Gánh hàng hoa - Chương 3: Sau ngày vui (Khái Hưng, Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
24/07/2019 16:42:28 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
87 lượt xem
- * Gánh hàng hoa - Chương 4: Hương và sắc (Khái Hưng, Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Gánh hàng hoa - Chương 5: Sáng và tối (Khái Hưng, Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Gánh hàng hoa - Chương 2: Hạnh phúc (Khái Hưng, Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Gánh hàng hoa - Chương 1: Hy vọng (Khái Hưng, Nhất Linh) (Văn học trong nước)
Đêm đã khuya. Bên ngọn đèn hoa-kỳ lờ mờ lung lay, Liên ngồi chờ Minh. Chốc chốc nàng lại cầm cái đồng hồ bỏ túi của Văn cho mượn để lại gần ánh đèn xem giờ. Nàng lo lắng sốt ruột vì đây là lần đầu tiên chồng nàng đi chơi khuya như thế. Đã gần 12 giờ rồi mà vẫn chưa thấy về.
Tiếng gà gáy nửa đêm vang trong xóm càng làm cho tư tưởng của Liên thêm rối loạn. Nàng lẩm bẩm: “Quái! Hay là xảy ra chuyện gì chăng? Chứ ăn bữa tiệc thì làm gì mà lại kéo dài đến năm, sáu tiếng đồng hồ bao giờ”!
Rồi nàng sinh lòng nghi hoặc: “Tuổi thanh-niên là tuổi chơi bời. Họ dễ ham mê tửu sắc lắm. Mình quê mùa dốt nát thế này thì giữ sao được họ! Đến đi với mình ngoài đường họ còn thấy ngượng nữa là”!
Liên bỗng đem lòng oán trách Văn đã ‘rủ rê’ chồng nàng. Biết đâu Văn lại không thác ra câu chuyện đặt tiệc mừng để lôi Minh đi hát xướng. Chỉ nghĩ đến hai tiếng ‘cô đầu’ là Liên đã rùng mình ghê sợ rồi! Nàng thường nghe nói không biết bao nhiêu gia-đình đã tan nát chỉ vì cô đầu, và biết bao nhiêu người sinh ra nghiện ngập bê tha chỉ vì cô đầu.
Liên chưa trông thấy nhà cô đầu bao giờ, song nàng tưởng tượng ra một cảnh lộng lẫy nguy nga đầy vàng bạc gấm vóc với những trang thiếu-nữ diễm-lệ lẳng lơ, do trời sinh ra với mục-đích cướp đoạt trái tim của những người thật thà hiền hậu như chồng nàng.
Đưa mắt nhìn qua mấy gian nhà trống trải trơ trọi một cái giường tre buông màn nâu cũ và cái bàn mục nát, Liên càng tin tưởng sự phỏng-đoán của nàng là đúng. Đan ở một nơi tồi tàn chật hẹp như thế này với một người vợ quê mùa cục mịch bỗng nhiên được làm quen với những bậc ‘tiên-nga’ ở chốn lầu son gác tía thì thử hỏi có mấy ai không mê muội, không trở nên bội bạc với gia-đình vợ con.
Trong các xóm gần xa, gà vẫn thi nhau gáy. Mọi khi tới giờ này thì bao giờ Liên cũng thúc giục chồng đi ngủ để hôm sau thức dậy sớm cho kịp giờ học. Từng giờ phút trôi qua, vạn vật vẫn chìm đắm trong bầu không khí yên lặng. Bỗng nhiên một con cú từ đâu bay đến đậu trên nóc nhà, hú lên từng tràng. Tiếng cú kêu làm người nghe tưởng như là một nhạc điệu huyền-bí của lũ yêu tinh đang nhảy múa. Liên rùng mình ghê sợ, tưởng tượng đến ma quỷ, những oan hồn từ đâu hiện về.
Quá kinh hãi, nàng mở cửa chạy ra sân nhặt một viên đá ném liều lên cây hoàng-lan rồi vỗ tay xua đuổi. Có tiếng sột soạt trong đám lá rậm, kế đến tiếp đập cánh nặng nề. Liên thở dài, thấy đỡ băn khoăn. Luồng gió mát ban đêm hình như đã dập tắt ngọn lửa lòng đang cháy trong nàng. Đang định bước vào nhà thì bỗng đâu một vệt sáng chiếu lên cây hoàng-lan và tiếng gót gày nghe cồm cộp ở ngoài cổng. Rồi có tiếng người gọi cầnb kíp.
− Chị Minh! Chị Minh!
Liên nhận rõ ra tiếng Văn nên vội vàng ra mở cổng. Một cảnh tượng bi đát khiến nàng giật mình lùi lại rú lên:
− Trời ơi!
Văn cùng một người nữa đang xốc hai cánh tay khiêng một người thứ ba mà Liên chắc chắn là chồng nàng.
− Chị cầm lấy cái đèn bấm này chiếu đường hộ để chúng tôi khiêng anh ấy vào giường.
Liên run lên cầm cập, cầm lấy cái đèn bấm soi vào chỗ ba người. Minh, chồng nàng gục đầu xuống ngực, rã rượi như người sắp chết. Liên hoảng hốt, mếu máo hỏi:
− Sao thế các anh? Nhà tôi làm sao thế?
− Hãy đưa anh ấy vào trong đã.
Khi đặt Minh lên giường đâu vào đấy, Văn mới từ từ kể cho Liên tất cả những diễn biến vừa xảy ra.
− Xin chị tha lỗi cho. Chỉ tại tôi ép anh uống quá chén! Khi ăn cơm anh ấy chỉ uống có một cốc rượu vang. Tôi nghĩ cũng chẳng thấm gì nên cơm xong lại cố mời thêm một cốc Sâm-Banh nữa.
Liên gãi đầu bứt tóc:
− Khốn nạn! Tôi đã nói với các anh rằng nhà tôi không biết uống rượu mà!
Văn thu hết can đảm, cố phân trần:
− Thì tưởng uống vài cốc có ăn nhằm gì đâu! Mấy khi được gặp anh em hội họp đông đủ như vậy nên ai cũng vui, quá chén một chút. Lúc tan tiệc tôi thấy mặt anh Minh đỏ gay nên định giữ anh ở lại ngủ đợi đến mai sớm hẵng về. Nhưng anh ấy không chịu nghe, nói rằng sợ chị ở nhà mong đợi vì lúc ban trưa có hẹn với chị là về nhà.
Liên cảm động, nước mắt tuôn ướt hai má.
− Khốn nạn!
Văn thở dài nói tiếp:
− Nói thế nào anh Minh cũng không nghe nên chúng tôi phải gọi xe cho anh ấy về. Rồi bỗng đâu nghe ‘sầm’ một tiếng ngoài vệ đường chúng tôi vội chạy ra thì thấy anh nằm sóng sượt, mặt đập vào cái càng xe. Chúng tôi xúm nhau nâng anh dậy, thấy hai mi mắt anh sưng húp lên nên lập tức lấy nước nóng thấm vào khăn đắp lên chỗ đau trên mắt và đưa anh về đây vì anh nhất định bắt chúng tôi phải đưa về.
Liên nghe chuyện sợ hãi đến run cả người, thở không ra hơi:
− Rõ khổ! Thảo nào mà ban nãy có con cú cứ hú lên mãi. Thì ra nó báo tin buồn cho tôi mà tôi nào có biết!
Minh đã hơi tỉnh, nghe thấy vợ nói phải phì cười lên mà nói với hai người bạn:
− Các anh xem, nhà tôi mê tín dị đoan đến thế là cùng!
Văn cũng cười, bảo bạn:
− Thôi ngủ đi! Thế nào? Cón thấy nhức mắt nữa không?
− Vẫn còn đau và nóng ran!
− Được, để tôi chữa cho! Bảo đảm sẽ khỏi ngay tức thì.
Văn bảo Liên lấy ấm để đun nước, nhưng nhà không có ấm mà chỉ có cái siêu đất dùng nấu nước vối mà thôi. Hai người cặm cụi xuống bếp nhóm lửa. Còn người bạn kia thì cáo từ xin về trước.
Thấy đêm hôm khuya khoắt, Văn muốn tránh mọi sự hiềm nghị, nói với Liên rằng:
− Chị cứ lên nhà với anh Minh đi. Để một mình tôi ở đây cũng được rồi.
Liên cười đáp:
− Anh biết chất bếp ra sao chứ?
− Được, chị cứ để mặc tôi.
− Nhưng còn củi đóm anh đâu biết tôi chất chỡ nào đâu!
Dứt lời, Liên cầm đèn bấm của Văn soi vào một góc bếp nói:
− Đây, củi đây.
− Hay lắm! Thôi, bây giờ mời chị lên nhà trông nom cho anh.
Liên theo lời, lên nhà ngồi bên giường cạnh chồng. Minh khẽ hỏi:
− Sao mình không đun nước lại làm phiền anh Văn như thế?
Liên ghé sát lại gần đáp:
− Anh Văn bảo em lên đây với mình. Thế nào? Mình có đỡ đau không?
− Cũng hơi đỡ. Nhưng vẫn còn nhức lắm.
Liên lo lắng hỏi:
− Không biết có việc gì không, mình nhỉ?
Minh yên lặng không trả lời. Hình như chính chàng cũng nghĩ đến sự trầm trọng của bệnh tình. Không thấy Minh đáp, Liên càng không yên tâm nhưng cũng cố gượng vui an ủi chồng:
− Chả can gì, mình ạ. Lát nữa đắp nước nóng vào sẽ bớt ngay. Mai em đi mời ông lang xem cho. Chắc chỉ cần uống vài chén thuốc là khỏi.
Lúc đó Văn từ dưói bếp đi lên, hỏi mượn cái đèn hoa-kỳ để nhóm bếp. Thì ra trong lúc luống cuống, Liên chưa thắp cây đèn lớn. Khi ánh sáng cây đèn búp măng chiếu dõi khắp ba gian nhà, Liên lại hỏi chồng:
− Mình có chói mắt không?
Minh thều thào trả lời:
− Không mình ạ! Anh có trông thấy gì đâu!
Liên kinh hoàng la lên:
− Tròi ơi!... Chết chửa!... Thế kia à?
Nàng chạy vội xuống bếp mếu máo nói với văn:
− Anh Văn ơi! Nguy mất! Bệnh nhà tôi nặng lắm!
Văn đang nhóm bếp, nghe vậy liền trấn an:
− Chị cứ yên tâm, chẳng sao đâu.
− Nhưng mà nhà tôi không trông thấy gì hết anh ạ.
Văn cười:
− Chị rõ lẩn thẩn! Anh ấy vừa say rượu, vừa bị thương ở mi mắt, lại thêm hơi men bốc lên thì còn trông thấy được gì nữa! Tôi đã xem kỹ rồi, vết thương không chạm đến con ngươi.
Liên nghe nói vui mừng thấp thỏm:
− Thật thế hả anh?
− Lại chả thật với không thật! Chị lên nhà đi, cho anh đỡ sốt ruột.
Liên đứng thừ người ra, thở dài nói:
− Khốn nạn! Rượu vào làm chi để khổ anh thế này!
Văn vội xua tay:
− Cái đó là lỗi tại tôi, vì tôi cứ ép anh ấy uống. Nếu có xảy ra việc gì thì tôi còn ân hận, khổ sở bằng trăm chị kia!
Nghe Văn nói thế Liên bỗng lại lo sợ trở lại:
− Nhưng liệu có việc gì không anh?
− Không có gì đâu! Chị cứ lên nhà đi, và cứ tin lời tôi nói.
Mấy lời trấn tĩnh của Văn vẫn không làm yên lòng đuợc Liên. Thấy hai mắt chồng đỏ rực và sưng húp bằng hai ngón chân cái, nàng khinh hoảng ra ghế ngồi bưng mặt khóc rưng rức. Nghe tiếng nức nở, Minh bèn hỏi vợ:
− Sao mình lại khóc như thế? Làm phiền lòng anh lắm đấy nhé!
Liên lau nước mắt, không trả lời, ngồi suy ngẫm. Bỗng nàng lại khóc, rên rỉ nói với chồng:
− Hay là vì cái điềm gở hôm nọ chăng?
Minh cố làm bộ vui vẻ, cười bảo vợ:
− Mình chỉ tin nhảm, hết điềm nọ đến điềm kia!
Liên như không để ý tới lời nói của chàng. Nàng nói tiếp:
− Hôm nọ mình còn nhớ không? Anh Văn phàn nàn ở làng đầy hoa này mà mù thì thật đáng tiếc. Thế mà không biết sao em lại ngu si đần độn, khốn nạn đến độ phát ngôn bừa bãi rằng mù cũng không khổ mà vẫn có thể sung sướng được, vì tuy không trông thấy sắc đẹp của hoa nhưng vẫn ngửi thấy hương thơm.
Minh lại cười:
− Vì thế nên hôm nay anh bị mù phải không em?
Liên hờn giận, trách chồng:
− Ô hay! Mình cứ nói gở mãi thế!
Minh cảm thấy vui vui, chàng quyết định trêu vợ thêm:
− Nói gở nhưng biết đâu thành sự thật đó!
− Không thể thành được! Mình đừng nói thế nữa! Em nghe sợ hãi lắm!
Cả hai chợt im lặng. Mỗi người có một ý nghĩ riêng tư. Liên vì lúc đó tâm trí nhiễm đầy những sự buồn rầu và đau đớn nên lại nhớ đến cái chết của mẹ nàng. Dán mắt vào giường, nàng tưởng tượng như trông thấy cái xác gầy còm của bà cụ. Nàng vội đưa hai bàn tay lên che mặt như cố xua đuổi cái cảnh rùng mình sởn gáy ấy đi. Còn Minh thì nghĩ đến tương-lai của chàng. Mới buổi trưa hôm nay còn đẹp đẽ, êm đềm phẳng lặng. Chàng mơ tưởng sẽ cùng vợ sống một cuộc đời bình dị hiền hòa, không bon chen đua đòi nhưng cũng không đến nỗi phải thiếu thốn mà bị lệ-thuộc vào vật-chất. Tương-lai ấy sẽ thành một ảo mộng chăng? “Không thể nào như vậy được!”, chàng thầm nhủ.
− Mình ơi!
− Gì đấy mình?
− Anh đã đỡ đau, anh trông thấy mình rồi!
Liên vui mừng:
− Thế à? Vậy mình không...
Biết Liên định nói gì, Minh lập tức ngắt lời:
− Không! Anh không mù đâu! Em đừng sợ!
Thực ra Minh cố giương mắt nhìn chung quanh. Sự cố gắng ấy làm cho chàng đau đớn vô cùng. Để trắc-nhiệm lời nói của Minh, Liên hỏi:
− Thế bây giờ em đang làm gì?
Minh dùng hết sức bình-sinh mở mắt, nghiêng đầu chăm chú nhìn vợ.
− Thì mình đang ngồi ghế, lấy vạt áo lau nước mắt chứ làm gì nữa.
Liên reo lên, hớn hở chạy xuống bếp khoe với Văn:
− Anh Văn ơi! Nhà tôi trông thấy được rồi! Nhà tôi trông thấy được rồi! Vậy là anh ấy không bị mù đâu!
Văn quay lại, nhíu mày đáp:
− Ai bảo chị rằng anh ấy mù? Chỉ nói dại dột thôi! Nội ngày mai là anh ấy bình phục lại như thường.
− Thật không anh? Anh đừng nói dối cho tôi vui nhé! Kìa! Nước đã sôi rồi kìa!
Văn loay hoay, luống cuống chẳng biết làm thế nào mà đem được siêu nước trên bếp xuống. Chàng chỉ quen dùng ấm đồng có quai mà thôi. Liên cười:
− Được rồi, anh để đấy cho tôi.
Nàng lấy rơm lót đôi tay ấm bắc ra đặt trên rế rồi đem lên nhà. Suốt đêm, cả Văn lẫn Liên vì bận săn sóc Minh nên không ai chớp mắt được. Mãi đến lúc gà trong xóm bắt đầu thi nhau gáy, hai người mới biết trời sắp rạng đông. Còn Minh thì mệt quá nên thiếp đi lúc nào không hay. Liên định gọi nhưng Văn giơ tay ra hiệu ngăn cản để cho Minh được yên giấc...
Nửa tiếng sau, ánh sáng mặt trời đã chiếu qua khe cửa. Văn thong thả đứng dậy thật khẽ, cáo từ vợ bạn ra về. Chàng không quên hẹn sẽ trở lại trong chốc lát với ít thang thuốc cho Minh. Liên đưa Văn ra đến cổng nói vài câu cảm tạ, nhưng cũng không quên hỏi lại với thái-độ lo lắng:
− Anh nghĩ liệu nhà tôi có việc gì không?
− Không việc gì cả. Chị cứ tin ở tôi.
Luôn hai hôm, Minh không ra ngoài vì hai mí mắt chàng tuy bớt sưng nhưng hễ tia ánh mặt trời lọt vào đồng-tử thì lại làm cho nước mắt chàng ràn rụa chảy ra, và đau nhức, buốt lên tận óc. Minh có cảm-giác như bị những ngọn thương hay những mũi tên bịt sắt xiên đâm vào mắt xuyên qua tận gáy. Bởi vậy, dù vẫn khỏe mạnh mà thành ra vẫn phải nằm liệt giường! Đã thế, cửa phòng còn phải đóng kín mít như một người mắc bệnh trầm trọng vậy! Liên phải tạm thời nghỉ việc đi bán hoa. Lúc nào nàng cũng chầu chực bên chồng để trông nom săn sóc. Ông lang Ba mà nàng mời đến chữa cho Minh cam đoan với nàng rằng chỉ năm hôm là bệnh Minh khỏi hẳn, song những lời ủy-lạo trấn tĩnh của người thầy thuốc cũng chẳng thể làm giảm bớt được lòng bối rối và nỗi lo sợ của Liên.
Còn Văn thì không những chàng chẳng tin gì lời thầy lang mà còn lấy làm ái ngại khi thấy ông ta đắp lên mắt bạn mình những miếng tiết lá dòng dành vò ra để đông lại. Chàng chỉ chờ cho thầy bước ra ngoài ngưỡng cửa là ném những miếng thuốc ‘mách qué’ ấy xuống gầm giường rồi lấy thuốc tây và bông goòng ra rửa cho thật sạch. Chỉ vì chuyện ‘thuốc tây’ với ‘thuốc ta’ mà Liên và Văn bao lần giận nhau. Văn tức tối gắt gỏng vì cho rằng Liên chẳng hiểu gì đến phương-pháp vệ-sinh, để cho thầy thuốc đắp những thứ lá ‘quỷ quái’ lên mắt Minh. Khi chàng giảng nghĩa về vi-trùng cho Liên nghe thì nàng chỉ cười vì nàng không tin là trong những chiếc lá dòng dành mà lại có vi-trùng được. Và nàng cũng không tin là lẽ nào những con vi-trùng lại nhỏ đến độ cặp mắt tinh tường của nàng không trông thấy được. Vả lại, nàng nghe ông lang ba gièm pha thuốc Tây khiến nàng ghê sợ. Mỗi lần đến thăm bệnh-nhân, ông ta dặn nàng cặn kẽ là chớ dùng thuốc tây vì lý-do thuốc tây ‘nóng lắm’, chỉ hợp cho cho người tây có máu hàn và ở xứ lạnh chứ không thể dùng để chữa cho người An-Nam có máu nhiệt và ở xứ nóng được. Liên tuy không hiểu thế nào là hàn với nhiệt, song vẫn phục, cho rằng lời thầy nói là đúng lắm.
Sang ngày thứ ba thì bệnh bắt đầu thuyên giảm, rồi hai hôm sau hình như Minh đã khỏi hẳn dù rằng trông ra ánh-sáng vẫn còn thấy hơi chói. Văn và Liên vui mừng khôn xiết kể. Nhưng vui mừng nhất phải là ông lang Ba. Ông đạt cao cái mục kỉnh gọng đồng lên tận trán, đưa tay vuốt bộ râu bạc lưa thưa cất giọng tự-đắc bảo Liên:
− Đấy, chị xem! Tôi nói năm hôm là khỏi là y như rằng năm hôm khỏi. Nếu không nghe lời tôi mà đi dùng thuốc tây thì mù rồi còn đâu!
Văn nghe thầy lang nói chỉ mỉm cười vì chàng tin rằng Minh khỏi không phải là nhờ ở thuốc của thầy lang. Và sáng hôm nay, Minh giục vợ hãy tiếp tục công việc sinh nhai gánh hoa đi bán. Ngồi một mình trong phòng, chàng lấy làm bứt rứt khó chịu. Chàng cố gượng, lấy sách ra đọc. Nhưng chỉ được vài giòng, chàng đã thấy hoa cả mắt, cảm tưởng như những hàng chữ đen nhảy múa lộn xộn trên trang giấy trắng.
Gấp sách lại, Minh lấy kính râm ra đeo. Đây là cái kính Văn mua biếu chàng hôm trước. Chàng thong thả ra vườn dạo chơi cho khuây khoả. Dưới cặp kính râm màu tro, mọi vật như nhuộm màu sắc xám, như bị bao trùm bởi một làn sương mù ảm đạm. Những hoa leo đỏ tươi trông tựa như mớ hoa giả khô héo làm bằng giấy màu tím. Màu trắng mát của hoa huệ rung rinh trên cuống cao và mềm bỗng trở nên hung hung, cứng ngắt, ủ rũ dưới ánh nắng vàng úa của mặt trời buổi sáng sớm. Sắc thắm của hoa hồng quế trông chẳng khác gì rặng hoa đen mọc lè sè trên mặt đất màu chì xám. Rồi Minh thấy nhà cửa, vườn cây, cho đến trời đất đều quay tít thật mau. Chàng kêu rú lên một tiếng, loạng choạng suýt ngã nếu không nhờ vớ trúng được thân cây hoàng-lan. Minh ôm ghì lấy thân cây, cúi xuống thở hồng hộc, rời rạc cả tay chân.
Ông Hoạt hoảng hốt, vứt cuốc chạy lại đỡ chàng rồi nhặt kính rơi dưới đất đeo vào mắt cho chàng, rồi đưa chàng vào giường nằm nghỉ. Nhìn lên đình màn, Minh chợt thấy hiện ra một cái vòng đen, càng lúc càng lớn dần. Rồi một cái vòng từ từ biến thành hai...
Quá sợ hãi, Minh ngồi nhỏm dậy đưa tay lên dụi mắt vì chàng tưởng như có dử bám chằng lấy con ngươi khiến chàng không trông được rõ. Nhưng mắt chàng vẫn ráo hoảnh mà cái khoảng đen tròn ở trước mắt vẫn sừng sững như đến ám ảnh chàng... Lúc thì rộng loang ra; lúc thu nhỏ lại; lúc quay tít; lúc im phăng phắc. Minh cuống lên, nhắm nghiền mắt lại cố tìm cách thoát khỏi cái vòng hắc ám đang bao phủ quanh chàng, như muốn nhốt chàng vào ngục tối.
Lạ thay, cái vòng đen chợt như biến đi đâu mất khiến mắt Minh như dịu lại, và chàng cảm thấy dễ chịu hơn. Nghĩ đến vợ và bạn đã tận tâm tận lực chăm sóc mình mấy hôm liên tiếp, Minh mơ mơ màng màng, tưởng như cả hai người thân yêu đó đang đứng gần ngắm chàng mỉm cười.
Minh mở choàng hai mắt ra thì hìng ảnh hai người lại biến thành hai cái khoảng tròn đen sừng sững nguyên chỗ cũ. Chàng kinh hãi vô cùng, chẳng khác nào như người bị ma ám. Nhìn kỹ, Minh thấy như có một cặp mắt đỏ ngầu và một cái mồm thật rộng hiện ra trong cái vòng đen ấy. Chàng lại kêu rú lên, vội vàng nhắm mắt lại.
− Mình ơi! Em đã về.
Nghe tiếng vợ, Minh thấy an toàn, đỡ sợ, đỡ khổ. Chàng thong thả mở mắt đăm đăm nhìn, hỏi:
− Mình đứng ở đâu?
Liên bật cười:
− Mình khéo giả vờ lắm! Em đứng ngay trước mắt mà còn hỏi ỡm ờ.
− Không mà, anh đâu có ỡm ờ đâu! Anh không trông thấy mình thật! Có lẽ tại mình đứng trong cái vòng đen của anh.
Liên cho là chồng nói bông đùa. Nàng cười lên khanh khách:
− Cái vòng đen ấy mình vẽ tự bao giờ vậy?
Minh không trả lời vợ, chàng nghiêng đầu liếc mắt nhìn ra nhìn ra trước mặt rồi tươi cười nói:
− Anh nhìn thấy mình rồi!
Liên vẫn ngắm chồng cười ngặt nghẽo.
− Mình biến thành loài gà đấy à?
Minh ngơ ngác không hiểu, Liên lại nói tiếp:
− Trông mình nghiêng đầu y hẹt con gà mái nhìn hạt thóc rơi.
Thấy chồng vãn yên lặng, nét mặt nghiêm-nghị, Liên bỗng im bặt vì linh-cảm có chuyện gì không ổn. Với vẻ lo lắng, nàng khẽ hỏi:
− Mình làm sao vậy?
− Lạ lắm mình ạ! Mắt anh thì không đau đớn một tí nào nữa mà anh nhìn cứ thấy có cái gì vương vướng.
− Đó là tại mình mới khỏi. Vài hôm nữa thì sẽ trở lại bình thường thôi. Không việc gì đâu mình ạ!
Nghe vợ nói cũng có lý, Minh đỡ lo. Chàng dịu dàng bảo vợ.
− Mình cho anh mượn cái gương một tí đi.
Liên ra tường lấy cá gương hình chữ nhật đưa cho chồng. Tay Minh quờ quạng chẳng khác thầy bói khiến Liên vừa lo sợ, vừa buồn cười. Minh soi gương, nói với vợ:
− Anh không trông thấy hình anh ở trong gương mình ạ!
− Tại tối quá đấy thôi.
Liên bèn mở rộng cánh cửa. Ánh sáng ở ngoài như chảy ùa vào trong gian buồng tối.
− Mình ạ. Anh vẫn không nhìn thấy hình anh. Ngay cả cái gương đang cầm trên tay anh cũng chẳng thấy nó nữa!
Liên thầm than khổ. Nàng cố tìm lời để trấn an chồng mà mãi vẫn chưa nghĩ ra được câu gì. Minh lại nói tiếp:
− Thế mà mình đứng cạnh anh thì anh nhìn thấy rõ lắm. Có lẽ vì mình không ở trong cái vòng đen. Bây giờ anh chỉ còn nhìn thấu có một cái thôi mình ạ.
− Một cái gì hả mình?
− Một cái vòng đen. Có lúc anh thấy những hai cái.
Liên nghe chồng nói càng lúc càng kinh hãi trong khi Minh vẫn hí hoáy cầm gương lệch sang một bên.
− À, anh trông thấy hình anh rồi!
Nghe chồng reo, Liên mừng rỡ, nhưng khó nín đuợc cười.
− Mình làm như bắt được vàng không bằng!
Ngẫm nghĩ một lúc, Minh hỏi bâng quơ:
− Mình nghĩ liệu có sao không?
Liên thương hại, cố an ủi chồng:
− Có việc gì đâu! Mình đừng nghĩ lẩn thẩn nữa.
− Sao mình biết là không việc gì?
− Như thế có gì là lạ đâu. Ai mới khỏi đau mắt cũng vậy.
Trong tích tắc, Liên chợt nghĩ được một cách. Nàng cố bịa ra một chuyện nhằm mục-đích để cho Minh yên lòng.
− Ngày xưa khi em còn bé có một lần cũng bị đau mắt suốt hai tháng. Lúc mới khỏi em cũng gặp những triệu-chứng như anh.
Minh mừng rỡ:
− Thật hả mình?
− Lại chả thật với không thật!
− Thế thoạt tiên em có thấy ánh sáng nhảy múa không?
Chẳng chút ngần ngừ, Liên đáp ngay:
− Phải đấy, em cũng thấy ánh sáng quay tít như chong chóng vậy.
− Rồi thì mình thấy cái vòng đen tròn phải không?
Liên đáp ngay bằng một giọng quả quyết:
− Chính thế.
− Có lúc một cái, rồi có lúc lại biến thành thì hai cái; và mọi vật như đều biến thành hai cả. Chẳng hạn như có lúc anh trông mình hóa hai người, mà anh sợ không dám nói cho mình biết. Phải thế không?
Liên tươi cười:
− Chứ còn gì nữa mình. Nhưng rồi chỉ dăm ba hôm là em khỏi hẳn.
− Thế thì may quá.
− Bây giờ thì mình đi ăn cơm vì em đói lắm. Kìa, hay quá! Ông Hoạt dọn cơm lên rồi!
Liên, Minh cùng ông Hoạt ngồi vào bàn cùng nhau dùng bữa. Trong khi ăn, thấy Minh cứ phải nghiêng đầu mới gắp được thức ăn Liên lấy làm ái ngại bảo chồng:
− Để em gắp giúp mình cho.
Minh cười bảo vợ:
− Anh lại nhớ tới khi còn bé, ngồi ăn cơm với mẹ cũng thường được mẹ gắp thức ăn cho anh như thế.
Cả ba người cùng cười rộ lên thật vui vẻ. Cơm nước xong, Liên thúc giục Minh đi nghỉ. Bầu không khí yên lặng buổi trưa nơi thôn dã có ai ngờ đâu đang bao bọc những sự rạo rực của tâm hồn.
Tiếng gà gáy nửa đêm vang trong xóm càng làm cho tư tưởng của Liên thêm rối loạn. Nàng lẩm bẩm: “Quái! Hay là xảy ra chuyện gì chăng? Chứ ăn bữa tiệc thì làm gì mà lại kéo dài đến năm, sáu tiếng đồng hồ bao giờ”!
Rồi nàng sinh lòng nghi hoặc: “Tuổi thanh-niên là tuổi chơi bời. Họ dễ ham mê tửu sắc lắm. Mình quê mùa dốt nát thế này thì giữ sao được họ! Đến đi với mình ngoài đường họ còn thấy ngượng nữa là”!
Liên bỗng đem lòng oán trách Văn đã ‘rủ rê’ chồng nàng. Biết đâu Văn lại không thác ra câu chuyện đặt tiệc mừng để lôi Minh đi hát xướng. Chỉ nghĩ đến hai tiếng ‘cô đầu’ là Liên đã rùng mình ghê sợ rồi! Nàng thường nghe nói không biết bao nhiêu gia-đình đã tan nát chỉ vì cô đầu, và biết bao nhiêu người sinh ra nghiện ngập bê tha chỉ vì cô đầu.
Liên chưa trông thấy nhà cô đầu bao giờ, song nàng tưởng tượng ra một cảnh lộng lẫy nguy nga đầy vàng bạc gấm vóc với những trang thiếu-nữ diễm-lệ lẳng lơ, do trời sinh ra với mục-đích cướp đoạt trái tim của những người thật thà hiền hậu như chồng nàng.
Đưa mắt nhìn qua mấy gian nhà trống trải trơ trọi một cái giường tre buông màn nâu cũ và cái bàn mục nát, Liên càng tin tưởng sự phỏng-đoán của nàng là đúng. Đan ở một nơi tồi tàn chật hẹp như thế này với một người vợ quê mùa cục mịch bỗng nhiên được làm quen với những bậc ‘tiên-nga’ ở chốn lầu son gác tía thì thử hỏi có mấy ai không mê muội, không trở nên bội bạc với gia-đình vợ con.
Trong các xóm gần xa, gà vẫn thi nhau gáy. Mọi khi tới giờ này thì bao giờ Liên cũng thúc giục chồng đi ngủ để hôm sau thức dậy sớm cho kịp giờ học. Từng giờ phút trôi qua, vạn vật vẫn chìm đắm trong bầu không khí yên lặng. Bỗng nhiên một con cú từ đâu bay đến đậu trên nóc nhà, hú lên từng tràng. Tiếng cú kêu làm người nghe tưởng như là một nhạc điệu huyền-bí của lũ yêu tinh đang nhảy múa. Liên rùng mình ghê sợ, tưởng tượng đến ma quỷ, những oan hồn từ đâu hiện về.
Quá kinh hãi, nàng mở cửa chạy ra sân nhặt một viên đá ném liều lên cây hoàng-lan rồi vỗ tay xua đuổi. Có tiếng sột soạt trong đám lá rậm, kế đến tiếp đập cánh nặng nề. Liên thở dài, thấy đỡ băn khoăn. Luồng gió mát ban đêm hình như đã dập tắt ngọn lửa lòng đang cháy trong nàng. Đang định bước vào nhà thì bỗng đâu một vệt sáng chiếu lên cây hoàng-lan và tiếng gót gày nghe cồm cộp ở ngoài cổng. Rồi có tiếng người gọi cầnb kíp.
− Chị Minh! Chị Minh!
Liên nhận rõ ra tiếng Văn nên vội vàng ra mở cổng. Một cảnh tượng bi đát khiến nàng giật mình lùi lại rú lên:
− Trời ơi!
Văn cùng một người nữa đang xốc hai cánh tay khiêng một người thứ ba mà Liên chắc chắn là chồng nàng.
− Chị cầm lấy cái đèn bấm này chiếu đường hộ để chúng tôi khiêng anh ấy vào giường.
Liên run lên cầm cập, cầm lấy cái đèn bấm soi vào chỗ ba người. Minh, chồng nàng gục đầu xuống ngực, rã rượi như người sắp chết. Liên hoảng hốt, mếu máo hỏi:
− Sao thế các anh? Nhà tôi làm sao thế?
− Hãy đưa anh ấy vào trong đã.
Khi đặt Minh lên giường đâu vào đấy, Văn mới từ từ kể cho Liên tất cả những diễn biến vừa xảy ra.
− Xin chị tha lỗi cho. Chỉ tại tôi ép anh uống quá chén! Khi ăn cơm anh ấy chỉ uống có một cốc rượu vang. Tôi nghĩ cũng chẳng thấm gì nên cơm xong lại cố mời thêm một cốc Sâm-Banh nữa.
Liên gãi đầu bứt tóc:
− Khốn nạn! Tôi đã nói với các anh rằng nhà tôi không biết uống rượu mà!
Văn thu hết can đảm, cố phân trần:
− Thì tưởng uống vài cốc có ăn nhằm gì đâu! Mấy khi được gặp anh em hội họp đông đủ như vậy nên ai cũng vui, quá chén một chút. Lúc tan tiệc tôi thấy mặt anh Minh đỏ gay nên định giữ anh ở lại ngủ đợi đến mai sớm hẵng về. Nhưng anh ấy không chịu nghe, nói rằng sợ chị ở nhà mong đợi vì lúc ban trưa có hẹn với chị là về nhà.
Liên cảm động, nước mắt tuôn ướt hai má.
− Khốn nạn!
Văn thở dài nói tiếp:
− Nói thế nào anh Minh cũng không nghe nên chúng tôi phải gọi xe cho anh ấy về. Rồi bỗng đâu nghe ‘sầm’ một tiếng ngoài vệ đường chúng tôi vội chạy ra thì thấy anh nằm sóng sượt, mặt đập vào cái càng xe. Chúng tôi xúm nhau nâng anh dậy, thấy hai mi mắt anh sưng húp lên nên lập tức lấy nước nóng thấm vào khăn đắp lên chỗ đau trên mắt và đưa anh về đây vì anh nhất định bắt chúng tôi phải đưa về.
Liên nghe chuyện sợ hãi đến run cả người, thở không ra hơi:
− Rõ khổ! Thảo nào mà ban nãy có con cú cứ hú lên mãi. Thì ra nó báo tin buồn cho tôi mà tôi nào có biết!
Minh đã hơi tỉnh, nghe thấy vợ nói phải phì cười lên mà nói với hai người bạn:
− Các anh xem, nhà tôi mê tín dị đoan đến thế là cùng!
Văn cũng cười, bảo bạn:
− Thôi ngủ đi! Thế nào? Cón thấy nhức mắt nữa không?
− Vẫn còn đau và nóng ran!
− Được, để tôi chữa cho! Bảo đảm sẽ khỏi ngay tức thì.
Văn bảo Liên lấy ấm để đun nước, nhưng nhà không có ấm mà chỉ có cái siêu đất dùng nấu nước vối mà thôi. Hai người cặm cụi xuống bếp nhóm lửa. Còn người bạn kia thì cáo từ xin về trước.
Thấy đêm hôm khuya khoắt, Văn muốn tránh mọi sự hiềm nghị, nói với Liên rằng:
− Chị cứ lên nhà với anh Minh đi. Để một mình tôi ở đây cũng được rồi.
Liên cười đáp:
− Anh biết chất bếp ra sao chứ?
− Được, chị cứ để mặc tôi.
− Nhưng còn củi đóm anh đâu biết tôi chất chỡ nào đâu!
Dứt lời, Liên cầm đèn bấm của Văn soi vào một góc bếp nói:
− Đây, củi đây.
− Hay lắm! Thôi, bây giờ mời chị lên nhà trông nom cho anh.
Liên theo lời, lên nhà ngồi bên giường cạnh chồng. Minh khẽ hỏi:
− Sao mình không đun nước lại làm phiền anh Văn như thế?
Liên ghé sát lại gần đáp:
− Anh Văn bảo em lên đây với mình. Thế nào? Mình có đỡ đau không?
− Cũng hơi đỡ. Nhưng vẫn còn nhức lắm.
Liên lo lắng hỏi:
− Không biết có việc gì không, mình nhỉ?
Minh yên lặng không trả lời. Hình như chính chàng cũng nghĩ đến sự trầm trọng của bệnh tình. Không thấy Minh đáp, Liên càng không yên tâm nhưng cũng cố gượng vui an ủi chồng:
− Chả can gì, mình ạ. Lát nữa đắp nước nóng vào sẽ bớt ngay. Mai em đi mời ông lang xem cho. Chắc chỉ cần uống vài chén thuốc là khỏi.
Lúc đó Văn từ dưói bếp đi lên, hỏi mượn cái đèn hoa-kỳ để nhóm bếp. Thì ra trong lúc luống cuống, Liên chưa thắp cây đèn lớn. Khi ánh sáng cây đèn búp măng chiếu dõi khắp ba gian nhà, Liên lại hỏi chồng:
− Mình có chói mắt không?
Minh thều thào trả lời:
− Không mình ạ! Anh có trông thấy gì đâu!
Liên kinh hoàng la lên:
− Tròi ơi!... Chết chửa!... Thế kia à?
Nàng chạy vội xuống bếp mếu máo nói với văn:
− Anh Văn ơi! Nguy mất! Bệnh nhà tôi nặng lắm!
Văn đang nhóm bếp, nghe vậy liền trấn an:
− Chị cứ yên tâm, chẳng sao đâu.
− Nhưng mà nhà tôi không trông thấy gì hết anh ạ.
Văn cười:
− Chị rõ lẩn thẩn! Anh ấy vừa say rượu, vừa bị thương ở mi mắt, lại thêm hơi men bốc lên thì còn trông thấy được gì nữa! Tôi đã xem kỹ rồi, vết thương không chạm đến con ngươi.
Liên nghe nói vui mừng thấp thỏm:
− Thật thế hả anh?
− Lại chả thật với không thật! Chị lên nhà đi, cho anh đỡ sốt ruột.
Liên đứng thừ người ra, thở dài nói:
− Khốn nạn! Rượu vào làm chi để khổ anh thế này!
Văn vội xua tay:
− Cái đó là lỗi tại tôi, vì tôi cứ ép anh ấy uống. Nếu có xảy ra việc gì thì tôi còn ân hận, khổ sở bằng trăm chị kia!
Nghe Văn nói thế Liên bỗng lại lo sợ trở lại:
− Nhưng liệu có việc gì không anh?
− Không có gì đâu! Chị cứ lên nhà đi, và cứ tin lời tôi nói.
Mấy lời trấn tĩnh của Văn vẫn không làm yên lòng đuợc Liên. Thấy hai mắt chồng đỏ rực và sưng húp bằng hai ngón chân cái, nàng khinh hoảng ra ghế ngồi bưng mặt khóc rưng rức. Nghe tiếng nức nở, Minh bèn hỏi vợ:
− Sao mình lại khóc như thế? Làm phiền lòng anh lắm đấy nhé!
Liên lau nước mắt, không trả lời, ngồi suy ngẫm. Bỗng nàng lại khóc, rên rỉ nói với chồng:
− Hay là vì cái điềm gở hôm nọ chăng?
Minh cố làm bộ vui vẻ, cười bảo vợ:
− Mình chỉ tin nhảm, hết điềm nọ đến điềm kia!
Liên như không để ý tới lời nói của chàng. Nàng nói tiếp:
− Hôm nọ mình còn nhớ không? Anh Văn phàn nàn ở làng đầy hoa này mà mù thì thật đáng tiếc. Thế mà không biết sao em lại ngu si đần độn, khốn nạn đến độ phát ngôn bừa bãi rằng mù cũng không khổ mà vẫn có thể sung sướng được, vì tuy không trông thấy sắc đẹp của hoa nhưng vẫn ngửi thấy hương thơm.
Minh lại cười:
− Vì thế nên hôm nay anh bị mù phải không em?
Liên hờn giận, trách chồng:
− Ô hay! Mình cứ nói gở mãi thế!
Minh cảm thấy vui vui, chàng quyết định trêu vợ thêm:
− Nói gở nhưng biết đâu thành sự thật đó!
− Không thể thành được! Mình đừng nói thế nữa! Em nghe sợ hãi lắm!
Cả hai chợt im lặng. Mỗi người có một ý nghĩ riêng tư. Liên vì lúc đó tâm trí nhiễm đầy những sự buồn rầu và đau đớn nên lại nhớ đến cái chết của mẹ nàng. Dán mắt vào giường, nàng tưởng tượng như trông thấy cái xác gầy còm của bà cụ. Nàng vội đưa hai bàn tay lên che mặt như cố xua đuổi cái cảnh rùng mình sởn gáy ấy đi. Còn Minh thì nghĩ đến tương-lai của chàng. Mới buổi trưa hôm nay còn đẹp đẽ, êm đềm phẳng lặng. Chàng mơ tưởng sẽ cùng vợ sống một cuộc đời bình dị hiền hòa, không bon chen đua đòi nhưng cũng không đến nỗi phải thiếu thốn mà bị lệ-thuộc vào vật-chất. Tương-lai ấy sẽ thành một ảo mộng chăng? “Không thể nào như vậy được!”, chàng thầm nhủ.
− Mình ơi!
− Gì đấy mình?
− Anh đã đỡ đau, anh trông thấy mình rồi!
Liên vui mừng:
− Thế à? Vậy mình không...
Biết Liên định nói gì, Minh lập tức ngắt lời:
− Không! Anh không mù đâu! Em đừng sợ!
Thực ra Minh cố giương mắt nhìn chung quanh. Sự cố gắng ấy làm cho chàng đau đớn vô cùng. Để trắc-nhiệm lời nói của Minh, Liên hỏi:
− Thế bây giờ em đang làm gì?
Minh dùng hết sức bình-sinh mở mắt, nghiêng đầu chăm chú nhìn vợ.
− Thì mình đang ngồi ghế, lấy vạt áo lau nước mắt chứ làm gì nữa.
Liên reo lên, hớn hở chạy xuống bếp khoe với Văn:
− Anh Văn ơi! Nhà tôi trông thấy được rồi! Nhà tôi trông thấy được rồi! Vậy là anh ấy không bị mù đâu!
Văn quay lại, nhíu mày đáp:
− Ai bảo chị rằng anh ấy mù? Chỉ nói dại dột thôi! Nội ngày mai là anh ấy bình phục lại như thường.
− Thật không anh? Anh đừng nói dối cho tôi vui nhé! Kìa! Nước đã sôi rồi kìa!
Văn loay hoay, luống cuống chẳng biết làm thế nào mà đem được siêu nước trên bếp xuống. Chàng chỉ quen dùng ấm đồng có quai mà thôi. Liên cười:
− Được rồi, anh để đấy cho tôi.
Nàng lấy rơm lót đôi tay ấm bắc ra đặt trên rế rồi đem lên nhà. Suốt đêm, cả Văn lẫn Liên vì bận săn sóc Minh nên không ai chớp mắt được. Mãi đến lúc gà trong xóm bắt đầu thi nhau gáy, hai người mới biết trời sắp rạng đông. Còn Minh thì mệt quá nên thiếp đi lúc nào không hay. Liên định gọi nhưng Văn giơ tay ra hiệu ngăn cản để cho Minh được yên giấc...
Nửa tiếng sau, ánh sáng mặt trời đã chiếu qua khe cửa. Văn thong thả đứng dậy thật khẽ, cáo từ vợ bạn ra về. Chàng không quên hẹn sẽ trở lại trong chốc lát với ít thang thuốc cho Minh. Liên đưa Văn ra đến cổng nói vài câu cảm tạ, nhưng cũng không quên hỏi lại với thái-độ lo lắng:
− Anh nghĩ liệu nhà tôi có việc gì không?
− Không việc gì cả. Chị cứ tin ở tôi.
Luôn hai hôm, Minh không ra ngoài vì hai mí mắt chàng tuy bớt sưng nhưng hễ tia ánh mặt trời lọt vào đồng-tử thì lại làm cho nước mắt chàng ràn rụa chảy ra, và đau nhức, buốt lên tận óc. Minh có cảm-giác như bị những ngọn thương hay những mũi tên bịt sắt xiên đâm vào mắt xuyên qua tận gáy. Bởi vậy, dù vẫn khỏe mạnh mà thành ra vẫn phải nằm liệt giường! Đã thế, cửa phòng còn phải đóng kín mít như một người mắc bệnh trầm trọng vậy! Liên phải tạm thời nghỉ việc đi bán hoa. Lúc nào nàng cũng chầu chực bên chồng để trông nom săn sóc. Ông lang Ba mà nàng mời đến chữa cho Minh cam đoan với nàng rằng chỉ năm hôm là bệnh Minh khỏi hẳn, song những lời ủy-lạo trấn tĩnh của người thầy thuốc cũng chẳng thể làm giảm bớt được lòng bối rối và nỗi lo sợ của Liên.
Còn Văn thì không những chàng chẳng tin gì lời thầy lang mà còn lấy làm ái ngại khi thấy ông ta đắp lên mắt bạn mình những miếng tiết lá dòng dành vò ra để đông lại. Chàng chỉ chờ cho thầy bước ra ngoài ngưỡng cửa là ném những miếng thuốc ‘mách qué’ ấy xuống gầm giường rồi lấy thuốc tây và bông goòng ra rửa cho thật sạch. Chỉ vì chuyện ‘thuốc tây’ với ‘thuốc ta’ mà Liên và Văn bao lần giận nhau. Văn tức tối gắt gỏng vì cho rằng Liên chẳng hiểu gì đến phương-pháp vệ-sinh, để cho thầy thuốc đắp những thứ lá ‘quỷ quái’ lên mắt Minh. Khi chàng giảng nghĩa về vi-trùng cho Liên nghe thì nàng chỉ cười vì nàng không tin là trong những chiếc lá dòng dành mà lại có vi-trùng được. Và nàng cũng không tin là lẽ nào những con vi-trùng lại nhỏ đến độ cặp mắt tinh tường của nàng không trông thấy được. Vả lại, nàng nghe ông lang ba gièm pha thuốc Tây khiến nàng ghê sợ. Mỗi lần đến thăm bệnh-nhân, ông ta dặn nàng cặn kẽ là chớ dùng thuốc tây vì lý-do thuốc tây ‘nóng lắm’, chỉ hợp cho cho người tây có máu hàn và ở xứ lạnh chứ không thể dùng để chữa cho người An-Nam có máu nhiệt và ở xứ nóng được. Liên tuy không hiểu thế nào là hàn với nhiệt, song vẫn phục, cho rằng lời thầy nói là đúng lắm.
Sang ngày thứ ba thì bệnh bắt đầu thuyên giảm, rồi hai hôm sau hình như Minh đã khỏi hẳn dù rằng trông ra ánh-sáng vẫn còn thấy hơi chói. Văn và Liên vui mừng khôn xiết kể. Nhưng vui mừng nhất phải là ông lang Ba. Ông đạt cao cái mục kỉnh gọng đồng lên tận trán, đưa tay vuốt bộ râu bạc lưa thưa cất giọng tự-đắc bảo Liên:
− Đấy, chị xem! Tôi nói năm hôm là khỏi là y như rằng năm hôm khỏi. Nếu không nghe lời tôi mà đi dùng thuốc tây thì mù rồi còn đâu!
Văn nghe thầy lang nói chỉ mỉm cười vì chàng tin rằng Minh khỏi không phải là nhờ ở thuốc của thầy lang. Và sáng hôm nay, Minh giục vợ hãy tiếp tục công việc sinh nhai gánh hoa đi bán. Ngồi một mình trong phòng, chàng lấy làm bứt rứt khó chịu. Chàng cố gượng, lấy sách ra đọc. Nhưng chỉ được vài giòng, chàng đã thấy hoa cả mắt, cảm tưởng như những hàng chữ đen nhảy múa lộn xộn trên trang giấy trắng.
Gấp sách lại, Minh lấy kính râm ra đeo. Đây là cái kính Văn mua biếu chàng hôm trước. Chàng thong thả ra vườn dạo chơi cho khuây khoả. Dưới cặp kính râm màu tro, mọi vật như nhuộm màu sắc xám, như bị bao trùm bởi một làn sương mù ảm đạm. Những hoa leo đỏ tươi trông tựa như mớ hoa giả khô héo làm bằng giấy màu tím. Màu trắng mát của hoa huệ rung rinh trên cuống cao và mềm bỗng trở nên hung hung, cứng ngắt, ủ rũ dưới ánh nắng vàng úa của mặt trời buổi sáng sớm. Sắc thắm của hoa hồng quế trông chẳng khác gì rặng hoa đen mọc lè sè trên mặt đất màu chì xám. Rồi Minh thấy nhà cửa, vườn cây, cho đến trời đất đều quay tít thật mau. Chàng kêu rú lên một tiếng, loạng choạng suýt ngã nếu không nhờ vớ trúng được thân cây hoàng-lan. Minh ôm ghì lấy thân cây, cúi xuống thở hồng hộc, rời rạc cả tay chân.
Ông Hoạt hoảng hốt, vứt cuốc chạy lại đỡ chàng rồi nhặt kính rơi dưới đất đeo vào mắt cho chàng, rồi đưa chàng vào giường nằm nghỉ. Nhìn lên đình màn, Minh chợt thấy hiện ra một cái vòng đen, càng lúc càng lớn dần. Rồi một cái vòng từ từ biến thành hai...
Quá sợ hãi, Minh ngồi nhỏm dậy đưa tay lên dụi mắt vì chàng tưởng như có dử bám chằng lấy con ngươi khiến chàng không trông được rõ. Nhưng mắt chàng vẫn ráo hoảnh mà cái khoảng đen tròn ở trước mắt vẫn sừng sững như đến ám ảnh chàng... Lúc thì rộng loang ra; lúc thu nhỏ lại; lúc quay tít; lúc im phăng phắc. Minh cuống lên, nhắm nghiền mắt lại cố tìm cách thoát khỏi cái vòng hắc ám đang bao phủ quanh chàng, như muốn nhốt chàng vào ngục tối.
Lạ thay, cái vòng đen chợt như biến đi đâu mất khiến mắt Minh như dịu lại, và chàng cảm thấy dễ chịu hơn. Nghĩ đến vợ và bạn đã tận tâm tận lực chăm sóc mình mấy hôm liên tiếp, Minh mơ mơ màng màng, tưởng như cả hai người thân yêu đó đang đứng gần ngắm chàng mỉm cười.
Minh mở choàng hai mắt ra thì hìng ảnh hai người lại biến thành hai cái khoảng tròn đen sừng sững nguyên chỗ cũ. Chàng kinh hãi vô cùng, chẳng khác nào như người bị ma ám. Nhìn kỹ, Minh thấy như có một cặp mắt đỏ ngầu và một cái mồm thật rộng hiện ra trong cái vòng đen ấy. Chàng lại kêu rú lên, vội vàng nhắm mắt lại.
− Mình ơi! Em đã về.
Nghe tiếng vợ, Minh thấy an toàn, đỡ sợ, đỡ khổ. Chàng thong thả mở mắt đăm đăm nhìn, hỏi:
− Mình đứng ở đâu?
Liên bật cười:
− Mình khéo giả vờ lắm! Em đứng ngay trước mắt mà còn hỏi ỡm ờ.
− Không mà, anh đâu có ỡm ờ đâu! Anh không trông thấy mình thật! Có lẽ tại mình đứng trong cái vòng đen của anh.
Liên cho là chồng nói bông đùa. Nàng cười lên khanh khách:
− Cái vòng đen ấy mình vẽ tự bao giờ vậy?
Minh không trả lời vợ, chàng nghiêng đầu liếc mắt nhìn ra nhìn ra trước mặt rồi tươi cười nói:
− Anh nhìn thấy mình rồi!
Liên vẫn ngắm chồng cười ngặt nghẽo.
− Mình biến thành loài gà đấy à?
Minh ngơ ngác không hiểu, Liên lại nói tiếp:
− Trông mình nghiêng đầu y hẹt con gà mái nhìn hạt thóc rơi.
Thấy chồng vãn yên lặng, nét mặt nghiêm-nghị, Liên bỗng im bặt vì linh-cảm có chuyện gì không ổn. Với vẻ lo lắng, nàng khẽ hỏi:
− Mình làm sao vậy?
− Lạ lắm mình ạ! Mắt anh thì không đau đớn một tí nào nữa mà anh nhìn cứ thấy có cái gì vương vướng.
− Đó là tại mình mới khỏi. Vài hôm nữa thì sẽ trở lại bình thường thôi. Không việc gì đâu mình ạ!
Nghe vợ nói cũng có lý, Minh đỡ lo. Chàng dịu dàng bảo vợ.
− Mình cho anh mượn cái gương một tí đi.
Liên ra tường lấy cá gương hình chữ nhật đưa cho chồng. Tay Minh quờ quạng chẳng khác thầy bói khiến Liên vừa lo sợ, vừa buồn cười. Minh soi gương, nói với vợ:
− Anh không trông thấy hình anh ở trong gương mình ạ!
− Tại tối quá đấy thôi.
Liên bèn mở rộng cánh cửa. Ánh sáng ở ngoài như chảy ùa vào trong gian buồng tối.
− Mình ạ. Anh vẫn không nhìn thấy hình anh. Ngay cả cái gương đang cầm trên tay anh cũng chẳng thấy nó nữa!
Liên thầm than khổ. Nàng cố tìm lời để trấn an chồng mà mãi vẫn chưa nghĩ ra được câu gì. Minh lại nói tiếp:
− Thế mà mình đứng cạnh anh thì anh nhìn thấy rõ lắm. Có lẽ vì mình không ở trong cái vòng đen. Bây giờ anh chỉ còn nhìn thấu có một cái thôi mình ạ.
− Một cái gì hả mình?
− Một cái vòng đen. Có lúc anh thấy những hai cái.
Liên nghe chồng nói càng lúc càng kinh hãi trong khi Minh vẫn hí hoáy cầm gương lệch sang một bên.
− À, anh trông thấy hình anh rồi!
Nghe chồng reo, Liên mừng rỡ, nhưng khó nín đuợc cười.
− Mình làm như bắt được vàng không bằng!
Ngẫm nghĩ một lúc, Minh hỏi bâng quơ:
− Mình nghĩ liệu có sao không?
Liên thương hại, cố an ủi chồng:
− Có việc gì đâu! Mình đừng nghĩ lẩn thẩn nữa.
− Sao mình biết là không việc gì?
− Như thế có gì là lạ đâu. Ai mới khỏi đau mắt cũng vậy.
Trong tích tắc, Liên chợt nghĩ được một cách. Nàng cố bịa ra một chuyện nhằm mục-đích để cho Minh yên lòng.
− Ngày xưa khi em còn bé có một lần cũng bị đau mắt suốt hai tháng. Lúc mới khỏi em cũng gặp những triệu-chứng như anh.
Minh mừng rỡ:
− Thật hả mình?
− Lại chả thật với không thật!
− Thế thoạt tiên em có thấy ánh sáng nhảy múa không?
Chẳng chút ngần ngừ, Liên đáp ngay:
− Phải đấy, em cũng thấy ánh sáng quay tít như chong chóng vậy.
− Rồi thì mình thấy cái vòng đen tròn phải không?
Liên đáp ngay bằng một giọng quả quyết:
− Chính thế.
− Có lúc một cái, rồi có lúc lại biến thành thì hai cái; và mọi vật như đều biến thành hai cả. Chẳng hạn như có lúc anh trông mình hóa hai người, mà anh sợ không dám nói cho mình biết. Phải thế không?
Liên tươi cười:
− Chứ còn gì nữa mình. Nhưng rồi chỉ dăm ba hôm là em khỏi hẳn.
− Thế thì may quá.
− Bây giờ thì mình đi ăn cơm vì em đói lắm. Kìa, hay quá! Ông Hoạt dọn cơm lên rồi!
Liên, Minh cùng ông Hoạt ngồi vào bàn cùng nhau dùng bữa. Trong khi ăn, thấy Minh cứ phải nghiêng đầu mới gắp được thức ăn Liên lấy làm ái ngại bảo chồng:
− Để em gắp giúp mình cho.
Minh cười bảo vợ:
− Anh lại nhớ tới khi còn bé, ngồi ăn cơm với mẹ cũng thường được mẹ gắp thức ăn cho anh như thế.
Cả ba người cùng cười rộ lên thật vui vẻ. Cơm nước xong, Liên thúc giục Minh đi nghỉ. Bầu không khí yên lặng buổi trưa nơi thôn dã có ai ngờ đâu đang bao bọc những sự rạo rực của tâm hồn.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Gánh hàng hoa - Chương 3: Sau ngày vui (Khái Hưng,Nhất Linh),Gánh hàng hoa - Chương 3: Sau ngày vui,Khái Hưng,Nhất Linh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!