Ngày nay, bút máy vẫn được học sinh cấp một dùng rất phổ biến. Về xuất xứ, bút mực có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ XX thì nó mới trở nên quen thuộc và phổ biến. Về cấu tạo, cây bút máy thường có độ dài khoảng một gang tay. Vỏ cây bút máy có thể được làm từ nhựa, sắt. Mỗi chất liệu đều có ưu điểm riêng của nó. Nhựa thì nhẹ nhưng dễ bị móp méo. Sắt thì nặng nhưng đem đến cho cây bút máy một diện mạo cứng cáp, sáng bóng, bền chắc theo thời gian.Bút máy có một cái nắp, có cái gài để cài vào áo hoặc vào sách vở. Khi mở nắp, cây bút máy có một ngòi bút hình bầu dục, nhọn ở đầu, là nơi mà chảy mực để viết. Ruột bút máy có cấu tạo cầu kì hơn bút bi nhiều, gồm phần xoay điều chỉnh mức mực lên xuống và một ống đựng mực. Khi hết mực, thì học sinh có thể lấy riêng phần ống đựng mực để bơm cho đầy. Khi sử dụng bút bi, mỗi học sinh đều cần sử dụng cẩn thận không để cho ngòi bị tòe, gãy. Bút mực có giá thành đắt hơn nhiều so với bút máy và còn nặng, kém bền hơn và dễ dây bẩn hơn. Thế nhưng, cây bút máy vẫn là chiếc bút uốn nắn lên những nét chữ đẹp của các em học sinh và đánh dấu sự phát triển du nhập hiện đại của Việt Nam.