Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý: em hãy kể lại "Bếp Lửa


Lập dàn ý: em hãy kể lại "Bếp Lửa";  "Làng", "Lặng Lẽ Sa Pa"
Lưu ý: - không phải đóng vai nhân vật, tự bản thân kể
           - Kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả nội tâm nhân vật
    1 trả lời
    Hỏi chi tiết
    244
    0
    0
    Thư Thư
    11/01/2022 19:28:57
    +5đ tặng

    Trang chủ Văn Mẫu Lớp 9 Lập dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt
    LẬP DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA - BẰNG VIỆT
    Hướng dẫn Lập dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt để các em học sinh nắm được các luận điểm chính và cách triển khai từ dàn ý thành bài phân tích chi tiết.
    MỤC LỤC NỘI DUNG
    • 1. Lập dàn ý
    • 1.1. Dàn ý 1
    • 1.2. Dàn ý 2
    • 1.3. Dàn ý 3
    • 1.4. Dàn ý 4
    • 2. Văn mẫu

    Đề bài:

    Phân tích bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

    Lập dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt  giúp các em học sinh định hướng được cách làm phân tích chi tiết bài thơ Bếp lửa giàu ý nghĩa và cảm xúc của tác giả Bằng Việt. Và chuyên mục Văn mẫu lớp 9 của Đọctàiliệu đã tổng hợp những Lập dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa


    được các thầy cô chia sẻ, các bạn học sinh sử dụng nhiều để viết những bài văn phân tích hay nhất cho riêng cho mình.
    LẬP DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA - BẰNG VIỆT
    DÀN Ý 1 - DÀN Ý BÀI BẾP LỬA NGẮN GỌN

    I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Bếp lửa

    Ví dụ:

    Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu.

    II. Thân bài: phân tích bài thơ Bếp lửa:

    1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

    • Tình cảm của bà cháu rất sâu đậm, gắn liền với hình ảnh bếp lửa
    • Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, quen thuộc và thân thương
    • Người bà đã chắc chiu tình cảm của mình qua bếp lửa

    >>> Xem thêm: Phân tích ý nghĩa hình tượng Bếp lửa - Bằng Việt

    2. Cảm nghĩ về bà và về bếp lửa:

    - Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên bà:

    • Thời thơ ấu luôn lẻo đẽo theo bà
    • Người luôn mùi khóc
    • Nhem nhuốc vì than củi
    • Cuộc sống nghèo khó những không bao giờ quên

    - Hồi tưởng những kỉ niềm bên bà:

    • Hình ảnh cứ quấn quýt bên bà
    • Tám năm hít khói bếp
    • Tình cảm bà cháu rất quấn quyét
    • Sự hi sinh vô bờ của bà dành cho người cháu thân yêu

    - Cảm nghĩ về cuộc đời bà:

    • Cuộc đời vất vả, khó khăn
    • Yêu bà hơn

    - Nỗi niềm thương nhớ bà:

    • Tình yêu và nhớ bà mãnh liệt trong tâm hồn cháu
    • Dù đi xa những cháu vân xhuownsg về bà

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa

    Ví dụ:

    Bài thơ bếp lửa như một tình cảm của cháu dành cho bà qua các kí ức của tuổi thơ và niềm thương nhớ bà của tác giả.

    DÀN Ý 2 - DÀN Ý BÀI BẾP LỬA NGẮN

    1. Mở bài:

    Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên du học ở Liên Xô.

    Qua dòng hồi tưởng và suy ngầm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước.

    2. Thân bài:

    * Phân tích:

    + Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ.

    – Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm khuya:

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…

    – Bếp lửa khơi dòng hoài niệm, khơi dòng cảm xúc. Từ ấp iu gợi liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Người bà mỗi sớm nhen lên ngọn lửa, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, suốt một đời…

    + Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà.

    – Cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu trước cách mạng và trong kháng chiến, hàng loạt hình ảnh gợi tả, gợi cảm: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, xóm làng bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi… in đậm trong kí ức bi thảm của chú bé lên tám tuổi.


    ADVERTISING



    X

    – Cha mẹ đi kháng chiến, cháu ở cùng bà, được bà chăm sóc: Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…
    – Tuổi thơ vất vả gắn liền với bếp lửa bập bùng, bếp lửa hiện diện như tình thương ấm áp, như sựcưumang, an ủi của bà đối với đứa cháu nhỏ, như một phần cuộc đời gian truân của chính bà.
    – Tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa:

    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,
    Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

    Đến đây thì hình ảnh bếp lửa đã mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: tình thương – sự sống – niềm tin bất diệt.

    + Nhưng suy ngầm của người cháu về bà, gắn liền với hình ảnh bếp lửa hồng quen thuộc.

    – Tình cảm thương yêu và biết ơn chân thành: Cháu thượng bà biết mấy nắng mưa.
    – Giữa người bà và bếp lửa như có những nét tương đồng. Bà là người ấp iu giữ lửa, người nhóm lửa đểngọn lửa của tình thương trong mỗi gia đình luôn cháy sáng, nối kết quá khứ, hiện tại, tương lai.

    Cháu giờ đã trưởng thành, được chắp cánh bay xa nhưng luôn nhớ về bà, về bếp lửa của gia đình. Bếp lửa đã thành điểm nhớ, thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu xa quê: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa…

    3. Kết bài:

    Bài thơ Bếp lửa mang một ý nghĩa triết lí sâu sắc: Những gì là kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nuôi dưỡng tâm hồn, nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời.

    Tình cảm gia đình là cơ sở vững chắc của tình yêu quê hương đất nước.



     

    Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

    (?)
    Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
    Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
    Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
    Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Gia sư Lazi Gia sư
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo