Lạnh lùng - Phần III: Chương 6 (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
24/07/2019 21:34:11 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
122 lượt xem
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 7 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Đồng (Văn học trong nước)
- * Vua Ngô Quyền (Trần Quang Trường) (Văn học trong nước)
- * Lạnh lùng - Phần III: Chương 5 (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
Nhung uể oải lấy ít giấy má bỏ vào túi rồi nhìn quanh phòng một lượt. Biết rằng lần này đi không bao giờ trở về nữa mà cũng không mảy may cảm động phải rời bỏ chốn ăn nằm bây lâu, nàng hơi lấy làm lạ thấy lòng mình thản nhiên đến như vậy. Lúc đi chỉ có hai bàn tay không, nàng biết bấy lâu ở nhà chồng chỉ sống như một người ở gửi, mà đồ đạc bao nhiêu thứ, bây lâu nàng dùng không phải là đồ đạc của nàng.
Nhung mới nhất định về nói với mẹ để bỏ đi được nửa giờ đồng hồ. Việc đi, nàng biết là phải từ lâu, nếu nàng lấy chồng thì bao nhiêu những tội lỗi của nàng từ trước tới nay đều không còn là tội lỗi nữa. Nàng sẽ thoát được hẳn cái đời tốt đẹp giả dối để sống một đời bình thường, nhưng ngay thẳng.
Biết vậy nhưng lần lữa mãi, Nhung cũng chưa nói với bà Nghè. Nàng thương mẹ quá nên không biết đến bao giờ nàng mới đủ can đảm. Nàng cứ phải luôn luôn nhắc tới lời Nghĩa khuyên nàng:
- Em thương mẹ, nhưng em phải nhớ rằng chúng mình thương yêu nhau lẩn lút thế nào rồi cũng có người biết. Muốn giữ mãi tiếng tốt cho mẹ mà lại thành bị tiếng xấu không bao giờ rửa sạch. Như thế đâu phải là thương mẹ.
Mỗi lần nghĩ tới câu của Nghĩa thì một ý tưởng khác vụt ngay ra óc nàng:
- Nhưng sao không nghĩ đến cách: dừng yêu nhau nữa?
Rồi nàng lại tự hỏi:
- Nhưng một người đàn bà góa sao lại không được phép đi lấy chồng như một người con gái? Sao cứ phải ở vậy mới được tiếng thơm cho cha mẹ, cho gia đình?
Nghĩ vậy rồi Nhung lại như bao nhiêu lần trước không biết ngả về mặt nào. Càng nghĩ ngợi, càng đo đắn, Nhung lại càng không quyết định được. Đã bốn, năm lần như thế rồi.
Chiều hôm nay, tự nhiên Nhung thấy phải nói với mẹ, phải đi. Không như những lần trước băn khoăn mãi vẫn không có kết quả gì, lần này ý tưởng ấy nó đến một cách êm thắm bình thường, hình như một trái cây mưa gió mãi không rụng, đến lúc chín cứ tự nhiên rơi xuống đất, rơi trong lúc yên lặng nhất. Nàng với áo mặc thản nhiên như sắp đi chơi quanh trong làng. Nàng gọi Giao rồi dắt con ra vườn đi lững thững ngắm cây cối.
Trên hiên, Hòa đương ngồi khâu, Lịch đứng hên cạnh giơ tay làm hiệu gì gọi Giao. Lúc đó Nhung thấy Hòa và Lịch đối với nàng chỉ như hai người xa lạ, nàng bỏ đi không chút nhớ tiếc. Bà Án vừa đi chơi về, chạy bế Giao. Nhung lo lắng sợ bà Án bế con mình vào trong nhà, vì nàng đã quyết cùng đem con đi với mình.
Nàng cố lấy giọng tự nhiên:
- Giao xin phép bà đi chơi một lát rồi về kẻo tối.
Lúc nói nàng cúi mặt, rứt lá cây, chỉ sợ bà Án đọc rõ được trên mặt mình cái ý tưởng đi trốn. Bà Án đặt Giao xuống, Nhung xoa đầu con:
- Xin phép mẹ.
Câu ấy có lẽ là câu cuối cùng nói với mẹ chồng. Nàng thấy quả tim đập mạnh và hai tay run run.
Về đến nhà, khi bà Nghè mời ăn cơm, Nhung nhận ngay. Nàng bảo vú già sang nói với bà Án để khỏi đợi cơm. Tuy đã nhiều lần như vậy mà Nhung cũng nghĩ ngợi, ngập ngừng mãi mới dám bảo vú già. Ăn cơm xong, Nhung có ý lánh mặt bà Nghè. Trước khi thú tội, nàng không muốn nói chuyện với mẹ, sự xảy ra sự gì cản trở hay làm nàng mất can đảm.
Nằm với Giao trên phản cạnh giường bà Nghè, Nhung trằn trọc mãi không sao ngủ được. Mỗi lần bà Nghè thức giấc, Nhung toan sang bên giường mẹ, lại thôi, nàng vẫn nằm yên chờ đợi dịp tốt hơn. Đã quá nửa đêm, Nhung biết rằng nếu đêm nay không nói được với mẹ thì là hết, mai chắc nàng không còn đủ can đảm nữa.
Thấy tiếng két bên phản Nhung nằm, bà Nghè hỏi:
- Con thức đấy à? Dậy rót cho mẹ hớp nước.
Nhung xuống giường, ra bàn rót nước và rót một cách rất thong thả để lấy thì giờ nghĩ trước cách bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ xơi nước.
Nhung vén màn đưa chén nước cho bà Nghè rồi ngồi xuống cạnh giường đợi. Bà Nghè đưa cho nàng cái cối trâu nói:
- Con giã hộ. Tao mỏi tay quá... độ này trong người yếu, giã chưa giập miếng trầu đã mỏi rời cả cánh tay.
Nhung lấy que giã ấn mạnh xuống cối. Đôi mắt nhìn mẹ, nàng luống cuống không biết có nên nói không. Nàng giơ tay vặn nhỏ đèn cho khỏi nhìn thấy nét mặt bà Nghè.
- Con đã ngủ được tí nào chưa?
- Thưa mẹ chưa?
Nhung kéo hai chân lên giường, cài màn lại cẩn thận. Nàng ngồi gần lại bà Nghè sẽ hỏi:
- Thưa mẹ ở ngoài nhà có ai nằm không?
- Không, u già nằm ở dưới bếp. Có chuyện gì thế?
- Câu chuyện con nói với mẹ đây, con không muốn ai nghe thấy.
Nàng nói luôn để cho bà Nghè biết ngay là câu chuyện gì và nhất là để nàng không có thể lùi được nữa.
- Mẹ còn nhớ ông Nghĩa. Hôm nay con về đây xin phép mẹ ở hẳn ở nhà. Xin mẹ thương con để tâm nghe, con đã khổ sở hơn một năm nay, giờ mới dám thưa với mẹ...
Nàng nghẹn ngào không nói được nữa, cúi đầu xuống. Trong phòng yên lặng chỉ còn tiếng que chạm vào cối trầu. Một lúc lâu có tiếng bà Nghè thong thả nói:
- Thế ra hôm nay cô về xin phép tôi đi lấy chồng?
Nhung thấy bà Nghè nói câu đó bằng một giọng nửa mỉa mai nửa đau đớn như khi nói chuyện về Phương hồi năm ngoái. Nàng đã biết rằng bà Nghè không thể nào hiểu được thấu hết cái khổ của nàng cũng như trước kia không hiểu được Phương.
- Thưa mẹ, bổn phận con, con phải nói. Giấu mẹ mới có lỗi. Con khổ lắm. Con biết là không thể nào ở vậy suốt đời được. Nói với mẹ để tùy mẹ định liệu cho con hơn là làm liều để tiếng xấu lây đến cha mẹ.
- Thế cô tưởng đi lấy ông giáo Nghĩa, một người đã ở dạy học ở nhà chồng mình hơn một năm trời, không là tiếng xấu sao? Không hiểu sao con độ này lại đổi tính đổi nết chóng như thế?
Yên lặng một lúc rồi bà đau đớn bảo Nhung:
- Thế ra bấy lâu tôi vẫn tưởng cô đứng đắn, có ngờ đâu cô cũng như con Phương, cá mè một lứa cả. Thực là con giết mẹ.
Thấy bà Nghè khóc nức nở. Nàng lo lắng. Nàng cầm lấy tay mẹ vội nói:
- Xin mẹ nghe con. Mẹ đừng khóc lỡ ai biết thì sao.
Bà Nghè ý chừng cũng sợ vậy nên ngừng ngay lại. Nhung vì thấy mẹ khóc, trong lòng tự nhiên thổn thức, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má. Nàng rút khăn lau thầm không muốn cho mẹ biết. Nàng nhất định không để lòng mình cảm động, nàng nói luôn:
- Thưa mẹ, con vẫn định tái giá đã lâu. Vì con chưa tìm được ai vừa ý, nên chưa nói với mẹ. Cha mẹ bằng lòng, có cưới xin cẩn thận, con tưởng lấy chồng một cách chính dính như vậy, có gì là làm xấu đến gia phong. Mẹ chỉ thương con, mẹ bằng lòng cho một tiếng..
- Cô muốn lấy ai thì lấy. Cô cần gì phải tôi bằng lòng hay không bằng lòng. Nhưng nếu cô biết thương thì cô đã chẳng nghĩ như thế. Cô đã nghĩ đến mẹ cô, đến nhà cô.... Cô muốn cho tôi còn sống khỏi ngượng mặt với trong họ, ngoài làng. Nếu cô đã muốn lấy chồng thì cái đó tùy... Cho phép lấy ông giáo thì tôi không bao giờ cho phép. Cô đã hỏi thì tôi cho cô biết vậy.
Nói xong, bà lại nức nở khóc. Nhung ngồi bó gối nhìn ngọn đèn leo lét. Nàng biết rằng mẹ không thuận thì thế nào nàng cũng liều, và sáng mai nàng cũng bế con đi, không cần gì nữa.
Nàng buột miệng nói:
- Con có quyền đi lấy chồng.
- Tôi vẫn biết.
- Thưa mẹ, trong bao lâu con đã cố giữ tiếng. Con thưa với mẹ biết cũng là để khỏi làm cho mẹ phiền lòng về sau. Chứ con, con đã nhất định rồi. Thầy mẹ không cho lấy, thì con sẽ trốn đi. Chúng con sẽ cưới xin cẩn thận rồi đi cho khuất mắt thầy mẹ. Tiếng xấu ấy thầy mẹ phải chịu lấy.
Bà Nghè ngắt lời:
- Ra cô định làm thế?
- Con có muốn thế đâu. Nhưng...
Nàng toan cho mẹ biết rằng nàng nàng đã phải lòng Nghĩa từ hồi Nghĩa còn dạy học ở nhà bà Án và kể cho mẹ nghe những nỗi băn khoăn của nàng, trong hơn một năm nay. Nàng vụt nghĩ ra một cách để bắt buộc mẹ phải bằng lòng, là nói dối rằng đã có thai với Nghĩa, muốn tránh một tiếng xấu to, tất mẹ nàng phải đành chịu nhận lấy tiếng xấu nhỏ. Nghĩ vậy nhưng thương mẹ quá, Nhung không nỡ. Mẹ nàng không còn sống được bao lâu nữa, mẹ nàng đã đau khổ nhiều về Phương nay lại đến lượt nàng, có hai cô con gái đều hỏng cả. Nhất là nàng, mà mẹ tin cẩn xưa nay vẫn giúp cho mẹ nàng giữ bến được tiếng thơm là một nhà gia giáo nhất vùng. Nhung bắt đầu hối hận rằng đã nói với mẹ. Mỗi một tiếng nức nở của bà Nghè lại làm Nhung trông thấy rõ nỗi đau khổ của bà: có hai người con ngoan đều đã lăng loàn vượt ra ngoài gia pháp.
- Con khổ lắm. Con cũng nghĩ thương mẹ cho nên mãi bây giờ con mới nói với mẹ. Nhưng biết làm thế nào... Tiếng tốt của con... nhưng nếu mẹ biết rõ thì mẹ sẽ hiểu. Thà rằng để cho mọi người biết cái xấu của mình, còn hơn là xấu thật mà đánh lừa người ta. Con không muốn thế nữa. Không gì khổ bằng sống mãi trong sự giả dối...
Nghĩ lại thấy mình đã tự nhiên có ý muốn kể lể với mẹ cái tình uẩn khúc của mình để làm mẹ đau lòng vô ích. Nhung ngừng bặt. Lúc đó nàng lưỡng lự không biết rồi sẽ xử trí ra sao. Óc nàng rối loạn. Nàng ngập ngừng nói như là để mình tự hỏi mình:
- Nhưng biết làm thế nào bây giờ...
Nàng đau đớn thầm nhắc lại cái ý tưởng hy sinh vì mẹ.
- Hay là ta hãy đợi cho đến khi mẹ ta qua đời...
Khổ đến nỗi phải mong mẹ chết!
Thấy Giao khóc, nàng bế con sang, rồi ẵm con trong lòng, ru ngủ. Tiếng hát ru khe khẽ lẫn với tiếng con mối kêu trên mái nhà gợi Nhung nhớ đến hồi thơ ấu. Nàng tưởng như còn nghe thấy văng vẳng bên tai tiếng mẹ nàng hát ru nàng ngủ. Nàng còn nhớ lại cả câu thơ đầu trong truyện Phật Bà Quan Âm mẹ nàng vẫn thường hát theo câu đó để ru con:
- Chân như đạo Phật rất mầu.
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân.
Bà Nghè giọng đầy nước mắt, bảo Nhung:
- Con đặt nó xuống đây.
Nhung nói:
- Để lát nữa, cháu chưa ngủ say.
Nhờ có đứa bé, hai mẹ con nhãng được câu chuyện buồn trong một lúc.
- Nhung ơi.
Thấy mẹ gọi mình bằng tên tục, Nhung rùng mình vì tự nhiên nàng nhớ đến những khi có người ngất đi réo tên tục để gọi cho tỉnh.
- Con phải nghĩ lại thương mẹ và thương thằng Giao nó còn bé nhỏ. Con nỡ nào đầy đọa nó như thế, nó đã tội tình gì cho cam. Bao nhiêu người khổ vì con... lại còn thầy nữa. Thầy đã già yếu lắm. Thầy mà biết tin này thì thầy chết mất Nhung ạ.
Nhung ngồi yên lặng nghe mẹ nói. Ánh nhạc nhẽo của mặt trăng hạ tuần in mờ mờ hàng chấn song xuống góc nhà. Nhung nhớ lại những đêm ngồi ở cửa sổ đợi trăng lặn để ra vườn với Nghĩa. Nàng không thấy việc trốn đi là cần kíp nữa. Nàng tự nhủ:
- Bấy lâu lẩn lút được thì sao không đợi được ít lâu nữa.
Nàng không nghĩ đến bỏ hẳn Nghĩa, mà chỉ nghĩ tìm cách nào cho ổn thỏa nhất. Tiếng bà Nghè vẫn đều đều lọt và tai nàng:
- Con không biết, chứ tiếng con to lắm. Không phải mẹ không biết thương con, nhưng người ta ở đời không gì quý hơn là tiếng thơm. Mẹ không nỡ nào để con trong một lúc dại dột mà làm mất cả công trình của con, của thầy mẹ dạy dỗ con.
Ánh trăng chiếu lọt vào giường, làm lấp lánh mấy sợi tóc trên vành khăn bà Nghè. Nhung lại nhìn rõ nét mặt mẹ và động lòng thương. Nàng nói để an ủi mẹ:
- Vì con vẫn biết thế nên con phải nói ngầm với mẹ, có dám để ai biết đâu. Mẹ con bên nhà cũng không nghi ngờ một tí gì cả. Xin mẹ chớ vội lo. Câu chuyện này chỉ có con với mẹ biết mà thôi.
Bà Nghè xổ tóc quấn lại khăn. Nhung nhìn thấy rõ vẻ vui mừng lộ trên nét mặt mẹ. Thấy Giao vừa thức dậy mở mắt nhìn ngơ ngác, Nhung vội lau nước mắt và bế con quay mặt ra phía ngoài cho nó khỏi biết là bà Nghè khóc, nàng nói với mẹ:
- Xin mẹ đừng lo phiền... Con sẽ xin tuân theo lời mẹ dặn. Mẹ đừng lo, con đã nói, thế nào con cũng xin giữ lời hứa.
Nàng bế con đứng dậy.
- Thôi, sang phản để yên bà ngủ, chú Giao nhé!
Nàng nghĩ thầm:
- Thế là đâu vẫn hoàn đấy.
Nhưng nàng thấy trong lòng nhẹ nhõm. Có lẽ từ nay nàng không áy náy nữa.
o O o
Sáng hôm sau, Nhung dậy muộn. Ông Nghè bà Nghè đương ngồi uống nước ở trên sập. Quanh một mâm cháo nóng hơi nghi ngút, mấy đứa cháu nàng quây quần ngồi ăn. Bà Nghè âu yếm bảo Nhung:
- Con ăn bát cháo nóng cho tỉnh.
Nhung lấy thau ra bể nước. Con chó bông già nằm trên bực gạch, quay lại nhìn Nhung bằng hai con mắt, đầy rử. Biết là người quen, nó lại đặt đầu xuống hai chân rồi từ từ nhắm mắt lại. Nhung múc nước rửa mặt, nước mưa mát làm nàng tỉnh hẳn và có cảm tưởng rằng câu chuyện nói với mẹ đêm qua chỉ là một câu chuyện trong giấc mộng. Cảnh đời yên ổn ngày thường lại hiện ra trước mắt nàng. Nàng nghĩ giá có nhất định đi thì lúc này cũng hết cả nhất định, tự nhiên, không cái gì bắt buộc, nàng nỡ nào làm tan một cảnh gia đình êm ấm như thế kia, làm náo động đến cái cảnh già của cha mẹ nàng đầu tóc đã bạc phơ, chỉ còn mong sống được ngày nào hay ngày ấy.
Ăn cháo xong, Nhung xin phép cha mẹ dắt con về. Tới nhà cũng như mọi lần bà Án hỏi Nhung:
- Ông bà bên nhà vẫn được mạnh?
Nhung đáp:
- Thầy con hơi mệt, nhưng sáng ngày đã đỡ nhiều.
Nàng về phòng. Cái gối của nàng và chiếc quạt vứt ở góc giường hôm qua vẫn còn nguyên chỗ cũ.
Nhung mới nhất định về nói với mẹ để bỏ đi được nửa giờ đồng hồ. Việc đi, nàng biết là phải từ lâu, nếu nàng lấy chồng thì bao nhiêu những tội lỗi của nàng từ trước tới nay đều không còn là tội lỗi nữa. Nàng sẽ thoát được hẳn cái đời tốt đẹp giả dối để sống một đời bình thường, nhưng ngay thẳng.
Biết vậy nhưng lần lữa mãi, Nhung cũng chưa nói với bà Nghè. Nàng thương mẹ quá nên không biết đến bao giờ nàng mới đủ can đảm. Nàng cứ phải luôn luôn nhắc tới lời Nghĩa khuyên nàng:
- Em thương mẹ, nhưng em phải nhớ rằng chúng mình thương yêu nhau lẩn lút thế nào rồi cũng có người biết. Muốn giữ mãi tiếng tốt cho mẹ mà lại thành bị tiếng xấu không bao giờ rửa sạch. Như thế đâu phải là thương mẹ.
Mỗi lần nghĩ tới câu của Nghĩa thì một ý tưởng khác vụt ngay ra óc nàng:
- Nhưng sao không nghĩ đến cách: dừng yêu nhau nữa?
Rồi nàng lại tự hỏi:
- Nhưng một người đàn bà góa sao lại không được phép đi lấy chồng như một người con gái? Sao cứ phải ở vậy mới được tiếng thơm cho cha mẹ, cho gia đình?
Nghĩ vậy rồi Nhung lại như bao nhiêu lần trước không biết ngả về mặt nào. Càng nghĩ ngợi, càng đo đắn, Nhung lại càng không quyết định được. Đã bốn, năm lần như thế rồi.
Chiều hôm nay, tự nhiên Nhung thấy phải nói với mẹ, phải đi. Không như những lần trước băn khoăn mãi vẫn không có kết quả gì, lần này ý tưởng ấy nó đến một cách êm thắm bình thường, hình như một trái cây mưa gió mãi không rụng, đến lúc chín cứ tự nhiên rơi xuống đất, rơi trong lúc yên lặng nhất. Nàng với áo mặc thản nhiên như sắp đi chơi quanh trong làng. Nàng gọi Giao rồi dắt con ra vườn đi lững thững ngắm cây cối.
Trên hiên, Hòa đương ngồi khâu, Lịch đứng hên cạnh giơ tay làm hiệu gì gọi Giao. Lúc đó Nhung thấy Hòa và Lịch đối với nàng chỉ như hai người xa lạ, nàng bỏ đi không chút nhớ tiếc. Bà Án vừa đi chơi về, chạy bế Giao. Nhung lo lắng sợ bà Án bế con mình vào trong nhà, vì nàng đã quyết cùng đem con đi với mình.
Nàng cố lấy giọng tự nhiên:
- Giao xin phép bà đi chơi một lát rồi về kẻo tối.
Lúc nói nàng cúi mặt, rứt lá cây, chỉ sợ bà Án đọc rõ được trên mặt mình cái ý tưởng đi trốn. Bà Án đặt Giao xuống, Nhung xoa đầu con:
- Xin phép mẹ.
Câu ấy có lẽ là câu cuối cùng nói với mẹ chồng. Nàng thấy quả tim đập mạnh và hai tay run run.
Về đến nhà, khi bà Nghè mời ăn cơm, Nhung nhận ngay. Nàng bảo vú già sang nói với bà Án để khỏi đợi cơm. Tuy đã nhiều lần như vậy mà Nhung cũng nghĩ ngợi, ngập ngừng mãi mới dám bảo vú già. Ăn cơm xong, Nhung có ý lánh mặt bà Nghè. Trước khi thú tội, nàng không muốn nói chuyện với mẹ, sự xảy ra sự gì cản trở hay làm nàng mất can đảm.
Nằm với Giao trên phản cạnh giường bà Nghè, Nhung trằn trọc mãi không sao ngủ được. Mỗi lần bà Nghè thức giấc, Nhung toan sang bên giường mẹ, lại thôi, nàng vẫn nằm yên chờ đợi dịp tốt hơn. Đã quá nửa đêm, Nhung biết rằng nếu đêm nay không nói được với mẹ thì là hết, mai chắc nàng không còn đủ can đảm nữa.
Thấy tiếng két bên phản Nhung nằm, bà Nghè hỏi:
- Con thức đấy à? Dậy rót cho mẹ hớp nước.
Nhung xuống giường, ra bàn rót nước và rót một cách rất thong thả để lấy thì giờ nghĩ trước cách bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ xơi nước.
Nhung vén màn đưa chén nước cho bà Nghè rồi ngồi xuống cạnh giường đợi. Bà Nghè đưa cho nàng cái cối trâu nói:
- Con giã hộ. Tao mỏi tay quá... độ này trong người yếu, giã chưa giập miếng trầu đã mỏi rời cả cánh tay.
Nhung lấy que giã ấn mạnh xuống cối. Đôi mắt nhìn mẹ, nàng luống cuống không biết có nên nói không. Nàng giơ tay vặn nhỏ đèn cho khỏi nhìn thấy nét mặt bà Nghè.
- Con đã ngủ được tí nào chưa?
- Thưa mẹ chưa?
Nhung kéo hai chân lên giường, cài màn lại cẩn thận. Nàng ngồi gần lại bà Nghè sẽ hỏi:
- Thưa mẹ ở ngoài nhà có ai nằm không?
- Không, u già nằm ở dưới bếp. Có chuyện gì thế?
- Câu chuyện con nói với mẹ đây, con không muốn ai nghe thấy.
Nàng nói luôn để cho bà Nghè biết ngay là câu chuyện gì và nhất là để nàng không có thể lùi được nữa.
- Mẹ còn nhớ ông Nghĩa. Hôm nay con về đây xin phép mẹ ở hẳn ở nhà. Xin mẹ thương con để tâm nghe, con đã khổ sở hơn một năm nay, giờ mới dám thưa với mẹ...
Nàng nghẹn ngào không nói được nữa, cúi đầu xuống. Trong phòng yên lặng chỉ còn tiếng que chạm vào cối trầu. Một lúc lâu có tiếng bà Nghè thong thả nói:
- Thế ra hôm nay cô về xin phép tôi đi lấy chồng?
Nhung thấy bà Nghè nói câu đó bằng một giọng nửa mỉa mai nửa đau đớn như khi nói chuyện về Phương hồi năm ngoái. Nàng đã biết rằng bà Nghè không thể nào hiểu được thấu hết cái khổ của nàng cũng như trước kia không hiểu được Phương.
- Thưa mẹ, bổn phận con, con phải nói. Giấu mẹ mới có lỗi. Con khổ lắm. Con biết là không thể nào ở vậy suốt đời được. Nói với mẹ để tùy mẹ định liệu cho con hơn là làm liều để tiếng xấu lây đến cha mẹ.
- Thế cô tưởng đi lấy ông giáo Nghĩa, một người đã ở dạy học ở nhà chồng mình hơn một năm trời, không là tiếng xấu sao? Không hiểu sao con độ này lại đổi tính đổi nết chóng như thế?
Yên lặng một lúc rồi bà đau đớn bảo Nhung:
- Thế ra bấy lâu tôi vẫn tưởng cô đứng đắn, có ngờ đâu cô cũng như con Phương, cá mè một lứa cả. Thực là con giết mẹ.
Thấy bà Nghè khóc nức nở. Nàng lo lắng. Nàng cầm lấy tay mẹ vội nói:
- Xin mẹ nghe con. Mẹ đừng khóc lỡ ai biết thì sao.
Bà Nghè ý chừng cũng sợ vậy nên ngừng ngay lại. Nhung vì thấy mẹ khóc, trong lòng tự nhiên thổn thức, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má. Nàng rút khăn lau thầm không muốn cho mẹ biết. Nàng nhất định không để lòng mình cảm động, nàng nói luôn:
- Thưa mẹ, con vẫn định tái giá đã lâu. Vì con chưa tìm được ai vừa ý, nên chưa nói với mẹ. Cha mẹ bằng lòng, có cưới xin cẩn thận, con tưởng lấy chồng một cách chính dính như vậy, có gì là làm xấu đến gia phong. Mẹ chỉ thương con, mẹ bằng lòng cho một tiếng..
- Cô muốn lấy ai thì lấy. Cô cần gì phải tôi bằng lòng hay không bằng lòng. Nhưng nếu cô biết thương thì cô đã chẳng nghĩ như thế. Cô đã nghĩ đến mẹ cô, đến nhà cô.... Cô muốn cho tôi còn sống khỏi ngượng mặt với trong họ, ngoài làng. Nếu cô đã muốn lấy chồng thì cái đó tùy... Cho phép lấy ông giáo thì tôi không bao giờ cho phép. Cô đã hỏi thì tôi cho cô biết vậy.
Nói xong, bà lại nức nở khóc. Nhung ngồi bó gối nhìn ngọn đèn leo lét. Nàng biết rằng mẹ không thuận thì thế nào nàng cũng liều, và sáng mai nàng cũng bế con đi, không cần gì nữa.
Nàng buột miệng nói:
- Con có quyền đi lấy chồng.
- Tôi vẫn biết.
- Thưa mẹ, trong bao lâu con đã cố giữ tiếng. Con thưa với mẹ biết cũng là để khỏi làm cho mẹ phiền lòng về sau. Chứ con, con đã nhất định rồi. Thầy mẹ không cho lấy, thì con sẽ trốn đi. Chúng con sẽ cưới xin cẩn thận rồi đi cho khuất mắt thầy mẹ. Tiếng xấu ấy thầy mẹ phải chịu lấy.
Bà Nghè ngắt lời:
- Ra cô định làm thế?
- Con có muốn thế đâu. Nhưng...
Nàng toan cho mẹ biết rằng nàng nàng đã phải lòng Nghĩa từ hồi Nghĩa còn dạy học ở nhà bà Án và kể cho mẹ nghe những nỗi băn khoăn của nàng, trong hơn một năm nay. Nàng vụt nghĩ ra một cách để bắt buộc mẹ phải bằng lòng, là nói dối rằng đã có thai với Nghĩa, muốn tránh một tiếng xấu to, tất mẹ nàng phải đành chịu nhận lấy tiếng xấu nhỏ. Nghĩ vậy nhưng thương mẹ quá, Nhung không nỡ. Mẹ nàng không còn sống được bao lâu nữa, mẹ nàng đã đau khổ nhiều về Phương nay lại đến lượt nàng, có hai cô con gái đều hỏng cả. Nhất là nàng, mà mẹ tin cẩn xưa nay vẫn giúp cho mẹ nàng giữ bến được tiếng thơm là một nhà gia giáo nhất vùng. Nhung bắt đầu hối hận rằng đã nói với mẹ. Mỗi một tiếng nức nở của bà Nghè lại làm Nhung trông thấy rõ nỗi đau khổ của bà: có hai người con ngoan đều đã lăng loàn vượt ra ngoài gia pháp.
- Con khổ lắm. Con cũng nghĩ thương mẹ cho nên mãi bây giờ con mới nói với mẹ. Nhưng biết làm thế nào... Tiếng tốt của con... nhưng nếu mẹ biết rõ thì mẹ sẽ hiểu. Thà rằng để cho mọi người biết cái xấu của mình, còn hơn là xấu thật mà đánh lừa người ta. Con không muốn thế nữa. Không gì khổ bằng sống mãi trong sự giả dối...
Nghĩ lại thấy mình đã tự nhiên có ý muốn kể lể với mẹ cái tình uẩn khúc của mình để làm mẹ đau lòng vô ích. Nhung ngừng bặt. Lúc đó nàng lưỡng lự không biết rồi sẽ xử trí ra sao. Óc nàng rối loạn. Nàng ngập ngừng nói như là để mình tự hỏi mình:
- Nhưng biết làm thế nào bây giờ...
Nàng đau đớn thầm nhắc lại cái ý tưởng hy sinh vì mẹ.
- Hay là ta hãy đợi cho đến khi mẹ ta qua đời...
Khổ đến nỗi phải mong mẹ chết!
Thấy Giao khóc, nàng bế con sang, rồi ẵm con trong lòng, ru ngủ. Tiếng hát ru khe khẽ lẫn với tiếng con mối kêu trên mái nhà gợi Nhung nhớ đến hồi thơ ấu. Nàng tưởng như còn nghe thấy văng vẳng bên tai tiếng mẹ nàng hát ru nàng ngủ. Nàng còn nhớ lại cả câu thơ đầu trong truyện Phật Bà Quan Âm mẹ nàng vẫn thường hát theo câu đó để ru con:
- Chân như đạo Phật rất mầu.
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân.
Bà Nghè giọng đầy nước mắt, bảo Nhung:
- Con đặt nó xuống đây.
Nhung nói:
- Để lát nữa, cháu chưa ngủ say.
Nhờ có đứa bé, hai mẹ con nhãng được câu chuyện buồn trong một lúc.
- Nhung ơi.
Thấy mẹ gọi mình bằng tên tục, Nhung rùng mình vì tự nhiên nàng nhớ đến những khi có người ngất đi réo tên tục để gọi cho tỉnh.
- Con phải nghĩ lại thương mẹ và thương thằng Giao nó còn bé nhỏ. Con nỡ nào đầy đọa nó như thế, nó đã tội tình gì cho cam. Bao nhiêu người khổ vì con... lại còn thầy nữa. Thầy đã già yếu lắm. Thầy mà biết tin này thì thầy chết mất Nhung ạ.
Nhung ngồi yên lặng nghe mẹ nói. Ánh nhạc nhẽo của mặt trăng hạ tuần in mờ mờ hàng chấn song xuống góc nhà. Nhung nhớ lại những đêm ngồi ở cửa sổ đợi trăng lặn để ra vườn với Nghĩa. Nàng không thấy việc trốn đi là cần kíp nữa. Nàng tự nhủ:
- Bấy lâu lẩn lút được thì sao không đợi được ít lâu nữa.
Nàng không nghĩ đến bỏ hẳn Nghĩa, mà chỉ nghĩ tìm cách nào cho ổn thỏa nhất. Tiếng bà Nghè vẫn đều đều lọt và tai nàng:
- Con không biết, chứ tiếng con to lắm. Không phải mẹ không biết thương con, nhưng người ta ở đời không gì quý hơn là tiếng thơm. Mẹ không nỡ nào để con trong một lúc dại dột mà làm mất cả công trình của con, của thầy mẹ dạy dỗ con.
Ánh trăng chiếu lọt vào giường, làm lấp lánh mấy sợi tóc trên vành khăn bà Nghè. Nhung lại nhìn rõ nét mặt mẹ và động lòng thương. Nàng nói để an ủi mẹ:
- Vì con vẫn biết thế nên con phải nói ngầm với mẹ, có dám để ai biết đâu. Mẹ con bên nhà cũng không nghi ngờ một tí gì cả. Xin mẹ chớ vội lo. Câu chuyện này chỉ có con với mẹ biết mà thôi.
Bà Nghè xổ tóc quấn lại khăn. Nhung nhìn thấy rõ vẻ vui mừng lộ trên nét mặt mẹ. Thấy Giao vừa thức dậy mở mắt nhìn ngơ ngác, Nhung vội lau nước mắt và bế con quay mặt ra phía ngoài cho nó khỏi biết là bà Nghè khóc, nàng nói với mẹ:
- Xin mẹ đừng lo phiền... Con sẽ xin tuân theo lời mẹ dặn. Mẹ đừng lo, con đã nói, thế nào con cũng xin giữ lời hứa.
Nàng bế con đứng dậy.
- Thôi, sang phản để yên bà ngủ, chú Giao nhé!
Nàng nghĩ thầm:
- Thế là đâu vẫn hoàn đấy.
Nhưng nàng thấy trong lòng nhẹ nhõm. Có lẽ từ nay nàng không áy náy nữa.
o O o
Sáng hôm sau, Nhung dậy muộn. Ông Nghè bà Nghè đương ngồi uống nước ở trên sập. Quanh một mâm cháo nóng hơi nghi ngút, mấy đứa cháu nàng quây quần ngồi ăn. Bà Nghè âu yếm bảo Nhung:
- Con ăn bát cháo nóng cho tỉnh.
Nhung lấy thau ra bể nước. Con chó bông già nằm trên bực gạch, quay lại nhìn Nhung bằng hai con mắt, đầy rử. Biết là người quen, nó lại đặt đầu xuống hai chân rồi từ từ nhắm mắt lại. Nhung múc nước rửa mặt, nước mưa mát làm nàng tỉnh hẳn và có cảm tưởng rằng câu chuyện nói với mẹ đêm qua chỉ là một câu chuyện trong giấc mộng. Cảnh đời yên ổn ngày thường lại hiện ra trước mắt nàng. Nàng nghĩ giá có nhất định đi thì lúc này cũng hết cả nhất định, tự nhiên, không cái gì bắt buộc, nàng nỡ nào làm tan một cảnh gia đình êm ấm như thế kia, làm náo động đến cái cảnh già của cha mẹ nàng đầu tóc đã bạc phơ, chỉ còn mong sống được ngày nào hay ngày ấy.
Ăn cháo xong, Nhung xin phép cha mẹ dắt con về. Tới nhà cũng như mọi lần bà Án hỏi Nhung:
- Ông bà bên nhà vẫn được mạnh?
Nhung đáp:
- Thầy con hơi mệt, nhưng sáng ngày đã đỡ nhiều.
Nàng về phòng. Cái gối của nàng và chiếc quạt vứt ở góc giường hôm qua vẫn còn nguyên chỗ cũ.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!