Tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa
Bài 8: Một ô tô di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa cách nhau 100 km mất thời gian 2 giờ. Sau đó ô tô tiếp tục chuyển động thêm 20 km với tốc độ trung bình 40 km/h thì đến Vũng Tàu. Em hãy tính: a/. Tốc độ trung bình của ô tô trên đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa. b/. Thời gian ô tô đi từ Bà Rịa đến Vũng Tàu. c/. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu.
Bài 19: Mẹ bạn Lan có khối lượng 50 kg đang đứng trên nền nhà. a/. Nếu mẹ bạn Lan mang giày đế bằng, thì diện tích tiếp xúc của hai đế giày với mặt đất lúc này là 300 cm2 . Tính áp suất của mẹ Lan tác dụng lên nền nhà khi mang giày đế bằng. b/. Nếu mẹ bạn Lan mang giày cao gót, thì diện tích tiếp xúc của hai đế giày với mặt đất lúc này là 60 cm2 . Tính áp suất của mẹ Lan tác dụng lên nền nhà khi mang giày cao gót. c/. So sánh áp suất do mẹ Lan tác dụng lên nền nhà trong hai trường hợp trên. Từ đó em hãy cho biết tại sao đi giày cao gót trong thời gian dài lại ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bài 23: Một thợ lặn đang lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/m3 . a/. Tính áp suất của nước biển tác dụng lên người thợ lặn ở độ sâu ấy. b/. Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473 800 N/m3 . Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu bao nhiêu để có thể an toàn?
Bài 24: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 120 m. Biết rằng trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3 . a/. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b/. Nếu áp suất do nước biển tác dụng lên vỏ tàu ngầm là 669 500 Pa. Hỏi tàu đang lặn ở độ sâu bao nhiêu so với mặt nước biển?