Sông Cầu (sông Như Nguyệt)

Nguyễn Hữu Huân | Chat Online
07/12/2018 15:56:28
2.369 lượt xem
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam.

Sông Cầu,sông Như Nguyệt,sông Thị Cầu,sông Nguyệt Đức,dòng sông quan họ
Sông Cầu đoạn chảy qua Xóm 1, làng Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Sông Cầu,sông Như Nguyệt,sông Thị Cầu,sông Nguyệt Đức,dòng sông quan họ
Sông Cầu, đoạn qua Việt Yên, Bắc Giang

Ai cũng đã từng một lần nghe câu hát:
"Tình yêu có từ nơi đâu
Êm êm một khúc sông Cầu….”

Sông Cầu đã đi vào sử sách, vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt, vào những câu thơ bài hát chứa chan tình ý. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sông Cầu còn có cái tên đầy chất thơ là sông Như Nguyệt (đẹp như trăng).

Sông Cầu,sông Như Nguyệt,sông Thị Cầu,sông Nguyệt Đức,dòng sông quan họ
Sông Cầu chảy qua Sóc Sơn, Hà Nội

Con sông mang tên đẹp như một người con gái ấy lại từng là chiến trường vùi xác quân thù. Năm 1077, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của bậc kì tài quân sự Lý Thường Kiệt đã đánh thắng 10 vạn quân Tống giòn giã trên trận chiến sông Như Nguyệt.

Sông Cầu,sông Như Nguyệt,sông Thị Cầu,sông Nguyệt Đức,dòng sông quan họ
Làng Thổ Hà bên dòng sông Cầu
 
Trận đánh lịch sử trên sông Như Nguyệt - Niềm tự hào của quân dân Đại Việt.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, dòng sông Cầu chảy qua chiến khu Việt Bắc dũng cảm che chở cán bộ đầu não kháng chiến. Sông Cầu, vừa ra khỏi nơi phát nguyên vùng rừng núi Bắc Kạn đã gặp ngay một địa danh rất yên bình: Thái Nguyên - thủ đô của kháng chiến, an toàn khu Việt Bắc, nơi đây, bạt ngàn là rừng: "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc dưới những tán lá rừng, hang động của chiến khu Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái với động thái: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang…", chắc hẳn bước chân của Người đã nhiều lần vượt qua những con suối đầu nguồn, tiền thân chi lưu của dòng sông Cầu.
Nước sông Cầu trong xanh, màu xanh đậm đà, khoáng đạt của lá cây vùng rừng nhiệt đới thừa thãi ánh nắng mặt trời. Đi thuyền trên sông Cầu, vào những buổi trưa tròn bóng nắng, tinh mắt, có thể nhìn thấy cả sỏi đá, rong rêu dưới đáy sông.

Nước sông Cầu vùng trung lưu, hạ lưu chảy êm đềm, những ngọn cỏ ven bờ nương theo dòng nước. Có lẽ, vì vậy, một người không định làm thơ, đã có một câu thơ rất hay: "Sông Cầu nước chảy lơ thơ".

Sông Cầu,sông Như Nguyệt,sông Thị Cầu,sông Nguyệt Đức,dòng sông quan họ
Cầu Vát in bóng xuống dòng sông Cầu
 
Cảnh quan thanh bình tuyệt đẹp bên dòng sông Cầu.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, cảnh quan, sông Cầu còn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, với tổng lượng nước hàng năm ước tính khoảng 20 triệu m3, một số dòng chảy được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất điện. Những con số khô khan ấy đủ cho thấy dòng sông Cầu có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sản xuất và đời sống của những người dân.

Cuộc sống bên dòng sông Cầu cũng như những miền quê Việt Nam khác, êm đềm và trù phú. Bên dòng sông là những cánh rừng xanh ngát, ruộng lúa bạt ngàn. Tuy nhiên, người ta có câu: "Người đẹp thường đỏng đảnh" và con sông Cầu cũng vậy.
 
Dòng chảy của sông Cầu mùa lũ rất hung tợn.
Dòng sông Cầu hiền hòa vào mùa xuân, mùa đông nhưng bước vào mùa hạ và mùa thu khi những cơn mưa xối xả bắt đầu thì cũng là lúc sông Cầu trở mình giận dữ. Vào mùa mưa, sông chuyển tải lượng nước tới 70- 80% hay gây lũ lụt, đặc biệt đột xuất có lũ ống, lũ quét hủy hoại lớn tới mùa màng, tài sản.
Nhiều người tin rằng đây là sự trả thù của thiên nhiên với những hành động phá hoại của con người. Khi những rừng cây thượng nguồn bị tàn phá, dòng sông khô cạn dần, nguồn tôm cá cũng từ đó mà ít đi. Một dòng sông đẹp nay đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm...
 
Cũng như những dòng sông khác, những bản làng, cánh đồng bên bờ sông Cầu đoạn qua Bắc Kạn thật êm đềm, trù phú. Nhưng bên trong của nó cũng đã phải trải qua những biến cố dữ dội. Dòng sông mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng màu mỡ và cũng có lúc nó ồn ào, hung dữ tàn phá đôi bờ. Có người bảo đấy là dòng sông trả hận việc con người tàn phá rừng thượng nguồn.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×