Em thấy những hành động bố mẹ so sánh bản thân mình với con nhà người ta như vậy là không được. Do bản thân chúng ta ai cụng có cái sai cái đúng riêng mình, tất nhiên không ai là có thể hoàn hảo 100% cả. Nên vì thì khuyết điểm của người này có khi lại thành ưu điểm của người ta, không ai hơn ai cũng như không ai thua kém ai cả. Kể cả bản thân mình thì cũng sẽ có những điều, việc làm, ưu điểm có thể hơn con nhà người ta. Theo thống kê, vào tháng 7 năm ngoái, Phó Thủ Tướng của Malaysia, Tiến sĩ Wan Azizah Wan Ismail, đã báo cáo rằng có 15.042 trường hợp trẻ em mất tích từ năm 2011 đến tháng 5/2018. Nguyên nhân chính cho tất cả các trường hợp này là sự hiểu lầm trong gia đình và thiếu chú ý của cha mẹ với con cái . Như vậy theo em thì khi được so sánh với con nhà người ta thì đây cũng chính là 1 sự áp lực không hề nhỏ từ bố mẹ. Cụm từ "con nhà người ta" có lẽ là cơn ác mộng với tất cả trẻ em. Dù biết rằng mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng các bậc làm cha làm mẹ vẫn không dằn được lòng mình mà so sánh con mình. Từ cân nặng, chiều cao cho đến điểm số… cái gì cũng có thể trở thành mục tiêu để các bậc phụ huynh đặt lên bàn cân so sánh. Nhiều cha mẹ "ngây thơ" nghĩ rằng, so sánh là cách để con nhìn lại bản thân đang yếu kém ở đâu mà phấn đấu. Tuy nhiên, ông Kamal Affandi Hashim, Phó chủ tịch Quỹ chống tham nhũng Malaysia đồng thời là một nhà phân tích tâm lý tội phạm, nói rằng việc so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần mà nó còn là bóng ma tâm lý đè nặng lên tâm trí trẻ suốt quãng đời còn lại. Vì vậy, Kamal yêu cầu các bậc cha mẹ ngừng so sánh con nếu như bạn không muốn con tham gia vào các hoạt động phi pháp hoặc bất kỳ tội ác nào. Ngoài ra, ông cũng nói rằng khi trẻ làm tốt, cha mẹ cần đánh giá cao những gì con đã làm để động viên tinh thần và khiến con cảm thấy bản thân mình có giá trị. Đây cũng là cách cha mẹ nuôi dưỡng sự tự tin của con – một yếu tố quan trọng cho sự thành công của con trong tương lai.