cách oan uổng:
- Bà dùng trà hay một tách cà phê nóng để tôi pha?
- Dạ, thôi... Bác để mặc tôi.
- Nhà lúc nào cũng có bánh ngọt, tôi xin pha ấm trà bà dùng thử...
Ông Lư đặt ấm lên bếp, nhóm lửa rất nhanh và gần như tức khắc chị nhìn thấy ngọn lửa nhảy nhót dưới chiếc ấm đồng nhỏ vẫn dùng đun nước pha trà ngày trước:
- Bác làm thế nào giữ ấm được sạch bong như thế?
- Thưa bà rất dễ. Hòa nước xà-phòng bôi dưới trôn ấm trước khi nấu. Dùng xong chỉ cần lấy miếng giẻ ướt chấm xà-phòng bột chùi vài lượt là lại sáng như chưa từng đụng lửa... Cách này ông chú tôi làm nghề nấu bếp truyền cho.
Ông chế nước pha trà. Ðã lâu lắm Miên mới ngửi lại mùi trà nhài. Ở nhà Bôn quanh năm uống nước lá vằng cắt trên rú. Cái ấm đất to tướng nấu một lần buổi sáng và suốt ngày cả Tá lẫn lũ con đều ghé miệng tu. Miên sắm riêng một phích nước cho mình, ngày nọ qua ngày kia chị chỉ uống nước trắng lâu dần quên cả vị trà. Ông Lư bóc phong bánh đậu:
- Mời bà dùng.
- Cảm ơn bác.
Sự tận tình của người quản gia khiến Miên cảm động nhưng không ngạc nhiên. Ðó là một mảnh thiên đường anh tạo dựng. Thiên đường ấy khởi từ lúc họ nhìn vào mắt nhau trên mảnh đồi đang rảy cỏ, dưới thứ ánh nắng gay gắt như chó cắn mùa gió Lào...
Thiên đường ấy đã bị bỏ lại hoang vu hiu quạnh khi chị ra đi, với bị Thạch trinh hương và mấy bộ quần áo tu sĩ, theo hút con đường mù sương chẳng biết dẫn tới nơi nào...
- Mời bà... Bánh mới lắm. Tuần nào ông cũng đem bánh mới lên cho mọi người.
- Tôi biết...
Hàng tuần, nếu không vướng những chuyến cất hàng xa, Hoan trở lại Xóm Núi vào Chủ Nhật. Ngày ấy, chị không tới nhà dì Huyên để tránh chạm mặt anh. Sớm Thứ Hai, chị thấy ngăn tủ đầy bánh trái cu Hạnh thêm một món đồ chơi hoặc bộ quần áo mới, đôi khi những bông hồng Ðà Lạt cắm trong bình, đôi khi món quà riêng dành cho chị... ấy là dấu vết anh gửi lại. Tất thảy đều ẩn giấu gương mặt anh, hình dáng anh khiến không gian trong ngôi nhà dì Huyên biến thành tấm bảng vô hình trên đó dòng chữ viết tên anh không thể nào tẩy xóa:
- Thưa bà, ông giao cho tôi chùm khóa của bà. Tôi không dám đường đột lại đằng nhà, sợ người ngoài dị nghị. Chờ mãi hôm nay mới có dịp mời bà về đây. Xin bà cầm giúp cho...
Dứt lời, ông móc chùm khóa trong túi áo, đặt trước mặt chị. Miên nhận ra chùm khóa có cài con dao nhíp và chuôi mở nút bia, ấy là chùm khóa của anh. Còn chùm khóa của chính chị người quản gia đang giữ.
- Thưa bà, ông dặn tôi không được để bà phải lao lực làm vườn cuốc nương. Nếu bà có ý định làm nương mới cho ông Bôn tôi sẽ mướn người tới xới đất và cào luống. Còn lại, tất thảy những vườn nương cũ vẫn là của bà, bà có toàn quyền sử dụng. Miên im lặng. Chị không biết nói gì. Không buồn và không vui. Ðờ đẫn. Tiếng người quản gia lại tiếp tục vang lên, rành rọt:
- Thưa bà, tôi có phận sự đưa bà coi lại sổ sách thu chi. Xin bà chờ cho một lát.
Ông đi lên nhà trên. Lát sau, ông quay lại với mấy cuốn vở học sinh loại dầy, đặt trước mặt chị. Miên đưa mắt liếc những cuốn sổ không nói năng gì rồi bỗng dưng như kẻ bị thôi miên chị cầm chùm khóa đi lên nhà trên, tới trước căn buồng của chị, từ từ mở khóa, cử chỉ chậm chạp như bà già. Cánh cửa mở ra. Căn buồng hoàn toàn như xưa. Mọi đồ vật nguyên vẹn. Cửa sổ mở toang trông ra vườn.
Hoa thạch thảo chi chít trong bình đặt trên chiếc kỷ đối diện với chiếc kỷ đặt ngọn đèn đêm. Tấm gương lớn lẫn các mặt kính bóng loáng không hạt bụi. Chiếc hộp sơn mài đựng mớ trâm cài lẫn những chiếc cặp tóc vẫn đặt trên mặt tủ ba buồng. Giường sạch tinh tươm. Ðôi gối trắng xếp cùng chiếc gối nhỏ hình bán nguyệt của cu Hạnh. Tất cả như chờ đợi, như đợi chờ. Miên mở tủ. Ngay dưới tầm mắt chị một xấp bạc để dưới lá thư:
Miên của anh,
Anh biết sẽ có lúc em cần đến thứ này... Nó chẳng là gì hết với em với anh với những ngày chúng ta sống. Em không được hủy hoại sức khỏe, không được tự hành hạ mình một cách vô lý. (Như thế cũng có nghĩa là ngu ngốc. Anh nói đúng sự thật, xin đừng giận). Nếu em không còn là vợ anh, em vẫn là mẹ cu Hạnh anh có thể coi em như đứa em gái nhỏ. Anh không có quyền để em khổ sở. Bao giờ, anh cũng ở bên em.
Như thế, cũng có nghĩa là ngu dốt... Dường như Hoan có lý. Dường như trong suy nghĩ và trong hành động của ta có gì đó như là ngu dốt?
Chị nhìn lần nữa chữ ký của anh bên dưới. Rồi chị ngồi xuống giường, vừa thấy như đây là chốn của mình, hang ổ của mình, vừa sợ hãi như lạc vào rừng lạ. Có lẽ chị không còn quyền ngồi ở đây, trong gian phòng yên tĩnh và thanh sạch này, bởi chị đã tự ý bỏ anh mà đi, chị đã chung chăn gối với một người đàn ông khác, thân thể chị đã nhiễm mùi mồ hôi cùng hơi thở hôi hám của người đó, đã liễm những nụ hôn đầm đìa nhục cảm, đã in dấu ái ân liên miên mà bao nhiêu nồi nước Thạch trinh hương cũng không tẩy rửa hết...
Vì sao, vì sao, vì sao?
Những lời lẽ đầy ám thị đầy ẩn ý của ông chủ tịch Hiển, tấm cáo thị in bằng thứ chữ xít xao cứng ngắc như những móc sắt ngoặc vào nhau hiển hiện trên tấm lưng áo kẻ cầm quyền vào lúc ông ta quay lưng bước đi hay trùng điệp những bóng ma vẫy gọi, hù dọa, mê ám? Ðã trọn mùa hè và sắp qua cả mùa thu sống dưới mái nhà Bôn chị tìm câu trả lời. Khi là nóc đình màn nơi đọng những mủn lá tranh và lũ thằn lằn ngày tìm muỗi đớp. Khi là những ngọn soan khúc khuỷu đầy muội ám thường đong đưa trong gió lúc chiều tà.
Khi là chân trời buồn thiu ngày tắt nắng, nơi nếp đen rừng rậm và dãy núi in lên những nét lượn sầu muộn đơn côi... Chị đã tìm đã đợi đã mong một gương mặt dù thần dù quỷ bất chợt xuất hiện ở những không gian đó, cho chị một lời giải đáp...
Nhưng quỷ lẫn thần đều đã bỏ đi, đều rời khỏi mảnh đất sơn dã này. Chẳng ai trả lời chị. Ðêm đêm, trước và sau những cuộc làm tình bất cập của Bôn, chị lại tìm kiếm lời giải đáp ngay trong mình. Bất khả. Lần nào đó, khi đã chung sống với anh trên dưới một tuần trăng, chị không còn đủ sức chịu đựng những nụ hôn đắm đuối và hôi hám của anh, đã đẩy anh ra nhoài khỏi giường nôn thốc nôn tháo. Từ đó, Bôn không còn dám hôn chị. Anh chỉ dám úp mặt xuống phần dưới cơ thể chị trút vào đó tất cả mối tình cuồng nhiệt và khổ sở của anh. Cùng một lúc, chị xót thương và kinh tởm...
Không hiểu vì sao ông trời đày đọa cả chị lẫn người đàn ông kia vào cảnh oan trái này? Ngày đầu tiên chung sống, khi anh đưa cho chị bánh xà-phòng vỏ bọc rách nát vàng ố, chị đã đọc thấy sự thật trong đôi mắt anh. Ðôi mắt ấy không chỉ là mắt kẻ đang yêu, đó còn là cặp mắt van lơn của con chó với chủ nhà, của kẻ sắp rơi xuống vực sâu cố bám lấy mỏm đá cuối cùng chênh vênh giữa sự sống và cái chết. Chị biết Bôn yêu chị cuồng si. Tình yêu trong ngõ cụt. Và chị gắng triệu hồi tuổi trẻ như người ta gọi hồn ma. Con suối róc rách, đá trơn nhầy. Rặng phượng đỏ dọc đường hò hẹn. Những đồi dứa thơm quay quắt và nụ hôn đầu không ở trên môi mà dưới mang tai ba bốn ngày không tan vết máu bầm... Nhưng con suối róc rách kia mỗi ngày mỗi cạn. Dãy phượng đỏ nhạt phai dần cánh hoa rụng khô tóp dưới gốc cây gió xáo trộn cùng lá úa và bụi cát... Những cảnh tượng cùng kỷ niệm của mối tình đầu như tảng nước đá tan chảy dưới mặt trời của thời gian, như hồn ma hiện về mả lửng lơ trong vài canh giờ rồi tan biến khi lũ gà cất tiếng.
- Miên... Miên... Tôi yêu Miên...
Cái điệp khúc Bôn đã nhắc ngàn lần, càng nhắc càng mòn mỏi rơi rụng hao gầy như ngọn nến thắp qua mỗi giây mỗi tàn lụi. Chị đã đưa tiền cho Bôn chữa bệnh, mua các thức ăn bổ dưỡng, sắm cho anh một lúc ba bộ quần áo lẫn chiếc áo lót lông Ðức, thứ áo rét tột cùng mơ ước của đám dân sơn dã... Chị làm tất thảy điều đó khi trong thâm tâm chị hiểu rằng chị bù trả tình yêu khốn khổ của anh bằng những đồng tiền.
Chị biết chị không thể vãn hồi tình yêu. Ngay tình thương cũng mỗi lúc mỗi cạn. Ðêm đêm, chị nhìn anh tận tâm tận lực cấy vào cơ thể chị một hạt mầm giống như chị quan sát một kẻ trèo cây lấy mật ong hoặc một đứa trẻ chơi bi ăn tiền, đôi khi dửng dưng đôi khi thương hại đôi khi ghê tởm... Vào lúc anh đã dốc cạn sinh lực sóng sượt như một thây ma chị vùng dậy nấu nồi nước tắm. Mùi thạch trinh hương khiến tâm hồn chị bình tĩnh lại. Chị cầu mong thứ nước lá của kẻ tu hành giúp chị gột rửa hết dấu vết của người đàn ông chị không còn yêu thương nữa. Lẽ ra, anh chẳng nên quay về. Bởi khi còn là hồn ma ngự trị trên bàn thờ, anh cao giá. Mỗi năm, ngày giỗ anh chị làm năm bảy mâm thịnh soạn mời mọi người tới hương khói. Tấm ảnh anh thời học sinh đặt sau đĩa ngũ quả giống một tiểu thiên thần xứng tôn kính. Người ta nhắc đến anh như nhắc tới một vong hồn trong trắng như nhắc tới một thời xa vắng thời mọi người đã đi qua cuộc chiến tranh cam khổ như đoàn thiên thần cất cánh bay qua bầu trời giông bão, qua sấm chớp và mưa đá, qua gào hú của hổ báo, sói lang, lửa núi, cơn hồng thủy và các nạn dịch trầm kha... Bởi anh là cái cớ để mọi người tụ họp, khơi lại giấc mơ hào hùng, hé cánh cửa căn buồng đầy sấm sét bão giông quá khứ nhìn ngắm nhấm nháp những giọt vinh quang tô điểm cho cuộc đời tẻ nhạt thường ngày...
Thời ấy, chị đã tưởng nhớ đến anh như một hình bóng xa xôi, một giấc mơ yên lành, trong giấc mơ đó dòng suối róc rách chảy như sợi chỉ bạc, con đường phượng vĩ tưng bừng như khóe môi tươi... Tất cả, là thế giới mơ. Tựa phong cảnh hiện lên giữa cái khung sân khấu rạp hát thành phố...
Nhưng anh quay về. Tiểu thiên thần mộng mơ bỗng biến thành gã đàn ông bằng xương bằng thịt, cặp mày chữ nhất, đôi mắt sầu u, hai má hóp sạm đen vì chứng sốt rét kinh niên, cặp môi thâm và hơi thở bốc mùi địa ngục. Cái hồn ma xa vời kia bỗng thành kẻ háo hức tình dục đêm đêm dày vò trên bụng chị, lắp bắp không biết chán những lời ân ái, thở hồng hộc như phu đào huyệt và mỗi cuộc làm tình của anh giống một lần phu đào huyệt để an táng một thây ma và cuộc đào huyệt mãi không thành...
... Vì sao, vì sao, vì sao?
Ðêm đêm chị tắm nước thạch trinh hương, kỳ cọ kỹ lưỡng từng ly tấc da thịt tưởng chừng những nụ hôn ám mùi tử khí của anh có thể tẩm liễm khiến chúng đổi màu. Quả tình, người ta chẳng thể cố yêu. Tình yêu chẳng giống một gánh nặng, một bát thuốc đắng hay một món ăn thiu thối... Giá như thế, chị sẽ cố nhấc gánh nặng đó một lần, cố uống bát thuốc đắng hoặc ăn thức ăn thiu thối kia cho dù sau đó có thể mắc chứng đường ruột mãn kiếp...
Tình yêu là tình yêu và chị không thể làm gì với nó. Cuộc sống chung của chị với Bôn càng ngày càng tuột khỏi đời sống như mảnh ván bị sóng đánh mỗi lúc mỗi xa bờ...
Nắng đã gần như trắng hẳn ngoài song cửa sổ. Miên chợt nhớ sắp tới giờ nấu cơm chiều. Chị mới có nồi thịt bò kho gừng ở nhà, lát nữa phải rẽ qua vườn nhà người quen mua mớ cải. Ðám cải chị gieo chưa kịp mọc đã bị lũ con Tá nhổ sạch từng cái rễ. Miên khóa tủ đoạn bỏ chùm khóa vào ngăn kéo. Chị quay xuống bếp. Người quản gia vẫn ngồi đợi:
- Thưa bà, bà có cần gì nữa không?
- Cảm ơn bác. Tôi đã bỏ chùm khóa vào ngăn kéo tủ.
- Thưa bà, ông muốn bà giữ nó.
- Không. Ðã có bác ở đây. Khi cần tôi sẽ tới.
- Thưa bà, bà có ý định làm nương mới cho ông Bôn?
-....
- Nếu bà quyết, tôi sẽ thực thi mọi công việc.
- Tôi chưa định gì cả...
Miên đáp và định ra về. Ðúng lúc ấy có tiếng chuông. Ông Lư nói:
- Thưa bà, xin bà hãy chờ cho vài phút.
Ông ra mở cổng. Chị ngồi xuống ghế, uống trà. Trà đã nguội. Ngoài ngõ, tiếng gọi của đứa con trai vang lên:
- Mẹ... Mẹ ơi...
Chị nghe tiếng chân nó chạy. Và giây lát, nó ùa vào bếp như cơn lốc:
- Mẹ ơi... Mẹ... về nhà mình rồi chứ?
- Ờ...
Miên bế con, ghì siết vào lòng, ngửi mùi tóc mùi thịt da thân thiết và ngay tức khắc không gian quanh chị tỏa rạng ánh sáng thời cũ, ngào ngạt hương thơm thời cũ, đầy ắp âm thanh thời cũ...
- Mẹ ơi i i, Mẹ ơi i i...
Cu Hạnh hét lên. Hẳn nó đã chờ đợi giây phút này từ lâu mà không biết cách nói ra, dường như nỗi mong chờ tiềm ẩn trong trái tim non nớt của nó giờ mới bật thành lời:
- Mẹ ơi, mẹ về đây với con.
- Ờ...
- Mẹ ơi, đừng đi nữa...
- Ờ...
- Mẹ ơi, ôm con chặt vào...
Trước khi chị ôm chặt con, thằng bé đã chủ động ôm lấy mẹ trước và rồi nó hôn chi chít lên trán, lên chóp mũi, lên hai má, lên môi chị. Không phải cái hôn thường lệ mà là cuộc tấn công. Hôn mẹ xong, thằng bé nhảy xuống, nắm tay chị:
- Mẹ ơi, con dắt mẹ ra vườn...
Dì Huyên lẫn người quản gia cùng trố mắt nhìn đứa trẻ. Miên sững sờ. Chị đi theo nó như kẻ bị thôi miên. Ðứa con trai chị vốn ngoan ngoãn nhưng tồ tệch. Sinh ra trong cảnh êm ấm, được cưng chiều, nó có thói quen thụ động. Ðây là lần đầu, nó chủ ý dắt mẹ đi chơi.
- Mẹ ơi, bao giờ lớn con sẽ bẫy cho mẹ con sáo mỏ vàng... Con cũng bảo bố mua cho hai mẹ con mình con vẹt biết nói như vẹt nhà ông Khương. Mình sẽ cho nó vào cái lồng thật đẹp, treo ngay trước cửa. Buổi sáng, con sẽ cho nó ăn kê và uống nước. Thằng cu Hõn nhà ông Khương dạy con cách cho vẹt ăn rồi...
Thằng bé nói lưu loát, không chút vấp váp, ngập ngừng. Ðoạn nó đứng lại, nhìn vào mắt chị:
- Mẹ. Mẹ cười lên... Sao lâu quá con không thấy mẹ cười?
Cặp mắt trong trẻo của nó dán vào mắt chị chăm chú, nghiêm trang, chờ đợi. Miên chợt hiểu rằng đứa con trai bé bỏng của chị đã trưởng thành vượt bực trong quãng thời gian qua. Rằng tất cả những câu trả lời vòng vèo, mập mờ của dì Huyên lẫn của Hoan đều không đánh lừa được nó, rằng nó đã học cách im lặng cả một mùa Hè lẫn mùa Thu, đã nung chín nỗi mong thầm trong trái tim bé bỏng, đã thành một ông lão năm tuổi dưới vẻ non nớt của chúa Hài đồng.
Chị muốn ứa nước mắt nhưng không dám, đành đánh trống lảng:
- Ðừng ra vườn... Mẹ con mình vào buồng chơi nhé?
Thằng bé gật đầu tức khắc:
- Vào đi...
Hai người leo lên bậc tam cấp, nhưng khi họ bước vào nhà chính, nó đưa tay ra trước, dắt Miên vào buồng:
- Vào đây mẹ...
Nói đoạn nó tụt dép leo tót lên giường, kéo chị ngã kềnh theo. Hai mẹ con đã ở một tư thế tuyệt vời để nằm ôm nhau.
- Ôm con chặt vào... Chặt như là bố...
Cu Hạnh nói. Miên luồn cánh tay cho nó gối đầu và hỏi:
- Ðược chưa con?
- Gần được rồi mẹ ạ...
- Còn gì nữa?
- Tay kia mẹ xoa lưng con... Không xoa thế mà phải xoa từ mông lên... Bố vẫn làm như thế...
- Bây giờ bố ôm con giỏi hơn mẹ phải không?
Miên hỏi và không khỏi có chút thầm ghen tị với Hoan, thầm tủi phận. Cu Hạnh chưa kịp đáp, chị gặng hỏi thêm:
- Bố ôm con giỏi lắm phải không?
- Ðúng. Chủ nhật nào về bố cũng đưa con đến đây. Bố bên ngoài con nằm ở trong.
- Rồi sao nữa?
- Bố xoa lưng con, gãi đầu cho con và bảo: Ít hôm nữa làm xong mấy nương tiêu mẹ sẽ quay về. Mẹ sẽ ôm con, sẽ hát ru, sẽ làm bánh như hồi xưa...
Tới đó, dường như hồi ức về món ăn quen khiến thằng bé ngồi nhỏm dậy:
- Mẹ ơi... Mẹ làm cả bánh rán nhân mặn cả bánh rán nhân ngọt chứ?
- Ờ... cả hai thứ...
Miên đáp theo đà đưa đẩy của câu chuyện. Nhưng khi nói xong một ý nghĩ bùng lên:... Tại sao không? Tại sao không? Ta sẽ về đây, làm bánh cho con trai ta ăn, tắm giặt cho nó trong gian phòng tắm kia, sẽ cùng nó ra vườn trẩy cam và bẫy sáo... Ý nghĩ ấy bùng lên như đám lửa. Nó cháy rừng rực trong óc não chị. Chị nhìn thấy qua ngọn lửa đó tất cả những gương mặt trong làng ngoài xóm, những hồn ma điệp trùng, cả ông chủ tịch xã lẫn tấm cáo thị... Một nỗi uất hận trào lên khiến chị muốn gào thét, muốn chửi rủa nhưng chị kịp ghìm giữ. Lướt qua một mùa Hè và mùa Thu đầy đọa, ngày ngày tù hãm trong gian buồng tối tăm khâu vá mãi những thứ chẳng cần khâu vá, nhìn mảnh trời trên gian bếp tiêu điều lững lờ chuyển sắc, thi thoảng đuổi lũ gà bưới vườn một cách vô ích, nấu hai bữa cơm bằng cỏ khô lá mục khiến cặp mắt cay xè và đêm đêm làm tấm đệm thịt chịu đựng những cuộc làm tình tuyệt vọng của Bôn... Chị đã chấp nhận cuộc sống vô nghĩa ấy, bởi chị sợ hãi và vâng phục những hồn ma. Cuộc đời của một con người dương thế bỗng lênh đênh theo con thuyền của những bóng ma trên dòng sông vô định. Phải chăng, chị vốn là kẻ hèn nhát, và do đó chịu khuất phục một cách dễ dàng?
- Mẹ... Mẹ ơi...
Tiếng gọi thúc hối của đứa con kéo người mẹ trở về cõi thực như mặt trời tháng sáu vụt chiếu sáng cõi hôn mê mờ mịt. Khao khát nổi loạn giống như thứ men ủ từ lâu bột khởi nở tung khiến Miên choáng váng và phấn khích. Chị nói rất to:
- Ðược rồi. Mai mẹ sẽ làm cả bánh mặn và bánh ngọt cho con. Nhất định mẹ sẽ làm cho con. Ngay ngày mai.
Rồi chị bế bổng con trai lên, bước ra phòng ngoài. Ông già Lư và dì Huyên vẫn đang uống nước trà. Miên bảo:
- Bác ngâm cho tôi cân gạo nếp. Mai xay làm bánh rán.
- Thưa bà, tôi nhớ rồi...
Dì Huyên đưa mắt nhìn Miên nhưng không dám hỏi gì. Bà quay sang cu Hạnh:
- Cháu vòi gì mẹ thế?
Miên gạt đi:
- Không, chính cháu muốn vậy. Tối nay dì tìm cho cháu gói nấm hương và giã sẵn cho cháu ít hạt tiêu. Sáng mai cháu qua chợ mua miếng thịt nạc.
Ðoạn, chị ôm con hôn lần nữa:
- Con ở đây với bà... Mẹ đi...
Miên ra ngõ. Cu Hạnh đứng nhìn nhưng không dám lẵng nhẵng chạy theo. Thói quen đó nó đã được rèn từ năm một tuổi. Miên ra tới cổng lại quay vào:
- Chút nữa quên. Bác Lư ngâm thêm cho tôi nửa cân đỗ xanh làm nhân ngọt. Còn thừa nấu nồi chè. Sáng mai tôi đến...
Chị nói, mắt long lanh. Dường như không phải sớm mai chị tới đây làm bánh mà sớm mai, chị bước vào một cõi khác.
- Con quỷ kia, đến khiếp.
Miên chẳng nói chẳng rằng đứng dậy tìm viên sỏi ném con vật đa tình trơ trẽn.
- Cút... Ðiếc tai...
Ả gà mái đang mổ thóc há mỏ kêu: Quác một tiếng thật to rồi cắm cổ chạy về phía bếp. Gã trống cũng chúi đầu chạy nhưng khi đến bức tường hoa gã chợt nhận ra bạn tình đã chạy về phía bếp nên đổi hướng chạy theo. Không gian trở lại yên tĩnh, chỉ tiếng đưa võng kẽo kẹt tấu lên điệp khúc buồn tẻ của cuộc sống miền sơn dã.
Dì Huyên chợt ngẩng lên:
- Sáng nay cháu lên nương rồi a?
- Dạ, cháu đã lên.
- Ðất có khá không?
- Cằn lắm, những mảnh tốt họ chia hết rồi.
- Ờ, trâu chậm uống nước đục... Có cả đống gia đình thương binh, liệt sĩ. Quân nhân phục viên đứng hạng chót trong danh sách ưu tiên... Vả chăng, ai cũng tưởng thằng Bôn chết thật rồi.
- Chết thật lại đi một nhẽ... Giờ, nửa giăng nửa đèn, chẳng biết tính sao...
- Phải, không thể nào sống mãi bằng tiền của cậu Hoan được... Người ta, ai cũng có liêm sỉ.
-...
- Nó không nói gì với cháu hay sao?
- Anh ấy nói rằng anh ấy phải dưỡng bệnh, cháu hãy giúp anh ấy khôi phục lại sức khỏe. Mai rày sẽ làm lại tất cả...
- Mai rày là bao giờ?
- Cháu chẳng biết. Nhưng hiện giờ anh ấy không làm nổi việc gì... Hai lần thử lên nương rảy cỏ, anh ấy ốm nằm bệt trên giường cả hai.
- Rồi lấy gì mà sống?
- Cháu cũng chẳng biết nữa.
- Không thể nhắm mắt đi đường như thế cháu ơi... Miệng ăn núi lở, phải tính kế sinh nhai lâu dài. Số tiền cháu bỏ ra cho nó mua thuốc, mua dê thịt đủ cho người khác xây nhà rồi đấy.
- Cháu cũng đã tính làm nương, nhưng lại nản... Chẳng biết vì sao?
Hai người im lặng hồi lâu rồi Miên đột ngột hỏi:
- Vì sao ngày ấy dì không khuyên cháu?
- Dì biết khuyên cháu thế nào?
- Dì có biết... nhưng dì không nói... Buổi tối hôm ấy, lúc cháu xin dì ở lại...
Bà già thở dài:
Miên gặng:
- Vì sao dì bỏ đi lúc cháu cần dì bên cạnh...
Bà già lại thở dài, và thốt lên hai tiếng cụt lủn:
- Dì sợ.
Rồi bà đưa mắt nhìn cô cháu, cặp mắt mịt mờ như khói phủ:
- Cháu biết đấy... thằng Bôn về là dịp thiên hạ chẩu môi chẩu mỏ rỉa rói dì cháu mình. Hôm ấy người ta kéo nườm nượp tới xem mặt Bôn, hỏi han chuyện trò thân tình như con em ruột thịt của họ. Hồi nó ở nhà, chẳng ai thèm để tâm đến gia đình ấy. Tuy là dân gốc Xóm Núi nhưng họ mạt vận bao nhiêu đời không khá lên nổi. Ðến thằng Bôn cố theo đuổi đèn sách, hy vọng nhờ đỗ đạt vinh quy mà đổi hèn thành sang nhưng lại ra mặt trận. Lúc nó quay về cả làng cả xã kéo nhau tới xem như đứa đội mồ sống dậy. Họ cố tình nói chõ vào tai dì: Tôi đố bà con cái Miên chọn thằng mô? Chọn thằng chồng đầu danh chính ngôn thuận hay chọn đứa sau lắm tiền lắm bạc. Người đoan chính phải về với mối duyên đầu... Còn kẻ gió giăng tôi chẳng biết...
Cô Miên có muốn về với cậu Bôn cũng khó, bà dì hẳn bắt cháu phải sống với anh chồng dân buôn thành phố bởi anh ta hốt bạc về cho cả cháu lẫn dì... Từ ngày vợ chồng cô ta ăn nên làm ra trông bà ta béo phây phây, đủng đỉnh nhàn nhã như vợ ông thừa ông phái thời trước...
Miên cắt ngang lời bà:
- Vậy dì bỏ về vì sợ mang tiếng là kẻ tham tiền nếu khuyên cháu ở lại với anh Hoan?
Bà già im lặng. Miên gục đầu xuống gối. Bà nhìn mái tóc đen nhánh của đứa cháu duy nhất ở với bà như đứa con trời dun dủi cho... Mái tóc ấy giờ không còn gài nhánh hương nhu hay chùm hoa bưởi. Cũng như áo quần Miên mặc giờ chẳng còn màu hoa cà hay hoa cải hay màu lục thủy mà chỉ còn màu đen. Không cầm được, bà đặt tay lên vai Miên:
- Dì có lỗi với mẹ cháu... Dì có lỗi... Nhưng dì không dám làm khác bởi từ ngày đầu cháu dẫn thằng Bôn về dì đã không ưa nó.
Người ta vẫn bảo: Không ưa thì dưa có dòi... Dì e lòng dì thiên vị, nếu khuyên ngăn cháu e mang tội với quỷ thần. Dì ngỡ cháu đã trưởng thành, cháu có thể quyết định. Ngày trước, thời ly loạn, cả làng, cả xã có mình nó mười bảy tuổi, bằng vai cháu không gả cho nó chẳng lẽ gả cho mấy lão già góa hay chờ bọn trẻ con lớn lên? Thời xuân con gái có thì nên dì đành phải theo thời... Còn giờ mọi sự đã khác... Cháu đã có con. Lẽ ra cháu có thể lấy lý do ấy mà từ chối...
Miên ngẩng phắt lên, nhìn trừng trừng vào bà lão:
- Trời đất, sao lúc ấy dì không rót vào tai cháu những lời lẽ này... Chính dì khôn ngoan hơn, tỉnh táo hơn cháu. Cháu đang rối như canh hẹ... Và cháu sợ...
Dì Huyên gật đầu:
- Phải, dì biết cháu sợ, chính dì cũng sợ. Và cậu Hoan cũng sợ như cháu, như dì. Chúng ta sợ thiên hạ nhiếc móc là những kẻ tham vàng phụ ngãi. Còn Hoan sợ mang tiếng là kẻ làm trai mà ở hậu phương tọa hưởng an bình lại tranh cướp hạnh phúc với người chiến đấu vì dân vì nước... Chẳng qua mọi sự cũng từ chữ Sợ mà ra...
- Dì biết rõ mọi chuyện sao giờ mới nói?
- Không... không... lúc đó không nghĩ nổi. Khi cháu quay về với Bôn, dì mới ngẫm... Ngày nọ qua ngày kia... Nào có ai khôn ngay được. Chẳng cứ trẻ thơ mà đến già hai thứ tóc cũng vậy... Các cụ ngày xưa dạy đúng thật: Con đã mọc răng, nói năng gì nữa?
Bà im lặng. Miên đăm đăm nhìn ra vườn từ lúc bà ngưng tiếng. Vẻ mặt của chị có gì đó khiến bà ngờ vực. Nó vừa ngây dại vừa xa vắng lại vừa sắt đá. Chưa bao giờ bà nhìn thấy gương mặt xinh đẹp và quá đỗi quen thuộc với bà lạ lùng như thế. Bà không dám nói gì thêm, lặng lẽ rình mò, lặng lẽ chờ đợi... Chờ đợi gì, bà không biết... Nhưng rõ ràng là sự đợi chờ câm nín khắc khoải. Hồi sau, Miên vụt đứng lên:
- Cháu phải đi.
- Ði đâu?
- Về nhà.
- Nhà nào?
- Nhà của cháu.
Miên đáp, và sau đó nhấn thêm:
- Nhà của vợ chồng cháu.
Bà nhìn đôi mắt Miên bắt đầu hiểu:
- Cháu?
- Sáng nay cháu lên nương gặp ông Lư, ông ấy mời cháu lại nhà bàn việc.
- Cháu phải kín đáo kẻo xóm làng dị nghị...
- Cháu chả cần... Cứ cho thiên hạ thỏa thuê dòm ngó...
Miên đáp cụt lủn, chị lấy nón, cúi xuống hôn đứa bé đang ngủ trên võng rồi vùn vụt đi ra cổng. Dì Huyên nhìn theo, khi bóng áo đen khuất hẳn bà bỗng buông tiếng thở dài, nhưng rồi bà đẩy võng mạnh tay hơn và cất giọng hát ru...
Trong lúc đó, Miên mải miết đi trên con đường mà từ ngày về sống với Bôn chị kiêng tránh. Con đường quen thuộc đến từng bờ dậu, từng gốc cây, từng ngả rẽ. Con đường cầy những vệt hằn nhức nhối trong tâm trí mỗi lần chị bước chân lên cái ngõ lầy lội trước nhà Bôn. Chị đã rời xa nó trọn một mùa Hè và sắp trọn cả mùa Thu. Sự xa cách khiến lối trở về nao nức. Rặng rào hai bên xanh ngắt.
Những búi cỏ leo dưới chân rào theo gió ngả nghiêng. Trời như trong hơn, màu lơ như thắm lại và mây trôi bồng bềnh hơn... Tất cả, như con tim chị rộn ràng. Hoan không ở đây, Miên biết rõ.
Chính ông Lư vừa bảo chị sáng nay rằng anh vào Nha Trang cất hàng, nhưng tim chị vẫn đập rộn ràng như chỉ lát nữa, phía sau cánh cổng, gương mặt rạng rỡ của anh sẽ hiện ra nhờ một phép màu...
- A, cô Miên... Lâu ngày quá...
- Chào cụ.
- Cô đi chơi, hay về thăm dinh cơ cũ?
- Chào cụ...
- Cô vẫn khỏe chớ?
- Dạ, chào cụ...
- Lát nữa rẽ vào tôi chơi nhé?
- Dạ, cháu chào cụ ạ...
Chị trả lời như cái máy và chẳng biết mình đã nói những gì. Ông già hàng xóm dừng lại, ném theo chị cái nhìn ngạc nhiên và xét đoán nhưng chị chẳng hay biết. Vài phút sau, chị tới cổng, Miên đưa mắt nhìn từ bức tường bao, hai cây trụ cho tới núm kéo chuông bằng đồng... Những thứ vô tri vô giác ấy là những người thân thiết đã lâu ngày xa cách. Miên đưa tay kéo chuông, lắng nghe chuỗi âm thanh ròn rã vang reo rồi dần dần tan lắng. Trước kia, chị chưa hề để ý đến tiếng chuông. Sau thời gian sống nơi xóm nghèo hiu quạnh chị nghe tiếng chuông náo động như gọi một hội hè quên lãng quay về:
- Chào bà... Mời bà vào nhà.
Ông Lư là người làm công thời cũ. Ông giữ nguyên cách xưng hô lẫn sự lễ độ xưa. Miên chưa quen với cách thức ấy, chị lúng búng đáp:
- Dạ, chào bác...
Ông già đứng sang một bên chờ Miên bước vào, đoạn khóa cổng một cách cẩn trọng rồi đi theo chị:
Không có Hoan... Tại sao anh không có ở đây?
Miên thầm trách anh dù biết điều đó là vô lý. Chị đưa mắt nhìn tòa nhà cũ đã thành ngôi miếu sang trọng với một ông từ ngày ngày quét dọn, lau chùi. Chủ nhân của chúng đã bỏ đi: Hoan xuống phố, chị về với Bôn và cu Hạnh sang nhà dì Huyên. Ngôi nhà ấm áp xưa giờ mênh mông. Lá rụng. Những bẹ cau khẽ tách trên thân cau.
Tiếng đồng hồ gõ nhịp. Chiếc đồng hồ là vật to mồm nhất trong khoảng không vắng lặng này.
- Bác quét dọn sạch lắm.
- Thưa bà, ông bảo bà ưa sạch sẽ. Ông dặn tôi ngày nào cũng phải quét nhà quét sân và lau chùi các vật gia dụng trong bếp. Mời bà vào...
Ông già nói đoạn xăng xái đưa chị vào bếp. Ðây là thế giới đích thực của chị. Dãy xoong chảo bóng nhoáng treo thành hàng kia giống như mặt những chiếc đồng hồ câm lặng của kỉ niệm, ghi khắc trong chúng những buổi sáng tràn đầy hương cam, hương bưởi, tiếng chim líu lo, tiếng đứa con trai ngọng nghịu, mùi trà ướp hoa nhài hoặc mùi cà phê vườn nhà pha phin đặc sánh, mùi xông hông mùi cơm rang trứng; những buổi chiều ngào ngạt mùi trái cây chín rụng trong vườn, mùi hoa cuống cuồng sau một ngày nắng nỏ và mùi các món xào nấu cho bữa cơm chiều... Miên ngơ ngẩn nhìn từng đồ vật, quẹt ngón tay lên đáy xoong hoặc rờ cán những chiếc muôi lớn bằng sứ Tàu, bồi hồi nhớ rằng những món đồ dễ vỡ này anh đã mua cho chị ở chợ Bến Thành rồi xếp vào hòm gỗ nhồi rơm nhờ người chạy xe đường dài chuyển lên tận đây. Chị mở tủ bát đĩa ngắm nghía những chồng bát sứ Nhật và Giang Tây. Còn chiếc thẩu nấu lẩu kia lần nào đó anh đã tha từ Ðà Nẵng về sau khi học được cách nấu lẩu bằng thịt thú rừng của người bạn. Chị ngồi xuống, nhìn chiếc bàn ăn hình bầu dục, đủ một lần cho hai mươi bốn thực khách. Mặt bàn bóng như gương, hai dãy ghế xếp ngay ngắn, sạch lau li, thứ sạch sẽ vắng hơi ấm con người... Tội nghiệp cho Hoan, anh đã mất bao công sức để dựng xây một cách oan uổng:
- Bà dùng trà hay một tách cà phê nóng để tôi pha?
- Dạ, thôi... Bác để mặc tôi.
- Nhà lúc nào cũng có bánh ngọt, tôi xin pha ấm trà bà dùng thử...
Ông Lư đặt ấm lên bếp, nhóm lửa rất nhanh và gần như tức khắc chị nhìn thấy ngọn lửa nhảy nhót dưới chiếc ấm đồng nhỏ vẫn dùng đun nước pha trà ngày trước:
- Bác làm thế nào giữ ấm được sạch bong như thế?
- Thưa bà rất dễ. Hòa nước xà-phòng bôi dưới trôn ấm trước khi nấu. Dùng xong chỉ cần lấy miếng giẻ ướt chấm xà-phòng bột chùi vài lượt là lại sáng như chưa từng đụng lửa... Cách này ông chú tôi làm nghề nấu bếp truyền cho.
Ông chế nước pha trà. Ðã lâu lắm Miên mới ngửi lại mùi trà nhài. Ở nhà Bôn quanh năm uống nước lá vằng cắt trên rú. Cái ấm đất to tướng nấu một lần buổi sáng và suốt ngày cả Tá lẫn lũ con đều ghé miệng tu. Miên sắm riêng một phích nước cho mình, ngày nọ qua ngày kia chị chỉ uống nước trắng lâu dần quên cả vị trà. Ông Lư bóc phong bánh đậu:
- Mời bà dùng.
- Cảm ơn bác.
Sự tận tình của người quản gia khiến Miên cảm động nhưng không ngạc nhiên. Ðó là một mảnh thiên đường anh tạo dựng. Thiên đường ấy khởi từ lúc họ nhìn vào mắt nhau trên mảnh đồi đang rảy cỏ, dưới thứ ánh nắng gay gắt như chó cắn mùa gió Lào...
Thiên đường ấy đã bị bỏ lại hoang vu hiu quạnh khi chị ra đi, với bị Thạch trinh hương và mấy bộ quần áo tu sĩ, theo hút con đường mù sương chẳng biết dẫn tới nơi nào...
- Mời bà... Bánh mới lắm. Tuần nào ông cũng đem bánh mới lên cho mọi người.
- Tôi biết...
Hàng tuần, nếu không vướng những chuyến cất hàng xa, Hoan trở lại Xóm Núi vào Chủ Nhật. Ngày ấy, chị không tới nhà dì Huyên để tránh chạm mặt anh. Sớm Thứ Hai, chị thấy ngăn tủ đầy bánh trái cu Hạnh thêm một món đồ chơi hoặc bộ quần áo mới, đôi khi những bông hồng Ðà Lạt cắm trong bình, đôi khi món quà riêng dành cho chị... ấy là dấu vết anh gửi lại. Tất thảy đều ẩn giấu gương mặt anh, hình dáng anh khiến không gian trong ngôi nhà dì Huyên biến thành tấm bảng vô hình trên đó dòng chữ viết tên anh không thể nào tẩy xóa:
- Thưa bà, ông giao cho tôi chùm khóa của bà. Tôi không dám đường đột lại đằng nhà, sợ người ngoài dị nghị. Chờ mãi hôm nay mới có dịp mời bà về đây. Xin bà cầm giúp cho...
Dứt lời, ông móc chùm khóa trong túi áo, đặt trước mặt chị. Miên nhận ra chùm khóa có cài con dao nhíp và chuôi mở nút bia, ấy là chùm khóa của anh. Còn chùm khóa của chính chị người quản gia đang giữ.
- Thưa bà, ông dặn tôi không được để bà phải lao lực làm vườn cuốc nương. Nếu bà có ý định làm nương mới cho ông Bôn tôi sẽ mướn người tới xới đất và cào luống. Còn lại, tất thảy những vườn nương cũ vẫn là của bà, bà có toàn quyền sử dụng. Miên im lặng. Chị không biết nói gì. Không buồn và không vui. Ðờ đẫn. Tiếng người quản gia lại tiếp tục vang lên, rành rọt:
- Thưa bà, tôi có phận sự đưa bà coi lại sổ sách thu chi. Xin bà chờ cho một lát.
Ông đi lên nhà trên. Lát sau, ông quay lại với mấy cuốn vở học sinh loại dầy, đặt trước mặt chị. Miên đưa mắt liếc những cuốn sổ không nói năng gì rồi bỗng dưng như kẻ bị thôi miên chị cầm chùm khóa đi lên nhà trên, tới trước căn buồng của chị, từ từ mở khóa, cử chỉ chậm chạp như bà già. Cánh cửa mở ra. Căn buồng hoàn toàn như xưa. Mọi đồ vật nguyên vẹn. Cửa sổ mở toang trông ra vườn.
Hoa thạch thảo chi chít trong bình đặt trên chiếc kỷ đối diện với chiếc kỷ đặt ngọn đèn đêm. Tấm gương lớn lẫn các mặt kính bóng loáng không hạt bụi. Chiếc hộp sơn mài đựng mớ trâm cài lẫn những chiếc cặp tóc vẫn đặt trên mặt tủ ba buồng. Giường sạch tinh tươm. Ðôi gối trắng xếp cùng chiếc gối nhỏ hình bán nguyệt của cu Hạnh. Tất cả như chờ đợi, như đợi chờ. Miên mở tủ. Ngay dưới tầm mắt chị một xấp bạc để dưới lá thư:
Miên của anh,
Anh biết sẽ có lúc em cần đến thứ này... Nó chẳng là gì hết với em với anh với những ngày chúng ta sống. Em không được hủy hoại sức khỏe, không được tự hành hạ mình một cách vô lý. (Như thế cũng có nghĩa là ngu ngốc. Anh nói đúng sự thật, xin đừng giận). Nếu em không còn là vợ anh, em vẫn là mẹ cu Hạnh anh có thể coi em như đứa em gái nhỏ. Anh không có quyền để em khổ sở. Bao giờ, anh cũng ở bên em.
Như thế, cũng có nghĩa là ngu dốt... Dường như Hoan có lý. Dường như trong suy nghĩ và trong hành động của ta có gì đó như là ngu dốt?
Chị nhìn lần nữa chữ ký của anh bên dưới. Rồi chị ngồi xuống giường, vừa thấy như đây là chốn của mình, hang ổ của mình, vừa sợ hãi như lạc vào rừng lạ. Có lẽ chị không còn quyền ngồi ở đây, trong gian phòng yên tĩnh và thanh sạch này, bởi chị đã tự ý bỏ anh mà đi, chị đã chung chăn gối với một người đàn ông khác, thân thể chị đã nhiễm mùi mồ hôi cùng hơi thở hôi hám của người đó, đã liễm những nụ hôn đầm đìa nhục cảm, đã in dấu ái ân liên miên mà bao nhiêu nồi nước Thạch trinh hương cũng không tẩy rửa hết...
Vì sao, vì sao, vì sao?
Những lời lẽ đầy ám thị đầy ẩn ý của ông chủ tịch Hiển, tấm cáo thị in bằng thứ chữ xít xao cứng ngắc như những móc sắt ngoặc vào nhau hiển hiện trên tấm lưng áo kẻ cầm quyền vào lúc ông ta quay lưng bước đi hay trùng điệp những bóng ma vẫy gọi, hù dọa, mê ám? Ðã trọn mùa hè và sắp qua cả mùa thu sống dưới mái nhà Bôn chị tìm câu trả lời. Khi là nóc đình màn nơi đọng những mủn lá tranh và lũ thằn lằn ngày tìm muỗi đớp. Khi là những ngọn soan khúc khuỷu đầy muội ám thường đong đưa trong gió lúc chiều tà.
Khi là chân trời buồn thiu ngày tắt nắng, nơi nếp đen rừng rậm và dãy núi in lên những nét lượn sầu muộn đơn côi... Chị đã tìm đã đợi đã mong một gương mặt dù thần dù quỷ bất chợt xuất hiện ở những không gian đó, cho chị một lời giải đáp...
Nhưng quỷ lẫn thần đều đã bỏ đi, đều rời khỏi mảnh đất sơn dã này. Chẳng ai trả lời chị. Ðêm đêm, trước và sau những cuộc làm tình bất cập của Bôn, chị lại tìm kiếm lời giải đáp ngay trong mình. Bất khả. Lần nào đó, khi đã chung sống với anh trên dưới một tuần trăng, chị không còn đủ sức chịu đựng những nụ hôn đắm đuối và hôi hám của anh, đã đẩy anh ra nhoài khỏi giường nôn thốc nôn tháo. Từ đó, Bôn không còn dám hôn chị. Anh chỉ dám úp mặt xuống phần dưới cơ thể chị trút vào đó tất cả mối tình cuồng nhiệt và khổ sở của anh. Cùng một lúc, chị xót thương và kinh tởm...
Không hiểu vì sao ông trời đày đọa cả chị lẫn người đàn ông kia vào cảnh oan trái này? Ngày đầu tiên chung sống, khi anh đưa cho chị bánh xà-phòng vỏ bọc rách nát vàng ố, chị đã đọc thấy sự thật trong đôi mắt anh. Ðôi mắt ấy không chỉ là mắt kẻ đang yêu, đó còn là cặp mắt van lơn của con chó với chủ nhà, của kẻ sắp rơi xuống vực sâu cố bám lấy mỏm đá cuối cùng chênh vênh giữa sự sống và cái chết. Chị biết Bôn yêu chị cuồng si. Tình yêu trong ngõ cụt. Và chị gắng triệu hồi tuổi trẻ như người ta gọi hồn ma. Con suối róc rách, đá trơn nhầy. Rặng phượng đỏ dọc đường hò hẹn. Những đồi dứa thơm quay quắt và nụ hôn đầu không ở trên môi mà dưới mang tai ba bốn ngày không tan vết máu bầm... Nhưng con suối róc rách kia mỗi ngày mỗi cạn. Dãy phượng đỏ nhạt phai dần cánh hoa rụng khô tóp dưới gốc cây gió xáo trộn cùng lá úa và bụi cát... Những cảnh tượng cùng kỷ niệm của mối tình đầu như tảng nước đá tan chảy dưới mặt trời của thời gian, như hồn ma hiện về mả lửng lơ trong vài canh giờ rồi tan biến khi lũ gà cất tiếng.
- Miên... Miên... Tôi yêu Miên...
Cái điệp khúc Bôn đã nhắc ngàn lần, càng nhắc càng mòn mỏi rơi rụng hao gầy như ngọn nến thắp qua mỗi giây mỗi tàn lụi. Chị đã đưa tiền cho Bôn chữa bệnh, mua các thức ăn bổ dưỡng, sắm cho anh một lúc ba bộ quần áo lẫn chiếc áo lót lông Ðức, thứ áo rét tột cùng mơ ước của đám dân sơn dã... Chị làm tất thảy điều đó khi trong thâm tâm chị hiểu rằng chị bù trả tình yêu khốn khổ của anh bằng những đồng tiền.
Chị biết chị không thể vãn hồi tình yêu. Ngay tình thương cũng mỗi lúc mỗi cạn. Ðêm đêm, chị nhìn anh tận tâm tận lực cấy vào cơ thể chị một hạt mầm giống như chị quan sát một kẻ trèo cây lấy mật ong hoặc một đứa trẻ chơi bi ăn tiền, đôi khi dửng dưng đôi khi thương hại đôi khi ghê tởm... Vào lúc anh đã dốc cạn sinh lực sóng sượt như một thây ma chị vùng dậy nấu nồi nước tắm. Mùi thạch trinh hương khiến tâm hồn chị bình tĩnh lại. Chị cầu mong thứ nước lá của kẻ tu hành giúp chị gột rửa hết dấu vết của người đàn ông chị không còn yêu thương nữa. Lẽ ra, anh chẳng nên quay về. Bởi khi còn là hồn ma ngự trị trên bàn thờ, anh cao giá. Mỗi năm, ngày giỗ anh chị làm năm bảy mâm thịnh soạn mời mọi người tới hương khói. Tấm ảnh anh thời học sinh đặt sau đĩa ngũ quả giống một tiểu thiên thần xứng tôn kính. Người ta nhắc đến anh như nhắc tới một vong hồn trong trắng như nhắc tới một thời xa vắng thời mọi người đã đi qua cuộc chiến tranh cam khổ như đoàn thiên thần cất cánh bay qua bầu trời giông bão, qua sấm chớp và mưa đá, qua gào hú của hổ báo, sói lang, lửa núi, cơn hồng thủy và các nạn dịch trầm kha... Bởi anh là cái cớ để mọi người tụ họp, khơi lại giấc mơ hào hùng, hé cánh cửa căn buồng đầy sấm sét bão giông quá khứ nhìn ngắm nhấm nháp những giọt vinh quang tô điểm cho cuộc đời tẻ nhạt thường ngày...
Thời ấy, chị đã tưởng nhớ đến anh như một hình bóng xa xôi, một giấc mơ yên lành, trong giấc mơ đó dòng suối róc rách chảy như sợi chỉ bạc, con đường phượng vĩ tưng bừng như khóe môi tươi... Tất cả, là thế giới mơ. Tựa phong cảnh hiện lên giữa cái khung sân khấu rạp hát thành phố...
Nhưng anh quay về. Tiểu thiên thần mộng mơ bỗng biến thành gã đàn ông bằng xương bằng thịt, cặp mày chữ nhất, đôi mắt sầu u, hai má hóp sạm đen vì chứng sốt rét kinh niên, cặp môi thâm và hơi thở bốc mùi địa ngục. Cái hồn ma xa vời kia bỗng thành kẻ háo hức tình dục đêm đêm dày vò trên bụng chị, lắp bắp không biết chán những lời ân ái, thở hồng hộc như phu đào huyệt và mỗi cuộc làm tình của anh giống một lần phu đào huyệt để an táng một thây ma và cuộc đào huyệt mãi không thành...
... Vì sao, vì sao, vì sao?
Ðêm đêm chị tắm nước thạch trinh hương, kỳ cọ kỹ lưỡng từng ly tấc da thịt tưởng chừng những nụ hôn ám mùi tử khí của anh có thể tẩm liễm khiến chúng đổi màu. Quả tình, người ta chẳng thể cố yêu. Tình yêu chẳng giống một gánh nặng, một bát thuốc đắng hay một món ăn thiu thối... Giá như thế, chị sẽ cố nhấc gánh nặng đó một lần, cố uống bát thuốc đắng hoặc ăn thức ăn thiu thối kia cho dù sau đó có thể mắc chứng đường ruột mãn kiếp...
Tình yêu là tình yêu và chị không thể làm gì với nó. Cuộc sống chung của chị với Bôn càng ngày càng tuột khỏi đời sống như mảnh ván bị sóng đánh mỗi lúc mỗi xa bờ...
Nắng đã gần như trắng hẳn ngoài song cửa sổ. Miên chợt nhớ sắp tới giờ nấu cơm chiều. Chị mới có nồi thịt bò kho gừng ở nhà, lát nữa phải rẽ qua vườn nhà người quen mua mớ cải. Ðám cải chị gieo chưa kịp mọc đã bị lũ con Tá nhổ sạch từng cái rễ. Miên khóa tủ đoạn bỏ chùm khóa vào ngăn kéo. Chị quay xuống bếp. Người quản gia vẫn ngồi đợi:
- Thưa bà, bà có cần gì nữa không?
- Cảm ơn bác. Tôi đã bỏ chùm khóa vào ngăn kéo tủ.
- Thưa bà, ông muốn bà giữ nó.
- Không. Ðã có bác ở đây. Khi cần tôi sẽ tới.
- Thưa bà, bà có ý định làm nương mới cho ông Bôn?
-....
- Nếu bà quyết, tôi sẽ thực thi mọi công việc.
- Tôi chưa định gì cả...
Miên đáp và định ra về. Ðúng lúc ấy có tiếng chuông. Ông Lư nói:
- Thưa bà, xin bà hãy chờ cho vài phút.
Ông ra mở cổng. Chị ngồi xuống ghế, uống trà. Trà đã nguội. Ngoài ngõ, tiếng gọi của đứa con trai vang lên:
- Mẹ... Mẹ ơi...
Chị nghe tiếng chân nó chạy. Và giây lát, nó ùa vào bếp như cơn lốc:
- Mẹ ơi... Mẹ... về nhà mình rồi chứ?
- Ờ...
Miên bế con, ghì siết vào lòng, ngửi mùi tóc mùi thịt da thân thiết và ngay tức khắc không gian quanh chị tỏa rạng ánh sáng thời cũ, ngào ngạt hương thơm thời cũ, đầy ắp âm thanh thời cũ...
- Mẹ ơi i i, Mẹ ơi i i...
Cu Hạnh hét lên. Hẳn nó đã chờ đợi giây phút này từ lâu mà không biết cách nói ra, dường như nỗi mong chờ tiềm ẩn trong trái tim non nớt của nó giờ mới bật thành lời:
- Mẹ ơi, mẹ về đây với con.
- Ờ...
- Mẹ ơi, đừng đi nữa...
- Ờ...
- Mẹ ơi, ôm con chặt vào...
Trước khi chị ôm chặt con, thằng bé đã chủ động ôm lấy mẹ trước và rồi nó hôn chi chít lên trán, lên chóp mũi, lên hai má, lên môi chị. Không phải cái hôn thường lệ mà là cuộc tấn công. Hôn mẹ xong, thằng bé nhảy xuống, nắm tay chị:
- Mẹ ơi, con dắt mẹ ra vườn...
Dì Huyên lẫn người quản gia cùng trố mắt nhìn đứa trẻ. Miên sững sờ. Chị đi theo nó như kẻ bị thôi miên. Ðứa con trai chị vốn ngoan ngoãn nhưng tồ tệch. Sinh ra trong cảnh êm ấm, được cưng chiều, nó có thói quen thụ động. Ðây là lần đầu, nó chủ ý dắt mẹ đi chơi.
- Mẹ ơi, bao giờ lớn con sẽ bẫy cho mẹ con sáo mỏ vàng... Con cũng bảo bố mua cho hai mẹ con mình con vẹt biết nói như vẹt nhà ông Khương. Mình sẽ cho nó vào cái lồng thật đẹp, treo ngay trước cửa. Buổi sáng, con sẽ cho nó ăn kê và uống nước. Thằng cu Hõn nhà ông Khương dạy con cách cho vẹt ăn rồi...
Thằng bé nói lưu loát, không chút vấp váp, ngập ngừng. Ðoạn nó đứng lại, nhìn vào mắt chị:
- Mẹ. Mẹ cười lên... Sao lâu quá con không thấy mẹ cười?
Cặp mắt trong trẻo của nó dán vào mắt chị chăm chú, nghiêm trang, chờ đợi. Miên chợt hiểu rằng đứa con trai bé bỏng của chị đã trưởng thành vượt bực trong quãng thời gian qua. Rằng tất cả những câu trả lời vòng vèo, mập mờ của dì Huyên lẫn của Hoan đều không đánh lừa được nó, rằng nó đã học cách im lặng cả một mùa Hè lẫn mùa Thu, đã nung chín nỗi mong thầm trong trái tim bé bỏng, đã thành một ông lão năm tuổi dưới vẻ non nớt của chúa Hài đồng.
Chị muốn ứa nước mắt nhưng không dám, đành đánh trống lảng:
- Ðừng ra vườn... Mẹ con mình vào buồng chơi nhé?
Thằng bé gật đầu tức khắc:
- Vào đi...
Hai người leo lên bậc tam cấp, nhưng khi họ bước vào nhà chính, nó đưa tay ra trước, dắt Miên vào buồng:
- Vào đây mẹ...
Nói đoạn nó tụt dép leo tót lên giường, kéo chị ngã kềnh theo. Hai mẹ con đã ở một tư thế tuyệt vời để nằm ôm nhau.
- Ôm con chặt vào... Chặt như là bố...
Cu Hạnh nói. Miên luồn cánh tay cho nó gối đầu và hỏi:
- Ðược chưa con?
- Gần được rồi mẹ ạ...
- Còn gì nữa?
- Tay kia mẹ xoa lưng con... Không xoa thế mà phải xoa từ mông lên... Bố vẫn làm như thế...
- Bây giờ bố ôm con giỏi hơn mẹ phải không?
Miên hỏi và không khỏi có chút thầm ghen tị với Hoan, thầm tủi phận. Cu Hạnh chưa kịp đáp, chị gặng hỏi thêm:
- Bố ôm con giỏi lắm phải không?
- Ðúng. Chủ nhật nào về bố cũng đưa con đến đây. Bố bên ngoài con nằm ở trong.
- Rồi sao nữa?
- Bố xoa lưng con, gãi đầu cho con và bảo: Ít hôm nữa làm xong mấy nương tiêu mẹ sẽ quay về. Mẹ sẽ ôm con, sẽ hát ru, sẽ làm bánh như hồi xưa...
Tới đó, dường như hồi ức về món ăn quen khiến thằng bé ngồi nhỏm dậy:
- Mẹ ơi... Mẹ làm cả bánh rán nhân mặn cả bánh rán nhân ngọt chứ?
- Ờ... cả hai thứ...
Miên đáp theo đà đưa đẩy của câu chuyện. Nhưng khi nói xong một ý nghĩ bùng lên:... Tại sao không? Tại sao không? Ta sẽ về đây, làm bánh cho con trai ta ăn, tắm giặt cho nó trong gian phòng tắm kia, sẽ cùng nó ra vườn trẩy cam và bẫy sáo... Ý nghĩ ấy bùng lên như đám lửa. Nó cháy rừng rực trong óc não chị. Chị nhìn thấy qua ngọn lửa đó tất cả những gương mặt trong làng ngoài xóm, những hồn ma điệp trùng, cả ông chủ tịch xã lẫn tấm cáo thị... Một nỗi uất hận trào lên khiến chị muốn gào thét, muốn chửi rủa nhưng chị kịp ghìm giữ. Lướt qua một mùa Hè và mùa Thu đầy đọa, ngày ngày tù hãm trong gian buồng tối tăm khâu vá mãi những thứ chẳng cần khâu vá, nhìn mảnh trời trên gian bếp tiêu điều lững lờ chuyển sắc, thi thoảng đuổi lũ gà bưới vườn một cách vô ích, nấu hai bữa cơm bằng cỏ khô lá mục khiến cặp mắt cay xè và đêm đêm làm tấm đệm thịt chịu đựng những cuộc làm tình tuyệt vọng của Bôn... Chị đã chấp nhận cuộc sống vô nghĩa ấy, bởi chị sợ hãi và vâng phục những hồn ma. Cuộc đời của một con người dương thế bỗng lênh đênh theo con thuyền của những bóng ma trên dòng sông vô định. Phải chăng, chị vốn là kẻ hèn nhát, và do đó chịu khuất phục một cách dễ dàng?
- Mẹ... Mẹ ơi...
Tiếng gọi thúc hối của đứa con kéo người mẹ trở về cõi thực như mặt trời tháng sáu vụt chiếu sáng cõi hôn mê mờ mịt. Khao khát nổi loạn giống như thứ men ủ từ lâu bột khởi nở tung khiến Miên choáng váng và phấn khích. Chị nói rất to:
- Ðược rồi. Mai mẹ sẽ làm cả bánh mặn và bánh ngọt cho con. Nhất định mẹ sẽ làm cho con. Ngay ngày mai.
Rồi chị bế bổng con trai lên, bước ra phòng ngoài. Ông già Lư và dì Huyên vẫn đang uống nước trà. Miên bảo:
- Bác ngâm cho tôi cân gạo nếp. Mai xay làm bánh rán.
- Thưa bà, tôi nhớ rồi...
Dì Huyên đưa mắt nhìn Miên nhưng không dám hỏi gì. Bà quay sang cu Hạnh:
- Cháu vòi gì mẹ thế?
Miên gạt đi:
- Không, chính cháu muốn vậy. Tối nay dì tìm cho cháu gói nấm hương và giã sẵn cho cháu ít hạt tiêu. Sáng mai cháu qua chợ mua miếng thịt nạc.
Ðoạn, chị ôm con hôn lần nữa:
- Con ở đây với bà... Mẹ đi...
Miên ra ngõ. Cu Hạnh đứng nhìn nhưng không dám lẵng nhẵng chạy theo. Thói quen đó nó đã được rèn từ năm một tuổi. Miên ra tới cổng lại quay vào:
- Chút nữa quên. Bác Lư ngâm thêm cho tôi nửa cân đỗ xanh làm nhân ngọt. Còn thừa nấu nồi chè. Sáng mai tôi đến...
Chị nói, mắt long lanh. Dường như không phải sớm mai chị tới đây làm bánh mà sớm mai, chị bước vào một cõi khác.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!