Lá ngọc cành vàng - Chương 1: Hai thế giới (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 11:07:27 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
107 lượt xem
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 2: Danh, lợi, tình (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 3: Gia đình giáo dục (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Lá ngọc cành vàng - Lời nhà xuất bản (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Em lễ chùa này (Phạm Thiên Thư) (Văn học trong nước)
Nga một mình lững thững ra vườn chơi. Hai bên lối đi, đầu cỏ còn ướt đẫm, nặng trĩu những nước. Trên mạng nhện, hạt sương đọng, nổi lên trăm nghìn vẻ óng ánh như kim cương.
Cảnh vật buổi sáng mùa xuân bâng khuâng như mộng. Sương sa mù trời. Dãy núi đá cằn, mọi khi rắn rỏi ở màu áo xám, uốn lưng ở rìa cánh đồng, bây giờ uể oải như lờ mờ chưa tỉnh giấc trong màn, mà đầu thì lẩn kín vào chiếc khăn trắng.
Đứng dưới gốc đào, Nga thấy tâm hồn man mác. Làn gió hiu hiu thổi, làm tha thướt tà áo nhẹ nhàng. Mấy cánh hoa tơi tả, lăn tăn bay xuống đầu, xuống vai nàng, rồi xuống đất. Nhìn màu đào rải rác trên tấm thảm xanh, Nga nhớ lại xác pháo đỏ ngòm trong sân mấy hôm trước, nàng mỉm cười khoan khoái.
Nga ngắm rặng đào mãi không mỏi mắt. Hoa đua nhau nở to, rung rinh, như hớn hở cười với gió đông. Nàng cho rằng chỉ sáng nay, đầy trời trắng xóa sương mù, thì màu phớt của vườn đào mới tăng vẻ đẹp. Nhưng mà chính Nga, một thiếu nữ lộng lẫy mơn mởn, tha thướt trong rặng đào, mới càng làm cho cảnh thêm tươi đậm. Má ánh màu hoa, áo xen sắc lá, món tóc mây quấn rối, lả tả xuống trán, xuống tai, Nga phảng phất như Chúa Xuân hiện hình vậy.
Ngắm nghía một cành hoa đẹp nhất, Nga cố kiễng chân, giơ tay để với, định bẻ, đem về cắm vào lọ trong buồng, nhưng cao quá, không sao lấy được. Nàng thất vọng. Nhưng nàng tưởng tượng, so sánh cái địa vị cao quý của mình với cụm hoa đào nọ, nàng lấy làm hãnh diện.
Nga, con ông phủ họ Lê. Họ Lê này là dòng dõi thế phiệt. Cha Nga vừa đổi đến đây dạo tháng mười năm ngoái. Nga học trường Sư phạm, nên nhân dịp nghỉ Tết, mới về Phủ với cha lần này là lần đầu.
Nga quen ở đất thị thành đông đúc vui vẻ. Bây giờ về nơi nhà quê tịch mịch, nàng thấy buồn quá. Cả ngày, trừ với cha mẹ, nàng chẳng nói chuyện được với ai. Thỉnh thoảng có cô Thừa, cô Lục vào chơi, nhưng họ đều là hạng nhiều tuổi, và họ tự coi như bậc dưới, nên câu chuyện chỉ toàn giọng giao thiệp đón đưa.
Cho nên, suốt từ hôm về, tới nay là mồng năm Tết, nàng chưa hề bước chân ra khỏi cổng. Từ sáng đến tối, nàng chỉ loanh quanh dưới gối mẹ cha, rồi khi quyển sách, khi tờ báo, khi xem xét công việc cửa nhà, Nga chưa phải giải trí bằng cách khác. Vả ở đây, còn có cách gì giải trí cho hợp tính tình nàng. Bởi vậy, nàng tự thấy nàng cao quá, cả hình thức lẫn tinh thần.
Nhưng từ sớm, cha mẹ Nga đi vắng, nên nàng buồn, mới dạo khắp đó đây trong dinh cho tiêu khiển.
Ở vườn đào, Nga trèo lên bờ thành, dẻo bước đi mãi cho tới mé gần cổng chòi, sau trại lệ. Nga vơ vẩn đứng nhìn ra phố, mà mắt chẳng để vào một cái gì.
Mấy dãy nhà lá, tối tăm, ẩm thấp, sắp hàng xộc xệch, trông rõ ra cách cẩu thả, quê mùa, lặng lẽ trên mái rơm, những tia khói đùn lên, ẻo lả uốn quanh co rồi biến mất.
Bỗng một cảnh hoạt động đập vào mắt Nga. Ngay dưới chân thành, trong sân cái nhà có cây bàng trước cửa, có một người ở trong bước ra. Nga lánh sau lần hàng rào xương rồng chú ý nhìn xuống.
Nga trông thấy rõ một người con trai, bằng trạc tuổi nàng, nách cắp quyển vở dày, tay cầm khúc giò, nhồm nhoàm nhai, ngon lành lắm. Rồi con chó vện vẫy đuôi đến gần. Người thiếu niên nhăn mặt, co dúm chân tay, pha trò với nó.
Nga bật buồn cười, càng mải nhìn tấn kịch ngộ nghĩnh. Rồi người thiếu niên đặt vở xuống đất, dậm dọa con chó, rồi sừng sộ, nói tiếng Tây với nó, đến nỗi nó kêu rầm, quắp đuôi chạy mất. Một nhịp cười vang, hai mối tách ra, làm hé hai hàm răng trắng nuột. Nga vui vẻ chăm chắp ngắm người thiếu niên. Nàng lấy làm lạ, không ngờ nhà ấy lại có con người như thế ấy. Nhà ấy rất tiều tụy. Mái lợp rơm lâu ngày, đã dẹp bết dính với nhau, mà nước mưa làm lún nhiều chỗ như lòng máng. Vách thì không dính với cột nhà đã xiêu. Trong sân chật hẹp, có bày vài cóng nước, thừa một chỗ con để phơi, rồi đến bếp, dựa vào thành, cũng lụp xụp, yếu ớt.
Nhưng người ấy lại khác hẳn. Tóc rẽ bên chải mượt. Dưới cái trán vuông rộng, hai con mắt có vẻ tinh nhanh. Toàn thể, trông ra một người học trò cẩn thận, thông minh, vui vẻ.
Nga đương luẩn quẩn nghĩ ngợi, thì một luồng gió thổi lật tung bìa quyển vở ở sân, rồi phần phật giở mấy tờ giấy. Nga thoáng trông thấy các hình vẽ, biết ngay là những bài hóa học ở chương trình lớp năm thứ tư. Nàng nghĩ thầm:
"Anh chàng này cũng một tâm lý như mình, nên mới đùa với chó. Ở Hà Nội quen, về nhà mới chán làm sao!"
Rồi từ đó, Nga không thể rời mắt được con người lạ lùng ấy nữa. Nàng cứ lẳng lặng nấp chỗ kín để dòm sang.
Bỗng con Sen đứng dưới chân thành, gọi:
- Mời cô về xơi cơm.
Nga như chợt tỉnh cơn mơ màng, quay nhìn xuống mỉm cười:
- Sao mày biết tao ở đây?
- Con phải tìm cô mãi đấy ạ.
Nga đưa cổ tay lên xem chiếc đồng hồ vàng, rồi giật mình, nói:
- Ồ, thế mà đã mười một giờ rồi nhỉ. Vú em cho cậu xơi cơm chưa?
- Đã ạ, có lẽ bây giờ cậu sắp đi ngủ rồi còn gì.
Nga ở trên mặt thành, dang hai tay, chạy sầm xuống, ôm chầm vào con Sen cho khỏi ngã, rồi cười sằng sặc. Nga cũng muốn đùa, đùa vui vẻ như người thiếu niên ở trong túp nhà tranh tiều tụy nọ.
- Ở đây buồn lắm, Sen ạ.
- Chốc nữa xơi cơm xong, mời cô đi xem pnố.
- Phố đây có gì mà xem?
- Có đến ba bốn hiệu Khách ấy, to đáo để.
Nga bĩu môi. Sen cười:
- Ở nhà quê, chỗ nào có nhiều hiệu Khách là vui.
- Vui cho mày, chứ không vui cho tao.
Rồi nhân muốn dò la, Nga hoi:
- Mày... Mày có thuộc hết các nhà ở ngoài phố không?
- Con chỉ thuộc những nhà ở quanh cổng Phủ này thôi.
- Những nhà nào?
Sen trỏ tay, kể:
- Đây là hiệu chú Khách Thái An; bên cạnh là nhà Toe bán giò. Rồi đến nhà bác đồ Sơn bán xôi chè. Rồi đến cả Lọi bán thịt chó. Cái nhà này là nhà thầy Ký rượu, rồi đến hàng cơm bác phó Bái...
Nga nhìn Sen, gật gù mỉm cười ra ý chế nhạo rồi ngắt lời:
- Thế cái nhà có cây bàng trước cửa kia là nhà ai?
Sen nhìn Nga, không biết nó vô tình hay hữu ý. Nhưng bỗng hai má Nga đỏ ừng, cuống quýt hỏi vờ vẫn:
- Cây bàng ấy có lắm quả không?
- Con không biết. Nhưng bác đồ Sơn như thế, thì ai lấy được quả với bác ấy.
- Bác ấy ở đâu?
- Nhà bác ấy đấy, cô ạ.
- Bác đồ gì?
- Bác đồ Sơn. Có bao nhiêu bàng chín là bác ấy giữ, để bán, chẳng lọt ra ngoài quả nào. Người ta bảo ngày xưa chồng bác ấy làm nho cho thầy thừa Lung đấy. Đâu quê ở Sơn Tây, nên gọi tên thế.
- À, ra cũng tỉnh nhà nhỉ? Ở làng nào?
- Con không biết.
- Bây giờ chồng bác ấy không làm nho nữa à?
- Chết từ đời nào rồi còn gì. Còn nhà bác gái bây giờ nợ như chúa chổm. Hôm ba mươi Tết, bác ấy trốn như chạch, đến tận khuya mới dám về. Thế mà người ta cũng biết. Rồi thành ra cãi nhau om sòm. Giá quan không thương hại thì đã bỏ tù rồi.
Nga khe khẽ thở dài:
- Bác ta bán gì?
- Bán xôi chè. Nhưng được mấy tí; vả lại què tay thì làm lụng ăn thua gì.
Nga sửng sốt cảm động, đứng dừng lại:
- Bác ta què, a mày? Thương hại nhỉ!
- Vâng, người ta bảo khi chồng bác ta chết, bác ta nghèo khổ lắm kia. Cứ phải làm thuê, làm mướn, đi đêm về hôm. Rồi một lần lính tráng trong phủ ra ghẹo ghiếc thế nào không rõ, muốn chừng bác ta không thuận tình, rồi họ thù đánh què.
Nga thở dài, thong thả vừa đi vừa hỏi:
- Tội nghiệp! Bao giờ thế?
- Đã lâu lắm. Mười mấy năm nay rồi. Giá bác ta chịu khó nhờ người con gái lấy được chồng khá, thì làm gì phải cặm cụi, vất vả thế. Con gái bác ta thỉnh thoảng cho tiền luôn, nhưng nhất định bác ta không lấy. Bác ấy bảo còn sức làm được, chưa phải nhờ con. Thế mà, hay đáo để, bác ấy đã dành dụm thế nào, mà cũng đã được cái vốn, mở được ngôi hàng xôi chè.
- Nhưng nợ thế kia mà?
- Vâng, cũng tại thằng con trai.
Nga giật mình hỏi dồn:
- Con trai làm sao?
- Không, thưa cô, nó có làm sao đâu. Thằng ấy là thằng Chi, đâu nó đang học trường Ký Bưởi trên Hà Nội thì phải. Thỉnh thoảng bác ta được đồng nào, lại dành dụm cho con mua sách hết cả. Cũng may cho bác được thằng con học giỏi.
- Thế lấy gì cho con ăn học?
- Người ta bảo thằng Chi được lương. Chứ cô tính ngữ ấy mà không được lương, thì có mà đi ăn mày!
Nga cau mặt, mắng:
- Người ta là học trò cũng như tao, mày đừng gọi là thằng, và đừng khinh bỉ thế.
Nói đến đó, Nga vừa lên tới thềm nhà. Vào buồng ăn, nàng thấy cơm đã dọn tinh tươm. Chiếc khăn trắng nuột trải phẳng phiu trên bàn. Bát bít, đùa ngà, bóng nhoáng. Các đĩa đồ ăn sạch tinh vi, ngùn ngụt khói bốc, ngon lành.
Nga ngồi chống tay xuống bàn, vơ vẩn nghĩ ngợi. Đưa mắt nhìn các đồ đạc trong nhà, nàng như vừa phải đi qua một thế giới cùng khổ, nay được đến cái thế giới bể bạc rừng vàng. Nhưng thấy được giàu sang sung sướng bao nhiêu, nàng lại thương hại cảnh ngộ bác đồ Sơn, ngậm ngùi số phận Chi bấy nhiêu.
Sen đặt bát cơm vào khay đưa Nga. Mùi gạo tám thơm ngào ngạt. Nga thở dài, cầm lấy, rồi hỏi:
- Cậu đâu?
- Vú em sắp cho cậu ngủ ạ.
Rồi những câu hát ru văng vẳng ở bên buồng kia đưa sang một giọng buồn tẻ:
- Ngồi buồn kể chuyện anh Trương Chi.
Chợt nghe tiếng Chi, Nga lắng tai nghe:
- Người thì thật xấu hát thì thật hay.
Cô Mỵ Nương nhà ở lầu tây,
Con quan Thừa tướng ngày rày cấm cung.
Ngủ đi, cậu ơi!
Anh Trương Chi chở đò dưới sông,
Chở đò ngang dọc suốt đêm đông dãi dầu.
Ngoáo! Ngoáo ơi!
Nga mỉm cười, ngẫm nghĩ: "Ngày xưa, có con quan Thừa tướng với anh lái đò tên là Chi!"
- Đêm thanh chàng mới hát một câu,
Gió đưa thoang thoảng tới lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương.
Cậu ngủ đi chứ! Vú yêu!
Nga cảm động mơ màng nhìn vào mặt kính tủ cốc. Màu đào trong vườn ánh lộn như cảnh thần tiên. Nàng sung sướng.
- Hồ trông thấy mặt anh chàng lại chê,
Nga lại mỉm cười, rồi thở dài.
- Anh Trương Chi khi trở ra về,
Cắm sào cho chặt, hát thề một câu.
"Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành".
Chi ra đi! Thằng bé con ở bên kia nó khóc đấy mà!
Bỗng Nga buồn, rồi tự nhiên nàng nghĩ ngợi thấy khó chịu lắm, gọi:
- Vú em!
- Dạ.
- Sao vú cứ hát nhảm thế? Ru bài khác không được à?
- Ạ ời ời! Thưa cô bài ấy hay chứ!
- Bảo thì vú phải nghe, không được hát bài ấy nữa.
Ngước mắt lên, Nga thấy con Sen tủm tỉm. Nàng bèn nghiêm nét mặt, bảo:
- Vú ấy chỉ hát nhảm. Có đời nào con quan Thừa tướng lại thèm phải lòng anh lái đò bao giờ!
Sở dĩ nàng phát ra những giọng đài các như thế, vì vụt nàng nghĩ nàng với anh học trò nghèo lúc nãy, tự nhiên nàng chệnh lòng, mà có tư tưởng phân biệt giai cấp, nàng cho là vô lý, không bao giờ hạng đê hèn mình rơm chất cỏ, lại có thể theo gót được với bậc cao quý lá ngọc cành vàng...
Cảnh vật buổi sáng mùa xuân bâng khuâng như mộng. Sương sa mù trời. Dãy núi đá cằn, mọi khi rắn rỏi ở màu áo xám, uốn lưng ở rìa cánh đồng, bây giờ uể oải như lờ mờ chưa tỉnh giấc trong màn, mà đầu thì lẩn kín vào chiếc khăn trắng.
Đứng dưới gốc đào, Nga thấy tâm hồn man mác. Làn gió hiu hiu thổi, làm tha thướt tà áo nhẹ nhàng. Mấy cánh hoa tơi tả, lăn tăn bay xuống đầu, xuống vai nàng, rồi xuống đất. Nhìn màu đào rải rác trên tấm thảm xanh, Nga nhớ lại xác pháo đỏ ngòm trong sân mấy hôm trước, nàng mỉm cười khoan khoái.
Nga ngắm rặng đào mãi không mỏi mắt. Hoa đua nhau nở to, rung rinh, như hớn hở cười với gió đông. Nàng cho rằng chỉ sáng nay, đầy trời trắng xóa sương mù, thì màu phớt của vườn đào mới tăng vẻ đẹp. Nhưng mà chính Nga, một thiếu nữ lộng lẫy mơn mởn, tha thướt trong rặng đào, mới càng làm cho cảnh thêm tươi đậm. Má ánh màu hoa, áo xen sắc lá, món tóc mây quấn rối, lả tả xuống trán, xuống tai, Nga phảng phất như Chúa Xuân hiện hình vậy.
Ngắm nghía một cành hoa đẹp nhất, Nga cố kiễng chân, giơ tay để với, định bẻ, đem về cắm vào lọ trong buồng, nhưng cao quá, không sao lấy được. Nàng thất vọng. Nhưng nàng tưởng tượng, so sánh cái địa vị cao quý của mình với cụm hoa đào nọ, nàng lấy làm hãnh diện.
Nga, con ông phủ họ Lê. Họ Lê này là dòng dõi thế phiệt. Cha Nga vừa đổi đến đây dạo tháng mười năm ngoái. Nga học trường Sư phạm, nên nhân dịp nghỉ Tết, mới về Phủ với cha lần này là lần đầu.
Nga quen ở đất thị thành đông đúc vui vẻ. Bây giờ về nơi nhà quê tịch mịch, nàng thấy buồn quá. Cả ngày, trừ với cha mẹ, nàng chẳng nói chuyện được với ai. Thỉnh thoảng có cô Thừa, cô Lục vào chơi, nhưng họ đều là hạng nhiều tuổi, và họ tự coi như bậc dưới, nên câu chuyện chỉ toàn giọng giao thiệp đón đưa.
Cho nên, suốt từ hôm về, tới nay là mồng năm Tết, nàng chưa hề bước chân ra khỏi cổng. Từ sáng đến tối, nàng chỉ loanh quanh dưới gối mẹ cha, rồi khi quyển sách, khi tờ báo, khi xem xét công việc cửa nhà, Nga chưa phải giải trí bằng cách khác. Vả ở đây, còn có cách gì giải trí cho hợp tính tình nàng. Bởi vậy, nàng tự thấy nàng cao quá, cả hình thức lẫn tinh thần.
Nhưng từ sớm, cha mẹ Nga đi vắng, nên nàng buồn, mới dạo khắp đó đây trong dinh cho tiêu khiển.
Ở vườn đào, Nga trèo lên bờ thành, dẻo bước đi mãi cho tới mé gần cổng chòi, sau trại lệ. Nga vơ vẩn đứng nhìn ra phố, mà mắt chẳng để vào một cái gì.
Mấy dãy nhà lá, tối tăm, ẩm thấp, sắp hàng xộc xệch, trông rõ ra cách cẩu thả, quê mùa, lặng lẽ trên mái rơm, những tia khói đùn lên, ẻo lả uốn quanh co rồi biến mất.
Bỗng một cảnh hoạt động đập vào mắt Nga. Ngay dưới chân thành, trong sân cái nhà có cây bàng trước cửa, có một người ở trong bước ra. Nga lánh sau lần hàng rào xương rồng chú ý nhìn xuống.
Nga trông thấy rõ một người con trai, bằng trạc tuổi nàng, nách cắp quyển vở dày, tay cầm khúc giò, nhồm nhoàm nhai, ngon lành lắm. Rồi con chó vện vẫy đuôi đến gần. Người thiếu niên nhăn mặt, co dúm chân tay, pha trò với nó.
Nga bật buồn cười, càng mải nhìn tấn kịch ngộ nghĩnh. Rồi người thiếu niên đặt vở xuống đất, dậm dọa con chó, rồi sừng sộ, nói tiếng Tây với nó, đến nỗi nó kêu rầm, quắp đuôi chạy mất. Một nhịp cười vang, hai mối tách ra, làm hé hai hàm răng trắng nuột. Nga vui vẻ chăm chắp ngắm người thiếu niên. Nàng lấy làm lạ, không ngờ nhà ấy lại có con người như thế ấy. Nhà ấy rất tiều tụy. Mái lợp rơm lâu ngày, đã dẹp bết dính với nhau, mà nước mưa làm lún nhiều chỗ như lòng máng. Vách thì không dính với cột nhà đã xiêu. Trong sân chật hẹp, có bày vài cóng nước, thừa một chỗ con để phơi, rồi đến bếp, dựa vào thành, cũng lụp xụp, yếu ớt.
Nhưng người ấy lại khác hẳn. Tóc rẽ bên chải mượt. Dưới cái trán vuông rộng, hai con mắt có vẻ tinh nhanh. Toàn thể, trông ra một người học trò cẩn thận, thông minh, vui vẻ.
Nga đương luẩn quẩn nghĩ ngợi, thì một luồng gió thổi lật tung bìa quyển vở ở sân, rồi phần phật giở mấy tờ giấy. Nga thoáng trông thấy các hình vẽ, biết ngay là những bài hóa học ở chương trình lớp năm thứ tư. Nàng nghĩ thầm:
"Anh chàng này cũng một tâm lý như mình, nên mới đùa với chó. Ở Hà Nội quen, về nhà mới chán làm sao!"
Rồi từ đó, Nga không thể rời mắt được con người lạ lùng ấy nữa. Nàng cứ lẳng lặng nấp chỗ kín để dòm sang.
Bỗng con Sen đứng dưới chân thành, gọi:
- Mời cô về xơi cơm.
Nga như chợt tỉnh cơn mơ màng, quay nhìn xuống mỉm cười:
- Sao mày biết tao ở đây?
- Con phải tìm cô mãi đấy ạ.
Nga đưa cổ tay lên xem chiếc đồng hồ vàng, rồi giật mình, nói:
- Ồ, thế mà đã mười một giờ rồi nhỉ. Vú em cho cậu xơi cơm chưa?
- Đã ạ, có lẽ bây giờ cậu sắp đi ngủ rồi còn gì.
Nga ở trên mặt thành, dang hai tay, chạy sầm xuống, ôm chầm vào con Sen cho khỏi ngã, rồi cười sằng sặc. Nga cũng muốn đùa, đùa vui vẻ như người thiếu niên ở trong túp nhà tranh tiều tụy nọ.
- Ở đây buồn lắm, Sen ạ.
- Chốc nữa xơi cơm xong, mời cô đi xem pnố.
- Phố đây có gì mà xem?
- Có đến ba bốn hiệu Khách ấy, to đáo để.
Nga bĩu môi. Sen cười:
- Ở nhà quê, chỗ nào có nhiều hiệu Khách là vui.
- Vui cho mày, chứ không vui cho tao.
Rồi nhân muốn dò la, Nga hoi:
- Mày... Mày có thuộc hết các nhà ở ngoài phố không?
- Con chỉ thuộc những nhà ở quanh cổng Phủ này thôi.
- Những nhà nào?
Sen trỏ tay, kể:
- Đây là hiệu chú Khách Thái An; bên cạnh là nhà Toe bán giò. Rồi đến nhà bác đồ Sơn bán xôi chè. Rồi đến cả Lọi bán thịt chó. Cái nhà này là nhà thầy Ký rượu, rồi đến hàng cơm bác phó Bái...
Nga nhìn Sen, gật gù mỉm cười ra ý chế nhạo rồi ngắt lời:
- Thế cái nhà có cây bàng trước cửa kia là nhà ai?
Sen nhìn Nga, không biết nó vô tình hay hữu ý. Nhưng bỗng hai má Nga đỏ ừng, cuống quýt hỏi vờ vẫn:
- Cây bàng ấy có lắm quả không?
- Con không biết. Nhưng bác đồ Sơn như thế, thì ai lấy được quả với bác ấy.
- Bác ấy ở đâu?
- Nhà bác ấy đấy, cô ạ.
- Bác đồ gì?
- Bác đồ Sơn. Có bao nhiêu bàng chín là bác ấy giữ, để bán, chẳng lọt ra ngoài quả nào. Người ta bảo ngày xưa chồng bác ấy làm nho cho thầy thừa Lung đấy. Đâu quê ở Sơn Tây, nên gọi tên thế.
- À, ra cũng tỉnh nhà nhỉ? Ở làng nào?
- Con không biết.
- Bây giờ chồng bác ấy không làm nho nữa à?
- Chết từ đời nào rồi còn gì. Còn nhà bác gái bây giờ nợ như chúa chổm. Hôm ba mươi Tết, bác ấy trốn như chạch, đến tận khuya mới dám về. Thế mà người ta cũng biết. Rồi thành ra cãi nhau om sòm. Giá quan không thương hại thì đã bỏ tù rồi.
Nga khe khẽ thở dài:
- Bác ta bán gì?
- Bán xôi chè. Nhưng được mấy tí; vả lại què tay thì làm lụng ăn thua gì.
Nga sửng sốt cảm động, đứng dừng lại:
- Bác ta què, a mày? Thương hại nhỉ!
- Vâng, người ta bảo khi chồng bác ta chết, bác ta nghèo khổ lắm kia. Cứ phải làm thuê, làm mướn, đi đêm về hôm. Rồi một lần lính tráng trong phủ ra ghẹo ghiếc thế nào không rõ, muốn chừng bác ta không thuận tình, rồi họ thù đánh què.
Nga thở dài, thong thả vừa đi vừa hỏi:
- Tội nghiệp! Bao giờ thế?
- Đã lâu lắm. Mười mấy năm nay rồi. Giá bác ta chịu khó nhờ người con gái lấy được chồng khá, thì làm gì phải cặm cụi, vất vả thế. Con gái bác ta thỉnh thoảng cho tiền luôn, nhưng nhất định bác ta không lấy. Bác ấy bảo còn sức làm được, chưa phải nhờ con. Thế mà, hay đáo để, bác ấy đã dành dụm thế nào, mà cũng đã được cái vốn, mở được ngôi hàng xôi chè.
- Nhưng nợ thế kia mà?
- Vâng, cũng tại thằng con trai.
Nga giật mình hỏi dồn:
- Con trai làm sao?
- Không, thưa cô, nó có làm sao đâu. Thằng ấy là thằng Chi, đâu nó đang học trường Ký Bưởi trên Hà Nội thì phải. Thỉnh thoảng bác ta được đồng nào, lại dành dụm cho con mua sách hết cả. Cũng may cho bác được thằng con học giỏi.
- Thế lấy gì cho con ăn học?
- Người ta bảo thằng Chi được lương. Chứ cô tính ngữ ấy mà không được lương, thì có mà đi ăn mày!
Nga cau mặt, mắng:
- Người ta là học trò cũng như tao, mày đừng gọi là thằng, và đừng khinh bỉ thế.
Nói đến đó, Nga vừa lên tới thềm nhà. Vào buồng ăn, nàng thấy cơm đã dọn tinh tươm. Chiếc khăn trắng nuột trải phẳng phiu trên bàn. Bát bít, đùa ngà, bóng nhoáng. Các đĩa đồ ăn sạch tinh vi, ngùn ngụt khói bốc, ngon lành.
Nga ngồi chống tay xuống bàn, vơ vẩn nghĩ ngợi. Đưa mắt nhìn các đồ đạc trong nhà, nàng như vừa phải đi qua một thế giới cùng khổ, nay được đến cái thế giới bể bạc rừng vàng. Nhưng thấy được giàu sang sung sướng bao nhiêu, nàng lại thương hại cảnh ngộ bác đồ Sơn, ngậm ngùi số phận Chi bấy nhiêu.
Sen đặt bát cơm vào khay đưa Nga. Mùi gạo tám thơm ngào ngạt. Nga thở dài, cầm lấy, rồi hỏi:
- Cậu đâu?
- Vú em sắp cho cậu ngủ ạ.
Rồi những câu hát ru văng vẳng ở bên buồng kia đưa sang một giọng buồn tẻ:
- Ngồi buồn kể chuyện anh Trương Chi.
Chợt nghe tiếng Chi, Nga lắng tai nghe:
- Người thì thật xấu hát thì thật hay.
Cô Mỵ Nương nhà ở lầu tây,
Con quan Thừa tướng ngày rày cấm cung.
Ngủ đi, cậu ơi!
Anh Trương Chi chở đò dưới sông,
Chở đò ngang dọc suốt đêm đông dãi dầu.
Ngoáo! Ngoáo ơi!
Nga mỉm cười, ngẫm nghĩ: "Ngày xưa, có con quan Thừa tướng với anh lái đò tên là Chi!"
- Đêm thanh chàng mới hát một câu,
Gió đưa thoang thoảng tới lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương.
Cậu ngủ đi chứ! Vú yêu!
Nga cảm động mơ màng nhìn vào mặt kính tủ cốc. Màu đào trong vườn ánh lộn như cảnh thần tiên. Nàng sung sướng.
- Hồ trông thấy mặt anh chàng lại chê,
Nga lại mỉm cười, rồi thở dài.
- Anh Trương Chi khi trở ra về,
Cắm sào cho chặt, hát thề một câu.
"Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành".
Chi ra đi! Thằng bé con ở bên kia nó khóc đấy mà!
Bỗng Nga buồn, rồi tự nhiên nàng nghĩ ngợi thấy khó chịu lắm, gọi:
- Vú em!
- Dạ.
- Sao vú cứ hát nhảm thế? Ru bài khác không được à?
- Ạ ời ời! Thưa cô bài ấy hay chứ!
- Bảo thì vú phải nghe, không được hát bài ấy nữa.
Ngước mắt lên, Nga thấy con Sen tủm tỉm. Nàng bèn nghiêm nét mặt, bảo:
- Vú ấy chỉ hát nhảm. Có đời nào con quan Thừa tướng lại thèm phải lòng anh lái đò bao giờ!
Sở dĩ nàng phát ra những giọng đài các như thế, vì vụt nàng nghĩ nàng với anh học trò nghèo lúc nãy, tự nhiên nàng chệnh lòng, mà có tư tưởng phân biệt giai cấp, nàng cho là vô lý, không bao giờ hạng đê hèn mình rơm chất cỏ, lại có thể theo gót được với bậc cao quý lá ngọc cành vàng...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Lá ngọc cành vàng - Chương 1: Hai thế giới (Nguyễn Công Hoan),Lá ngọc cành vàng - Chương 1: Hai thế giới,Nguyễn Công Hoan
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!