Lá ngọc cành vàng - Chương 3: Gia đình giáo dục (Nguyễn Công Hoan)
Phương Như | Chat Online | |
13/07/2019 11:07:48 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
134 lượt xem
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 4: Trên xe lửa (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 5: Chờ (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 2: Danh, lợi, tình (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
- * Lá ngọc cành vàng - Chương 1: Hai thế giới (Nguyễn Công Hoan) (Văn học trong nước)
Sáng mồng bảy, Nga dậy sớm, vẻ mặt rầu rầu.
Hôm nay, nàng phải đi Hà Nội học.
Độ bảy giờ rưỡi, chiếc xe hòm đã đỗ ở sân nhà tư. Anh tài xế, trong khi chờ, lấy khăn lau lại những nơi bám bụi.
Ăn điểm tâm xong, ông bà Phủ và Nga khởi hành.
Hôm ấy trời rét lắm. Cho nên lúc bước chân lên xe, Nga run lên. Lại vì nhớ nhà, nàng rơm rớm nước mắt. Bà Phủ cười:
- Gớm, lớn bằng ngần ấy, cô còn ăn vòi thầy me! Thôi, vui vẻ lên.
Ông Phủ cũng khuyến khích:
- Đi học chứ đi đâu mà phải khóc!
Bà Phủ tiếp:
- Thế giá để cô ấy đi một mình, dễ cô ấy nằm ăn vạ nữa chứ chẳng chơi.
Nga nũng nịu đáp:
- Nhưng đến tỉnh, thầy me ở lại!
- Chứ gì! Thầy me tiễn con ra tỉnh, đến ga, thì thầy me trở về. Còn ở đường đã có thằng Lại nó đi hầu. Đến Hà Nội, thì nhà chú Tham cũng như nhà ta. Việc gì mà buồn. Thầy me còn có chút việc ở tỉnh chứ, tiễn con thế nào đến tận trường được!
- Nhưng sẵn xe, thầy me hoãn việc ở tỉnh độ bốn giờ thôi.
Ông Phủ cười, dỗ dành:
- Cô có giấy đi tàu hạng ba trừ nửa tiền, bỏ nó phí mất. Rồi đến ga, cô gặp vô số bạn. Tha hồ cô vui. Lại không quên ngay thầy me ấy!
Một lát mọi người lên xe. Cánh cửa đóng thình. Chiếc ô tô từ từ chạy.
Ngồi trong xe, không ai thấy rét cả. Trái lại, hơi người và hơi dầu xăng, làm cho ấm nữa.
Nga mặc hai áo nhung, đến nỗi hơi thấy bức, phải cởi cái khăn quàng ra.
Chiếc xe vù vù chạy. Qua nhà bác đồ Sơn, Nga có ý liếc vào, nhưng không thấy ai cả. Mà đường phố cũng vắng vẻ quá. Rét như cắt. Chẳng ai dám ra ngoài.
Hai bên đường, cây cối vần vật theo gió. Thỉnh thoảng, đằng trước, bụi cuốn bay mù. Trời quang tênh.
Ông Phủ nói:
- Ồ! Gió to lắm nhỉ.
Tài xế đáp:
- Dạ! Mới trở rét từ đêm. Tối hôm qua, mưa phùn một lát.
Bà Phủ ngạc nhiên:
- Thế à? Ừ, có mưa phùn mới rét được.
- Bẩm, mưa lúc trong nhà đang đánh tổ tôm.
Nga cười:
- Mưa lúc nào, con cũng chẳng biết đấy.
Bỗng một tiếng còi điện gầm lên như sư tử rống. Nga nhìn đằng trước, chiếc xe sắt dần dần tránh khép nép sang cạnh đường, rồi hèn hạ đứng lại.
Trong khoảnh khắc, ô tô vụt qua.
Nhưng trong khoảng khắc, Nga đã rõ được một cảnh khiến nàng bồi hồi: Trong chiếc xe sắt, Chi ngồi với một người Khách.
Nga thấy Chi tay ôm trên lòng một gói, tất là gói quần áo và sách vở. Ô tô qua, Chi thò ra ngoài mui rách tả tơi, bay phần phật để nhìn.
Nga nhận thấy mặt Chi xám ngoẹt, có lẽ vì rét. Mấy vạt áo bay tung lên. Người Khách ngồi cạnh, thì cuốn ở cổ cái khăn len, tùm hum lên gần đến mắt, khoanh tay chặt trước ngực.
Khi xe Nga vượt qua, Chi vội vàng vớ vạt áo the trùm lên kín mặt cho khỏi bụi. Nhưng vạt áo trắng cũng lật lên tố cáo, một sự nghèo khổ: chiếc áo vệ sinh xanh mà Chi mặc ở trong đã bạc màu, mà thứ áo ấy mấy năm nay không ai dùng nữa.
Nga vờ quay lại, để nhìn qua mặt kính nhựa sau lưng: Vừa thấy Chi giơ cả hai chân lên trời, khiến người Khách phải cười, dúm cả hai mắt; Nga cũng không nhịn cười được.
Lúc ấy cha Nga quay lại xem xe ai, và cũng nhìn thấy Chi làm trò như thế.
Bỗng ông hỏi tài xế:
- Xe đứa nào thế mày?
- Bẩm quan lớn, chú Thái An đấy ạ.
Bà Phủ nói:
- Mồng bảy mà Khách họ không kiêng nhỉ.
Nga lẳng lặng, chỉ cốt nghe đến tiếng Chi, nay thấy mẹ nói lạc đầu đề, thì thất vọng. Nhưng ông Phủ ngạc nhiên hỏi:
- Kìa, tao tưởng nó lấy vợ Khách đấy chứ?
- Dạ, bẩm vợ Khách ạ.
- Sao con nó lại ăn mặc ta?
Tên lính ngồi ngay đườn như phỗng ở cạnh tài xế, bấy giờ mới nhúc nhính đáp:
- Bẩm quan lớn, thằng bé kia không phải con nó.
Nga thấy Lại gọi Chi bằng thằng, bỗng thở dài. Bà Phủ cau đôi lông mày, tò mò hỏi:
- Thế thằng bé kia là thế nào?
- Bẩm nó là con nhà đồ Sơn, bán xôi chè ngay ở gần cổng Phủ đấy ạ.
Nga nghe Lại khai nghề nghiệp của mẹ Chi, cái nghề hèn mọn, bất giác động tâm. Nàng vờ mỏi, cựa ngồi lại, rồi lắng tai. Lại nói tiếp:
- Bẩm thằng bé này học Hà Nội, hôm nay cũng đi lên trường.
- Sao ở Phủ cũng có trường, nó lại viễn vọng thế?
- Bẩm quan lớn, trước nó cũng học ở đây.
- Thế rồi sao?
- Bẩm rồi bây giờ nó đỗ.
- À, tao tưởng nó mới học độ lớp nhất lớp nhiếc chi thôi.
- Dạ.
Nga sung sướng, lẳng lặng nghe, mặt tươi tỉnh lắm. Bà Phủ hỏi thêm:
- Thế nó học trường nào, mày có biết không?
- Bẩm bà lớn, nó học trường Bưởi, vào hạng ăn lương đấy ạ.
Ông Phủ nói:
- À. Nó tên là gì?
- Bẩm quan lớn, nó tên là Chi.
Bà Phủ hỏi chồng:
- Sao lại được ăn lương nhỉ?
- Một là nhà nghèo, hai là học khá.
Lại nói:
- Bẩm bà lớn, nhà nó nghèo ạ.
Ông Phủ như đắc chí, cười:
- Ừ, thế chứ lỵ!
- Bẩm quan lớn, cũng tại nó học giỏi nữa ạ.
Ông Phủ im, không đáp. Rồi cố ý phá câu chuyện đang nồng, ông sai Lại:
- Điếu!
Lại cắm xe trúc, rồi móc túi đặt thuốc và đánh diêm. Sửa soạn xong, anh cặp cái điếu vào đùi, rồi châm. Ông Phủ vít xe dài nghêu, ngửa đầu ra đằng sau mà hút. Khói thuốc tỏa ra như mây, làm Nga ho sù sụ.
Ngồi yên một lúc, tẩn mẩn, bà Phủ sực nhớ ra, hỏi Nga:
- Có phải thằng này hôm kia đã lấy cái liễn để ném chó cho con phải không?
Nga hồi hộp đáp:
- Dạ.
- A, nó cũng biết một đôi chút đấy nhỉ!
Nga vui sướng, mỉm cười. Muốn cho cha mẹ rõ tấm lòng đáng phục của Chi, nàng đáp:
- Vâng! Những người có học bao giờ cũng có nghĩa hiệp, hay cứu người trong lúc nguy hiểm.
- Không! Là me muốn nói nó biết bổn phận làm dân, đối với con quan kia mà!
Nga tiu nghỉu, cười lạt:
- Dạ.
Ông Phủ kiêu căng nói:
- Phải, chúng nó như hạng đầy tớ.
Nga tức bực. Nàng vờ quấn cái khăn bịt, cho mẹ khỏi nhận thấy nét mặt khó chịu của nàng.
Bà Phủ khuyên nhủ con:
- Bận sau, cô có đi chơi đâu, nhớ bảo một đứa nó theo hầu nhé, dù đi chơi gần cũng vậy. Nhà mình thiếu gì đầy tớ.
Ông Phủ cũng tiếp:
- Vả có là con nhà dân mới cứ đi một mình như thế chứ! Dù không có việc gì sai bảo, nhưng cũng nên có đứa hầu cho ra vẻ, nghe không?
- Dạ.
- Thế hôm ấy con ra tận nơi nhà nó chi tiền liễn à?
- Bẩm thầy, con sai con Sen ạ.
- Ừ, con làm thế là phải!
Bà Phủ hỏi:
- Thế nó xin con, hay tự con cho?
- Bẩm tự con đền.
Ông Phủ cau mặt:
- Con phải nói rằng cho! Chứ việc gì mà đền.
Nga rất bực dọc, nàng đánh bạo nói:
- Con tưởng nói là đền mới đúng, mới phải lẽ.
Ông Phủ nhìn Nga, đáp:
- Hừ! Lẽ thế nào? Đúng thế nào? Thế thầy làm quan làm gì?
Nga im. Nàng rất buồn. Buồn vì nàng đã dám thốt lên một lời có ý phản đối cha mẹ. Buồn vì cha mẹ nàng quá khinh người. Rồi bà Phủ nói:
- À, nhà đồ Sơn! Có phải nó góa, mà trước thằng chồng nó làm nho không, mày?
- Dạ.
- Ừ, chắc thằng bé này định tâm ghè liễn ra để mẹ nó kiếm chỗ đi lại hầu hạ chứ gì!
Ông Phủ gật gù, cho là phải, cười ha hả. Nga cũng chiều lòng cha mẹ, nhếch tí mép. Bà Phủ đắc chí vì câu nói đúng, được hoan nghênh dường ấy, lại nói tiếp:
- Quân láu cá thế đấy. Thế thằng ấy bao nhiêu tuổi mà tinh khôn làm vậy, mày?
Nga bực mình đáp:
- Bẩm, độ bằng con.
Bà Phủ bật cười, âu yếm bảo con:
- Các cô ăn nói vô ý quá. Không nên so sánh vô lý như thế.
Một nụ cười đắc thắng điểm trên môi Nga.
Ông Phủ nói:
- Phải. Nó là con nhà hèn mọn, vả nó học kém con. Nó học lớp nào, mày có biết không?
Lại đáp:
- Bẩm quan lớn, nó sắp thi thông phán ạ.
Ông Phủ có ý không bằng lòng, cau đôi lông mi, gọi Lại để lảng chuyện:
- Điếu!
Bà Phủ nói:
- Gớm! Ông hút thuốc luôn, để con nó ho đấy.
Nga âu yếm nhìn cha mẹ, thưa:
- Bẩm không việc gì ạ.
Nhưng ông Phủ bảo:
- Thôi, cất điếu đi.
Lại lấy cái xe rút ra, đặt nằm trên đùi. Bà Phủ hỏi:
- À quên, thằng bé này có họ gì với nhà Khách Thái An thế mày?
- Bẩm không ạ.
Ông Phủ nói giọng chắc chắn:
- Ồ! Thế bà cũng phải hỏi! Vợ góa của thằng nho mà nhân tình với Khách là sự thường.
Nga hơi cau mặt. Nhưng Lại đáp:
- Bẩm quan lớn, nhà này đã già ạ.
- Nhưng mà trước kia, mày biết đâu?
- Dạ.
- Ừ, chả thế thằng Thái An phải đưa con con mẹ ấy đi học. Mà biết đâu, thằng bé này lại không là Khách lai? Thằng Thái An mà không cưu mang, thì tiền đâu, thằng bé này ăn học? Đành rằng có lương, nhưng lấy gì mua sách vở.
- Phải, ông đoán có lý lắm!
Ông Phủ vênh váo, đắc chí:
- Bà lại còn khen ông Trạng làm thơ! Những việc án từ, nếu không đoán lý mà soi xét, thì biết bao nhiêu người ngay bị oan!
Nói xong, ông cười, nhìn vợ, nhìn con, nhìn tên lính.
Lại khoanh tay, đáp:
- Dạ.
Nga muốn minh oan cho người ngay, bèn đánh liều nói:
- Lại, tao nghe thấy nhà bà ta gẫy một tay, là tại làm sao?
- Bẩm con không biết.
Không rõ nó không biết thật, hay nó không dám tỏ sự biết của nó ra.
Nga lại hỏi:
- Người học trò này, tao thấy con Sen nói rằng trọ học đâu gần trường Bưởi kia mà?
- Bẩm vâng.
- À, thế thì lương lĩnh ra, trả tiền cơm rồi, cũng còn thừa tiền để mua sách vở đấy nhỉ. Thế thì bà mẹ anh ta làm gì đến nỗi làm điều nhơ nhuốc?
Cãi được cho bác đồ Sơn, Nga vui vẻ. Nhưng ông Phủ cau mặt:
- Con biết đâu? Sách Tây đắt tiền, đủ sao được mà mua! Đừng gọi nó là bà mà mất giá trị, con ạ.
Bà Phủ hỏi:
- Sao thằng này lại đi xe với chú Thái An, mày?
- Bẩm bà lớn, chú ấy lên tỉnh cân thuốc. Còn thằng Chi thì dễ thường đi ghép xe.
- Ừ, như thế thì rẻ. Chứ một mình một xe thì tiền đâu! Hay nó đi nhờ xe đấy, mày ạ.
Nga thở dài. Nàng trông quanh mình, thấy rặt một thứ sang trọng thừa thãi cho nàng được sung sướng, thế mà trong bọn học trò, lại có những người nghèo khổ, quanh năm bị thiếu thốn như Chi.
Rồi xe đến tỉnh, ông Phủ bảo tài xế:
- Vào trong cụ Tuần.
Nga giơ cánh tay, nhìn đồng hồ, nói:
- Còn những một giờ nữa xe lửa mới đến.
Bà Phủ bảo:
- Sớm quá nhỉ, thế thì cả con cũng vào đây.
Nga ngần ngừ, nghĩ đến câu chuyện cha mẹ nàng nói hai hôm trước, ngượng nghịu đáp:
- Con xin phép thầy me cho con ra ga ngay.
- Chờ ở ga lâu lắm, con ạ.
- Hay con bảo anh tài đánh xe lại phố gần đây, nhà chị Nhạn, cùng học lớp con, rồi đến giờ chúng con ra ga một thể.
Bà Phủ nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Nhạn là con cái nhà ai?
- Bẩm me, thầy chị ấy làm trong ty cụ Tuần.
Ông Phủ bảo:
- À, phải, con thừa Minh. Thôi được, tài xế hãy đỗ ở dinh quan Thương đã nhé. Bà với cô Nga hãy vào đó.
Nói xong, ông giở ví ra lấy tờ giấy bạc hai chục đưa Nga, và dặn:
- Con giữ cẩn thận. Đến ngày kỵ tháng ba mới được xin thêm. Phải tiêu dè dặt nhé!
Nga cầm tiền mừng rỡ.
Xe qua dinh Tuần phủ quặt vào phố trong thì đến dinh Thương tá.
Bà Phủ ghé tai Nga, hỏi:
- Ngần ấy, con tiêu có đủ không? Hễ có thiếu thì cứ vay chú Tham rồi me cho nhé.
Nga tủm tỉm:
- Vâng.
Bất đắc dĩ Nga vào trong dinh ông Thương. Ngồi độ nửa giờ, nàng xin phép ra ga cho sớm.
Hôm nay, nàng phải đi Hà Nội học.
Độ bảy giờ rưỡi, chiếc xe hòm đã đỗ ở sân nhà tư. Anh tài xế, trong khi chờ, lấy khăn lau lại những nơi bám bụi.
Ăn điểm tâm xong, ông bà Phủ và Nga khởi hành.
Hôm ấy trời rét lắm. Cho nên lúc bước chân lên xe, Nga run lên. Lại vì nhớ nhà, nàng rơm rớm nước mắt. Bà Phủ cười:
- Gớm, lớn bằng ngần ấy, cô còn ăn vòi thầy me! Thôi, vui vẻ lên.
Ông Phủ cũng khuyến khích:
- Đi học chứ đi đâu mà phải khóc!
Bà Phủ tiếp:
- Thế giá để cô ấy đi một mình, dễ cô ấy nằm ăn vạ nữa chứ chẳng chơi.
Nga nũng nịu đáp:
- Nhưng đến tỉnh, thầy me ở lại!
- Chứ gì! Thầy me tiễn con ra tỉnh, đến ga, thì thầy me trở về. Còn ở đường đã có thằng Lại nó đi hầu. Đến Hà Nội, thì nhà chú Tham cũng như nhà ta. Việc gì mà buồn. Thầy me còn có chút việc ở tỉnh chứ, tiễn con thế nào đến tận trường được!
- Nhưng sẵn xe, thầy me hoãn việc ở tỉnh độ bốn giờ thôi.
Ông Phủ cười, dỗ dành:
- Cô có giấy đi tàu hạng ba trừ nửa tiền, bỏ nó phí mất. Rồi đến ga, cô gặp vô số bạn. Tha hồ cô vui. Lại không quên ngay thầy me ấy!
Một lát mọi người lên xe. Cánh cửa đóng thình. Chiếc ô tô từ từ chạy.
Ngồi trong xe, không ai thấy rét cả. Trái lại, hơi người và hơi dầu xăng, làm cho ấm nữa.
Nga mặc hai áo nhung, đến nỗi hơi thấy bức, phải cởi cái khăn quàng ra.
Chiếc xe vù vù chạy. Qua nhà bác đồ Sơn, Nga có ý liếc vào, nhưng không thấy ai cả. Mà đường phố cũng vắng vẻ quá. Rét như cắt. Chẳng ai dám ra ngoài.
Hai bên đường, cây cối vần vật theo gió. Thỉnh thoảng, đằng trước, bụi cuốn bay mù. Trời quang tênh.
Ông Phủ nói:
- Ồ! Gió to lắm nhỉ.
Tài xế đáp:
- Dạ! Mới trở rét từ đêm. Tối hôm qua, mưa phùn một lát.
Bà Phủ ngạc nhiên:
- Thế à? Ừ, có mưa phùn mới rét được.
- Bẩm, mưa lúc trong nhà đang đánh tổ tôm.
Nga cười:
- Mưa lúc nào, con cũng chẳng biết đấy.
Bỗng một tiếng còi điện gầm lên như sư tử rống. Nga nhìn đằng trước, chiếc xe sắt dần dần tránh khép nép sang cạnh đường, rồi hèn hạ đứng lại.
Trong khoảnh khắc, ô tô vụt qua.
Nhưng trong khoảng khắc, Nga đã rõ được một cảnh khiến nàng bồi hồi: Trong chiếc xe sắt, Chi ngồi với một người Khách.
Nga thấy Chi tay ôm trên lòng một gói, tất là gói quần áo và sách vở. Ô tô qua, Chi thò ra ngoài mui rách tả tơi, bay phần phật để nhìn.
Nga nhận thấy mặt Chi xám ngoẹt, có lẽ vì rét. Mấy vạt áo bay tung lên. Người Khách ngồi cạnh, thì cuốn ở cổ cái khăn len, tùm hum lên gần đến mắt, khoanh tay chặt trước ngực.
Khi xe Nga vượt qua, Chi vội vàng vớ vạt áo the trùm lên kín mặt cho khỏi bụi. Nhưng vạt áo trắng cũng lật lên tố cáo, một sự nghèo khổ: chiếc áo vệ sinh xanh mà Chi mặc ở trong đã bạc màu, mà thứ áo ấy mấy năm nay không ai dùng nữa.
Nga vờ quay lại, để nhìn qua mặt kính nhựa sau lưng: Vừa thấy Chi giơ cả hai chân lên trời, khiến người Khách phải cười, dúm cả hai mắt; Nga cũng không nhịn cười được.
Lúc ấy cha Nga quay lại xem xe ai, và cũng nhìn thấy Chi làm trò như thế.
Bỗng ông hỏi tài xế:
- Xe đứa nào thế mày?
- Bẩm quan lớn, chú Thái An đấy ạ.
Bà Phủ nói:
- Mồng bảy mà Khách họ không kiêng nhỉ.
Nga lẳng lặng, chỉ cốt nghe đến tiếng Chi, nay thấy mẹ nói lạc đầu đề, thì thất vọng. Nhưng ông Phủ ngạc nhiên hỏi:
- Kìa, tao tưởng nó lấy vợ Khách đấy chứ?
- Dạ, bẩm vợ Khách ạ.
- Sao con nó lại ăn mặc ta?
Tên lính ngồi ngay đườn như phỗng ở cạnh tài xế, bấy giờ mới nhúc nhính đáp:
- Bẩm quan lớn, thằng bé kia không phải con nó.
Nga thấy Lại gọi Chi bằng thằng, bỗng thở dài. Bà Phủ cau đôi lông mày, tò mò hỏi:
- Thế thằng bé kia là thế nào?
- Bẩm nó là con nhà đồ Sơn, bán xôi chè ngay ở gần cổng Phủ đấy ạ.
Nga nghe Lại khai nghề nghiệp của mẹ Chi, cái nghề hèn mọn, bất giác động tâm. Nàng vờ mỏi, cựa ngồi lại, rồi lắng tai. Lại nói tiếp:
- Bẩm thằng bé này học Hà Nội, hôm nay cũng đi lên trường.
- Sao ở Phủ cũng có trường, nó lại viễn vọng thế?
- Bẩm quan lớn, trước nó cũng học ở đây.
- Thế rồi sao?
- Bẩm rồi bây giờ nó đỗ.
- À, tao tưởng nó mới học độ lớp nhất lớp nhiếc chi thôi.
- Dạ.
Nga sung sướng, lẳng lặng nghe, mặt tươi tỉnh lắm. Bà Phủ hỏi thêm:
- Thế nó học trường nào, mày có biết không?
- Bẩm bà lớn, nó học trường Bưởi, vào hạng ăn lương đấy ạ.
Ông Phủ nói:
- À. Nó tên là gì?
- Bẩm quan lớn, nó tên là Chi.
Bà Phủ hỏi chồng:
- Sao lại được ăn lương nhỉ?
- Một là nhà nghèo, hai là học khá.
Lại nói:
- Bẩm bà lớn, nhà nó nghèo ạ.
Ông Phủ như đắc chí, cười:
- Ừ, thế chứ lỵ!
- Bẩm quan lớn, cũng tại nó học giỏi nữa ạ.
Ông Phủ im, không đáp. Rồi cố ý phá câu chuyện đang nồng, ông sai Lại:
- Điếu!
Lại cắm xe trúc, rồi móc túi đặt thuốc và đánh diêm. Sửa soạn xong, anh cặp cái điếu vào đùi, rồi châm. Ông Phủ vít xe dài nghêu, ngửa đầu ra đằng sau mà hút. Khói thuốc tỏa ra như mây, làm Nga ho sù sụ.
Ngồi yên một lúc, tẩn mẩn, bà Phủ sực nhớ ra, hỏi Nga:
- Có phải thằng này hôm kia đã lấy cái liễn để ném chó cho con phải không?
Nga hồi hộp đáp:
- Dạ.
- A, nó cũng biết một đôi chút đấy nhỉ!
Nga vui sướng, mỉm cười. Muốn cho cha mẹ rõ tấm lòng đáng phục của Chi, nàng đáp:
- Vâng! Những người có học bao giờ cũng có nghĩa hiệp, hay cứu người trong lúc nguy hiểm.
- Không! Là me muốn nói nó biết bổn phận làm dân, đối với con quan kia mà!
Nga tiu nghỉu, cười lạt:
- Dạ.
Ông Phủ kiêu căng nói:
- Phải, chúng nó như hạng đầy tớ.
Nga tức bực. Nàng vờ quấn cái khăn bịt, cho mẹ khỏi nhận thấy nét mặt khó chịu của nàng.
Bà Phủ khuyên nhủ con:
- Bận sau, cô có đi chơi đâu, nhớ bảo một đứa nó theo hầu nhé, dù đi chơi gần cũng vậy. Nhà mình thiếu gì đầy tớ.
Ông Phủ cũng tiếp:
- Vả có là con nhà dân mới cứ đi một mình như thế chứ! Dù không có việc gì sai bảo, nhưng cũng nên có đứa hầu cho ra vẻ, nghe không?
- Dạ.
- Thế hôm ấy con ra tận nơi nhà nó chi tiền liễn à?
- Bẩm thầy, con sai con Sen ạ.
- Ừ, con làm thế là phải!
Bà Phủ hỏi:
- Thế nó xin con, hay tự con cho?
- Bẩm tự con đền.
Ông Phủ cau mặt:
- Con phải nói rằng cho! Chứ việc gì mà đền.
Nga rất bực dọc, nàng đánh bạo nói:
- Con tưởng nói là đền mới đúng, mới phải lẽ.
Ông Phủ nhìn Nga, đáp:
- Hừ! Lẽ thế nào? Đúng thế nào? Thế thầy làm quan làm gì?
Nga im. Nàng rất buồn. Buồn vì nàng đã dám thốt lên một lời có ý phản đối cha mẹ. Buồn vì cha mẹ nàng quá khinh người. Rồi bà Phủ nói:
- À, nhà đồ Sơn! Có phải nó góa, mà trước thằng chồng nó làm nho không, mày?
- Dạ.
- Ừ, chắc thằng bé này định tâm ghè liễn ra để mẹ nó kiếm chỗ đi lại hầu hạ chứ gì!
Ông Phủ gật gù, cho là phải, cười ha hả. Nga cũng chiều lòng cha mẹ, nhếch tí mép. Bà Phủ đắc chí vì câu nói đúng, được hoan nghênh dường ấy, lại nói tiếp:
- Quân láu cá thế đấy. Thế thằng ấy bao nhiêu tuổi mà tinh khôn làm vậy, mày?
Nga bực mình đáp:
- Bẩm, độ bằng con.
Bà Phủ bật cười, âu yếm bảo con:
- Các cô ăn nói vô ý quá. Không nên so sánh vô lý như thế.
Một nụ cười đắc thắng điểm trên môi Nga.
Ông Phủ nói:
- Phải. Nó là con nhà hèn mọn, vả nó học kém con. Nó học lớp nào, mày có biết không?
Lại đáp:
- Bẩm quan lớn, nó sắp thi thông phán ạ.
Ông Phủ có ý không bằng lòng, cau đôi lông mi, gọi Lại để lảng chuyện:
- Điếu!
Bà Phủ nói:
- Gớm! Ông hút thuốc luôn, để con nó ho đấy.
Nga âu yếm nhìn cha mẹ, thưa:
- Bẩm không việc gì ạ.
Nhưng ông Phủ bảo:
- Thôi, cất điếu đi.
Lại lấy cái xe rút ra, đặt nằm trên đùi. Bà Phủ hỏi:
- À quên, thằng bé này có họ gì với nhà Khách Thái An thế mày?
- Bẩm không ạ.
Ông Phủ nói giọng chắc chắn:
- Ồ! Thế bà cũng phải hỏi! Vợ góa của thằng nho mà nhân tình với Khách là sự thường.
Nga hơi cau mặt. Nhưng Lại đáp:
- Bẩm quan lớn, nhà này đã già ạ.
- Nhưng mà trước kia, mày biết đâu?
- Dạ.
- Ừ, chả thế thằng Thái An phải đưa con con mẹ ấy đi học. Mà biết đâu, thằng bé này lại không là Khách lai? Thằng Thái An mà không cưu mang, thì tiền đâu, thằng bé này ăn học? Đành rằng có lương, nhưng lấy gì mua sách vở.
- Phải, ông đoán có lý lắm!
Ông Phủ vênh váo, đắc chí:
- Bà lại còn khen ông Trạng làm thơ! Những việc án từ, nếu không đoán lý mà soi xét, thì biết bao nhiêu người ngay bị oan!
Nói xong, ông cười, nhìn vợ, nhìn con, nhìn tên lính.
Lại khoanh tay, đáp:
- Dạ.
Nga muốn minh oan cho người ngay, bèn đánh liều nói:
- Lại, tao nghe thấy nhà bà ta gẫy một tay, là tại làm sao?
- Bẩm con không biết.
Không rõ nó không biết thật, hay nó không dám tỏ sự biết của nó ra.
Nga lại hỏi:
- Người học trò này, tao thấy con Sen nói rằng trọ học đâu gần trường Bưởi kia mà?
- Bẩm vâng.
- À, thế thì lương lĩnh ra, trả tiền cơm rồi, cũng còn thừa tiền để mua sách vở đấy nhỉ. Thế thì bà mẹ anh ta làm gì đến nỗi làm điều nhơ nhuốc?
Cãi được cho bác đồ Sơn, Nga vui vẻ. Nhưng ông Phủ cau mặt:
- Con biết đâu? Sách Tây đắt tiền, đủ sao được mà mua! Đừng gọi nó là bà mà mất giá trị, con ạ.
Bà Phủ hỏi:
- Sao thằng này lại đi xe với chú Thái An, mày?
- Bẩm bà lớn, chú ấy lên tỉnh cân thuốc. Còn thằng Chi thì dễ thường đi ghép xe.
- Ừ, như thế thì rẻ. Chứ một mình một xe thì tiền đâu! Hay nó đi nhờ xe đấy, mày ạ.
Nga thở dài. Nàng trông quanh mình, thấy rặt một thứ sang trọng thừa thãi cho nàng được sung sướng, thế mà trong bọn học trò, lại có những người nghèo khổ, quanh năm bị thiếu thốn như Chi.
Rồi xe đến tỉnh, ông Phủ bảo tài xế:
- Vào trong cụ Tuần.
Nga giơ cánh tay, nhìn đồng hồ, nói:
- Còn những một giờ nữa xe lửa mới đến.
Bà Phủ bảo:
- Sớm quá nhỉ, thế thì cả con cũng vào đây.
Nga ngần ngừ, nghĩ đến câu chuyện cha mẹ nàng nói hai hôm trước, ngượng nghịu đáp:
- Con xin phép thầy me cho con ra ga ngay.
- Chờ ở ga lâu lắm, con ạ.
- Hay con bảo anh tài đánh xe lại phố gần đây, nhà chị Nhạn, cùng học lớp con, rồi đến giờ chúng con ra ga một thể.
Bà Phủ nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Nhạn là con cái nhà ai?
- Bẩm me, thầy chị ấy làm trong ty cụ Tuần.
Ông Phủ bảo:
- À, phải, con thừa Minh. Thôi được, tài xế hãy đỗ ở dinh quan Thương đã nhé. Bà với cô Nga hãy vào đó.
Nói xong, ông giở ví ra lấy tờ giấy bạc hai chục đưa Nga, và dặn:
- Con giữ cẩn thận. Đến ngày kỵ tháng ba mới được xin thêm. Phải tiêu dè dặt nhé!
Nga cầm tiền mừng rỡ.
Xe qua dinh Tuần phủ quặt vào phố trong thì đến dinh Thương tá.
Bà Phủ ghé tai Nga, hỏi:
- Ngần ấy, con tiêu có đủ không? Hễ có thiếu thì cứ vay chú Tham rồi me cho nhé.
Nga tủm tỉm:
- Vâng.
Bất đắc dĩ Nga vào trong dinh ông Thương. Ngồi độ nửa giờ, nàng xin phép ra ga cho sớm.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Lá ngọc cành vàng - Chương 3: Gia đình giáo dục (Nguyễn Công Hoan),Lá ngọc cành vàng - Chương 3: Gia đình giáo dục,Nguyễn Công Hoan
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!