Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya

Viết đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
   Mình đang cần gấp ạ mng giúp mình với
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.071
0
0
Chippii cutii nhat ...
05/01/2022 18:48:10
ib mik để có đc lời giải nhakk,iuu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phùng Minh Phương
05/01/2022 18:48:16
+4đ tặng
Về câu đầu của bài thơ, ở đây ta thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh một cách uyển chuyển. Lấy thiên nhiên để so sánh với âm thanh của con người, cho ta thấy tiếng suối như một bản nhạc du dương nhẹ nhàng, lúc trầm lúc bổng văng vẳng mơ hồ gợi 1 không gian êm đềm tĩnh lặng. Khi đọc lên câu thơ này em thấy rằng Bác Hồ là một ng có tâm hồn ấm áp và trong trẻo để có thể cảm nhận đc tiếng suối giống như một giọng hát nhẹ nhàng và vang vọng. về câu thơ thứ, 2 tác giả có sử dụng nghệ thuật điệp từ để miêu tả quang cảnh ở đây. Đến câu thơ này tác giả đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc đẹp như một bức tranh với nhiều màu sắc, đường nét, nhiều tầng bậc hòa quyện, quấn quýt, đan xen với nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng, tuy tĩnh mịch mà sống động có âm thanh, có đường nét, có màu sắc mang vẻ đẹp cổ điển tràn đầy sức sống. Còn về 2 câu cuối, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp vòng từ "Chưa ngủ" để nhấn mạnh sự lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của Bác. Hai câu này còn thể hiện rằng Bác Hồ là một người cha vĩ đại biết lo lắng cho nhân dân. Qua bài thơ này em có nhận xét rằng bài thơ "Cảnh khuya" này là bài thơ rất hay. Vì nó không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc mà nó còn nói lên tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương và phong thái ung dung lạc quan của người cha già vĩ đại đáng kính.
2
0
duong nguyen
05/01/2022 18:48:54
+3đ tặng
Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.
2
0
Trần Quỳnh Như
05/01/2022 18:58:57
+2đ tặng
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×