Xóm cầu mới - Chương 10: Ông giáo Đông bắt ruồi (Nhất Linh)
Phương Như | Chat Online | |
26/07/2019 09:55:08 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
86 lượt xem
- * Xóm cầu mới - Chương 11: Sáng ngày trước khi đi câu tôm, Tý bảo Bé: (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Xóm cầu mới - Chương 12: Siêu thu xếp xong mọi việc (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Xóm cầu mới - Chương 9: Buổi sáng đầu tiên ở nhà quê (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
- * Xóm cầu mới - Chương 8: Siêu đến xóm (Nhất Linh) (Văn học trong nước)
Cụ Án nghiêng người nhấc cái vung nồi cá kho dứa đặt trên cái hoả lò con nhìn vào trong nồi và hít mũi mấy cái. Lứa cá kho này cụ thấy ngon hơn mọi lần. Trong đời cụ, cụ chỉ thích nhất ăn cá kho dứa, mùa nào không có dứa tươi thì cụ nấu cá với dứa hộp và Hải đi Hà Nội mua đạn bao giờ cũng nhớ mua mấy hộp dứa biếu cụ. Độ trước khi cụ Án ông còn sống bắt cụ rời nhà quê lên ở trên tỉnh, cụ được nếm đủ các thứ sơn hào hải vị nhưng cá kho dứa cụ vẫn thấy ngon nhất. Cá kho ăn lại đỡ tốn, mỗi miếng cá bé tí cũng ăn được bao nhiêu là cơm. Vì thế hễ cứ lần nào có người biếu thì cụ lại có nồi cá kho. Biết tính cụ nên có ai biếu cụ là biếu cá và phải là cá còn tươi nguyên. Cụ tự tay kho lấy và kho xong thì cụ treo ngay trên giường cụ ngồi, vừa tầm tay với.
Cụ đậy vung nồi và tay lại cầm lấy cái que đập ruồi. Chỉ trừ lúc giã trầu ở cối, còn thì lúc nào tay cụ cũng cầm que đập ruồi. Cụ ghét và sợ ruồi lắm. Nhưng ở chung quanh chỗ cụ ngồi thì lại có đủ các thứ để nhử ruồi đến thật nhiều; ngoài nồi cá, lại có những sâu cá mắm, những chai mật ong và những quả chuối bao giờ cũng chín đen chín nát. Vì cụ bại một chân đi phải chống nạng nên ít khi cụ đi lại. Giang sơn cụ và cả đời cụ vì thế thu hẹp trong phạm vội cái giường cụ ngồi. Tất cả những thứ gì cụ cần dùng đều để ở trên giường và ở cái tủ chè cạnh giường. Chỉ trừ có số tiền cụ để dành được là cụ giấu ở chỗ khác.
Vì cụ không đi lại được nên chỉ đánh được những con ruồi ở trên giường. Để bắt ruồi chung quanh giường cụ nuôi cò ruồi, nhưng con cò không được bắt ruồi trên giường. Có con ruồi nào vừa bay đến đậu trên chiếu mà con cò định mổ thì cụ đã nhanh tay đập tranh trước; đập xong cụ hất ruồi xuống đất cho cò ăn. Lần nào con cò nhanh hơn mổ cướp của cụ một con ruồi trên chiếu là cụ lấy cán que đập ruồi đập vào đầu con cò một cái để phạt nó hỗn. Có một con cò lâu dần hiểu được chỗ đó nên không bao giờ mổ tranh ruồi của cụ; cụ thích lắm và khoe với tất cả mọi người, nhưng sau con ấy bị chó cắn chết mất.
Gian nhà cụ ngồi thành thử chia ra ba từng rõ rệt. Từng trên là cái giá treo đựng các thức ăn; từng giữa là cái giường cụ với đủ các thứ đồ dùng như ống nhổ, ống vôi, hoả lò, than củi, ấm nước, chăn gối; từng dưới cùng là cái nền nhà trống không với một con cò ung dung đi qua đi lại.
Mùa đông ít ruồi, nên con cò đứng yên lặng đầu đặt trên cánh thiu thiu ngủ dưới nắng ở chỗ bực cửa. Cụ Án đưa mắt tìm nhưng không thấy một con ruồi nào, thấy có con nhện con, cụ đập nó một cái và hất xuống đất. Con cò nghe tiếng đập, mở mắt, nghếch mỏ nhìn vào rồi lại đặt đầu trên cánh nhắm mắt ngủ. Cả cái ấp rộng, không có một tiếng động. Hai vợ chồng Hải hôm ấy sang bên Bằng thăm một người anh cả và cho cả hai đứa con đi. Bác Huệ làm vườn thì ra bới khoai ở đâu phía sông.
Cụ Án bỗng lắng tai nghe. Hình như có tiếng người gọi cổng. Tiếng gọi lần thứ hai to hơn; gọi tên bác Huệ nhưng tiếng người thì lại là tiếng người lạ, chưa từng nghe thấy lần nào. Cụ Án đã gần bẩy mươi tuổi nhưng tai cụ còn sáng lắm. Chỉ nghe tiếng gọi cũng biết được người gọi cổng là ai và ít khi cụ lầm. Lần này cụ gọi bác Huệ đến, dặn cẩn thận xem đích xác là ai và báo cụ trước rồi mới được mở cổng. Cụ nghĩ đến số bạc để dành của cụ. Nhà có súng nhưng Hải hôm nay lại đi vắng cụ cần đề phòng.
Một lúc bác Huệ vào trình:
"Bẩm cụ lớn, cậu giáo Đông ạ".
"Cậu giáo Đông nào?"
"Bẩm cụ lớn, cậu giáo Đông, con cụ trợ tá Tiên Yên. Hồi cụ lớn nhà ngồi ở phủ Tiên Yên thì cụ thân sinh ra cậu giáo làm trợ tá. Cậu ấy lúc đó còn bé nhưng con cũng còn nhớ mặt".
Sự thực bác Huệ không nhớ được mặt vì ông giáo Đông không bao giờ là con ông trợ tá Tiên Yên cả. Cụ Án hết lo ngại:
"Mời ông ấy vào".
Bác Huệ mở cổng, nhìn Đông từ đầu đến chân:
"Giá đi ngoài phố gặp cậu thì cháu quả không sao nhận ra được. Cậu nói tên ra, cháu nhớ lại rõ lắm".
Bác Huệ khép cửa rồi cuống quít đưa ông giáo Đông vào. Bác mừng lắm vì bất cứ một sự gì có liên quan đến đời bác lúc đi hầu cụ Án ở các huyện phủ cũng làm bác vui sướng như được sống cái thời vinh quang đã qua.
"Bẩm cậu, quan lớn Trợ nhà ta..."
Đông vội vàng đáp:
"Thầy tôi đã mất".
Nói thế, nét mặt Đông cũng buồn hiu như là cha mình chết thật rồi. Bác Huệ thấy câu hỏi của mình làm Đông buồn vội nói sang chuyện khác:
"Bẩm cậu, thuở bé cậu hay sang bên vườn hái lựu lắm".
"Bây giờ tôi cũng vẫn còn thích ăn lựu như thuở bé".
Đông nghĩ cần phải lấy lòng bác Huệ:
"Bác trẻ lâu nhỉ. Tôi trông bác vẫn y nguyên như ngày trước".
Vào đến nhà, Đông đi thẳng đến chỗ cụ Án ngồi, hai tay giơ ra đằng trước, tươi cười nói:
"Bác còn nhớ cháu không? Cháu trông bác vẫn thế, chỉ khác cái tóc bạc. Cháu về đây mấy tháng mà đến hôm qua mới biết bác là bác Án Tiên Yên. Cháu mừng quá vội vào thăm bác".
Cụ Án thì không nhớ lại một tí gì, cả đến ông Trợ Tiên Yên cụ cũng không nhớ là ai và nếu có ông Trợ Tiên Yên thì cụ có được nhìn mặt ông ta hay không cụ cũng không biết. Cụ mời:
"Ông ngồi đây".
Đông thân mật ngồi ngay xuống giường. Mắt chàng đưa nhìn nải chuối treo trên giá.
"Bây giờ bác còn nhiều chuối như trước nữa không?"
Đông thân mật mở cái nồi cá, nói:
"Thơm nhỉ".
"Cá kho dứa đấy".
"Cá kho dứa thì ăn ngon lắm. Cháu vẫn thích nhất cá kho dứa. Hôm nào lại, bác cho ăn nhé".
Cụ Án nhìn Đông tươi hẳn nét mặt, nói:
"Có phải không. Yến tôi ăn nhiều lần, ăn nhạt phèo mà tốn bao nhiêu là tiền... Bây giờ ông làm gì?"
Đông đưa mắt thấy bác Huệ vẫn đứng ở bực cửa:
"Thưa bác cháu dậy học".
Cụ Án rót nước chè ở cái ấm vào một cái chén đã cáu ghét.
"Nước chè mạn kinh niên đấy".
Đông nhắp một hụm nhỏ và mỉm cười. Có lẽ vì là chè mạn kinh niên nên như có mùi thiu.
Cụ Án đập một con ruồi trên áo Đông rồi gạt xuống cho con cò đứng đợi ở dưới. Đông giật mình nhìn xuống áo. Cụ Án vội nói:
"Tôi đập bao giờ cũng có ngữ chỉ vừa chết chứ không bao giờ nát con ruồi. Ông không sợ bẩn áo.
Một lúc sau lại có con ruồi đậu trên thành chén của Đông. Cụ Án giơ que rình đợi nó bay xuống chiếu để đập. Đông đưa tay hất một cái bỏ ra chiếu một con ruồi chết. Cụ Án nhìn Đông lấy làm ngạc nhiên lắm.
"Thưa bác, cách bắt ấy cũng không khó gì. Cần phải đón đầu nó, con ruồi tự khắc vào nằm trong tay mình".
Cụ Án giơ que đập thêm con ruồi một cái rồi hất xuống đất. Đông đưa mắt tìm và thấy một con ruồi đậu ở trên cái que bình vôi, giơ ngón tay búng một cái, con ruồi rơi lăn xuống chiếu. Cụ Án nhìn, mỉm cười một cách ngây thơ như đứa trẻ con:
"Hay nhỉ".
"Thưa bác, cháu mà ngồi đây một buổi chiều thì nhà này bói cũng không ra một con ruồi nào nữa".
Nhưng Đông nghĩ thầm mình đến đây không phải để búng ruồi cho cụ Án. Vẫn thấy bác người nhà cứ đứng ở bực cửa nghe chuyện, chàng tức mình lắm nhưng không nghĩ được cách nào để làm cho bác ta đi chỗ khác. Trong lúc đợi, Đông xoay câu chuyện về đạo Tin lành:
"Thưa bác, bao giờ cũng thế ở lành thì gặp hiền. Đạo Tin lành cả nước Mỹ theo, vì thế họ văn minh gấp hai nước Pháp. Cả người Tầu bây giờ cũng bỏ đạo Phật, đạo Khổng, theo đạo Tin lành, bác ạ".
Rồi Đông mở cặp rút ra mấy cuốn sách về đạo mở qua cho cụ Án xem tranh vẽ. Cụ Án nói:
"Tôi bây giờ già rồi chẳng hiểu gì cả".
Đông không cần cụ Án hiểu hay tin đạo: trông vẻ mắt cụ nhìn Đông thấy rõ là cụ đã tin mình lắm. Nhưng sao bác người nhà đứng kia lâu thế? Đông đăm đăm nhìn vào gáy bác Huệ và thầm ra lệnh:
"Đi đi! Đi đi!"
Chàng có nghiên cứu về thuật thôi miên và đã có lần làm một đứa trẻ con ngủ thiếp đi. Nhưng còn nhìn vào gáy một người và bắt người ấy đi thì chàng không dám tin là công hiệu. Bác người nhà vì thế vẫn đứng yên và Đông lại phải kéo dài câu chuyện về đạo Tin lành.
Sau cùng cụ Án bảo bác Huệ:
"Bác ra dỡ nốt chỗ khoai để chốc nữa luộc một mẻ. Cậu Ấm mợ Ấm đi về chắc là đói bụng".
Đông nhẹ hẳn người. Chàng kéo dài thêm câu chuyện về đạo một lát cho cụ Án khỏi nghi rồi chuyển sang việc để dành tiền.
"Thưa bác cháu dậy học cũng không kiếm được bao nhiêu, lại cần đi nơi này nơi khác, tốn kém quá. Nhưng không đi không được, đức Chúa Trời không cho. Cũng may ông chủ nhất công ty Công Ích để dành tiền lại là một người theo đạo Tin lành, ông ấy cho cháu giữ độc quyền cả một tỉnh này. Nhờ thế cháu được ít hoa hồng, đủ chi dùng trong lúc vì Chúa Trời phải đi đây đi đó".
Rồi chàng vừa đặt tay lên cái cặp da vừa giảng giải về cách thức để dành tiền, về lợi ích của nó và thấy cụ Án chú ý nghe. Chàng rút các giấy má của hãng Công Ích ra đưa cụ Án xem:
"Thưa bác, đây là giấy để dành tiền của cụ Hường làng Trò. Cụ muốn có cái vốn chắc chắn cho cậu con út; đưa cho cậu con thì sợ cậu tiêu mất, để dành vào công ty thì tháng tháng có lãi mà nếu mở số trúng thì vốn tăng gấp đôi gấp ba ngay".
Đông mở tờ nhật trình cũ:
"Tháng vừa rồi, báo có đăng ông Tổng Nghi Xương trúng số một trăm".
Cụ Án hỏi đột ngột:
"Báo có đăng cơ à? Trúng một trăm cơ à?"
Đông nhìn cụ Án ngẫm nghĩ không biết cụ Án hỏi thế thì việc đáng tin hay là cụ sợ trúng số nếu đăng trên báo, ai cũng biết cụ có tiền để dành. Chàng nói:
"Đăng trên báo là tuỳ ý riêng người ấy có bằng lòng không, còn hãng thì cần phải đăng báo để tỏ ra mình không có gì khuất tất. Mỗi lẫn xổ số có đủ hết các quan tây, quan ta ở tỉnh chứng kiến. Cụ Sứ Ê-đà..."
Cụ Án nhắc lại:
"Cụ Sứ Ê-đà à? Cụ ấy có về chơi đây một lần hồi còn mồ ma ông nhà tôi. Cụ ấy bắt tay tôi làm tôi ngượng quá. Cụ ấy ăn được cả mắm tép nữa".
Rồi cụ Án nói mãi về ông Sứ Ê-đà và quên cả câu chuyện để dành tiền. Đông phải đưa câu chuyện quay về việc cũ.
"Cụ Ê-đà, thưa bác, bây giờ đứng đỡ đầu cho hãng Công Ích. Đây bác xem".
Đông vừa nói vừa chỉ vào chữ tên Edouard viết ở góc giấy. Cụ Án không biết đọc chữ nhưng cũng nhìn chăm chú vào mấy chữ dưới ngón tay Đông.
"À, cụ Sứ Ê-đà đấy à? Cụ còn sống".
Cụ Án vừa nói vừa lặng yên đập một con ruồi ở vành khay mà con cò định mổ tranh.
Đông đáp:
"Vâng, cụ ấy năm nay bẩy mươi sáu. Trông cụ cũng còn hồng hào khoẻ mạnh lắm. Cụ ấy ngày nào cũng uống rượu và thỉnh thoảng lại bắt cháu hầu rượu".
Đông và cụ Án cùng ngửng đầu lên một lượt. Hải chạy vào mặt hầm hầm tức giận:
"Thưa đẻ, thế nào mà cổng ngõ lại mở tung cả ra thế kia?"
Đối với tất cả mọi người trong ấp việc quên đóng cổng là một tội to lắm.
Cụ Án nói:
"Cái bác Huệ thế thì thôi".
Rồi cụ cất tiếng gọi bác Huệ lên. Hải lúc đó mới để ý đến Đông và gật đầu chào nhưng chàng không cất tiếng vì không biết Đông là ai và không hiểu vì lẽ gì tự nhiên lại ngồi nói chuyện với cụ Án. Đông vội thu các giấy má đút vào cặp nhưng Hải cũng đã nhìn được hai chữ Công Ích ở góc giấy.
Bác Huệ lên chắp tay đứng đợi:
"Bẩm cụ Lớn gọi con".
Thấy nét mặt đầy tức giận của Hải, Đông yên trí thế nào khi bác Huệ lên Hải cũng mắng cho một trận, nhưng chàng ngạc nhiên thấy Hải cứ đứng yên, còn cụ Án chỉ nói rất ngọt ngào với bác Huệ:
"Bận sau đừng có thế nữa".
Bác Huệ cúi đầu miệng lẩm bẩm "dạ, dạ", bác chịu nhận lỗi nhưng bác không biết là lỗi gì và cả Hải cả cụ Án cũng không ai nghĩ đến chỗ chưa bảo cho Huệ biết.
Đông thấy cụ Án "mắng" thế xong, thì cả cụ và Hải đều hết tức giận. Cụ Án nói với Hải:
"Này Ấm ạ, để dành tiền hay đáo để, chỉ tiếc là nhà không có tiền để để dành".
Đông không thấy cụ Án giới thiệu mình với Hải là con ông Trợ Tiên Yên. Cụ nói thế vô tình bảo cho Hải biết chàng đến để cổ động bán phiếu. Chàng cho thế là may, vì nếu Hải hỏi lâu về ông Trợ thì sự nói dối của chàng sẽ lộ.
Đông lấy làm mừng là đã nói kịp với cụ Án những điều cần nói. Chàng biết chắc là cụ Án có tiền để dành đúng như lời bà Ký Ân đoán. Cụ lại có tính hà tiện: cá kho dứa ngon hơn yến, nước trà thiu và những quả chuối để đã đen nát đủ chứng tỏ điều đó và như thế tất cụ tham lợi. Bác Huệ mới quên đóng cổng có một lúc mà cả nhà đã xôn xao, vậy chắc cụ lúc nào cũng lo sợ kẻ cướp. Cụ lại sợ đăng tên lên báo, như thế là cụ tỏ ý muốn để dành tiền để mong trúng số. Còn tin thì chắc là cụ tin rồi, tin vì có cụ Sứ Ê-đà.
Đông định đứng lên cáo thoái thì vừa lúc đó mợ Ấm ở nhà trên đi xuống. Nàng không để ý đến Đông, cười bảo chồng:
"Cái súng hãy còn nguyên, cậu ạ".
Đông nhìn mợ Ấm và thấy nàng đẹp không kém gì Mùi; nàng đẹp một cách phúc hậu. Mới trông thoáng và chỉ nghe mợ Ấm nói một câu thôi, chàng cũng đã biết chắc là mợ Ấm ngây thơ như trẻ con, hay ngây ngô thì đúng hơn. Lúc mợ Ấm cười, mợ không há miệng, chỉ cười ở trong mũi, nghe như tiếng gù của chim bồ câu và Đông thấy tiếng cười ấy hơi giống như tiếng rên của những người đàn bà chàng được ôm trong tay. Đông lại không định bụng đi ngay nữa. Chàng nhấc chén chè và uống hết chỗ nước chè thiu một cách khoan khoái. Chàng nói với Hải, mắt vẫn không nhìn mợ Ấm:
"Nghe nói ông bắn giỏi lắm?"
Hải chưa kịp trả lời, Đông đã nghe thấy Duyên cười và cũng cười như lúc nãy. Hải đáp:
"Ở nhà quê không có việc gì thì đi săn lảm nhảm cho vui".
Mợ Ấm nói:
"Nhà tôi hay đi bắn vịt trời".
Đông thấy mợ Ấm không để ý gì đến mình; mợ Ấm nhìn chàng, rõ ràng nói chuyện với chàng nhưng vẫn coi như là chàng không có đấy hay có đấy nhưng chỉ là một người quen đã lâu lắm không cần để ý. Vì thế mợ Ấm cũng không chào hỏi gì Đông, và Đông cũng nghĩ không cần đứng lên chào. Đông nói với mợ Ấm:
"Thịt vịt trời ngon lắm, nhưng phải biết cách làm... ngon nhất là vịt trời nấu sốt cay".
Duyên ngắt lời hỏi:
"Nấu vịt trời có cần cho sả không, ông?"
"Thưa bà không. Cần phải cho rượu vang hay rượu trắng. Thế thường bà nấu vịt trời với gì?"
Mợ Ấm đáp:
"Thường thường ấy à? Thường thường thì tôi chỉ nấu vịt nhà".
Nàng lại cười và đưa mắt nhìn chồng. Đông thầm nghĩ mợ Ấm có vẻ hóm hỉnh chứ không ngây ngô như lúc nãy chàng tưởng. Chàng nhìn Hải và nói:
"Để hôm nào tôi đi Hà Nội tôi cũng lấy cây súng của tôi về đây cùng ông đi bắn vịt trời cho vui. Bắn vịt trời thì vui lắm nhưng phải cái lội bùn khổ. Có lần tôi đi bắn suýt bị sa lầy, phải gọi người đến kéo lên".
Chàng vừa nói vừa cười. Chàng không có súng nhưng có thể mượn súng của bạn. Bắn vịt trời ở vùng nhà quê này thì chẳng sợ ai khám. Có cùng đi bắn với Hải thì mới có dịp gặp vợ Hải luôn được. Bà Ký Ân nói mợ Ấm cũng có của riêng; nếu không có cách gì năng đi lại luôn thì không tài nào gặp riêng được một người đàn bà trẻ đẹp mà lại sống cấm cung như nàng.
Mợ Ấm thấy Đông nói đến sa lầy, sợ hãi bảo chồng:
"Thôi, cậu đừng đi bắn vịt trời nữa, sa lầy chết".
Hải cũng sợ hãi vì thấy Đông nói định đi bắn vịt với mình; vì thế chàng nói với vợ:
"Phải đấy, tôi không nghĩ đến sa lầy".
Cụ Án cũng chợt nghĩ đến chỗ mấy đứa con trước đều chết về tai nạn:
"Thôi Ấm cũng đừng đi săn nữa. Để đạn giữ trộm cướp còn hơn".
Đông thấy mình nói hớ một tí mà mưu mô thành hỏng cả. Chàng không bực mình vì câu nói làm mất dịp đi lại gặp mợ Ấm; thực ra nghĩ lại chàng thấy sự làm thân với Hải một người đàn ông là con và chồng hai người đàn bà có tiền, là một sự rất nguy cho công việc bán phiếu. Chàng sẽ tìm cách khác để có được cả người đàn bà, cả tiền. Chàng bực mình chỉ vì chàng đã cố tránh nói hớ mà vẫn không tránh khỏi. Trong nghề chàng một câu nói hớ có thể làm mất hàng chục bạc là thường. Chàng vác cặp đứng lên và từ lúc Hải về cho đến lúc đó, chàng mới lại nói với cụ Án:
"Thôi bác cho cháu xin phép. Hôm nào thong thả cháu lại xin đến hầu bác và ăn chuối, ăn cá kho".
Cụ Án hỏi:
"Ông giáo ở đâu?"
"Thưa bác cháu ở ngoài Xóm Cầu Mới".
Đông nhớ lại mình đã nói chuyện với cụ Án là có hai nhà, một nhà ở phố Phủ và một nhà ở Xóm Cầu Mới; trước kia cụ không để ý đến chỗ ở của mình mà bây giờ cụ lại để ý. Đông biết chắc là cụ sẽ mua phiếu.
Chàng cúi xuống búng một con ruồi ở mép khay, vất xuống và hắt tay để bắt một con ruồi đang bay. Ruồi đang bay ít khi bắt được thế mà lần này may quá, chàng hắt có một cái đã bắt ngay được nó. Chàng cười đưa cho cụ Án xem con ruồi nằm trong kẽ tay rồi lại thả cho nó bay đi. Cụ Án nhìn rồi cất tiếng cười như trẻ con bảo con trai và con dâu:
"Ông ấy giỏi hơn cò ruồi nhiều".
Đông cũng cười sung sướng, chàng sung sướng vì cái may bắt được ruồi là cái triệu chứng báo trước sẽ lấy được tiền của cụ Án. Hai vợ chồng Hải thì không cười gì cả: thấy ông bán phiếu để dành tiền lại dám gọi mẹ mình là bác, tự xưng là cháu, đòi đến ăn chuối ăn cá kho và bắt ruồi nghịch với mẹ mình, cả hai người đều ngơ ngác nhìn Đông như nhìn một con vật lạ. Đông thì tưởng họ ngơ ngác vì phục cái tài bắt ruồi bay của mình.
Cụ đậy vung nồi và tay lại cầm lấy cái que đập ruồi. Chỉ trừ lúc giã trầu ở cối, còn thì lúc nào tay cụ cũng cầm que đập ruồi. Cụ ghét và sợ ruồi lắm. Nhưng ở chung quanh chỗ cụ ngồi thì lại có đủ các thứ để nhử ruồi đến thật nhiều; ngoài nồi cá, lại có những sâu cá mắm, những chai mật ong và những quả chuối bao giờ cũng chín đen chín nát. Vì cụ bại một chân đi phải chống nạng nên ít khi cụ đi lại. Giang sơn cụ và cả đời cụ vì thế thu hẹp trong phạm vội cái giường cụ ngồi. Tất cả những thứ gì cụ cần dùng đều để ở trên giường và ở cái tủ chè cạnh giường. Chỉ trừ có số tiền cụ để dành được là cụ giấu ở chỗ khác.
Vì cụ không đi lại được nên chỉ đánh được những con ruồi ở trên giường. Để bắt ruồi chung quanh giường cụ nuôi cò ruồi, nhưng con cò không được bắt ruồi trên giường. Có con ruồi nào vừa bay đến đậu trên chiếu mà con cò định mổ thì cụ đã nhanh tay đập tranh trước; đập xong cụ hất ruồi xuống đất cho cò ăn. Lần nào con cò nhanh hơn mổ cướp của cụ một con ruồi trên chiếu là cụ lấy cán que đập ruồi đập vào đầu con cò một cái để phạt nó hỗn. Có một con cò lâu dần hiểu được chỗ đó nên không bao giờ mổ tranh ruồi của cụ; cụ thích lắm và khoe với tất cả mọi người, nhưng sau con ấy bị chó cắn chết mất.
Gian nhà cụ ngồi thành thử chia ra ba từng rõ rệt. Từng trên là cái giá treo đựng các thức ăn; từng giữa là cái giường cụ với đủ các thứ đồ dùng như ống nhổ, ống vôi, hoả lò, than củi, ấm nước, chăn gối; từng dưới cùng là cái nền nhà trống không với một con cò ung dung đi qua đi lại.
Mùa đông ít ruồi, nên con cò đứng yên lặng đầu đặt trên cánh thiu thiu ngủ dưới nắng ở chỗ bực cửa. Cụ Án đưa mắt tìm nhưng không thấy một con ruồi nào, thấy có con nhện con, cụ đập nó một cái và hất xuống đất. Con cò nghe tiếng đập, mở mắt, nghếch mỏ nhìn vào rồi lại đặt đầu trên cánh nhắm mắt ngủ. Cả cái ấp rộng, không có một tiếng động. Hai vợ chồng Hải hôm ấy sang bên Bằng thăm một người anh cả và cho cả hai đứa con đi. Bác Huệ làm vườn thì ra bới khoai ở đâu phía sông.
Cụ Án bỗng lắng tai nghe. Hình như có tiếng người gọi cổng. Tiếng gọi lần thứ hai to hơn; gọi tên bác Huệ nhưng tiếng người thì lại là tiếng người lạ, chưa từng nghe thấy lần nào. Cụ Án đã gần bẩy mươi tuổi nhưng tai cụ còn sáng lắm. Chỉ nghe tiếng gọi cũng biết được người gọi cổng là ai và ít khi cụ lầm. Lần này cụ gọi bác Huệ đến, dặn cẩn thận xem đích xác là ai và báo cụ trước rồi mới được mở cổng. Cụ nghĩ đến số bạc để dành của cụ. Nhà có súng nhưng Hải hôm nay lại đi vắng cụ cần đề phòng.
Một lúc bác Huệ vào trình:
"Bẩm cụ lớn, cậu giáo Đông ạ".
"Cậu giáo Đông nào?"
"Bẩm cụ lớn, cậu giáo Đông, con cụ trợ tá Tiên Yên. Hồi cụ lớn nhà ngồi ở phủ Tiên Yên thì cụ thân sinh ra cậu giáo làm trợ tá. Cậu ấy lúc đó còn bé nhưng con cũng còn nhớ mặt".
Sự thực bác Huệ không nhớ được mặt vì ông giáo Đông không bao giờ là con ông trợ tá Tiên Yên cả. Cụ Án hết lo ngại:
"Mời ông ấy vào".
Bác Huệ mở cổng, nhìn Đông từ đầu đến chân:
"Giá đi ngoài phố gặp cậu thì cháu quả không sao nhận ra được. Cậu nói tên ra, cháu nhớ lại rõ lắm".
Bác Huệ khép cửa rồi cuống quít đưa ông giáo Đông vào. Bác mừng lắm vì bất cứ một sự gì có liên quan đến đời bác lúc đi hầu cụ Án ở các huyện phủ cũng làm bác vui sướng như được sống cái thời vinh quang đã qua.
"Bẩm cậu, quan lớn Trợ nhà ta..."
Đông vội vàng đáp:
"Thầy tôi đã mất".
Nói thế, nét mặt Đông cũng buồn hiu như là cha mình chết thật rồi. Bác Huệ thấy câu hỏi của mình làm Đông buồn vội nói sang chuyện khác:
"Bẩm cậu, thuở bé cậu hay sang bên vườn hái lựu lắm".
"Bây giờ tôi cũng vẫn còn thích ăn lựu như thuở bé".
Đông nghĩ cần phải lấy lòng bác Huệ:
"Bác trẻ lâu nhỉ. Tôi trông bác vẫn y nguyên như ngày trước".
Vào đến nhà, Đông đi thẳng đến chỗ cụ Án ngồi, hai tay giơ ra đằng trước, tươi cười nói:
"Bác còn nhớ cháu không? Cháu trông bác vẫn thế, chỉ khác cái tóc bạc. Cháu về đây mấy tháng mà đến hôm qua mới biết bác là bác Án Tiên Yên. Cháu mừng quá vội vào thăm bác".
Cụ Án thì không nhớ lại một tí gì, cả đến ông Trợ Tiên Yên cụ cũng không nhớ là ai và nếu có ông Trợ Tiên Yên thì cụ có được nhìn mặt ông ta hay không cụ cũng không biết. Cụ mời:
"Ông ngồi đây".
Đông thân mật ngồi ngay xuống giường. Mắt chàng đưa nhìn nải chuối treo trên giá.
"Bây giờ bác còn nhiều chuối như trước nữa không?"
Đông thân mật mở cái nồi cá, nói:
"Thơm nhỉ".
"Cá kho dứa đấy".
"Cá kho dứa thì ăn ngon lắm. Cháu vẫn thích nhất cá kho dứa. Hôm nào lại, bác cho ăn nhé".
Cụ Án nhìn Đông tươi hẳn nét mặt, nói:
"Có phải không. Yến tôi ăn nhiều lần, ăn nhạt phèo mà tốn bao nhiêu là tiền... Bây giờ ông làm gì?"
Đông đưa mắt thấy bác Huệ vẫn đứng ở bực cửa:
"Thưa bác cháu dậy học".
Cụ Án rót nước chè ở cái ấm vào một cái chén đã cáu ghét.
"Nước chè mạn kinh niên đấy".
Đông nhắp một hụm nhỏ và mỉm cười. Có lẽ vì là chè mạn kinh niên nên như có mùi thiu.
Cụ Án đập một con ruồi trên áo Đông rồi gạt xuống cho con cò đứng đợi ở dưới. Đông giật mình nhìn xuống áo. Cụ Án vội nói:
"Tôi đập bao giờ cũng có ngữ chỉ vừa chết chứ không bao giờ nát con ruồi. Ông không sợ bẩn áo.
Một lúc sau lại có con ruồi đậu trên thành chén của Đông. Cụ Án giơ que rình đợi nó bay xuống chiếu để đập. Đông đưa tay hất một cái bỏ ra chiếu một con ruồi chết. Cụ Án nhìn Đông lấy làm ngạc nhiên lắm.
"Thưa bác, cách bắt ấy cũng không khó gì. Cần phải đón đầu nó, con ruồi tự khắc vào nằm trong tay mình".
Cụ Án giơ que đập thêm con ruồi một cái rồi hất xuống đất. Đông đưa mắt tìm và thấy một con ruồi đậu ở trên cái que bình vôi, giơ ngón tay búng một cái, con ruồi rơi lăn xuống chiếu. Cụ Án nhìn, mỉm cười một cách ngây thơ như đứa trẻ con:
"Hay nhỉ".
"Thưa bác, cháu mà ngồi đây một buổi chiều thì nhà này bói cũng không ra một con ruồi nào nữa".
Nhưng Đông nghĩ thầm mình đến đây không phải để búng ruồi cho cụ Án. Vẫn thấy bác người nhà cứ đứng ở bực cửa nghe chuyện, chàng tức mình lắm nhưng không nghĩ được cách nào để làm cho bác ta đi chỗ khác. Trong lúc đợi, Đông xoay câu chuyện về đạo Tin lành:
"Thưa bác, bao giờ cũng thế ở lành thì gặp hiền. Đạo Tin lành cả nước Mỹ theo, vì thế họ văn minh gấp hai nước Pháp. Cả người Tầu bây giờ cũng bỏ đạo Phật, đạo Khổng, theo đạo Tin lành, bác ạ".
Rồi Đông mở cặp rút ra mấy cuốn sách về đạo mở qua cho cụ Án xem tranh vẽ. Cụ Án nói:
"Tôi bây giờ già rồi chẳng hiểu gì cả".
Đông không cần cụ Án hiểu hay tin đạo: trông vẻ mắt cụ nhìn Đông thấy rõ là cụ đã tin mình lắm. Nhưng sao bác người nhà đứng kia lâu thế? Đông đăm đăm nhìn vào gáy bác Huệ và thầm ra lệnh:
"Đi đi! Đi đi!"
Chàng có nghiên cứu về thuật thôi miên và đã có lần làm một đứa trẻ con ngủ thiếp đi. Nhưng còn nhìn vào gáy một người và bắt người ấy đi thì chàng không dám tin là công hiệu. Bác người nhà vì thế vẫn đứng yên và Đông lại phải kéo dài câu chuyện về đạo Tin lành.
Sau cùng cụ Án bảo bác Huệ:
"Bác ra dỡ nốt chỗ khoai để chốc nữa luộc một mẻ. Cậu Ấm mợ Ấm đi về chắc là đói bụng".
Đông nhẹ hẳn người. Chàng kéo dài thêm câu chuyện về đạo một lát cho cụ Án khỏi nghi rồi chuyển sang việc để dành tiền.
"Thưa bác cháu dậy học cũng không kiếm được bao nhiêu, lại cần đi nơi này nơi khác, tốn kém quá. Nhưng không đi không được, đức Chúa Trời không cho. Cũng may ông chủ nhất công ty Công Ích để dành tiền lại là một người theo đạo Tin lành, ông ấy cho cháu giữ độc quyền cả một tỉnh này. Nhờ thế cháu được ít hoa hồng, đủ chi dùng trong lúc vì Chúa Trời phải đi đây đi đó".
Rồi chàng vừa đặt tay lên cái cặp da vừa giảng giải về cách thức để dành tiền, về lợi ích của nó và thấy cụ Án chú ý nghe. Chàng rút các giấy má của hãng Công Ích ra đưa cụ Án xem:
"Thưa bác, đây là giấy để dành tiền của cụ Hường làng Trò. Cụ muốn có cái vốn chắc chắn cho cậu con út; đưa cho cậu con thì sợ cậu tiêu mất, để dành vào công ty thì tháng tháng có lãi mà nếu mở số trúng thì vốn tăng gấp đôi gấp ba ngay".
Đông mở tờ nhật trình cũ:
"Tháng vừa rồi, báo có đăng ông Tổng Nghi Xương trúng số một trăm".
Cụ Án hỏi đột ngột:
"Báo có đăng cơ à? Trúng một trăm cơ à?"
Đông nhìn cụ Án ngẫm nghĩ không biết cụ Án hỏi thế thì việc đáng tin hay là cụ sợ trúng số nếu đăng trên báo, ai cũng biết cụ có tiền để dành. Chàng nói:
"Đăng trên báo là tuỳ ý riêng người ấy có bằng lòng không, còn hãng thì cần phải đăng báo để tỏ ra mình không có gì khuất tất. Mỗi lẫn xổ số có đủ hết các quan tây, quan ta ở tỉnh chứng kiến. Cụ Sứ Ê-đà..."
Cụ Án nhắc lại:
"Cụ Sứ Ê-đà à? Cụ ấy có về chơi đây một lần hồi còn mồ ma ông nhà tôi. Cụ ấy bắt tay tôi làm tôi ngượng quá. Cụ ấy ăn được cả mắm tép nữa".
Rồi cụ Án nói mãi về ông Sứ Ê-đà và quên cả câu chuyện để dành tiền. Đông phải đưa câu chuyện quay về việc cũ.
"Cụ Ê-đà, thưa bác, bây giờ đứng đỡ đầu cho hãng Công Ích. Đây bác xem".
Đông vừa nói vừa chỉ vào chữ tên Edouard viết ở góc giấy. Cụ Án không biết đọc chữ nhưng cũng nhìn chăm chú vào mấy chữ dưới ngón tay Đông.
"À, cụ Sứ Ê-đà đấy à? Cụ còn sống".
Cụ Án vừa nói vừa lặng yên đập một con ruồi ở vành khay mà con cò định mổ tranh.
Đông đáp:
"Vâng, cụ ấy năm nay bẩy mươi sáu. Trông cụ cũng còn hồng hào khoẻ mạnh lắm. Cụ ấy ngày nào cũng uống rượu và thỉnh thoảng lại bắt cháu hầu rượu".
Đông và cụ Án cùng ngửng đầu lên một lượt. Hải chạy vào mặt hầm hầm tức giận:
"Thưa đẻ, thế nào mà cổng ngõ lại mở tung cả ra thế kia?"
Đối với tất cả mọi người trong ấp việc quên đóng cổng là một tội to lắm.
Cụ Án nói:
"Cái bác Huệ thế thì thôi".
Rồi cụ cất tiếng gọi bác Huệ lên. Hải lúc đó mới để ý đến Đông và gật đầu chào nhưng chàng không cất tiếng vì không biết Đông là ai và không hiểu vì lẽ gì tự nhiên lại ngồi nói chuyện với cụ Án. Đông vội thu các giấy má đút vào cặp nhưng Hải cũng đã nhìn được hai chữ Công Ích ở góc giấy.
Bác Huệ lên chắp tay đứng đợi:
"Bẩm cụ Lớn gọi con".
Thấy nét mặt đầy tức giận của Hải, Đông yên trí thế nào khi bác Huệ lên Hải cũng mắng cho một trận, nhưng chàng ngạc nhiên thấy Hải cứ đứng yên, còn cụ Án chỉ nói rất ngọt ngào với bác Huệ:
"Bận sau đừng có thế nữa".
Bác Huệ cúi đầu miệng lẩm bẩm "dạ, dạ", bác chịu nhận lỗi nhưng bác không biết là lỗi gì và cả Hải cả cụ Án cũng không ai nghĩ đến chỗ chưa bảo cho Huệ biết.
Đông thấy cụ Án "mắng" thế xong, thì cả cụ và Hải đều hết tức giận. Cụ Án nói với Hải:
"Này Ấm ạ, để dành tiền hay đáo để, chỉ tiếc là nhà không có tiền để để dành".
Đông không thấy cụ Án giới thiệu mình với Hải là con ông Trợ Tiên Yên. Cụ nói thế vô tình bảo cho Hải biết chàng đến để cổ động bán phiếu. Chàng cho thế là may, vì nếu Hải hỏi lâu về ông Trợ thì sự nói dối của chàng sẽ lộ.
Đông lấy làm mừng là đã nói kịp với cụ Án những điều cần nói. Chàng biết chắc là cụ Án có tiền để dành đúng như lời bà Ký Ân đoán. Cụ lại có tính hà tiện: cá kho dứa ngon hơn yến, nước trà thiu và những quả chuối để đã đen nát đủ chứng tỏ điều đó và như thế tất cụ tham lợi. Bác Huệ mới quên đóng cổng có một lúc mà cả nhà đã xôn xao, vậy chắc cụ lúc nào cũng lo sợ kẻ cướp. Cụ lại sợ đăng tên lên báo, như thế là cụ tỏ ý muốn để dành tiền để mong trúng số. Còn tin thì chắc là cụ tin rồi, tin vì có cụ Sứ Ê-đà.
Đông định đứng lên cáo thoái thì vừa lúc đó mợ Ấm ở nhà trên đi xuống. Nàng không để ý đến Đông, cười bảo chồng:
"Cái súng hãy còn nguyên, cậu ạ".
Đông nhìn mợ Ấm và thấy nàng đẹp không kém gì Mùi; nàng đẹp một cách phúc hậu. Mới trông thoáng và chỉ nghe mợ Ấm nói một câu thôi, chàng cũng đã biết chắc là mợ Ấm ngây thơ như trẻ con, hay ngây ngô thì đúng hơn. Lúc mợ Ấm cười, mợ không há miệng, chỉ cười ở trong mũi, nghe như tiếng gù của chim bồ câu và Đông thấy tiếng cười ấy hơi giống như tiếng rên của những người đàn bà chàng được ôm trong tay. Đông lại không định bụng đi ngay nữa. Chàng nhấc chén chè và uống hết chỗ nước chè thiu một cách khoan khoái. Chàng nói với Hải, mắt vẫn không nhìn mợ Ấm:
"Nghe nói ông bắn giỏi lắm?"
Hải chưa kịp trả lời, Đông đã nghe thấy Duyên cười và cũng cười như lúc nãy. Hải đáp:
"Ở nhà quê không có việc gì thì đi săn lảm nhảm cho vui".
Mợ Ấm nói:
"Nhà tôi hay đi bắn vịt trời".
Đông thấy mợ Ấm không để ý gì đến mình; mợ Ấm nhìn chàng, rõ ràng nói chuyện với chàng nhưng vẫn coi như là chàng không có đấy hay có đấy nhưng chỉ là một người quen đã lâu lắm không cần để ý. Vì thế mợ Ấm cũng không chào hỏi gì Đông, và Đông cũng nghĩ không cần đứng lên chào. Đông nói với mợ Ấm:
"Thịt vịt trời ngon lắm, nhưng phải biết cách làm... ngon nhất là vịt trời nấu sốt cay".
Duyên ngắt lời hỏi:
"Nấu vịt trời có cần cho sả không, ông?"
"Thưa bà không. Cần phải cho rượu vang hay rượu trắng. Thế thường bà nấu vịt trời với gì?"
Mợ Ấm đáp:
"Thường thường ấy à? Thường thường thì tôi chỉ nấu vịt nhà".
Nàng lại cười và đưa mắt nhìn chồng. Đông thầm nghĩ mợ Ấm có vẻ hóm hỉnh chứ không ngây ngô như lúc nãy chàng tưởng. Chàng nhìn Hải và nói:
"Để hôm nào tôi đi Hà Nội tôi cũng lấy cây súng của tôi về đây cùng ông đi bắn vịt trời cho vui. Bắn vịt trời thì vui lắm nhưng phải cái lội bùn khổ. Có lần tôi đi bắn suýt bị sa lầy, phải gọi người đến kéo lên".
Chàng vừa nói vừa cười. Chàng không có súng nhưng có thể mượn súng của bạn. Bắn vịt trời ở vùng nhà quê này thì chẳng sợ ai khám. Có cùng đi bắn với Hải thì mới có dịp gặp vợ Hải luôn được. Bà Ký Ân nói mợ Ấm cũng có của riêng; nếu không có cách gì năng đi lại luôn thì không tài nào gặp riêng được một người đàn bà trẻ đẹp mà lại sống cấm cung như nàng.
Mợ Ấm thấy Đông nói đến sa lầy, sợ hãi bảo chồng:
"Thôi, cậu đừng đi bắn vịt trời nữa, sa lầy chết".
Hải cũng sợ hãi vì thấy Đông nói định đi bắn vịt với mình; vì thế chàng nói với vợ:
"Phải đấy, tôi không nghĩ đến sa lầy".
Cụ Án cũng chợt nghĩ đến chỗ mấy đứa con trước đều chết về tai nạn:
"Thôi Ấm cũng đừng đi săn nữa. Để đạn giữ trộm cướp còn hơn".
Đông thấy mình nói hớ một tí mà mưu mô thành hỏng cả. Chàng không bực mình vì câu nói làm mất dịp đi lại gặp mợ Ấm; thực ra nghĩ lại chàng thấy sự làm thân với Hải một người đàn ông là con và chồng hai người đàn bà có tiền, là một sự rất nguy cho công việc bán phiếu. Chàng sẽ tìm cách khác để có được cả người đàn bà, cả tiền. Chàng bực mình chỉ vì chàng đã cố tránh nói hớ mà vẫn không tránh khỏi. Trong nghề chàng một câu nói hớ có thể làm mất hàng chục bạc là thường. Chàng vác cặp đứng lên và từ lúc Hải về cho đến lúc đó, chàng mới lại nói với cụ Án:
"Thôi bác cho cháu xin phép. Hôm nào thong thả cháu lại xin đến hầu bác và ăn chuối, ăn cá kho".
Cụ Án hỏi:
"Ông giáo ở đâu?"
"Thưa bác cháu ở ngoài Xóm Cầu Mới".
Đông nhớ lại mình đã nói chuyện với cụ Án là có hai nhà, một nhà ở phố Phủ và một nhà ở Xóm Cầu Mới; trước kia cụ không để ý đến chỗ ở của mình mà bây giờ cụ lại để ý. Đông biết chắc là cụ sẽ mua phiếu.
Chàng cúi xuống búng một con ruồi ở mép khay, vất xuống và hắt tay để bắt một con ruồi đang bay. Ruồi đang bay ít khi bắt được thế mà lần này may quá, chàng hắt có một cái đã bắt ngay được nó. Chàng cười đưa cho cụ Án xem con ruồi nằm trong kẽ tay rồi lại thả cho nó bay đi. Cụ Án nhìn rồi cất tiếng cười như trẻ con bảo con trai và con dâu:
"Ông ấy giỏi hơn cò ruồi nhiều".
Đông cũng cười sung sướng, chàng sung sướng vì cái may bắt được ruồi là cái triệu chứng báo trước sẽ lấy được tiền của cụ Án. Hai vợ chồng Hải thì không cười gì cả: thấy ông bán phiếu để dành tiền lại dám gọi mẹ mình là bác, tự xưng là cháu, đòi đến ăn chuối ăn cá kho và bắt ruồi nghịch với mẹ mình, cả hai người đều ngơ ngác nhìn Đông như nhìn một con vật lạ. Đông thì tưởng họ ngơ ngác vì phục cái tài bắt ruồi bay của mình.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Xóm cầu mới - Chương 10: Ông giáo Đông bắt ruồi (Nhất Linh),Xóm cầu mới - Chương 10: Ông giáo Đông bắt ruồi,Nhất Linh
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!