Chùa Bà Đanh (Kim Bảng - Hà Nam)
Phuong | Chat Online | |
07/12/2018 15:44:59 |
1.068 lượt xem
Chùa Bà Đanh hay còn gọi là Bảo Sơn tự thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ). Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nằm cạnh hòn núi Ngọc nên thơ, cách thành phố Phủ Lý 10km, hướng chính nam nhìn thẳng ra dòng sông Đáy, được thiên nhiên ưu ái bao quanh bởi khung cảnh trời mây sông nước hữu tình cùng vẻ tịch mịch vô cùng thanh tịnh.
Chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.
Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đến vãn cảnh chùa, du khách còn có thể hỏi chuyện các sư thầy để được nghe thêm nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc và lịch sử của chùa Bà Đanh. Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, du khách hãy xuống bến nước uy nghiêm lát đá xám trắng của chùa bên bờ sông Đáy nên thơ, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, thả mình vào thiên nhiên trong lành tránh xa những khói bụi ồn ào bon chen nơi phố thị. Nếu còn thời gian, xin hãy đi qua vườn cây trái xum xuê có cây si già ngàn năm tuổi để lên đỉnh núi Ngọc, ngắm nhìn toàn cảnh sông nước mây trời từ trên cao. Câu chuyện vì sao chùa bà Đanh lại vắng khách đến nay vẫn không có đáp án. Do chùa linh thiêng hay do vị trí không thuận tiện đi lại? Có lẽ sẽ chẳng ai biết câu trả lời thật sự là gì, chỉ là khi muốn tìm một nơi để thanh lọc tâm hồn, tìm cho mình chút sự bình yên thì hãy nhớ đến ngôi chùa vắng vẻ Bà Đanh của Hà Nam nhé.
Lịch sử di tích chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".
Xã Ngọc Sơn được thành lập tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn là Mã Não, Phương Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên. Trước cách mạng tháng 8/1945 mỗi thôn này là một đơn vị hành chính xã thuộc tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 đã nhập thêm xóm Quế Lâm (thuộc thôn Văn Lâm xã Văn Xá) thành xóm 15.
Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa
Tháng 4 năm 1986 thị trấn Quế được thành lập. Một số xóm của xã Ngọc Sơn cắt về thị trấn. Hiện nay xã Ngọc Sơn nằm ở trung tâm của huyện lị. Xã nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu ngược Hà Tây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã nằm giáp sông Đáy. Từ đây ta có thể vào Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình hết sức thuận lợi.
Chuông đồng
Có thể đi bằng các đường sau để đến với di tích:
Từ thành phố Nam Định lên thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10 km là đến với di tích.
Từ Thành phố Phủ Lý đi đò ngược sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh.
Trên quả chuông đồng này có khắc rất nhiều chữ xung quanh
Bia đá
Lễ hội chùa Bà Đanh
Đã thành lệ bao đời, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa đã phù trợ cho cuộc sống của nhân dân. Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng. Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng. Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.
Tam quan
Giếng Ngọc nằm phía sau chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.
Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đến vãn cảnh chùa, du khách còn có thể hỏi chuyện các sư thầy để được nghe thêm nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc và lịch sử của chùa Bà Đanh. Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, du khách hãy xuống bến nước uy nghiêm lát đá xám trắng của chùa bên bờ sông Đáy nên thơ, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, thả mình vào thiên nhiên trong lành tránh xa những khói bụi ồn ào bon chen nơi phố thị. Nếu còn thời gian, xin hãy đi qua vườn cây trái xum xuê có cây si già ngàn năm tuổi để lên đỉnh núi Ngọc, ngắm nhìn toàn cảnh sông nước mây trời từ trên cao. Câu chuyện vì sao chùa bà Đanh lại vắng khách đến nay vẫn không có đáp án. Do chùa linh thiêng hay do vị trí không thuận tiện đi lại? Có lẽ sẽ chẳng ai biết câu trả lời thật sự là gì, chỉ là khi muốn tìm một nơi để thanh lọc tâm hồn, tìm cho mình chút sự bình yên thì hãy nhớ đến ngôi chùa vắng vẻ Bà Đanh của Hà Nam nhé.
Lịch sử di tích chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".
Xã Ngọc Sơn được thành lập tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn là Mã Não, Phương Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên. Trước cách mạng tháng 8/1945 mỗi thôn này là một đơn vị hành chính xã thuộc tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 đã nhập thêm xóm Quế Lâm (thuộc thôn Văn Lâm xã Văn Xá) thành xóm 15.
Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa
Tháng 4 năm 1986 thị trấn Quế được thành lập. Một số xóm của xã Ngọc Sơn cắt về thị trấn. Hiện nay xã Ngọc Sơn nằm ở trung tâm của huyện lị. Xã nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu ngược Hà Tây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã nằm giáp sông Đáy. Từ đây ta có thể vào Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình hết sức thuận lợi.
Chuông đồng
Có thể đi bằng các đường sau để đến với di tích:
Từ thành phố Nam Định lên thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10 km là đến với di tích.
Từ Thành phố Phủ Lý đi đò ngược sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh.
Trên quả chuông đồng này có khắc rất nhiều chữ xung quanh
Bia đá
Lễ hội chùa Bà Đanh
Đã thành lệ bao đời, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa đã phù trợ cho cuộc sống của nhân dân. Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng. Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng. Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội.
Tam quan
Giếng Ngọc nằm phía sau chùa Bà Đanh
Bài viết khác:
- Sông Cầu (sông Như Nguyệt)
- Khu du lịch hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - Một kỳ nghỉ cuối tuần tuyệt vời
- Núi Hàm Rồng (Sa Pa)
- Say lòng nét đẹp văn hóa ở Đà Lạt - Paris thu nhỏ của phương Đông
- Đền Sĩ Nhiếp (Thuận Thành - Bắc Ninh)
- Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt) - Nơi hẹn hò lý tưởng của các "tình yêu"
- Kẽm Trống (Hà Nam & Ninh Bình)
- Thác Đambri - Địa điểm du lịch không bao giờ ngừng hot tại Bảo Lộc (Lâm Đồng)
- Tháp nghiêng Pisa (Ý) - Kiến trúc kỳ lạ của thế giới
- Chùa Tượng Sơn (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
- Xem tất cả >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Tags: Chùa Bà Đanh (Kim Bảng - Hà Nam),Chùa Bà Đanh,Vắng như chùa Bà Đanh,Lễ hội chùa Bà Đanh,Bảo Sơn tự,Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ)
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!