Say lòng nét đẹp văn hóa ở Đà Lạt - Paris thu nhỏ của phương Đông
Nguyễn Phương | Chat Online | |
07/12/2018 17:49:44 |
721 lượt xem
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".
Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.
Đà Lạt ẩn hiện trong làn sương mờ lảng bảng ngày đêm và được chở che bởi núi rừng miên man xanh ngát một màu, luôn làm người ta thỏa lòng mỗi lần dạo bước. Ấy thế nên Đà Lạt là chốn mộng mơ mà ai cũng ước mong được ghé thăm, để say cùng dạ khúc của một ‘Paris thu nhỏ’. Là thành phố trẻ, song Đà Lạt lại có bề dày văn hóa ‘đáng nể’ bởi sự phong phú, đa dạng, kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Đến Đà Lạt du lịch, trái tim người lữ hành không khỏi bồi hồi và xao xuyến bởi những cung bậc cảm xúc mà thành phố ngàn hoa mang lại, tựa bản tình ca ngọt dịu mê đắm lòng người.
Thành phố mờ ảo trong sương sớm
Xứ sở ngàn hoa
Đà Lạt - Nơi của nhịp sống chậm không ồn ào vội vã
Đến Đà Lạt, suy nghĩ đầu tiên của mỗi người hẳn là sự bình yên khó tả, dù được xem là thành phố du lịch ‘siêu hot’ suốt cả năm, nhưng Đà Lạt vẫn giữ cho mình nét đẹp đặc trưng ấy. Có lẽ vì sống giữa thiên nhiên tươi đẹp thế này, nên người Đà Lạt từ lâu trở nên quen dần với việc sống chậm, nhẹ nhàng thưởng thức nét yêu kiều và quyến rũ mà tạo hóa đã ban tặng.
Sống chậm ở Đà Lạt
Nét yêu kiều ở phố Núi
Người Đà Lạt rất thong thả, làm việc gì cũng từ tốn, không tất bật bon chen. Nếu như ở các thành phố khác, người ta luôn bận rộn với guồng quay kinh tế thì ở người Đà Lạt lại an nhàn hưởng thụ nhiều hơn. Người Đà Lạt làm vừa đủ, tận hưởng vừa đủ, cho đi vừa đủ, nhận về vừa đủ, để mọi thứ như được cân bằng. Ai đã về Đà Lạt, đều cảm nhận nhịp sống thanh bình nơi đây, để buông bỏ mọi sân si thường nhật, bắt đầu cho mình một hành trình mới, an yên.
Ánh nắng ban mai
Đà Lạt - Tình người chan hòa ấm áp
Nhiều người bảo rằng, chính khí hậu mát mẻ quanh năm đã tác động lên người Đà Lạt. Người Đà Lạt có tính cách trầm ổn, không nói lớn tiếng, giọng thì êm tai dễ nghe cực kỳ. Dù giá hay trai, dù cụ già hay em nhỏ, dù chị bán bún ngoài chợ đến anh bán áo len bên đường, ai cũng có tông giọng vừa ngọt vừa ấm, làm người lữ khách cảm thấy an tâm vô cùng.
Nét duyên thân tình của người Đà Lạt
Nụ cười chan hòa ấm áp
Người Đà Lạt cũng rất "lành", các tệ nạn hầu như rất ít, mọi người luôn sống vui vẻ, nhường nhịn nhau. Thế nên Đà Lạt là thành phố duy nhất nước ta chẳng hề có đèn giao thông, vì có bao giờ người Đà Lạt chen chúc, tị nạnh nhau lúc đi đường đâu. Đến Đà Lạt, khách du lịch sẽ thấy được sự thân thiện, mến khách của người thành phố. Từ cô chủ khách sạn đến chú xe ôm, từ dì bán hàng đến bác gác cổng trong khu du lịch, ai cũng niềm nở đón khách, hướng dẫn tận tình bằng chất giọng trầm ấm, vừa nghe đã mê tít rồi.
Nụ cười ngây thơ của trẻ nhỏ
Nụ cười hiền hòa của cụ già
Văn hóa "Chợ" đã in sâu vào lòng người Đà Lạt
Không xô bồ chạy theo thời thế, người Đà Lạt rất biết cách sống cùng và gìn giữ những nét đẹp từ xưa của cha ông để lại, dù là nhỏ nhất. Trong khi các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ mọc lên khắp cả nước và ‘hút’ khách nườm nượp thì người Đà Lạt lại thích vào chợ hơn. Ngay giữa trung tâm thành phố là ngôi chợ cổ đã gắn liền với người Đà Lạt tự bao đời, như một phần cuộc sống chẳng thể gạt bỏ hay thay thế bởi bất cứ điều gì.
Người Đà Lạt thích đi chợ
Như một nét đẹp văn hóa xứ sở ngàn hoa
Người Đà Lạt thích tự cung tự cấp, nhà nào cũng có một khoảng sân vườn nhỏ để trồng trọt, canh tác. Vì thế họ chỉ đi chợ để mua vài thứ đơn giản, vừa đủ dùng, nên người Đà Lạt không thích đi siêu thị. Có người đùa, đi rồi chẳng biết mua gì, ngắm mãi cũng chán, mà lại ồn ào, không hợp. Ừ thì, người Đà Lạt thích sự gẫn gũi, thân quen hơn, đi chợ vui hơn nhiều.
Đi chợ để cảm nhận cuộc sống yên bình của người Đà Lạt
Đến Đà Lạt du lịch nhất định phải thưởng trà
Đà Lạt se se lạnh cả bốn mùa, nên người Đà Lạt thích thưởng thức chén trà ấm thơm nồng vừa mới pha, vừa chuyện trò vừa nhâm nhi nhấm nháp. Rồi tự bao giờ, việc thưởng trà quá đỗi quen thuộc đó lại trở thành nét văn hóa của người Đà Lạt, được khách du lịch xuýt xoa. Ở Đà Lạt, người ta cũng trồng cà phê và uống cà phê, nhưng trà được yêu thích hơn, bởi hương thơm dịu nhẹ của trà dường như hợp với mảnh đất mát lành và nhịp ‘sống chậm’ của người Đà Lạt.
Những đồi chè
Tách trà thơm
Khách du lịch Đà Lạt có thể thưởng thức rất nhiều loại trà khác nhau như trà atiso, trà xanh, trà hoa cúc,... kèm theo chút mứt ngọt, để vị trà từ từ thấm dần vào lưỡi rồi tan cả hương thơm trong miệng, giữ lại rất lâu. Còn gì thích thú hơn được ngồi một góc vắng, cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của Đà Lạt, thưởng trà và chìm trong bản nhạc ngân nga da diết. Bình yên quá chừng.
Thưởng thức trà thơm
Đà Lạt - Nét đẹp huyền thoại của bản sắc Tây Nguyên
Cũng như bao mảnh đất anh em khác ở vùng cao, Đà Lạt là ngôi nhà của nhiều dân tộc sinh sống, từ người Kinh khắp ba miền đến người M’nông, K’ho, Mạ, Ê-đê,... cùng góp mảnh ghép của mình để đem lại sự đa dạng trong cộng đồng người Đà Lạt. Cùng tìm đến nơi non cao để sinh sống, nên dù khác phong tục, tập quán,tín ngưỡng hay tôn giáo thì các dân tộc ở phố núi vẫn chung sống đoàn kết với cái tình đồng bào gắn bó.
Tình đồng bào gắn bó ở Đà Lạt
Đà Lạt còn mang trong mình nét đẹp huyền thoại của bản sắc Tây Nguyên. Những ngày đặc biệt sẽ tổ chức hội làng để mọi người cùng chung vui sau bao ngày lao động vất vả. Khách du lịch Đà Lạt sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí rộn ràng của ngày hội, nghe họ ca hát, xem họ nhảy múa điệu truyền thống, để thanh âm hạnh phúc vang cả một khoảng trời.
Bản sắc Tây Nguyên in vào lòng Đà Lạt
Đà Lạt - Nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật
Không khó hiểu tại sao Đà Lạt lại được nhiều nghệ sĩ yêu thích đến vậy. Bởi thiên nhiên Đà Lạt đã đẹp, mà tình người còn đẹp hơn. Đà Lạt đem đến nguồn cảm hứng bất tận để họa sĩ có được bức tranh tuyệt vời, nhạc sĩ vui mừng bởi bài hát hoàn hảo và nhà thơ có được ngôn từ ưng ý. Có lẽ vì thế nên nhiều người đến với Đà Lạt không chỉ du lịch đơn thuần mà còn để cảm xúc được dạt dào tìm đến một cách tự nhiên, bắt đầu cho một tác phẩm cứ thế ra đời.
Nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận ở Đà Lạt
Phố núi ngàn hoa vừa thuần khiết vừa ảo diệu, vừa thân tình vừa ấm áp, khiến người đến không nỡ rời đi. Ai đã từng ngang qua Đà Lạt, thong dong khám phá nét yêu kiều của xứ sở mờ sương, tay chạm vào từng thước phim thơ mộng, ngắm nghía ánh mắt nụ cười của ‘người thương’, đều không sao dứt được nét đẹp ấy. Đà Lạt, mảnh đất hữu tình được tô vẽ bởi cả thiên nhiên và con người, yêu không nói hết. Đi rồi mới biết. Đi, nhanh lên!
Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.
Đà Lạt ẩn hiện trong làn sương mờ lảng bảng ngày đêm và được chở che bởi núi rừng miên man xanh ngát một màu, luôn làm người ta thỏa lòng mỗi lần dạo bước. Ấy thế nên Đà Lạt là chốn mộng mơ mà ai cũng ước mong được ghé thăm, để say cùng dạ khúc của một ‘Paris thu nhỏ’. Là thành phố trẻ, song Đà Lạt lại có bề dày văn hóa ‘đáng nể’ bởi sự phong phú, đa dạng, kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Đến Đà Lạt du lịch, trái tim người lữ hành không khỏi bồi hồi và xao xuyến bởi những cung bậc cảm xúc mà thành phố ngàn hoa mang lại, tựa bản tình ca ngọt dịu mê đắm lòng người.
Thành phố mờ ảo trong sương sớm
Xứ sở ngàn hoa
Đà Lạt - Nơi của nhịp sống chậm không ồn ào vội vã
Đến Đà Lạt, suy nghĩ đầu tiên của mỗi người hẳn là sự bình yên khó tả, dù được xem là thành phố du lịch ‘siêu hot’ suốt cả năm, nhưng Đà Lạt vẫn giữ cho mình nét đẹp đặc trưng ấy. Có lẽ vì sống giữa thiên nhiên tươi đẹp thế này, nên người Đà Lạt từ lâu trở nên quen dần với việc sống chậm, nhẹ nhàng thưởng thức nét yêu kiều và quyến rũ mà tạo hóa đã ban tặng.
Sống chậm ở Đà Lạt
Nét yêu kiều ở phố Núi
Người Đà Lạt rất thong thả, làm việc gì cũng từ tốn, không tất bật bon chen. Nếu như ở các thành phố khác, người ta luôn bận rộn với guồng quay kinh tế thì ở người Đà Lạt lại an nhàn hưởng thụ nhiều hơn. Người Đà Lạt làm vừa đủ, tận hưởng vừa đủ, cho đi vừa đủ, nhận về vừa đủ, để mọi thứ như được cân bằng. Ai đã về Đà Lạt, đều cảm nhận nhịp sống thanh bình nơi đây, để buông bỏ mọi sân si thường nhật, bắt đầu cho mình một hành trình mới, an yên.
Ánh nắng ban mai
Đà Lạt - Tình người chan hòa ấm áp
Nhiều người bảo rằng, chính khí hậu mát mẻ quanh năm đã tác động lên người Đà Lạt. Người Đà Lạt có tính cách trầm ổn, không nói lớn tiếng, giọng thì êm tai dễ nghe cực kỳ. Dù giá hay trai, dù cụ già hay em nhỏ, dù chị bán bún ngoài chợ đến anh bán áo len bên đường, ai cũng có tông giọng vừa ngọt vừa ấm, làm người lữ khách cảm thấy an tâm vô cùng.
Nét duyên thân tình của người Đà Lạt
Nụ cười chan hòa ấm áp
Người Đà Lạt cũng rất "lành", các tệ nạn hầu như rất ít, mọi người luôn sống vui vẻ, nhường nhịn nhau. Thế nên Đà Lạt là thành phố duy nhất nước ta chẳng hề có đèn giao thông, vì có bao giờ người Đà Lạt chen chúc, tị nạnh nhau lúc đi đường đâu. Đến Đà Lạt, khách du lịch sẽ thấy được sự thân thiện, mến khách của người thành phố. Từ cô chủ khách sạn đến chú xe ôm, từ dì bán hàng đến bác gác cổng trong khu du lịch, ai cũng niềm nở đón khách, hướng dẫn tận tình bằng chất giọng trầm ấm, vừa nghe đã mê tít rồi.
Nụ cười ngây thơ của trẻ nhỏ
Nụ cười hiền hòa của cụ già
Văn hóa "Chợ" đã in sâu vào lòng người Đà Lạt
Không xô bồ chạy theo thời thế, người Đà Lạt rất biết cách sống cùng và gìn giữ những nét đẹp từ xưa của cha ông để lại, dù là nhỏ nhất. Trong khi các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ mọc lên khắp cả nước và ‘hút’ khách nườm nượp thì người Đà Lạt lại thích vào chợ hơn. Ngay giữa trung tâm thành phố là ngôi chợ cổ đã gắn liền với người Đà Lạt tự bao đời, như một phần cuộc sống chẳng thể gạt bỏ hay thay thế bởi bất cứ điều gì.
Người Đà Lạt thích đi chợ
Như một nét đẹp văn hóa xứ sở ngàn hoa
Người Đà Lạt thích tự cung tự cấp, nhà nào cũng có một khoảng sân vườn nhỏ để trồng trọt, canh tác. Vì thế họ chỉ đi chợ để mua vài thứ đơn giản, vừa đủ dùng, nên người Đà Lạt không thích đi siêu thị. Có người đùa, đi rồi chẳng biết mua gì, ngắm mãi cũng chán, mà lại ồn ào, không hợp. Ừ thì, người Đà Lạt thích sự gẫn gũi, thân quen hơn, đi chợ vui hơn nhiều.
Đi chợ để cảm nhận cuộc sống yên bình của người Đà Lạt
Đến Đà Lạt du lịch nhất định phải thưởng trà
Đà Lạt se se lạnh cả bốn mùa, nên người Đà Lạt thích thưởng thức chén trà ấm thơm nồng vừa mới pha, vừa chuyện trò vừa nhâm nhi nhấm nháp. Rồi tự bao giờ, việc thưởng trà quá đỗi quen thuộc đó lại trở thành nét văn hóa của người Đà Lạt, được khách du lịch xuýt xoa. Ở Đà Lạt, người ta cũng trồng cà phê và uống cà phê, nhưng trà được yêu thích hơn, bởi hương thơm dịu nhẹ của trà dường như hợp với mảnh đất mát lành và nhịp ‘sống chậm’ của người Đà Lạt.
Những đồi chè
Tách trà thơm
Khách du lịch Đà Lạt có thể thưởng thức rất nhiều loại trà khác nhau như trà atiso, trà xanh, trà hoa cúc,... kèm theo chút mứt ngọt, để vị trà từ từ thấm dần vào lưỡi rồi tan cả hương thơm trong miệng, giữ lại rất lâu. Còn gì thích thú hơn được ngồi một góc vắng, cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của Đà Lạt, thưởng trà và chìm trong bản nhạc ngân nga da diết. Bình yên quá chừng.
Thưởng thức trà thơm
Đà Lạt - Nét đẹp huyền thoại của bản sắc Tây Nguyên
Cũng như bao mảnh đất anh em khác ở vùng cao, Đà Lạt là ngôi nhà của nhiều dân tộc sinh sống, từ người Kinh khắp ba miền đến người M’nông, K’ho, Mạ, Ê-đê,... cùng góp mảnh ghép của mình để đem lại sự đa dạng trong cộng đồng người Đà Lạt. Cùng tìm đến nơi non cao để sinh sống, nên dù khác phong tục, tập quán,tín ngưỡng hay tôn giáo thì các dân tộc ở phố núi vẫn chung sống đoàn kết với cái tình đồng bào gắn bó.
Tình đồng bào gắn bó ở Đà Lạt
Đà Lạt còn mang trong mình nét đẹp huyền thoại của bản sắc Tây Nguyên. Những ngày đặc biệt sẽ tổ chức hội làng để mọi người cùng chung vui sau bao ngày lao động vất vả. Khách du lịch Đà Lạt sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí rộn ràng của ngày hội, nghe họ ca hát, xem họ nhảy múa điệu truyền thống, để thanh âm hạnh phúc vang cả một khoảng trời.
Bản sắc Tây Nguyên in vào lòng Đà Lạt
Đà Lạt - Nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật
Không khó hiểu tại sao Đà Lạt lại được nhiều nghệ sĩ yêu thích đến vậy. Bởi thiên nhiên Đà Lạt đã đẹp, mà tình người còn đẹp hơn. Đà Lạt đem đến nguồn cảm hứng bất tận để họa sĩ có được bức tranh tuyệt vời, nhạc sĩ vui mừng bởi bài hát hoàn hảo và nhà thơ có được ngôn từ ưng ý. Có lẽ vì thế nên nhiều người đến với Đà Lạt không chỉ du lịch đơn thuần mà còn để cảm xúc được dạt dào tìm đến một cách tự nhiên, bắt đầu cho một tác phẩm cứ thế ra đời.
Nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận ở Đà Lạt
Phố núi ngàn hoa vừa thuần khiết vừa ảo diệu, vừa thân tình vừa ấm áp, khiến người đến không nỡ rời đi. Ai đã từng ngang qua Đà Lạt, thong dong khám phá nét yêu kiều của xứ sở mờ sương, tay chạm vào từng thước phim thơ mộng, ngắm nghía ánh mắt nụ cười của ‘người thương’, đều không sao dứt được nét đẹp ấy. Đà Lạt, mảnh đất hữu tình được tô vẽ bởi cả thiên nhiên và con người, yêu không nói hết. Đi rồi mới biết. Đi, nhanh lên!
Bài viết khác:
- Đền Sĩ Nhiếp (Thuận Thành - Bắc Ninh)
- Đền Ăng Co Vát (Angkor Wat - Campuchia)
- Huyền thoại sông Nin - Chiếc nôi nuôi dưỡng nền văn minh Ai Cập cổ đại
- Đền Parthenon (Hy Lạp)
- Kim tự tháp Ai Cập
- Núi Hàm Rồng (Sa Pa)
- Khu du lịch hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - Một kỳ nghỉ cuối tuần tuyệt vời
- Sông Cầu (sông Như Nguyệt)
- Chùa Bà Đanh (Kim Bảng - Hà Nam)
- Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt) - Nơi hẹn hò lý tưởng của các "tình yêu"
- Xem tất cả >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Tags: Say lòng nét đẹp văn hóa ở Đà Lạt - Paris thu nhỏ của phương Đông,Đà Lạt - Lâm Đồng,Du lịch Đà Lạt,Thành phố mù sương,Thành phố ngàn thông,Thành phố ngàn hoa,Xứ hoa Anh Đào,Tiểu Paris
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!