Lòng hiếu thảo được xem là một phẩm chất vô cùng đáng quý, thật sự cần thiết với mỗi con người. Dù cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhiều bộn bề lo toan và có những lúc vấp ngã thì chúng ta luôn muốn tìm cho mình một điểm tựa để có thể vượt qua. Khi đó gia đình là một điểm tựa vững chắc nhất cho mỗi người. Để nói về tình cảm gia đình phải nói đến sự hiếu thảo của các thành viên trong gia đình. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Để hiểu sâu hơn về lòng hiếu thảo, trước tiên chúng ta cần hiểu và làm rõ định nghĩa hiếu thảo là như thế nào. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn đối xử thật tâm, kính trọng hết mực và quan trọng nhất là tấm chân tình yêu thương kính mến dạt dào ấy phải xuất phát từ tận sâu thẩm đáy lòng của người con, người cháu. Hiếu thảo còn được thể hiện rõ nét qua những hành động chăm sóc hay phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, chúng ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng, hoặc thờ phụng bậc ông bà cha mẹ khi họ rời xa khỏi cõi đời này. Bậc con cháu phải lễ phép, kính trọng, thể hiện tình yêu thương, cảm thông sâu sắc.Mỗi chúng ta phải cố gắng ra sức học tập và làm việc thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.
Nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình thì cuộc sống trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn, tạo niềm tin tốt đẹp trong cuộc sống góp phần làm xã hội văn minh hơn, đất nước phát triển giàu mạnh. Đúng vậy, đấng sinh thành là những người đã đưa ta đến với cuộc đời này để ta có thể sống với những niềm vui hạnh phúc của cuộc sống ban tặng, người sinh ra, nuôi dưỡng bao bọc và che chở cho ta bằng tất cả tấm lòng tình yêu thương rộng lớn hơn biển cả.
Lòng hiếu thảo được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành bài hát để khắc họa làm rõ hơn công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành và con cháu phải có lòng hiểu thảo, tri ân sâu sắc.
“Đi khắp thế gian, cho con hỏi thứ gì cao quý hơn tình mẹ
Vũ trụ bao la hay thiên hà rộng lớn lời giải chưa bao giờ được hé
Ân cần chở che mang nặng đẽ đau 9 tháng 10 ngày con khôn lớn
Cắt da sẻ thịt cho sự sống thử hỏi công lao nào lớn hơn
Công ơn sinh thành nhiều năm dưỡng dục 16 năm trời con ghi nhớ”
Qua lời bài hát ta thấy được sự hi sinh, công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc làm cha mẹ là vô cùng to lớn không có tình cảm nào có thể thay thế được. Qua đó mỗi đứa con có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng để tỏ lòng thành kính, làm tròn đạo hiếu với bậc đấng sinh thành.
Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đời sống tình cảm gia đình. Chắc có lẽ sẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã thành lời cho những bài hát ru mà ba mẹ dành cho con thuở còn nhỏ. Những câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Công lao nuôi dưỡng cả cha mẹ đối với con cái rộng lớn bao la như biển cả. Bằng 4 câu ca dao giản dị mà chứa đựng ý nghĩa thật to lớn, ngợi ca công lao của cha mẹ sinh thành, dưỡng dục chúng ta. Qua đó ngầm nhắc ai còn cha còn mẹ hãy làm trọn đạo hiếu, hãy trân trọng những giây phút thiêng liêng này khi còn hưởng được niềm vui bên ba me. Đừng để hối hận vì không sống trọn đạo làm con, đạo làm người. Đạo hiếu được xem là cầu gắn kết chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ, rộng hơn là xã hội, quê hương, đất nước được thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam. Chúng ta không tự dưng được sinh ra mà chính mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày để sinh ta ra và cha mẹ xem những đứa con của mình là một phần máu thịt của chính mình vậy.
Tình yêu thương của mẹ được khắc họa rõ nét của nhà thơ Chế Lan Viên qua câu thơ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Tình yêu thương của mẹ dành cho con vô cùng thiêng liêng, cao cả, bất tử, bao la vô tận không sao có thể đền đáp hết được. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay và tình yêu thương của mẹ.
Nếu như mẹ yêu con bằng những cưu mang, hoạn dưỡng thì cha thương con bằng những nhọc nhằn cả đời bươn chải kiếm tiền để chăm lo cho gia đình nhỏ. Mẹ thương con bằng sự đùm bọc, che chở, thương con bằng những lời hỏi han, lo lắng khi con vắng nhà, thì cha thương con bằng những công việc cực nhọc thấm đẫm mồ hôi để có tiền chi trả lo cho cuộc sống. Không ai có thể phủ nhận được công lao to lớn như ngọn Thái Sơn, như nguồn nước luôn chảy của mẹ.
Mỗi chúng ta khi sinh ra không ai tự nhiên mà lớn lên cả, không tự niên mà trưởng thành mà chính nhờ công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng. Không phải cha mẹ nào cũng như nhau, có điều kiện khá giả, kinh tế tài chính tốt, nhưng có một số lớp trẻ bây giờ thường trách ngược lại cha mẹ sao lại nghèo không đủ điều kiện chăm lo cho các con cuộc sống tốt như những ba mẹ khác giàu có, điều kiện tốt. Những ai còn suy nghĩ như vậy là không thể chấp nhận được. Vì sự so sánh đó làm cho cha mẹ phải buồn, tủi hổ và rất đau lòng. Thay vì than thân trách phận thì hãy cố gắng học tập thật tốt để có cuộc sống tốt hơn phụ dưỡng cha mẹ đã nuôi chúng ta ăn học thành tài.
Cha mẹ nuôi ta vất vả là thế, từ khi sinh ra còn đỏ hỏn rồi ta dần biết đi, biết đọc biết viết cho đến tuổi trưởng thành thì cũng là lúc cha mẹ lại già đi. Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu. Câu ca dao:
“Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Người xưa có dạy làm con phải thờ mẹ kính cha giữ trọn đạo hiếu. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, hiếu thảo biết kính trọng, biết yêu thương. Đó là cách sống, lẽ sống của con người mà ai cũng phải biết. Biết nghe lời cha mẹ, ngoan ngoan, chăm lo học tập thật tốt để trở thành một người thành đạt phụ giúp cha mẹ khi về già.
Hay cho câu “ Chim trời ai dễ đếm lông, nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” không cha mẹ nào muốn kể ra công ơn sinh thành nuỗi dạy của mình. Cái mà cha mẹ mong muốn thật giản đơn là con cái học tập thật tốt để sau này có cuộc sống sung sướng, thành đạt trong công việc, gia đình vui vẻ hạnh phúc. Vì vậy những ai còn cha còn mẹ xin hãy yêu thương chân trọng thật nhiều, đừng để mất đi rồi lại tiếc nuối ân hận vì lúc còn cha mẹ lại thờ ơ không một lời hỏi han. Qua bài ca dao này tác giả muốn thức tỉnh những người con bất hiếu không làm trọn đạo hiếu mà về báo hành cha mẹ của mình để hiểu được thêm tình yêu thương bao la rộng lớn như biển cả của cha mẹ. Chữ hiếu không dừng ở mức độ là gia đình rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đất nước tươi đẹp hơn. Một cá thể gia đình góp phần tạo nên một xã hội đẹp đẽ hơn. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc thì chất lượng cuộc sống của dân ta mới nâng cao làm đất nước giàu mạnh hơn.
Trong xã hội thực tại không phải ai cũng làm được trọn chữ hiếu với cha mẹ của mình nhiều người con bất hiếu phá phách, gây loạn theo sự rủ rê của bạn bè làm việc phạm pháp làm cha mẹ phải buồn phiền. Hiện nay còn tồn tại những người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhận, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc và để ba mẹ sống trong viện dưỡng lão. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi cần phải lên án, bài trừ.Qua đây, bản thân mỗi chúng ta, chủ nhân tương lai của đất nước cùng nhìn nhận lại đạo đức, nhân cách của bản thân sống phải có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó là nếp sống cao đẹp và hãy ghi nhớ câu này: “Tội lớn nhất của đời người là tội bất hiếu với mẹ cha, tội này không thể tha thứ được”
Cuộc đời của chúng ta như một hành trình trải nghiệm có vấp ngã, có đứng lên, có thất bại mới có thành công. Ta gặp rất nhiều hành trình kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng ai dám đủ tự tin nói rằng ta hạnh phúc vì có mẹ, và tự khẳng định rằng ta đã làm trọn đạo hiếu với mẹ mình rồi. Chữ hiếu thảo nó vô hình không thể đong đếm được. Nó được thể hiện qua những hành động cụ thể như những dòng tin nhắn,cuộc gọi hỏi thăm sức khỏe, sự chăm sóc phụng dưỡng khi mẹ về già mà thôi,… Nhưng người con lại nghĩ nó thật xa vời nằm ngoài tầm của họ và quên luôn có mẹ đang ở quê xa ngóng trông con cái gọi điện về nhà. Biết rằng ngoài kia những người con luôn gồng mình với công việc bận rộn, lo cho cuộc sống mưu sinh hằng ngày vất vả, ít có thời gian hỏi thăm. Nhưng các bạn hãy nhớ rằng ba mẹ nuôi ta không bao giờ quên không bao giờ bận việc mà bỏ mặc ta.
Cha mẹ luôn giành cho tất cả chúng ta những thứ tốt nhất trên đời, luôn cho ta những điều tốt đẹp nhất. Phận con cháu tất cả chúng ta phải dành cho nha mẹ những tình yêu thương ngọt ngào, tấm lòng hiếu thảo, sống có trách nhiệm, tạo nên đức hạnh tốt đẹp. Có như vậy thì bậc làm cha mẹ mới được vui lòng và sự sung sướng, tất cả chúng ta mới hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con ngoan. Ai hiện đang còn cha còn mẹ hãy làm trọn đạo hiếu, đúng đạo làm con, tình yêu lòng hiếu thảo với cha mẹ bước đầu mới hiểu về quê hương đất nước nơi cưu mang tất cả con dân của Tổ Quốc. Hôm nay chúng ta được sự chăm sóc nuôi dưỡng của bố mẹ, mai kia con lớn khôn thành đạt phải chăm sóc bố mẹ, đền đáp, tri ân sâu sắc bao công lao dưỡng dục của đấng sinh thành mà có thể muôn đời sau con không đền đáp hết được.