Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
04/01/2022 20:47:13

Kể lại một câu chuyện xảy ra trong hoặc ngoài nhà trường khiến em trăn trở

. Kể lại một câu chuyện xảy ra trong hoặc ngoài nhà trường khiến em trăn trở về đạo đức lối sống của các bạn trẻ hiện nay (ĐỪNG CHÉP MẠNG KHÔNG SẼ BÁO CÁO !!)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
792
1
1
Di nino
04/01/2022 20:50:09
+5đ tặng
Đạo lý làm con, tôn sư trọng đạo là những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta vẫn dăn dạy con cháu từ xưa qua những tác phẩm văn chương, qua những câu ca dao, tục ngữ. Ngày nay, những truyền thống ấy, những lời dăn dạy ấy vẫn tồn tại, con người luôn phải sống có tâm, có đức. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, náo nhiệt của thời mở cửa có những chuẩn mực xã hội đã và đang dần bị phá vỡ bởi lối sống ích kỷ, suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ. Qua nhiều câu chuyện do báo, đài đưa tin, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở về đạo đức và lối sống hiện nay

Trong một chuyến làm thiện nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh, tôi đã có dịp trò chuyện với một cụ bà. Cuộc trò chuyện không được diễn ra liên tục mà bị đứt quãng, bởi những tiếng khóc nấc lên nghẹn ngào của bà lão. Chồng bà chết sớm, một mình bà góa bụa gồng gánh nuôi hai con ăn học thành người. Lo cho các con từng miếng ăn, manh áo, nuôi cho chúng học hành, đỗ đạt, rồi lo cho các con việc làm ổn định. Đổi lại những hy sinh vất vả cả đời vì con, khi đến tuổi xế chiều, bà mẹ già tội nghiệp ấy phải sống nương tựa vào những tấm lòng nhân ái của xã hội. Hai người con của bà sau khi đã công thành danh toại thì lại quay lưng với mẹ, xem mẹ mình như một gánh nặng của mình. Chúng đẩy đưa nhau, khi thì mẹ ở với người con này, khi thì ở với người con kia. Chúng phân chia nhau lịch phải nuôi mẹ.Các con của bà cho rằng họ “không muốn sống chung với một bà già lẩm cẩm”. Những con người có học thức, có địa vị xã hội mà lại không nhận thức được đạo hiếu, đạo làm con, quả là đáng trách! Liệu sau này khi có gia đình, họ sẽ dạy dỗ con cái họ ra sao khi chính bản thân mình không làm tròn trách nhiệm với đấng sinh thành? Những bi kịch như thế không phải hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Trên các phương tiện thông tin hàng ngày đầy rẫy những vụ án thương tâm: con giết cha mẹ, con ngược đãi cha mẹ… Thực trạng này đặt ra cho xã hội nỗi băn khoăn, trăn trở về đạo đức và lối sống hiện nay, phải chăng chữ hiếu nói riêng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung đang dần bị mai một?!

Tôi có một cô bạn thân, hiện cô ấy đang làm giảng viên tại một trường chuyên nghiệp của thành phố, cô kể lại câu chuyện: Khi cô đang trên lớp giảng bài, khi đi xuống phía dưới giảng đường thì một sinh viên gọi giật lại bảo “cô ơi, em cho cô xem cái này nhé”, rồi cậu chìa tay ra cho cô xem. Chỉ mới nhìn thoáng qua cô đã thấy “đỏ mặt tía tai” trước hành động khiếm nhã của cậu sinh viên ấy. Cậu ấy vẽ lên tay mình một hình ảnh mang ý nghĩa hết sức tục tĩu và cho cô xem. Nghe qua câu chuyện, nhiều người không khỏi suy nghĩ lên án phẩm cách của cậu sinh viên này. Riêng cô bạn của tôi thì cô cho biết, cô rất lo lắng và băn khoăn, trăn trở về đạo đức và lối sống hiện nay, không biết cậu sinh viên ấy sau bấy nhiêu năm ngồi trên ghế giảng đường liệu năm cuối này cậu có trau dồi được chữ “đức” để bước vào đời và trở thành người có ích cho xã hội?

Những biểu hiện đang dần “xuống cấp” đạo đức của một bộ phận giới trẻ ngày nay còn thể hiện qua cách ứng xử của họ trước các vấn đề nóng hổi của xã hội. Một cậu thanh niên sau khi gây tai nạn cho người khác, chẳng một câu xin lỗi, hỏi han người bị nạn mà thản nhiên rồ ga tẩu thoát để mặc cụ già đáng tuổi ông bà mình nằm quằn quại đau đớn giữa đường. Đó là thái độ thờ ơ, vô cảm của những người trẻ trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đó là ngoài đời thực, còn trên thế giới ảo mà các bạn trẻ ngày nay mê mẩn thì sao? Facebook? trên facebook đăng tải clip về một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Có đến hàng trăm ngàn lượt bạn trẻ tham gia “like” và kèm theo lời bình luận thiếu tế nhị đến không tiếc lời. Trong những vụ bạo lực học đường xảy ra, thay vì can ngăn các bạn thì nhiều bạn trẻ lại trở thành những… cổ động viên nhiệt tình nhất!
Mọi người đã không còn xa lạ gì với những hình ảnh của các cậu học sinh, sinh viên ngồi tại các quán cà phê phì phèo khói thuốc, liên tục vung ra những câu chửi tục, mất lịch sự. Hay tình trạng uống rượu bia, tham gia các trò cá cược, đỏ đen cũng đang trở nên phổ biến trong giới học đường.
 

Trong một lần trò chuyện với các em học sinh, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Và từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, câu nói này của Bác như một điều tâm niệm luôn theo tôi mãi, tôi cứ sợ mình là “người vô dụng” nếu không rèn luyện đạo đức để trở thành người tốt. Mỗi người muốn trở thành công dân có ích cho xã hội thì bên cạnh việc có tài, cần phải rèn luyện để có chữ “đức”. Bởi vậy, sự xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay mang đến cho gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội một sự băn khoăn, trăn trở về đạo đức và lối sống hiện nay, là một trọng trách nặng nề trong việc tìm giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi thực trạng này, cũng như có phương cách giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên sao cho thật hiệu quả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo