Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

     Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ.

     Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô:

     -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

     Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.

     -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

     Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác.

                                                                       (Kim Lân, Làng)

Câu 1: Đoạn trích trên kể về tình huống nào?

Câu 2: Tại sao tác giả lại để cho ông Hai nói “sai sự mục đích”?

Câu 3: “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 4: Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà tại sao ông Hai lại sung sướng hả hê khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 5: Trong đoạn trich, có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tác giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì ?

Câu 6: Nhận xét về ngôn ngữ của ông Hai trong đoạn trích. Qua đó, em có cảm nhận gì về nhân vật này?

Câu 7: Qua những phẩm chất và hành động của nhân vật ông Hai, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu hãy nêu những suy nghĩ của em về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp Trong đoạn văn sử dụng một câu có chứa thành phần khởi ngữ và phép thế.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.445
3
1
CENZERK
06/01/2022 11:05:10
+5đ tặng
c1 - Tình huống ông lão không tin về việc Làng chợ Dầu đi Việt gian
c2 - Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích” (nhín thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
c3 - ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” – > Là cách nói Hoán dụ , lấy làng để chỉ những người dân chợ Dầu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×