Lạnh lùng - Phần II: Chương 5 (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
24/07/2019 21:30:21 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
113 lượt xem
- * Cây nhà em (Trần Quang Trường) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 1 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần II: Chương 4 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Gói cam của bà (Trần Quang Trường) (Văn học trong nước)
Nhung đương ngồi trong buồng tự nhiên thấy quả tim đập mạnh. Nàng vừa thoáng nghe tiếng Hòa ở ngoài hiên nói:
- Chào bác.
Không hiểu tại sao nghe giọng chào của Hòa nàng biết ngay người đến chơi là Nghĩa, tiếng Lịch nói:
- Mợ bảo nó pha nước. Chúng tôi đi bộ khát quá.
Nhung lấy làm tiếc rằng đã nhút nhát không ra nhà ngoài ngay lúc Nghĩa mới đến để được nhìn thấy mặt Nghĩa. Trong lúc Nghĩa ngồi nói chuyện với bà Án, Nhung không dám ra nữa vì sợ không được tự nhiên, đành ngồi lại trong buồng lắng tai nghe. Nàng mừng rằng Nghĩa đã tìm được công việc làm, nhưng cái lãng mạn của nàng lại muốn rằng Nghĩa thật khổ sở để nàng thương và để nàng có dịp cứu giúp.
Nhung khẽ ho lên một tiếng. Một lúc sau có tiếng ho của Nghĩa đáp lại, Nhung mỉm cười vì lại dùng đến cái hiệu lệnh kín đáo mà hai người trước kia vẫn dùng để hẹn nhau ra sau vườn.
Ở ngoài nhà, Nghĩa cố xoay câu chuyện để nói cho Nhung biết rõ số nhà mình ở:
- Thưa cụ, con thuê được cái nhà của người anh em nhường lại giá rẻ quá... phải cái phố con ở hơi hẻo lánh. Nhiều khi đi xe bảo kéo về ngõ 260, phu xe không biết chỗ nào mà tìm.
Ngừng một lát, Nghĩa cười rồi bảo Lịch:
- Anh cũng tài thật. Anh làm thế nào mà tìm ngay được nhà tôi ở. Cái biển số nhà treo ở cửa có hai con số bốn thì rỉ đã mất một con số rồi.
Nhung hồi hộp lẩm nhẩm
- Số bốn mươi tư, ngõ hai trăm sáu mươi.
Nghĩ được một cớ rất hay, nàng mở tủ lấy chiếc áo nhung đen mặc vào người. Nàng định sang bên bà Nghè chơi và khi đi qua buồng khách sẽ thừa dịp gặp Nghĩa. Nhung lại đứng trước tủ ngắm qua vẻ mặt mình trong gương, rồi toan mở cửa phòng. Bỗng nàng nghĩ được điều gì, quay trở lại, mở ngăn kéo tìm tòi. Nàng lấy ra cái bút chì rồi cặm cụi viết hai con số bốn lên thành ngăn kéo. Sợ lộ quá nàng lại xóa đi và ra mở cửa, nhưng nàng có ý viết số nhà một chỗ và viết số ngõ vào một chỗ khác.
Nghĩa thấy Nhung ra, đứng dậy chào. Nhung lễ phép cúi đầu chào lại, nói giọng thản nhiên:
- Ông giáo, tôi lại tưởng ông khách lạ nào, ông vẫn ở trên tỉnh?
Rồi nàng không đợi câu trả lời của Nghĩa, quay lại phía bà Án nói:
- Thưa mẹ, con sang chơi bên nhà. Hai em con có lẽ hôm nay ngược.
Nói xong, nàng đến gần bàn cầm chén nước uống để được đứng lại ít lâu nữa. Nhưng cả hai người đều không dám nhìn nhau: Nghĩa quay đầu hỏi chuyện Lịch, còn Nhung thì cúi nhìn vào chén nước, uống vội vàng.
Nhung đặt chén nước xuống, quay lại nhìn Nghĩa nói:
- Ông giáo ngồi chơi.
Nghĩa vờ giật mình, ngửng lên nhìn Nhung rồi đứng dậy chào. Nghĩa khó chịu nhìn vẻ lạnh lùng trên nét mặt Nhung.
Chàng thấy Nhung có vẻ thờ ơ và đối với chàng xa xôi như một người đàn bà chưa quen biết. Lòng ích kỷ xui chàng tiếc rằng đã bỏ mất những dịp tốt. Chàng ngẫm nghĩ:
"Ở cùng một nhà với một người đàn bà góa mà mình cũng ngu ngốc giữ gìn một cách vô lý. Biết đâu người ta đã yêu mình. Bây giờ thì thật hết hy vọng?"
Tuy nhìn thoáng qua, song Nhung cũng nhận thấy vẻ căm tức, oán hận trong hai con mắt Nghĩa.
Khi ra đến ngoài đường, một người làng cung kính chắp tay chào, nàng mỉm cười đáp lại và thẳng thắn nhìn người đó.
Từ hôm Nghĩa đi, nàng sống trở lại cái đời đầy đức hạnh trước: nhìn mọi người chung quanh nàng không thấy ngượng nghịu, và cử chỉ của nàng, nàng không phải giữ gìn nữa.
Nhung bâng khuâng nghĩ đến cuộc đời nàng cứ êm ả như thế rồi kéo dài mãi cho đến khi tóc bạc trên đầu. Nàng tự hỏi:
- Như thế để làm gì?
Nhìn giậu duối bên đường, Nhung nhớ lại một đêm trời sáng ở tỉnh về gặp Nghĩa. Hai người cùng đi song song một quãng như đi trên một con đường mơ mộng. Nàng như còn thấy rõ trước mắt cái cảnh huyền ảo đêm hôm đó, hai hàng giậu duối mới cắt, vì có những lá duối báng ướt sương đêm, phản chiếu ánh trăng, nên trông lấp lánh như nở đầy hoa trắng. Nàng thấy lại cái cảm tưởng ngây ngất khi Nghĩa giơ tay ôm lấy người nàng và bạo dạn một cách liều lĩnh đặt trên môi nàng cái hôn nồng nàng... trong khi trên đường sáng mờ mờ bóng đen của hai người hợp lại thành một.
Bất giác Nhung lẩm bẩm:
- Bốn mươi tư, hai trăm sáu mươi...
Nhung đến cổng nhà lúc nào không biết, Phương mừng rỡ:
- Em vừa định chạy sang nhà chị. May quá chị lại sang đây.
Nhìn Phương vui cười, ngồi trên phản gấp quần áo trong khi Lũy lúi húi xếp va li, Nhung có ý thèm muốn cái cảnh hai vợ chồng trẻ yêu nhau đương sắm sửa để cùng đi xa.
Bà Nghè nói:
- Bảo nó ở lại mãi, nó không chịu nghe. Vợ chồng nó cứ nhất định đem nhau đi hôm nay.
Ngừng một lát, bà buồn rầu nói tiếp:
- Mai nhà lại vắng tanh.
Phương vừa cười vừa giật lấy cái va li của Lũy vì thấy lúng túng xếp mãi không gọn mắt. Nàng nhìn chị và đáp lại lời bà Nghè:
- Đã có chị con ở nhà.
Nhung tự nhiên thấy thoáng hiện ra trong trí cái cảnh bà Nghè ngồi khóc sáu tháng trước đây khi biết tin Phương phải lòng Lũy. Nàng chắc rằng bà Nghè hiện giờ đương sung sướng thấy vợ chồng Lũy yêu nhau, hẳn đã quên cái giận ấy rồi, và không bao giờ nhìn trở lại để nhận thấy sự thay đổi đó. Ngắm hai em rồi lại nghĩ đến thân phận mình, Nhung lẩm bẩm:
- Cứ bạo là được.
Ngay từ hôm cưới, Nhung đã thấy trước rằng sẽ có cái cảnh vui vẻ như thế này, vì đó là một cảnh rất hợp lý lẽ của sự sống không câu thúc, tự nhiên. Đáng lẽ Phương phải chịu khổ nhục cả một đời - vì lấy con ông Tuần, Nhung cho là một sự khổ nhục - chỉ vì biết bạo khi nào cần phải bạo nên đã thấy được hạnh phúc.
- Mà như thế đâu có hại đến thanh danh của nhà.
Lúc đó, nàng thấy việc nàng lấy Nghĩa cũng giản dị như việc Phương, Lũy lấy nhau. Nàng ngẫm nghĩ:
- Liều, mình cũng phải biết liều mới được.
Nhung tiễn hai vợ chồng Lũy ra dể nhân tiện về qua nhà xem Nghĩa còn ngồi chơi đó chăng, Phương âu yếm nói với chị:
- Hôm nào mời chị lên chơi. Em sẽ đưa chị đi xem hồ Ba Bể. Đẹp lắm cơ, chị ạ. Để đến mùa thu sang năm, vì hồi đó tạnh ráo, đường dễ đi.
Nhung đáp:
- Chị thì đi thế nào được. Chị bận luôn.
Nói vậy nhưng nàng cũng không hiểu rõ là nàng bận gì, Phương và Lũy cùng cất tiếng chào:
- Thôi, chị ở lại.
Nhung đứng ở đầu ngõ nhìn theo cho đến khi xe khuất sau vườn cây. Nàng cúi đầu đi bước một trên con đường lát gạch, những bông hoa soan rụng rải rác khắp nơi, nàng trông như xác những con bọ sau một đêm mưa to gió lớn. Nàng buồn rầu nhắc lại mấy tiếng chào của hai em:
- Thôi, chị ở lại.
Khi Nhung về đến nhà thì Nghĩa đã đi rồi. Mọi người đương ngồi trên sập, sắp cầm đũa ăn cơm, hơi nóng ở mấy cái bát canh bốc lên nghi ngút. Cái cảnh gia đình đoàn tụ một buổi chiều mùa xuân làm Nhung nghĩ đến thân phận lẻ loi của nàng, suốt đời ở trong gia đình mà bao giờ cũng như không có gia đình.
Bà Án ngồi lùi vào, dịu dàng bảo Nhung:
- Con ngồi đây, bên cạnh hỏa lò cho ấm.
Nhung ngồi ghé xuống một mép sập, bưng bát cơm ăn. Nàng thấy mọi người từ bà Án cho đến Hòa, không ai thật lòng yêu nàng, nhưng người nào cũng cố hết sức để nàng được yên thân, có lẽ vì thế nên Nhung có cái cảm tưởng rằng mình sống ở trong nhà như một cái bóng yên lặng, và đời nàng, nàng thấy nhạt nhẽo như miếng cơm trắng nàng đang nhai trong miệng.
- Chào bác.
Không hiểu tại sao nghe giọng chào của Hòa nàng biết ngay người đến chơi là Nghĩa, tiếng Lịch nói:
- Mợ bảo nó pha nước. Chúng tôi đi bộ khát quá.
Nhung lấy làm tiếc rằng đã nhút nhát không ra nhà ngoài ngay lúc Nghĩa mới đến để được nhìn thấy mặt Nghĩa. Trong lúc Nghĩa ngồi nói chuyện với bà Án, Nhung không dám ra nữa vì sợ không được tự nhiên, đành ngồi lại trong buồng lắng tai nghe. Nàng mừng rằng Nghĩa đã tìm được công việc làm, nhưng cái lãng mạn của nàng lại muốn rằng Nghĩa thật khổ sở để nàng thương và để nàng có dịp cứu giúp.
Nhung khẽ ho lên một tiếng. Một lúc sau có tiếng ho của Nghĩa đáp lại, Nhung mỉm cười vì lại dùng đến cái hiệu lệnh kín đáo mà hai người trước kia vẫn dùng để hẹn nhau ra sau vườn.
Ở ngoài nhà, Nghĩa cố xoay câu chuyện để nói cho Nhung biết rõ số nhà mình ở:
- Thưa cụ, con thuê được cái nhà của người anh em nhường lại giá rẻ quá... phải cái phố con ở hơi hẻo lánh. Nhiều khi đi xe bảo kéo về ngõ 260, phu xe không biết chỗ nào mà tìm.
Ngừng một lát, Nghĩa cười rồi bảo Lịch:
- Anh cũng tài thật. Anh làm thế nào mà tìm ngay được nhà tôi ở. Cái biển số nhà treo ở cửa có hai con số bốn thì rỉ đã mất một con số rồi.
Nhung hồi hộp lẩm nhẩm
- Số bốn mươi tư, ngõ hai trăm sáu mươi.
Nghĩ được một cớ rất hay, nàng mở tủ lấy chiếc áo nhung đen mặc vào người. Nàng định sang bên bà Nghè chơi và khi đi qua buồng khách sẽ thừa dịp gặp Nghĩa. Nhung lại đứng trước tủ ngắm qua vẻ mặt mình trong gương, rồi toan mở cửa phòng. Bỗng nàng nghĩ được điều gì, quay trở lại, mở ngăn kéo tìm tòi. Nàng lấy ra cái bút chì rồi cặm cụi viết hai con số bốn lên thành ngăn kéo. Sợ lộ quá nàng lại xóa đi và ra mở cửa, nhưng nàng có ý viết số nhà một chỗ và viết số ngõ vào một chỗ khác.
Nghĩa thấy Nhung ra, đứng dậy chào. Nhung lễ phép cúi đầu chào lại, nói giọng thản nhiên:
- Ông giáo, tôi lại tưởng ông khách lạ nào, ông vẫn ở trên tỉnh?
Rồi nàng không đợi câu trả lời của Nghĩa, quay lại phía bà Án nói:
- Thưa mẹ, con sang chơi bên nhà. Hai em con có lẽ hôm nay ngược.
Nói xong, nàng đến gần bàn cầm chén nước uống để được đứng lại ít lâu nữa. Nhưng cả hai người đều không dám nhìn nhau: Nghĩa quay đầu hỏi chuyện Lịch, còn Nhung thì cúi nhìn vào chén nước, uống vội vàng.
Nhung đặt chén nước xuống, quay lại nhìn Nghĩa nói:
- Ông giáo ngồi chơi.
Nghĩa vờ giật mình, ngửng lên nhìn Nhung rồi đứng dậy chào. Nghĩa khó chịu nhìn vẻ lạnh lùng trên nét mặt Nhung.
Chàng thấy Nhung có vẻ thờ ơ và đối với chàng xa xôi như một người đàn bà chưa quen biết. Lòng ích kỷ xui chàng tiếc rằng đã bỏ mất những dịp tốt. Chàng ngẫm nghĩ:
"Ở cùng một nhà với một người đàn bà góa mà mình cũng ngu ngốc giữ gìn một cách vô lý. Biết đâu người ta đã yêu mình. Bây giờ thì thật hết hy vọng?"
Tuy nhìn thoáng qua, song Nhung cũng nhận thấy vẻ căm tức, oán hận trong hai con mắt Nghĩa.
Khi ra đến ngoài đường, một người làng cung kính chắp tay chào, nàng mỉm cười đáp lại và thẳng thắn nhìn người đó.
Từ hôm Nghĩa đi, nàng sống trở lại cái đời đầy đức hạnh trước: nhìn mọi người chung quanh nàng không thấy ngượng nghịu, và cử chỉ của nàng, nàng không phải giữ gìn nữa.
Nhung bâng khuâng nghĩ đến cuộc đời nàng cứ êm ả như thế rồi kéo dài mãi cho đến khi tóc bạc trên đầu. Nàng tự hỏi:
- Như thế để làm gì?
Nhìn giậu duối bên đường, Nhung nhớ lại một đêm trời sáng ở tỉnh về gặp Nghĩa. Hai người cùng đi song song một quãng như đi trên một con đường mơ mộng. Nàng như còn thấy rõ trước mắt cái cảnh huyền ảo đêm hôm đó, hai hàng giậu duối mới cắt, vì có những lá duối báng ướt sương đêm, phản chiếu ánh trăng, nên trông lấp lánh như nở đầy hoa trắng. Nàng thấy lại cái cảm tưởng ngây ngất khi Nghĩa giơ tay ôm lấy người nàng và bạo dạn một cách liều lĩnh đặt trên môi nàng cái hôn nồng nàng... trong khi trên đường sáng mờ mờ bóng đen của hai người hợp lại thành một.
Bất giác Nhung lẩm bẩm:
- Bốn mươi tư, hai trăm sáu mươi...
Nhung đến cổng nhà lúc nào không biết, Phương mừng rỡ:
- Em vừa định chạy sang nhà chị. May quá chị lại sang đây.
Nhìn Phương vui cười, ngồi trên phản gấp quần áo trong khi Lũy lúi húi xếp va li, Nhung có ý thèm muốn cái cảnh hai vợ chồng trẻ yêu nhau đương sắm sửa để cùng đi xa.
Bà Nghè nói:
- Bảo nó ở lại mãi, nó không chịu nghe. Vợ chồng nó cứ nhất định đem nhau đi hôm nay.
Ngừng một lát, bà buồn rầu nói tiếp:
- Mai nhà lại vắng tanh.
Phương vừa cười vừa giật lấy cái va li của Lũy vì thấy lúng túng xếp mãi không gọn mắt. Nàng nhìn chị và đáp lại lời bà Nghè:
- Đã có chị con ở nhà.
Nhung tự nhiên thấy thoáng hiện ra trong trí cái cảnh bà Nghè ngồi khóc sáu tháng trước đây khi biết tin Phương phải lòng Lũy. Nàng chắc rằng bà Nghè hiện giờ đương sung sướng thấy vợ chồng Lũy yêu nhau, hẳn đã quên cái giận ấy rồi, và không bao giờ nhìn trở lại để nhận thấy sự thay đổi đó. Ngắm hai em rồi lại nghĩ đến thân phận mình, Nhung lẩm bẩm:
- Cứ bạo là được.
Ngay từ hôm cưới, Nhung đã thấy trước rằng sẽ có cái cảnh vui vẻ như thế này, vì đó là một cảnh rất hợp lý lẽ của sự sống không câu thúc, tự nhiên. Đáng lẽ Phương phải chịu khổ nhục cả một đời - vì lấy con ông Tuần, Nhung cho là một sự khổ nhục - chỉ vì biết bạo khi nào cần phải bạo nên đã thấy được hạnh phúc.
- Mà như thế đâu có hại đến thanh danh của nhà.
Lúc đó, nàng thấy việc nàng lấy Nghĩa cũng giản dị như việc Phương, Lũy lấy nhau. Nàng ngẫm nghĩ:
- Liều, mình cũng phải biết liều mới được.
Nhung tiễn hai vợ chồng Lũy ra dể nhân tiện về qua nhà xem Nghĩa còn ngồi chơi đó chăng, Phương âu yếm nói với chị:
- Hôm nào mời chị lên chơi. Em sẽ đưa chị đi xem hồ Ba Bể. Đẹp lắm cơ, chị ạ. Để đến mùa thu sang năm, vì hồi đó tạnh ráo, đường dễ đi.
Nhung đáp:
- Chị thì đi thế nào được. Chị bận luôn.
Nói vậy nhưng nàng cũng không hiểu rõ là nàng bận gì, Phương và Lũy cùng cất tiếng chào:
- Thôi, chị ở lại.
Nhung đứng ở đầu ngõ nhìn theo cho đến khi xe khuất sau vườn cây. Nàng cúi đầu đi bước một trên con đường lát gạch, những bông hoa soan rụng rải rác khắp nơi, nàng trông như xác những con bọ sau một đêm mưa to gió lớn. Nàng buồn rầu nhắc lại mấy tiếng chào của hai em:
- Thôi, chị ở lại.
Khi Nhung về đến nhà thì Nghĩa đã đi rồi. Mọi người đương ngồi trên sập, sắp cầm đũa ăn cơm, hơi nóng ở mấy cái bát canh bốc lên nghi ngút. Cái cảnh gia đình đoàn tụ một buổi chiều mùa xuân làm Nhung nghĩ đến thân phận lẻ loi của nàng, suốt đời ở trong gia đình mà bao giờ cũng như không có gia đình.
Bà Án ngồi lùi vào, dịu dàng bảo Nhung:
- Con ngồi đây, bên cạnh hỏa lò cho ấm.
Nhung ngồi ghé xuống một mép sập, bưng bát cơm ăn. Nàng thấy mọi người từ bà Án cho đến Hòa, không ai thật lòng yêu nàng, nhưng người nào cũng cố hết sức để nàng được yên thân, có lẽ vì thế nên Nhung có cái cảm tưởng rằng mình sống ở trong nhà như một cái bóng yên lặng, và đời nàng, nàng thấy nhạt nhẽo như miếng cơm trắng nàng đang nhai trong miệng.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!